Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THẩm định Thế giới di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.06 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1.1 Hồ sơ doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt
động chính: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ
thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử,...Công ty bắt đầu triển khai thử
nghiệm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động.
Tên giao dịch đối ngoại: MOBILE WORLD INVESTMENT CORPORATION.
Giấy CNKD số: 0306731335 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cấp.
Mã cổ phiếu: MWG.
Ngày giao dịch đầu tiên: 14/07/2014.
Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên: 81,500 VND.
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 62,723,171.
Vốn điều lệ: 1,468,889,740,000 VND.
Vốn đầu tư chủ sở hữu: 1,468,889,740,000 VND.
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 146,888,974.
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 146,597,856.
Trụ sở chính: số 222 Yersin, phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
Văn phòng hoạt động: Tòa nhà E-Town 2, lầu 5, số 364 Cộng Hòa, phường 13, Quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: +84-(08)-38125960.
Fax: +84-(08)-3 8125961.
Website:
Email:


1.2 Vị thế doanh nghiệp.

MWG cạnh tranh với các nhà bán lẻ đều đang ở trạng thái lỗ hoặc lời không đáng kể


“gọi là cho có” thì không có ai có đủ tiềm lực để làm khó được MWG. Về năng suất và
tính hiệu quả trong vận hành thì MWG đang lấn lướt và vượt trội hoàn toàn so với mọi
nhà bán lẻ khác.
Đầu năm 2016, MWG sở hữu 2 chuỗi bán lẻ với 633 siêu thị đang phục vụ khách hàng,
trong đó: chuỗi Thế giới di động có 564 siêu thị và 69 siêu thị Điện máy xanh đang vươn
lên mạnh mẽ tăng doanh thu từng siêu thị và mở mới nhiều siêu thị sẽ nhanh chóng ở vị
trí dẫn đầu trước cuối năm 2017. Năm 2007, đã tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong
Capital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển.
+ Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương 2010, 2011, 2012.
+ Top 5 nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất Châu Á – Thái Bình Dương 2010.
+ Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4).
+ Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010 (Vietnam
Mobile Awards).
+ Nhà bán lẻ điện thoại di động có đa dạng mặt hàng nhất.
Hiện nay, số lượng điện thoại bán ra trung bình tại www.thegioididong.com khoảng
300,000 máy/tháng, khoảng 15% thị phần điện thoại chính hãng cả nước. Trung bình một
tháng bán ra hơn 10,000 laptop và trở thành nhà bán lẻ bán ra số lượng laptop lớn nhất cả
nước.
Việc bán hàng qua mạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc đã được triển
khai từ đầu năm 2007, lượng khách hàng mua laptop thông qua website và tổng đài đã
tăng lên đáng kể, trung bình từ 5,000 – 6,000 đơn hàng/tháng.
Năm 2020, MWG sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ đa hùng mạnh nhất, có vị thế số 1
trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh thành công ở Lào, Campuchia và
Myanmar. MWG liên tục cải tiến mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị và hài
lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt khách hàng làm trọng tâm và Integrity. MWG


mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn và
đóng góp phúc lợi cho cộng đồng.
1.3 Dòng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng.


Sản phẩm kinh doanh:
+ Điện thoại, Laptop, máy tính bảng.
+ Máy ảnh, máy quay phim.
+ Sản phẩm giải trí số: máy nghe nhạc MP3, máy xem phim MP4, loa nghe nhạc đa năng,
tivi box, từ điển điện tử, máy tính cầm tay và máy ghi âm.
+ Phụ kiện máy tính bảng, phụ kiện laptop, phụ kiện điện thoại di động và phụ kiện kỹ
thuật số.
+ Sim số.
+ Ứng dụng và game: phần mềm điện thoại di động và phần mềm laptop.
Sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng.
+ Dịch vụ thanh toán linh hoạt bằng tiền mặt khi nhận hàng, chuyển hàng qua ngân hàng
hay quẹt thẻ với máy POS tại nhà.
+ Khi khách hàng có nhu cầu thiết lập, cài đặt, sửa chữa các thiết bị công nghệ, điện tử,
dịch vụ phân phối và cài đặt, sửa chữa, bảo hành sản phẩm, theo dõi sửa chữa.
1.4 Chiến lược kinh doanh.

