Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
MÔN TOÁN Ở LỚP 1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó
lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm
bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất
lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề
thời sự, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và
đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học
thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính
định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo
dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên
cứu và sáng tạo để không

ngừng cải tiến phương pháp dạy – học sao cho vừa

phải phù hợp với đối tượng học sinh ơ ûtừng vùng miền, từng lớp, từng thời
điểm…, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức.
Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện
nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách
giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ
phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy – học theo
chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất.
Là một người giáo viên, bản thân tôi cũng luôn mong muốn góp những kinh
nghiệm nhỏ bé của mình vào cái Đại dương mênh mông kiến thức về phương
pháp dạy – học của nền giáo dục nước nhà. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài
này, tôi muốn đưa ra để trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm về cải
tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm nâng cao chất lượng dạy


học ở môn học này.
1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
Trước hết, chúng ta cùng xác định một cách tổng quát về mục tiêu dạy – học
môn Toán ở lớp Một.
Theo nghiên cứu của tôi về chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi nhận
thấy việc dạy – học Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm các
số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng , phép trừ không nhớ trong phạm vi
100; về đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ, các ngày trong tuần lễ; về đọc
đúng giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình học ( đoạn thẳng, điểm, hình vuông,
hình tam giác, hình tròn); về gải toán có lời văn…
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các
số trong phạmvi 100; cộng và trừ không nhớ các số trong phạm vi 100; đo và
ước lượng độ dài đoạn thẳng ( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm);
nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng
có độ dài 10cm; giải một số toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng
lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập so
sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những
nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
- Học sinh chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học
tập.
Để học sinh có thể đạt được những yêu cầu đã đặt ra ở trên không phải là
khó nhưng cũng hề dễ nếu giáo viên không có những cải tiến thích hợp về
phương pháp dạy – học. Đó cũng chính là điều làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở
tìm cách để nâng cao chất lượng dạy – học, nâng dần trình độ tiếp thu của học
sinh.
Với thực tế kinh nghiệm của 18 năm liên tục được phân công giảng dạy ở

lớp Một và sau 6 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, tôi đã có một
số biện pháp hữu hiệu để khi học xong lớp Một các em phải biết:
2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Tính cộng và trừ trong phạm vi 100.
- Đo độ dài đoạn thẳng trong phạm vi 10 cm.
- Tuần lễ và các ngày trong tuần lễ.
- Biết đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Giải một số bài toán đơn về cộng, trừ.
- Biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi
những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
2. Thực trạng và nguyên nhân:
Trong 1-2 năm đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, chất lượng
môn Toán ở lớp do tôi phụ trách nói riêng và trong toàn khối Một nói chung còn
nhiều hạn chế. Các em thường xuyên sai ở một số điểm sau:
- Nhầm lẫn khi sử dụng dấu <, >.
- Lúng túng trong việc so sánh giá trị các số.
- Chưa thành thạo khi tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
- Giải toán có lời văn còn nhầm lẫn hoặc chưa viết được câu lời giải.
Chất lượng kiểm tra định kỳ cuối kỳ II môn Toán ở lớp do tôi phụ trách
trong hai năm học 2002 -2003 và 2003 -2004 như sau:
TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN
NĂM HỌC
9 - 10

7-8

5-6


3-4

1-2

2002 - 2003

10.2

26.7

42.5

10.4

10.1

2003 - 2004

15.3

30.1

39.6

5.7

9.3

Theo tôi, sở dĩ xảy ra thực trạng trên đây là do những nguyên nhân sau:

