Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HẦU TRỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.67 KB, 5 trang )

Giáo án Ngữ văn 11 Gv: Nguyễn Xuân Bình
Tuần : HẦU TRỜI
Tiết:
Tản Đà
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà: tư tưởng thốt ly, ý thức về bản
ngã “cái tơi” và cá tính “ngơng”;
- Nhận thức được những dấu hiệu đổi mới theo khuynh hướng hiện đại hố của thơ ca Việt
Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX;
- Có kỹ năng cảm nhận thơ trữ tình, bình giảng được những câu thơ đặc sắc.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK,SGV
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc, phát vấn, diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HĐ 1: Làm việc cá nhân/ nhóm
- Gv u cầu học sinh đọc mục
Tiểu dẫn trong sgk và cho biết
những nét cơ bản về Tản Đà và
bài thơ Hầu trời.
Gv: Dẫn giải đầu những năm 20
TK XX, thời điểm mà:
+ Lãng mạn đã là điệu tâm tình
chủ yếu của thời đại;
+ Xã hội thực dân nửa pk ngột
ngạt, tù hãm, u uất, đầy rẫy những
cảnh ngang trái, xót đau. Người
trí thức có lương tri khơng thể


chấp nhận nhập cuộc, nhưng
chống lại nó thì k0 phải ai cũng
có dũng khí để làm.
Gv: Tóm tắt truyện
HĐ 2làm việc cá nhân/ nhóm
- Gv: cách vào đều của tác giả ?
- HS làm việc nhóm
- Gv Hướng dẫn HS đọc
Gv: : Hd định hướng cảm nhận
I/. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả Tản Đà (1889-1939):
TĐ là “con người của hai thế kỷ” về các phương diện:
- Học vấn: Hán học (đang tàn tạ), Tây học chưa thịnh hành ,
sáng tác bằng quốc ngữ;
- Lối sống: xuất thân gia đình quan lại phong kiến ,ít chịu khép
mình trong khn khổ Nho gia;
- Sự nghiệp văn chương: thuộc lớp người đầu tiên của Việt
Nam sống bằng nghề viết văn, làm báo, sáng tác văn chương chủ
yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng tình điệu cảm xúc lại rất
mới mẻ;
 Tất cả có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi
sĩ.
* Tác phẩm : xem SGK.
2) Bài thơ Hầu trời:
- Xuất xứ: Được in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm
1921, tuyển tập gồm thơ và văn xi..
- Tóm tắt ND: Bài thơ có cấu tứ là một câu chuyện nhỏ. Đó là
chuyện thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu, tức Tản Đà lên hầu Trời, đọc
thơ cho Trời và chư tiên nghe.Trời và chư tiên tấm tắc khen hay
và hỏi chuyện. Tác giả đã đem những chi tiết rất thực về thơ và

chuyện cuộc đời mình, đặc biệt là cảnh nghèo khó của người
sáng tác văn chương hạ giới kể cho Trời nghe. Trời cảm động,
thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng thi sĩ.
II/. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Cách vào đề bài thơ:
- Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò :
Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt “chẳng biết có hay khơng",
nhưng dường như lại là thật:
bài thơ:
- Có thể TT và kể lại ND bài thơ
? (lưu ý yếu tố tự sự của bài thơ)?
- Gv: Thái độ của tác giả khi đọc
thơ ?
- Gv: Thái độ của trời và chư
tiên khi nghe thơ ?
- Gv: Nguồn cảm hứng chủ đạo
của bài thơ là lãng mạn hay hiện
thực?
- Gv: So với thơ ca trung đại, gần
nhất là các bài thơ của những chí
sĩ yêu nước hồi đầu thế kỷ vừa
mới được học, bài thơ này có gì
mới lạ không?
Gv: Cho biết nghệ thuậ của bài
- Điệp từ “thật”: 4 lần / 2 câu;
- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố
niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn:
=> Lối vào đề có sức hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi trí tò
mò, độc đáo và có duyên.
2. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
- Cao hứng: Đươg cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây
- Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối...
* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: mỗi tiên nữ một
phản ứng khác nhau Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành,
Tiểu Ngọc: ao ước tranh nhau dặn...; phản ứng chung: rất xúc
động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:
* Thái độ của Trời: - Đánh giá cao;
- Không tiếc lời tán dương:
Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt
đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm
như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như
tuyết!”....
=> Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực
y như chuyện có thật đã giúp cho người đọc cảm nhận được về:
* Tâm hồn thi sĩ Tản Đà:
- Ý thức rất rõ về tài năng, tự giới thiệu rất cụ thể về mình: tên họ,
quê hương, bản quán, đất nước, châu lục
- Táo bạo, đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi”;
- Tìm lên đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình trước
Ngọc Hoàng Thượng đế và chư tiên, thể hiện cái “ngông” trong
tâm hồn thi sĩ.
=> Niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ không bị kiềm
chế đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng túng.
=> Tình huống “Hầu Trời” quả đã cho nhà thơ một cơ hội tuyệt
vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng của bản thân.
* Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân
phận nhà văn bị rẻ rúng.
Ý thức về thân phận: thi sĩ không tìm được tri kỷ, tri âm, phải lên
đến Trời mới được thoả nguyện.