Năm 2014, doanh thu chủ yếu đến từ chuỗi Thegioididong.com nhờ vào việc mở rộng
nhanh chóng và tăng trưởng thị phần mạnh mẽ. Năm 2015, doanh thu của MWG sẽ đến
từ 3 nguồn kết hợp: chuỗi Thegioididong.com, kênh Online và chuỗi Điện Máy Xanh bắt
đầu mở rộng. MWG hướng đến mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD cho riêng năm 2015. Kênh
Online trở thành một mũi nhọn của MWG nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, website
được đầu tư bài bản, MWG hướng đến mô hình đa kênh dành cho nhà bán lẻ có chuỗi
offline rộng.
Năm 2016 và đầu năm 2017 là năm Online tiếp tục tăng mạnh, Điện Máy Xanh mang
về doanh thu khủng từ việc tăng doanh thu siêu thị cũ và mở mới siêu thị mới. Sau 2017,
doanh thu sẽ đến từ chuỗi bán lẻ mới.



Bảng 1.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2016 (ĐVT: tỷ đồng).
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
hợp nhất
Lợi nhuận sau thuế
hợp nhất

Kế hoạch 2016

Thực hiện 2015

Tăng trưởng

34.166

25.253

35%

1.388

1.076

29%

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG


2.1 Chỉ số tài chính qua các năm.
Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính qua các năm.

Chỉ số tài chính
P/E cơ bản
EPS cơ bản (VNĐ)
Giá trị sổ sách/1cp (VNĐ)
Tỷ suất lãi gộp
Tỷ suất EBIT
Tỷ suất LN ròng
ROE
ROA
Tỷ suất thanh khoản hiện thời

2013

Tỷ suất thanh khoản nhanh
Tổng nợ phả trả/Tổng tài sản

24,074
74,802
14.82%
3.97%
2.72%
41.15%
13.50%
1.36

2014
18,230
11,868
13,050
15.21%

5.64%
4.28%
59.22%
23.80%
1.48

2015
10,750
8,246
16,781
15.53%
5.64%
4.26%
54.35%
20.12%
1.29

0.39
0.63

0.27
0.56

0.20
0.66

2.2 Cơ cấu tăng trưởng của công ty qua các năm.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 (ĐVT: Triệu đồng).
Chỉ tiêu


2013

2014

2015

2014/2013
Số tiền
TT (%)

Doanh thu thuần về 9,498,849 15,756,726 25,252,733 6,257,877
BH và CCDV
8,091,484 13,360,606 21,330,302 5,269,122
Giá vốn hàng bán
1,407,365 2,396,119 3,922,431
988,754
Lợi nhuận gộp
2,622
50,044
40,320
47,422
Lợi nhuận tài chính
2,240
11,878
23,443
9,638
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận 350,788
868,197
1,385,784

517,409
trước thuế
92,319
194,453
310,013
102,134
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế 258,469
673,744
1,075,771
415,275
TNDN

2015/2014
Số tiền
TT (%)

65.88

9,496,007

60.27

65.12

7,969,696

59.65

70.26


1,526,312

63.70

1808.62

(9,724)

-19.43

430.27

11,565

97.36

147.50

517,587

59.62

110.63

115,560

59.43

160.67


402,027

59.67

 Về doanh thu: ta thấy có sự tăng lên trong 3 năm, cao nhất là năm 2015 với số tiền là

25,252,733 triệu đồng , nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.


 Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế 2015 tăng 402 tỷ đồng, tương đương tăng 60% so với

2.3.1

cùng năm trước:
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng 506 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 9.8 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận khác tăng 11.5 tỷ đồng.
2.3 Phân tích khả năng thanh toán.
Phân tích hệ số khả năng thanh toán:
Bảng 2.3: Hệ số khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu
Tỷ số thanh toán hiện thời

2011
1.02

2012
1.13


2013
1.36

2014
1.48

2015
1.29

0.23

0.23

0.39

0.27

0.20

Tỷ số thanh toán nhanh

Biểu đồ 2.1: Thể hiện hệ số khả năng thanh toán.
 Tỷ số thanh toán hiện thời: MWG luôn đảm bảo một tỷ lệ thanh toán hợp lý và đảm

bảo trong phạm vi an toàn. Trung bình 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 1.29 đồng tài sản.
Cho thấy chính sách tài trợ và cơ cấu vốn của Công ty vẫn trong tầm kiểm soát giúp hạn
chế rủi ro do đòn bẩy tài chính có thể mang lại.
 Tỷ số thanh toán nhanh: với chỉ số thanh toán nhanh đã loại bỏ đi hàng tồn kho trong
2.3.2


tài sản lưu động, khả năng thanh toán của MWG khá thấp.
Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay tài sản
 Vòng quay khoản phải thu:

2011
33
7.28
3.44

2012
51
9.57
3.85

2013
50
9.94
3.36

2014
74
10.54
2.95

2015

66
8.09
3.43


Biểu đồ 2.2: Vòng quay khoản phải thu qua các năm.
Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng qua các năm, năm 2015 giảm nhẹ so
với năm 2014. Điều này cho thấy công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hang,
đồng nghĩa với việc công ty thực hiện chính sách thu tiền nhanh hơn.
Chính sách này một mặt đảm bảo cho công ty khỏi rủi ro về tín dụng, mặc khác đảm
bảo dòng tiền mặt được quay vòng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nâng
cao khả năng sinh lợi và hiệu quả đồng vốn. Giúp tính thanh khoản được đảm bảo, tránh
cho công ty khỏi rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt hay khó khăn về tài chính.
Chính sách này mang lại tác động không tốt đó là sẽ làm giảm sức cạnh tranh sản
phẩm của công ty. Các đại lý bán hàng và khách hàng truyền thống sẽ dễ dàng rời bỏ
doanh nghiệp sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây là điều mà ban lãnh đạo công ty
cần phải cân nhắc sao cho đảm bảo dung hòa được cả 2 mục tiêu.
 Vòng quay hàng tồn kho:

Biểu đồ 2.3: Vòng quay hàng tồn kho qua các năm.
Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2011-2015 có biến động nhẹ.
Năm 2015, đạt 8.09 vòng khiến cho số ngày tồn kho lên đến 45 ngày, điều này cho thấy
rằng công ty đã đầu tư khá nhiều vào hàng tồn kho.
 Vòng quay tổng tài sản:

Biểu đồ 2.4: Vòng quay tổng tài sản qua các năm.
Vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, đạt 3.43 vòng,
bản thân doanh nghiệp chưa khai thác tối đa hiệu suất tài sản ngay thời kì ban đầu để hạn
chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình đối với tài sản. Cũng có dấu hiệu cho thấy sự giảm
sút hiệu quả trong quản lý và khai thác tài sản.

2.5 Đòn bẩy tài chính.
Bảng 2.5: Đòn bầy tài chính.
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015


Nợ phải trả/Vốn CSH
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Vốn CSH/Tổng nguồn vốn
TSCĐ/Tổng tài sản

404.64% 249.12% 175.84% 130.39% 192.56%
79.89% 71.21% 63.05% 56.44% 65.82%
19.74% 28.59% 35.86% 43.29% 34.18%
7.40%
6.95%
12.32% 12.67% 11.69%