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Giáo viên chưa thực sự nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới để phát
huy tính tích cực của học sinh.
- Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được học qua lớp Mẫu giáo,
có em chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sáh vở trước khi vào lớp Một; có em chỉ
dạy qua một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, nhưng cũng không ít học sinh
giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rồi lại quên ngay.
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Năm học 2008-2009 tôi tiếp tục được phân công dạy lớp Một, lớp có 28 học
sinh; trong đó có 14 học sinh nữ. Trong quá trình giảng dạy, tôi gặp một số khó
khăn và thuận lợi sau:
1. Thuận lợi:
- Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp Một được 19 năm nên ít nhiều cũng
đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dạy học, trong đó có kinh nghiệm dạy học
môn Toán ở lớp Một; có khả năng tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản phục
vụ cho việc dạy học.
- Hoàn cảnh gia đình có nhiều thuận lợi cho công tác giảng dạy, nghiên cứu
tài liệu: chồng tôi cũng là một đồng nghiệp và là lãnh đạo trong nhà trường nên
anh đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong giảng dạy; các con tôi đã khôn lớn; kinh tế
gia đình tạm ổn định…
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới phương
pháp dạy – học nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt của nhà trường.
- Đa số cha mẹ học sinh lớp do tôi phụ trách quan tâm đến việc học của con
cái nên đã mua sắm khá đầy đủ sách, vở và các đồ dùng học tập cho các em
ngay từ đầu năm học; họ thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để
nắm bắt tình hình học tập của con em mình.
- Nhiều học sinh học tập tích cực.

4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
2. Khó khăn:
- Một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, làm nghề lao động phổ
thông vất vả cả ngày nên ít có thời gian và sức lực để chăm sóc con cái về mọi
mặt.
- Một số học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp công việc
gia đình như: trông em, mót điều, mót mủ cao su… không có thời gian chuẩn bị
bài ở nhà nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập, trong đó có môn
Toán.
- Địa bàn xã rộng, học sinh ở rải rác trong nhiều thôn; thậm chí có những
em nhà ở trong rẫy, trong bưng, đường đi lại khó khăn nên việc gặp gỡ trực tiếp
giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh còn hạn chế.
- 1/3 số học sinh trong lớp chưa được học qua trường Mẫu giáo nên còn
nhút nhát, hạn chế về mặt tiếp thu kiến thức (do chưa được làm quen với mặt
chữ, số).
- Lớp có 2 học sinh lưu ban, trong đó 1 em đã lưu ban 3 năm lớp Một.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
A- PHÂN LOẠI HỌC SINH:
Như tôi đã trình bày ở phần trên, tuy trường tôi ở thị tứ, là trung tâm của
cụm gồm 5 xã nhưng tình hình học sinh vẫn rất đa dạng, có em đã học qua Mẫu
giáo và cũng còn nhiều em chưa được học qua bậc học này, thậm chí có những
em lưu ban nhiều năm ở lớp Một; trình độ tiếp thu do vậy cũng rất khác nhau.
Vào đầu mỗi năm học, sau khi tựu trường khoảng 1 tháng, tôi tiến hành khảo sát
chất lượng và đánh giá trình độ tiếp thu của học sinh. Sau đó để tiện theo dõi và
giảng dạy, tôi tạm phân học sinh theo các trình độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém. Trong đó, tôi quan tâm nhiều đến 3 đối tượng học sinh: trung bình, yếu và
kém. Để đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tham gia vào quá

