Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.4 KB, 92 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thị THU HƯƠNG

PHÂN TíCH TàI CHíNH QUỹ TíNH DụNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THáI BìNH
Chuyên ngành: KINH Tế TàI CHíNH
NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. LÊ ĐứC Lữ


Hµ néi – 2015


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thị THU HƯƠNG

PHÂN TíCH TàI CHíNH QUỹ TíNH DụNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THáI BìNH
Chuyên ngành: KINH Tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. LÊ ĐứC Lữ



Hµ néi – 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được nghiên cứu và hoàn thành một cách độc lập
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Đức Lữ. Tất cả các trích dẫn, số liệu
được trình bày trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 7
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3
2.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thái Bình 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn Thái Bình 28
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn Thái Bình 29
2.2.1. Phân tích vốn chủ sở hữu Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
Thái Bình 30
3.1. Thảo luận kết quả phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 53

3.1.1. Về tình hình tài chính hệ thống QTDND trên địa bàn Thái Bình

nói chung 53
3.1.2. Về tồn tại tài chính của một số QTDND cụ thể trên địa bàn tỉnh
Thái Bình 55
3.2. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại tình hình tài chính QTDND trên địa bàn Thái Bình 55
3.3. Khuyến nghị giải pháp nâng cao năng lực tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái
Bình 56
3.4.Kiến nghị đối với NHNN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Phụ lục 1: Lý thuyết mô hình Pearls trong đánh giá tình hình tài chính quỹ tín dụng nhân dân 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSCĐ

Tài sản cố định

HTX

Hợp tác xã


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG

LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 7
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3
2.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thái Bình 28


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn Thái Bình 28
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn Thái Bình 29
2.2.1. Phân tích vốn chủ sở hữu Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
Thái Bình 30
3.1. Thảo luận kết quả phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 53

3.1.1. Về tình hình tài chính hệ thống QTDND trên địa bàn Thái Bình
nói chung 53
3.1.2. Về tồn tại tài chính của một số QTDND cụ thể trên địa bàn tỉnh
Thái Bình 55
3.2. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại tình hình tài chính QTDND trên địa bàn Thái Bình 55
3.3. Khuyến nghị giải pháp nâng cao năng lực tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái
Bình 56
3.4.Kiến nghị đối với NHNN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Phụ lục 1: Lý thuyết mô hình Pearls trong đánh giá tình hình tài chính quỹ tín dụng nhân dân 67


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thị THU HƯƠNG

PHÂN TíCH TàI CHíNH QUỹ TíNH DụNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THáI BìNH
Chuyên ngành: KINH Tế TàI CHíNH NGÂN HàNG


Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. LÊ ĐứC Lữ


Hµ néi – 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm phần mở đầu và 3 chương, phần tài liệu tham khảo và
phần phụ lục kèm theo. Mỗi chương đề cập tới một vấn đề về phân tích tài chính
QTDND trên địa bàn Thái Bình. Nội dung các chương được trình bày ngắn gọn
như sau:
Phần mở đầu: Tập trung vào nội dung tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và những đóng góp của đề tài
nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn.
Là đơn vị quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân
dân, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tài chính
đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh
Thái Bình nói riêng. Phân tích tài chính các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Thái Bình trên quan điểm an toàn của NHNN sẽ là công cụ cần thiết giúp đánh giá
tình hình tài chính các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, qua đó, đề xuất NHNN
có những định hướng, chính sách phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao tình hình tài
chính các quỹ này, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của
QTDND trên địa bàn, tăng cường vai trò của loại hình TCTD này trong việc phát
triển kinh tế ở địa phương. Đồng thời đây cũng là công cụ giám sát từ xa, chỉ ra một
vài quỹ yếu kém đặc biệt trong hệ thống để từ đó NHNN tăng cường kiểm tra, kiểm
soát, thanh tra tại chỗ, chấn chỉnh kịp thời.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích tài chính
cơ bản nhằm phân tích tình hình tài chính các QTDND trên địa bàn Thái Bình.
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về phân tích tài chính QTDND. Phân tích
trên quan điểm an toàn của cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là NHNN, luận văn
tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính phản ánh tính an toàn trong hoạt động của
QTDND bao gồm vốn chủ sở hữu, dư nợ và nợ xấu. Khung lý thuyết sử dụng phân
tích tài chính QTDND áp dụng theo khung lý thuyết của NHTM.