2.6 Tỷ số giá thị trường.
Bảng 2.6: Tỷ số giá thị trường.
Chỉ tiêu

Vốn điều lệ
Số lượng cổ phiếu đang lưu
hành bình quân

2011
98,344

2012
105,027

2013
109,567

2014
1,119,568

2015
1,468,890

9,834,
400

10,502
,700

10,95
6,700

111,956
,800


146,889
,000

15,

12

2

6

7

EPS

945

,014

3,590

,018

,324

DPS

0


0

0

23.38

12.49

0.00%

0.00%

0.00%

0.39%

0.17%

100.00%

100.00%

100.00%

99.61%

99.83%

33.24%


41.15%

58.99%

54.26%

Tỷ lệ chia cổ tức
Tỉ lệ lợi nhuận giữ lại
Tốc độ tăng trưởng (g) nội tại


CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
3.1 Các phương pháp định giá.

Phương pháp định giá doanh nghiệp là phương pháp ước tính giá trị của doanh
nghiệp bằng cách dùng một hoặc nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.
 Theo thông lệ khu vực và quốc tế, có 3 phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp chủ

yếu: phương pháp tài sản, phương pháp so sánh các công ty cùng ngành, phương pháp
chiết khấu dòng tiền. Trong mỗi phương pháp có nhiều kỹ thuật tính toán khác nhau.
3.1.1 Phương pháp tài sản:

Cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp: Phương pháp định giá doanh nghiệp theo
giá trị tài sản cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng giá trị của từng loại tài sản
riêng trên bảng cân đối kế toán trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản
được đo bằng hiệu quả sử dụng và khai thác chúng nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế
trong tương lai.
Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô về tài
sản hợp lý.
Nội dung: Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh

nghiệp tại thời điểm xác định có tính đến khả năng sinh lời. Việc xác định giá trị doanh
nghiệp chính là việc tính toán giá trị các loại tài sản trong doanh nghiệp.


3.1.2 Phương pháp P/E:

Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương
tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị
trường trong điều kiện thương mại bình thường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần
với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của tài sản.
3.1.3 Phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu:

Phương pháp định giá theo mô hình dòng tiền chiết khấu DCF được xây dựng dựa
trên một nguyên lý, đó là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá
các dòng thu nhập (dòng tiền) chiết khấu các dòng tiền đó theo một mức lãi suất chiết
khấu phù hợp có tính đến rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó, hai yếu tố quan trọng nhất và
không thể thiếu được là dòng tiền thu nhập hàng năm và lãi suất chiết khấu dòng tiền đó.
3.2 Định giá.
3.2.1

Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền:
Công thức tổng quát:

CFt: dòng tiền dự kiến doanh nghiệp sẽ tạo ra trong năm thứ t (có thể là cổ tức được chi
trả, tiền thanh lý các tài sản, ngân lưu của vốn chủ sở hữu, ngân lưu của doanh nghiệp…)

ke: suất chiết khấu, thể hiện mức lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư với mức rủi ro tương
ứng của dòng tiền CF, đứng trên góc độ doanh nghiệp thì đây chính là chi phí vốn.
 Theo phương pháp FCFF:


Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp theo phương pháp FCFF là 208,075 đồng/cổ phiếu.
3.2.2

Theo phương pháp P/E:
Bảng 3.1: P/E ngành.

STT Công ty trong ngành
1
Công ty Cổ phần FPT

Giá thị

Số lượng

trường

CPLH

Lợi nhuận sau thuế
397,
2,438,084,765,1

Giá trị vốn hóa
19,200,778,21


2

Công ty cổ phần Thế giới
số


3

Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Công nghệ
Điện tử Viễn thông