5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
trình tìm tòi, phát hiện kiến thức, tôi chuẩn bị trước ở nhà các bài tập ( dựa vào
vở Bài tập Toán) có yêu cầu kiến thức từ dễ đến khó. Các bài tập khó dành cho
học sinh khá, giỏi; các bài tập dễ dành cho học sinh trung bình trở xuống nhằm
tạo hứng thú cho các em trong từng tiết học để các em chủ động tiếp thu kiến
thức.
Trong năm học đầu tiên khi áp dụng thử nghiệm đề tài, sau khi phân loại học
sinh và chuẩn bị được một số lượng bài tập đủ để dạy cho ít nhất 1 chương (các
chương còn lại tôi sẽ tiến hành soạn tiếp trong những khoảng thời gian rảnh rỗi
và những năm học tiếp theo sau đó tôi chỉ cần điều chỉnh, bổ sung thêm cho phù
hợp với đối tượng học sinh của từng năm học), tôi tiến hành các biện pháp cụ
thể để áp dụng đề tài.
B- BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Trước hết, tôi tranh thủ trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học để
gặp gỡ, yêu cầu họ mua sắm cho học sinh đầy đủ các dụng cụ cần thiết tối thiểu
cho việc học tập tất cả các môn học. Riêng môn Toán, ngoài các dụng cụ, đồ
dùng học tập cần thiết như sách giáo khoa, bộ ghép Toán…, tôi yêu cầu phụ
huynh học sinh trang bị thêm cho mỗi em 1 cuốn vở ô li để học sinh làm lại các
bài tập bị sai hoặc làm thêm một số bài mà các em chưa thông thạo về kiến thức
(bài tập do giáo viên biên soạn). Việc làm này sẽ có tác dụng củng cố kiến thức
cho học sinh và giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức mình vừa phát hiêïn được,
đồng thời đây cũng là cách để rèn kỹ năng viết cho học sinh.
Khi học sinh đã có đủ các dụng cụ, đồ dùng học tập cần thiết, tôi bắt đầu áp
dụng đề tài cụ thể cho từng dạng Toán như sau:
1. Dạy toán về nhiều hơn, ít hơn:
Với dạng toán về nhiều hơn, ít hơn học sinh phải nắm thật kỹ để các em
chuyển sang học về dấu lớn hơn, bé hơn được dễ dàng. Đối vơí học sinh khá,

giỏi, các em tiếp thu bài rất nhanh vì đó chỉ là những kiến thức đơn giản các em
6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
nhận biết trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ, với những người xung quanh.
Đối với những học sinh trung bình, yếu, kém; kiến thức về nhiều hơn, ít hơn các
em chỉ được nghe khi vào học lớp Một vì những học sinh này thường ít được sự
quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ từ những sinh hoạt, vui chơi hàng ngày; hơn
nữa, cha, mẹ của các em cũng vì lo bươn chải làm lụng để mưu sinh nên cũng ít
chăm lo đến học tập của con cái mình. Vì vậy, khi dạy dạng toán này, tôi chú ý
để các học sinh trung bình trở xuống được thực hành nhiều hơn.
Để các em dễ nhận biết kiến thức, tôi áp dụng triệt để phương pháp trực
quan. Từ việc cho các em quan sát cụ thể để các em phát hiện và ghi nhớ nội
dung kiến thức.
Ví dụ: - Gọi hai nhóm học sinh đứng trước lớp, nhóm một có 4 học sinh,
nhóm hai có 3 học sinh.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát, sau đó gọi những học sinh thuộc nhóm
đối tượng trung bình trở xuống trả lời câu hỏi: Nhóm nào nhiều bạn hơn? Nhóm
nào ít bạn hơn?
- Tôi tiếp tục thay đổi số học sinh của hai nhóm và nêu các câu hỏi tương tự
để nhiều học sinh yếu kém có cơ hội trả lời câu hỏi nhằm phát hiện kiến thức.
2. Dạy về dấu lớn hơn, bé hơn (>,<):
7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
 Hướng dẫn học sinh so sánh các số trong phạm vi 10:
Đây là hai dấu bé, lớn chỉ sự quan hệ giữa các số mà học sinh rất dễ nhầm

lẫn, không chỉ học sinh yếu, kém nhầm lẫn mà ngay cả học sinh khá, giỏi cũng
có thể sai khi tính toán vội vàng. Để hạn chế điều này, tôi giúp học sinh phân
biệt bằng cách co cánh tay của mình khi hướng dẫn các em điền dấu.
a) Với dấu bé hơn (<):
Ví dụ: 2…4
- Giáo viên nêu câu hỏi: 2 như thế nào so với 4?
- Học sinh trả lời: 2 bé hơn 4.
- Giáo viên ghi dấu bé hơn vào chỗ chấm (3 < 4) và cho học sinh nhận xét: Dấu
bé hơn, mũi nhọn quay về bên trái giống như tay trái đang co lại chống vào
hông.
- Cho học sinh lên bảng thực hành chống tay trái vào hông trước lớp cho
các bạn cùng nhận xét xem có đúng như kết luận đã nêu không (học sinh đứng
quay mặt vào bảng). Tiếp tục, tôi tiến hành tương tự với một vài ví dụ khác như:
1…3; 4…5;…
b) Với dấu lớn hơn (>):
Ví dụ: 6…3.
Tương tự ví dụ trên, giáo viên cũng nêu câu hỏi và rút ra nhận xét: Dấu lớn
hơn giống như tay phải co lại chống vào hông. Sau đó, cho học sinh thực hành,
nêu nhận xét.
Cuối tiết học, tôi tổ chức cho học sinh thi đua bằng hình thức trò chơi nhằm
củng cố và khắc sâu kiến thức của bài học. Sau đây là một ví dụ:

8


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Giáo viên chọn khoảng 5 học sinh trở lên, tùy theo thực tế học sinh và
không gian lớp học, xếp các học sinh này thành một hàng ngang trên bục giảng
theo hai nhóm, mỗi nhóm có số lượng học sinh không bằng nhau.


- Hướng dẫn học sinh quan sát (khoảng 10 giây) và thi đua lên bảng điền dấu
thích hợp vào giữa hai nhóm trên bảng bằng cách đứng quay mặt vào bảng rồi
chống tay phải (trái) vào hông để biểu thị dấu > (<). Đối với học sinh yếu, kém,
giáo viên động viên, khuyến khích các em tham gia và dành khoảng thời gian để
các em quan sát lâu hơn so với học sinh trung bình trở lên.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, tuyên dương sau mỗi học sinh.

9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Giáo viên liên tục thay đổi số lượng học sinh nữ trong mỗi nhóm trên bảng
để học sinh có thể so sánh được nhiều giá trị giữa 2 số và cũng là để nhiều học
sinh cùng được tham gia vào trò chơi.

Với cách làm như trên, học sinh vừa dễ dàng nhớ được đặc điểm của dấu >
và dấu <, vừa dễ so sánh được giá trị của các số có 1 chữ số; đây chính là tiền đề
để các em có thể dễ dàng so sánh giá trị các số có 2 chữ số sau này.
 Hướng dẫn học sinh so sánh các số có hai chữ số:
Để hướng dẫn học sinh dễ dàng so sánh các số có hai chữ số, tôi áp dụng
phương pháp phân tích các số thành từng hàng rồi cho học sinh so sánh các số
trong cùng hàng; từ đó rút ra kết luận so sánh giá trị của hai số.
10


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
Ví dụ: 45…49.
- Tôi hướng dẫn từng bước cho học sinh nhận xét:
+ 45 và 49 giống nhau ở hàng nào? (giống ở hàng chục là 4).

+ 5 đơn vị như thế nào so với 9 đơn vị? (5 đơn vị bé hơn 9 đơn vị).
+ 45 như thế nào so với 49? (45 bé hơn 49).
- Gợi ý học sinh rút ra kết luận: 45 và 49 có 4 chục bằng nhau, 5 bé hơn 9 nên
45 bé hơn 49.
- Gọi học sinh lên bảng điền dấu vào chỗ chấm: 45 < 49.
- Tiến hành cho học sinh so sánh ngược lại: 49…45 tương tự như trên.
Từ phương pháp và kết quả so sánh trên, giáo viên gợi ý học sinh rút ra kết
luận chung: các số có hai chữ số có số chục bằng nhau, số nào có số đơn vị bé
hơn thì số đó bé hơn, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Đối với trường hợp các số có hàng chục khác nhau, hàng đơn vị giống nhau,
tôi tiến hành tương tự như trên để rút ra kết luận: các số có hai chữ số có số đơn
vị bằng nhau, số nào có số chục bé hơn thì số đó bé hơn, số nào có số chục lớn
hơn thì số đó lớn hơn.
3. Dạy các bài dạng điền dấu <; >; =:
Loại các bài này, học sinh khá, giỏi nhẩm nhanh, chính xác, còn học sinh
trung bình trở xuống gặp nhiều lúng túng. Nhằm giúp các đối tượng học sinh có
trình độ tiếp thu mức trung bình trở xuống có thể làm được các bài dạng này, tôi
phải gợi ý các em tính từng phần của bài; nếu không nhớ được thì dùng bút chì
ghi kết quả của mỗi phần, sau đó so sánh kết quả rồi điền dấu.
Ví dụ 1: 7…2 + 4.
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý:
11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
+ Bài này có mấy phần? Gồm những phần nào? ( bài có hai phần, phần
đứng trước dấu chấm và phần đứng sau dấu chấm).
+ Em có thể tính phần nào trước? (Tính 2 + 4 trước). 2 + 4 bằng mấy? ( 2
+ 4 = 6).
+ Em dùng bút chì ghi số 6 phía trên (hoặc dưới) phép tính 2 + 4.