* Đoạn thơ đối thoại với Trời: Giọng thơ hào hứng, lai láng
tràn trề:
 Nhiệm vụ mà Trời giao cho nhà thơ: thiên lương của
nhân loại: sứ mệnh, thiên chức cao cả,
 Tự nguyện ghé vai vào gánh vác trách nhiệm lớn lao:
tự tin vào tái năng, phẩm chất của mình, ý thức trách nhiệm về
vai trò của cá nhân mình đối với xã hội .
 Bày tỏ thực trạng cuộc sống của mình: nghèo khó, cùng
quẫn (Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình:
Cảnh vui của nhà nghèo, ...)
=> Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói
chung thời bấy giờ: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân
Diệu (Nỗi đời cơ cực...). Bức tranh chân thực và cảm động về
đời sống tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời.
thơ ?
Hs TL theo nhóm về một mặt
trong các mặt NT của bài thơ:
nhóm 1: thể loại; nhóm 2: ngôn
từ, nhóm 3: giọng thơ, nhóm 4:
cách biểu hiện cảm xúc.
- GV gợi ý: muốn thấy được
những nét mới, cần đối chiếu với
thơ Tđại.
Hs cử đại diện trình bày.
HĐ 3: Làm việc cá nhân
: Hdẫn tổng kết bài học:
- Qua bài thơ, em hiểu gì về tác
giả
- Nhờ những hthức thể hiện,
những ytố NT nào mà tgiả bộc lộ

được đó?
- Cách thể hiện đó, em thấy có gì
mới mẻ. có gì đặc sắc?
3. Đặc sắc Nghệ Thuật : Bài thơ có nhiều yếu tố Nghệ Thuật
mới mẻ:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc
bởi khuôn mẫu;
- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời
thường;
- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn
- Bhiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép.
- Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện,
đồng thời là nhân vật chính.
- Giáo viên nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một
câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mênh “thi dĩ
ngôn chí” của thơ xưa.
 Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca VN theo hướng HĐH.
Đó là lý do khiến TĐà được đgiá là “dấu gạch nối giữa hai thời
đại thi ca” (HThanh)
III.Kết luận: Bài thơ: có nhiều yếu tố cách tân:
- Cảm xúc mới mẻ, phóng túng;
- Cách thể hiện vượt khỏi quy phạm;
- Khđịnh bản ngã, một “cái tôi” phóng túng, tự ý thức về tài
năng, gtrị đích thực của mình giữa cđời;
- Thể hiện cá tính “ngông” của thi sĩ Tản Đà.
 TĐ đã tìm được hướng đi đ/đắn để kđịnh mình lúc thơ phú
nhà Nho đag đi dần tới dấu chấm hết.
Củng cố, dặn dò .
- Trả lời được các câu hỏi Hướng dẫn học bài nêu trong sách giáo khoa
Giáo án Ngữ văn 11 Gv: Nguyễn Xuân Bình

Tuần : LUYỆN TẬP VỀ NGHĨA CỦA CÂU
Tiết:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Biết vdụng những hiểu biết về nghĩa của câu vào việc ptích và tạo lập câu .
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK,SGV
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc, phát vấn, diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
GV u cầu HS nhắc lại lý thuyết
HS đọc BT 1 SGK, tlời câu hỏi
Nghĩa của câu có những thành phần ?
-Những từ in đậm trong các câu thơ, câu văn
trên biểu thị nghĩa tình thái nào trong các
nghĩa TT đã học ?
GV cho HS chỉ ra các loại nghĩa tình thái .
GV nhận xét kết luận lại
:HS đọc BT 2 SGK, tlời câu hỏi
-Những câu thơ trên câu nào chấp nhận
được, câu nào thì khơng ? vì sao ?
GV gọi HS đọc bài tập 3 sách giáo, trả lời
các câu hỏi .
a.Các từ ngữ in đậm diễn đạt loại nghĩa tình
thái gì ?
b.Trong trường hợp đầu nếu thay dầu bằng