ii

Chương 1 tập trung đề cập tới các vấn đề lý thuyết cơ bản sau:
Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính bao gồm: phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tổ.
Nội dung phân tích báo cáo tài chính bao gồm:
+/ Phân tích vốn chủ sở hữu: trình bày các chỉ tiêu về phân tích vốn chủ sở
hữu của QTDND bao gồm: Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, hệ số an toàn vốn.
+/ Phân tích tình hình tín dụng: trình bày về các chỉ tiêu về phân tích tín dụng
QTDND bao gồm: quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tín dụng trên tổng
tài sản, cơ cấu tín dụng theo các tiêu chí và tỷ lệ nợ xấu.
Trong từng nội dung phân tích trên tác giả trình bày cụ thể công thức tính và ý
nghĩa của từng chỉ tiêu trong phân tích đánh giá tình hình tài chính của QTDND.
Chương 2: Nội dung chính của chương này tập trung phân tích tình hình tài
chính của 85 QTDND trên địa bàn Thái Bình.
- Trước tiên, luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triển hệ
thống QTDND cơ sở trên địa bàn Thái Bình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
loại hình TCTD này trên địa bàn.
- Luận văn đi sâu vào phân tích theo hướng và các nội dung phân tích đã được
trình bày trong phần cơ sở lý luận được áp dụng trong thực tế tình hình tài chính của

85 QTDND trên địa bàn Thái Bình.
Chương 3: Chương này trình bày những thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến
nghị, giải pháp và kết luận.
- Qua các kết quả phân tích, đánh giá của Chương 2, tác giả tổng kết lại những
vấn đề về tình hình tài chính của hệ thống QTDND trên địa bàn Thái Bình bao gồm
những tồn tại chung và những tồn tại đối với một vài QTDND yếu kém . Từ đó, tác
giả cũng phân tích những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trên, làm tiền đề cho
các kiến nghị và khuyến nghị đưa ra trong phần tiếp theo.
- Từ những đánh giá về thực trạng tài chính, những nguyên nhân dẫn tới
tình hình tài chính được phân tích, luận văn đưa ra các khuyến nghị đối với bản
thân các QTDND trên địa bàn Thái Bình, cùng với đó là các kiến nghị đối với


iii

nhà quản lý, mà cụ thể là NHNN để hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc nâng cao tình
hình tài chính các QTDND trên địa bàn Thái Bình, đảm bảo hoạt động kinh
doanh an toàn và hiệu quả.
Phần phụ lục: Trình bày lý thuyết mô hình Pearls trong đánh giá tình hình tài
chính QTDND đồng thời áp dụng lý thuyết đó, tính toán đánh giá đối với tình hình tài
chính 85 QTDND trên địa bàn Thái Bình.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn thị THU HƯƠNG

PHÂN TíCH TàI CHíNH QUỹ TíNH DụNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THáI BìNH

Chuyên ngành: KINH Tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. LÊ ĐứC Lữ


ii

Hµ néi – 2015


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cái tên “quỹ tín dụng nhân dân” có vẻ xa lạ với nhiều người dân thành thị vì
quy mô của nó rất nhỏ so với các ngân hàng thương mại và chủ yếu phân bổ ở
những địa bàn dân cư xa thành phố. Thế nhưng, hệ thống quỹ tín dụng này đã ra đời
từ rất lâu và là nguồn cung cấp tín dụng cho hàng triệu người dân ở nông thôn. Đối
với tỉnh Thái Bình, địa bàn có trên 90% dân số là nông dân nên hoạt động của hệ
thống quỹ tín dụng nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của tỉnh. Với quy mô 85 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hoạt động ở 140 xã, phường,
thị trấn, doanh số cho vay mỗi năm Quỹ tín dụng cơ sở đạt từ 500 - 600 tỷ đồng,
phục vụ 110.000 thành viên vay vốn phát triển sản xuất, hình thức quỹ này đã và
đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững kinh tế nông thôn
trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động của quỹ chủ yếu tập trung tại khu vực
nông thôn, đội ngũ cán bộ nhân viên sinh sống ngay tại địa bàn với trình độ chuyên
môn còn hạn chế nên trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý tài chính nói
riêng của quỹ còn nhiều bất cập.