+ 7 như thế nào so với 6? (7 lớn hơn 6).
+ Em điền: 7 > 2 + 4.
Ví dụ 2: 8 - 2…3 + 4.
Tương tự ví dụ 1, giáo viên cũng nêu câu hỏi gợi ý để học sinh nhận biết
được bài toán này có hai phần. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng
phần, ghi kết quả bằng bút chì phía trên (hoặc dưới) mỗi phần; so sánh hai kết
quả rồi từ đó kết luận và điền dấu thích hợp (8 – 2 < 3 + 4).
Ví dụ 3: Bài tập số 2; 3 sách giáo khoa Toán lớp 1 trang 143.
 Bài 2: Khoanh tròn vào số lớn nhất:
a) 72; 68; 80.

b) 91; 87; 69.

c) 97; 94; 92.

d) 45; 40; 48.

 Bài 3: Khoanh tròn vào số bé nhất:
a) 38; 48; 18.

b) 76; 78; 75.

c) 60; 79; 61.

d) 79; 60; 81.

Các bài tập này rất khó đối với học sinh trung bình trở xuống, do đó tôi phải
hướng dẫn kỹ từng mục của mỗi bài.
- Mục a, b: Hướng dẫn học sinh so sánh từng chục để tìm được số lớn nhất (bé
nhất).

12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Mục c, d: Hướng dẫn học sinh so sánh các đơn vị để tìm số lớn nhất (bé nhất).
Cuối bài so sánh các số có hai chữ số, tôi tổ chức trò chơi đẻ củng cố như
sau:
- Tự làm các bông hoa có mang số ở nhụy hoa, ví dụ: 54; 61; 72; 24….Mặt sau
bông hoa gắn các cục nam châm nhỏ hoặc keo dính 2 mặt (nếu lớp học không có
bảng từ).
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi thành hai đội dưới dạng thi tiếp sức, số
lượng học sinh của mỗi đội tương ứng với số hoa mà giáo viên đã làm cho mỗi
đội (tuy nhiên không nên tổ chức cho quá nhiều học sinh tham gia ở mỗi đội)
- Giáo viên để các bông hoa của mỗi đội ở một vị trí phù hợp và thuận lợi (có
thể để ở hai bàn đầu của học sinh, cũng có thể đính không theo trật tự trên hai
phần bảng dành cho hai đội).
- Giáo viên phát lệnh, học sinh hai đội lần lượt chọn số đính lên bảng theo thứ tự
từ bé đến lớn hoặc ngược lại (tùy theo yêu cầu của giáo viên, theo mục tiêu của
từng bài học và thực tế học sinh ở mỗi lớp). Đội nào điền nhanh hơn và đúng là
thắng cuộc.

4. Dạy các bài dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ”:
Ví dụ: …+3 = 7.

… - 5 = 2.
13


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
5 + … = 8.


9 - … = 4.