tuy thì có chấp nhận được khơng ? tại sao ?
c.Ở những tr/hợp còn lại nếu thay dầu/dẫu
bằng tuy và ngược lại, thì nghĩa của câu có
khác biệt ra sao ?
d.Thay dẫu bằng dù/dầu thì trường hợp nào
nghĩa mạnh hơn ?
đ.Nếu thay mặc dù bằng tuy, thì nghĩa của
câu sẽ thay đổi ntn?
Bài tập 1 : Nghĩa tình thái hướng về sự việc :
+Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy
ra : st, nếu, ước, đúng là, nỡ, mong .
+Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc :
ắt, hình như, chắc, dễ, buộc, phải .
+N TT chỉ sviệc được nthức như là một đlí : âu,
phải .
-Nghĩa TT hướng về người đối thoại :Thơi đi,
đừng .
Bài tập 2 : Câu chấp nhận: 1a, 2a, 3a, 4a, 5a, 6a, 6b
Vì những từ : bèn, tiếp tục, vẫn → có nghĩa TT chỉ
SV đã xảy ra, trog khi nhữg từ : toan, định → có
nghĩa TT chỉ SV chưa xảy ra . Còn từ quyết →
nghĩa TT k0 hàm ý chỉ SV đã xảy ra chưa nên chấp
nhận được trog câu .
-Những câu k0 chấp nhận được : Câu 1b, 2b, 3b, 4b,
5b
Bài tập 3 :
a.Từ dầu/dẫu chỉ một sự việc là điều kiện hay giả
thiết, cho nên nó biểu đạt nghĩa TT chỉ sự việc chưa
xảy ra .
Tuy/mặc dù có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra .

b.Trong trường hợp đầu khơng thể thay dầu bằng
tuy . Ndung câu thơ cho biết đấy là một sự việc
chưa xảy ra .
dầu ⇒ nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra .
tuy ⇒ nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra
c. Ở những trường hợp còn lại nếu thay dầu/dẫu
bằng tuy và ngược lại thì sẽ làm cho ý nghĩa câu văn
khác đi. Từ một chuyện chưa chắc đã xảy ra trước
thời điểm nói thành một chuyện đã xảy ra và ngược
GV gọi HS đọc bài tập 3 SGK
-Cho một sự việc gồm các yếu tố :
+Chủ thể là “Ông Ba”
+Trạng thái “vui”
Viết nhữg câu khác nhau để diễn đạt .GV
chia lớp học làm 4 nhóm :
- HS viết những câu có nghĩa tình thái chỉ
sự việc đã xảy ra ?
- HS viết những câu có nghĩa tình thái chỉ sự
việc chưa xảy ra ?
- HS viết những câu có nghĩa TT chỉ khả
năng xảy ra của sự việc ?
Nhóm 4 : HS viết những câu có nghĩa tình
thái chỉ sự việc được nhận thức như là một
đạo lí ?
GV gọi HS từng nhóm trình bày, cho HS
nhận xét kết quả từng nhóm .
GV chốt lại vấn đề .
lại .
d. Nghĩa của dẫu trog những câu trên mạnh hơn
dù/dầu

đ. Nếu thay mặc dù trong câu cuối bằng tuy thì
nghĩa hiện thực vẫn tồn tại nhưng ý nghĩa bất chấp
sẽ mất đi . Bởi mặc dù có hàm ý bấp chấp một điều
không có trong tuy .
Bài tập 4:
a.Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra .
b.Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra
c.Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc .
d.Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là
một đạo lí .
* Củng cố dặn dò :
- Bài tập luyện tập :
+ Bài 1 : Em hãy tự tạo lập những câu biểu thị nghĩa tình thái đã học .
- GV gợi ý hdẫn, HS tự về nhà làm bài để củng cố khắc sâu thêm kiến thức đã học .
- Dặn dò : Nắm được kỹ năng phân tích và tạo lập câu trên cơ sở hiểu biết về nghĩa của câu .
Về nhà soạn bài “Tương tư” của Nguyễn Bính .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×