4

Công ty Cổ phần Viễn
thông VTC

5

Công ty Cổ phần VT Vạn
Xuân

6

Công ty cổ phần
KASATI

7

Công ty Cổ phần Viễn
Liên

8

Công ty Cổ phần Tập

đoàn Công nghệ CMC

9

Công ty Cổ phần Công
nghệ Mạng và Truyền
thông

48,300

531,640

65

2,000

33,200

30,
613,329

103,570,937,4
37

1,016,362,52
2,800

22,200

41,

571,998

73,147,703,7
85

922,898,35
5,600

5,600

4,
534,696

9,632,841,91
1

25,394,29
7,600

8,100

4,
199,796

5,593,256,7
54

34,018,34
7,600


5,500

2,
996,010

4,249,476,6
75

16,478,05
5,000

10,100

14,
484,468

13,767,451,2
43

146,293,12
6,800

14,900

67,
341,953

136,727,491,2
66


1,003,395,09
9,700

15,800

8,
000,000

8,010,592,4
36

126,400,00
0,000

2,792,784,516,6
72

22,492,018,01
7,100

TỔNG CỘNG:
8.054

P/E Ngành:

Bảng 3.2: Định giá công ty TNHH Thế Giới Di Động.
LNST
1,075,771,229,443

CTƯĐ

3
,877,710,044

SLCP đang lưu hành
146,888,974

EPS
7,297

Vậy giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là 58,770 đồng/cổ phiếu.
3.3 Dự phóng và định giá.

Giá trị thực của công ty
58,770


Trong cơ cấu doanh thu dự phóng các năm cho MWG gồm dịch vụ và bán hàng. Kết
quả kinh doanh năm 2014 -2015 mức tăng trưởng khá cao. Nguyên nhân là do công nghệ
thông tin ngày càng bùng nổ, phát triển mạnh mẽ nên ước tính mức tăng trưởng của dịch
vụ năm 2016 là 80%, còn bán hàng là 50%.

Biểu đồ 3.1: Thể hiện các khoản chi phí trên doanh thu.
Vì mức duy trì chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên doanh thu có biến động, năm
2015 lần lượt đạt 9.26% và 0.98%. MWG quản lý chi phí khá tốt, nhưng chi phí bán hàng
có chiều hướng tăng mạnh cần có biện pháp kiểm soát.
3.4 Rủi ro.
3.4.1

Rủi ro giảm giá hàng tồn kho:
Quản lý hàng tồn kho là vấn đề quan trọng. Mức độ giảm giá của hàng tồn kho diễn ra

rất nhanh trong thời gian một năm. Khi một model mới được tung ra thị trường thì giá
bán của model cũ sẽ bị nhà sản xuất giảm xuống. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt
hàng tồn kho thì sẽ không được nhà sản xuất bảo vệ giá cho hàng tồn kho quá hạn của
model cũ này. MWG đã xây dựng hệ thống ERP ưu việt để theo dõi đường đi của từng
chiếc điện thoại riêng biệt theo IMEI (nhập xuất đích danh) để bảo đảm kiểm soát FIFO

3.4.2

chặt chẽ và toàn bộ hàng tồn kho được nhà sản xuất bảo vệ giá.
Rủi ro cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại:
Thị trường bán lẻ thiết bị di động và điện máy khá phân tán, do đó áp lực cạnh tranh
trong ngành khá cao. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống
mà còn đến từ các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp luôn có kế hoạch tăng trưởng thị phần như
FPT Shop, Vienthong A, Nguyễn Kim,...

3.4.3

Rủi ro vĩ mô:
Tỷ giá không ổn định, thất nghiệp cao, lạm phát cao, sụt giảm niềm tin của người tiêu
dùng vào tương lai. MWG sẽ nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kết
quả kinh doanh bằng các biện pháp tài chính và dự phòng rủi ro.
3.4.4

Các loại rủi ro khác:


+ Rủi ro cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng: thị trường được phân phối với giá bán rất
thấp thông qua các nhà mạng. Viettel và Mobifone là các đối thủ lớn tiềm năng.
+ Rủi ro mất mát hàng hóa tại siêu thị: với hệ thống kiểm soát FIFO chặt chẽ sẽ cảnh báo
ngay tức thì, mọi quy trình kiểm kê định kỳ hay đột xuất đều phát hiện sớm nhất.

+ Rủi ro nhà mạng trợ giá điện thoại: với chi phí sử dụng điện thoại trả cho nhà mạng.



×