Đối với các lớp trên, dạng toán này có qui tắc cụ thể. Ơû lớp Một, các em tự
nhẩm rồi điền vào chỗ chấm. Vì vậy, muốn làm đúng dạng toán này, các em
phải thuộc kỹ các phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Do đó, khi dạy phép cộng và
trừ từ 2 đến 10, tôi chú ý rèn cho học sinh kỹ năng thuộc và nhớ kỹ tất cả các
phép tính. Đối với những học sinh yếu, kém, tôi sử dụng các hình thức dạy học
trực quan, gợi mở, dạy học theo nhóm ở lớp, nhóm ở nhà và thường xuyên kiểm
tra để các em có thể thuộc và nhớ được các phép tính theo yêu cầu đã nêu.
5. Dạng điền số vào ô trống:
Để tất cả học sinh có thể làm được và làm đúng dạng toán này, tôi phát huy
tối đa ưu thế của phương pháp gợi mở, phân tích – tổng hợp. Cụ thể như sau:
Ví dụ: 3 + 5 = 6 + …
- GV hỏi:
+ Bài toán này có mấy phần? Đó là những phần nào? ( Bài toán có hai
phần, phần đứng trước dấu bằng và phần đứng sau dấu bằng).
+ Chúng ta có thể tính được phần nào trước? (Tính phần đứng trước dấu
bằng).
+ Phần đứng trước dấu bằng được tính như thế nào? (3 + 5 = 8).
+ Phần đứng sau dấu bằng đã có 6, vậy chúng ta cộng thêm mấy nữa để
bằng 8? (Cộng thêm 2).
+ Vậy 3 + 5 = 6 + mấy? ( 3 + 5 = 6 + 2).
Trong các tiết Toán tự soạn sau đó, tôi sẽ đưa thêm một số bài tập tự soạn ở
dạng này vào bài để các em được luyện tập nhằm rèn luyện kỹ năng và củng cố,
khắc sâu kiến thức.
14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1

Các dạng toán tương tự như: 5 + … < 9; 7 >…>3; 30 < …< 70, tôi cũng sử
dụng các phương pháp dạy học như vừa nêu để hướng dẫn học sinh phát hiện
kiến thức.
6. Dạy toán có lời văn:
Khi học dạng toán này, rất nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc đặt câu
lời giải, thậm chí ngay cả một số học sinh khá cũng lúng túng trong việc này.
Các em thường đặt sai câu lời giải hoặc chép lại nguyên văn câu hỏi trong bài
toán. Để tháo gỡ những khó khăn trên cho học sinh, tôi phải sử dụng những qui
ước theo kiểu “luật bất thành văn”. Ngay từ những bài toán đầu tiên ở dạng này,
tôi qui ước đối với học sinh những nội dung sau:
- Việc đặt lời giải chính là việc trả lời câu hỏi của bài toán.
- Khi trả lời, không lặp lại từ “hỏi”.
- Khi trả lời, thay các từ “mấy?”, “bao nhiêu?” trong các bài toán thành các từ
“ số”.
Đối với học sinh khá, giỏi, tôi không yêu cầu các em làm theo qui ước mà để
các em trả lời tự do theo ý hiểu của mình.
Ví dụ: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà?
- Lời giải là câu trả lời của câu hỏi “ Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?”.
- Khi bỏ từ “hỏi” và thay từ “mấy” bằng từ số sẽ được câu trả lời: “Nhà An có
tất cả số con gà”.
Khi học sinh đã nắm được các qui ước trên, trong một số tiết Toán đầu tiên
học về dạng toán này, trước khi cho học sinh tiến hành giải bài toán, tôi tổ chức
cho các em thảo luận theo nhóm 2 để hỏi và trả lời với nhau theo nội dung câu
hỏi của bài toán.
15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
Trong một số tiết Toán tự soạn sau đó, tôi đưa ra một số bài toán tự biên

soạn như đã nêu ở phần đầu với yêu cầu chủ yếu đối với học sinh là luyện tập kỹ
năng đặt câu lời giải.
Với cách làm này, theo ghi nhận thực tế của tôi, 100% học sinh đã đặt được
và đúng câu lời giải cho các bài giải toán có lời văn.
IV- HIỆU QUẢ:
Bắt đầu từ năm học 2004 - 2005, tôi hình thành đề tài nghiên cứu trên và áp
dụng vào bước thử nghiệm dạng toán thứ nhất và dạng toán thứ tư (mục 1 và
mục 4 phần III của đề tài này). Năm học 2005-2006, tôi chính thức vận dụng đề
tài vào giảng dạy. Những năm học tiếp theo, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển
đề tài. Kể từ đó tới nay, sau mỗi năm học tôi hoàn thiện dần đề tài của mình và
nhận thấy hiệu quả rất khả quan.
Cuối mỗi năm học, sau khi kiểm tra định kỳ học kỳ II, tôi đã thống kê kết
quả chất lượng môn Toán ở lớp do mình phụ trách. Cụ thể như sau:
TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN
NĂM HỌC
9 - 10

7-8

5-6

3-4

1-2

2005 - 2006

43.7

23.0


21.8

5.1

6.3

2006 - 2007

58.6

24.1

10.3

3.5

3.5

2007 - 2008

91.7

14.2

4.2

0

0


2008- 2009

85.2

11.1

3.7

0

0

V - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau quá trình 6 năm thai nghén và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình về
cải tiến nội dung và phương pháp dạy học môn Toán cùng với việc nghiên cứu,

16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
thực hiện những đề tài khác, tôi đã tự kiểm nghiệm và đúc rút ra được bài học
kinh nghiệm cho bản thân như sau:
- Muốn một đề tài thành công, người nghiên cứu phải luôn tìm tòi, khám phá và
có những bước đột phá trong quá trình giảng dạy.
- Phải thực sự thương yêu học sinh, xem sự tiến bộ của học sinh chính là sự tiến
bộ của bản thân mình.
- Ngay từ đầu mỗi năm học, người giáo viên phải tìm hiểu để nắm bắt những
kiến thức còn yếu của học sinh. Từ đó phân loại học sinh theo từng đối tượng để
có những điều chỉnh thích hợp về nội dung và phương pháp dạy học cho phù

hợp vơi mỗi loại đối tượng.
- Trong quá trình giảng dạy, phải biết em nào còn yếu ở nội dung kiến thức nào,
kịp thời có kế hoạch và tiến hành phụ đạo cho những học sinh này để trình độ
kiến thức của học sinh không bị chênh lệch quá xa gây khó khăn cho giáo viên
trong quá trình giảng dạy.
- Khi chấm bài, giáo viên nên thống kê những em còn sai sót ở từng dạng kiến
thức để soạn bài tập thích hợp cho các em luyện tập nhằm củng cố, khắc sâu
kiến thức và rèn kỹ năng cho học sinh.
- Luôn động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ, khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh còn nhút nhát, chưa thể hiện sự
tiến bộ.
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái; áp dụng và khai thác tối đa ưu thế
của kiểu dạy học “ học mà chơi, chơi mà học” là điều kiện tiên quyết để tất cả
học sinh đều được tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức; đặc biệt là
những học sinh yếu kém, vì những em này thường nhút nhát, thiếu tự tin.

17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 1
- Người giáo viên phải thường xuyên giữ liên lạc với cha mẹ học sinh
dưới nhiều hình thức để tạo sự tác động qua lại trong việc nâng cao chất lượng
học tập của từng học sinh.
VI - KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với việc áp dụng những cải tiến về nội dung và phương pháp dạy học trong
môn Toán lớp Một như tôi đã trình bày ở trên, tôi thấy hiệu quả môn Toán được
nâng lên một cách rõ rệt. Tôi thiết nghĩ, nếu mỗi người giáo viên đều chuyên
tâm nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những cải tiến mới trong công tác
dạy – học thì nền giáo dục nước ta hoàn toàn sớm có thể trở thành một nền giáo
dục hiện đại, sánh kịp nền giáo dục của các nước trong khu vực và trtên thế giới.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc cải tiến nội dung
và phương pháp dạy – học môn Toán ở lớp Một nhằm nâng cao chất lượng học
tập của học sinh ở môn học này mà tôi đã áp dụng trong những năm học qua ở
các lớp do tôi phụ trách. Chắc chắn rằng trong đề tài này sẽ không thể không có
những thiếu sót. Tôi kính mong lãnh đạo các cấp và các đồng chí đồng nghiệp
đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin thành thật cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng chí!
Bù Nho, ngày 04 tháng 01 năm 2010
Người viết

Huỳnh Thị Ngọc Trâm

18



×