Là đơn vị quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân
dân, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tài chính
đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh
Thái Bình nói riêng. Phân tích tài chính các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Thái Bình trên quan điểm an toàn của NHNN sẽ là công cụ cần thiết giúp phản ánh,
đánh giá tình hình tài chính các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, qua đó, đề xuất
NHNN có những định hướng, chính sách phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao tình
hình tài chính các quỹ này, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh
của QTDND trên địa bàn, tăng cường vai trò của loại hình TCTD này trong việc
phát triển kinh tế ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là công cụ giám sát từ xa, chỉ
ra một vài quỹ yếu kém đặc biệt trong hệ thống để từ đó NHNN tăng cường kiểm
tra, kiểm soát, thanh tra tại chỗ, chấn chỉnh kịp thời.


2
Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân
trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân;
- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên
địa bàn Thái Bình.
- Từ đó, luận văn đề xuất các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ
trợ nâng cao năng lực tài chính của các QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: tình hình tài chính QTDND.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích tài chính 85 QTDND
cơ sở trên địa bàn Thái Bình.
- Về chỉ tiêu phân tích: Phạm vi đề tài chỉ tập trung đánh giá tình hình tài
chính thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Vốn chủ sở hữu;
+ Dư nợ;
+ Nợ xấu.
- Về thời gian nghiên cứu: Tình hình tài chính QTDND trên địa bàn Thái Bình
từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết: Luận văn sử dụng khung lý thuyết về phân tích tài chính Ngân
hàng thương mại để phân tích tài chính QTDND trên địa bàn Thái Bình.
Nguồn dữ liệu dùng cho phân tích: Nguồn dữ liệu thứ cấp. Luận văn sử
dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của các QTDND trên địa bàn Thái Bình giai
đoạn 2012-2014.
Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích ngang, phương pháp phân tích dọc và
phương pháp phân tích tỷ suất trong quá trình phân tích tài chính QTDND trên địa


3
bàn Thái Bình.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Luận văn góp phần giải thích ý nghĩa của một số chỉ tiêu tài chính quan trọng
phản ánh tình hình tài chính quỹ tín dụng nhân dân;
- Trên cơ sở tình hình tài chính thực tế của các QTDND trên đại bàn Thái
Bình, Luận văn đề xuất những kiến nghị quan trọng đối với NHNN để cải thiện tình
hình tài chính cho QTDND trên địa bàn Thái Bình.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân.


Chương 2:

Phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thái Bình.

Chương 3:

Thảo luận kết quả phân tích tài chính và các kiến nghị đối với

Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao năng lực tài chính đối với quỹ tín dụng nhân
dân trên địa bàn Thái Bình.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN
1.1.
Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân
1.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân
Trên thế giới, các nước sử dụng rất nhiều tên gọi khác nhau để nói về loại hình
tổ chức tín dụng này, ví dụ: Ngân hàng HTX (Cộng hòa Liên Bang Đức); Liên minh
tín dụng (Mỹ); Ngân hàng nhân dân (Rwanda); Quỹ tín dụng tương hỗ nông nghiệp
(Bénin)…
Theo Hiệp hội Liên minh tín dụng quốc gia Hoa Kỳ (National Credit Union
Administrasion), Quỹ tín dụng là một định chế tài chính phi lợi nhuận, được làm
chủ và kiểm soát bởi các thành viên,đồng thời là những người sử dụng các dịch vụ
của quỹ tín dụng (Bao gồm: gửi tiền tiết kiệm, vay vốn và sử dụng các dịch vụ tài
chính khác với giá cả hợp lý).
Theo Hội đồng Liên minh tín dụng thế giới (World Council of Credit Union):

Quỹ tín dụng là một loại hình trung gian tài chính mang tính tư nhân và hợp tác.
Việc gia nhập vào quỹ tín dụng được mở rộng và tự nguyện.Quỹ tín dụng thuộc
quyền sở hữu của các thành viên – những người quản lý quỹ một cách dân chủ.Quỹ
tín dụng hoạt động nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về tài chính của mọi thành viên
thông qua việc khuyến khích tiết kiệm và cho thành viên vay vốn.
Ở Việt Nam, QTDND là tên gọi của loại hình HTX tín dụng kiểu mới được
thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm
2010, Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá
nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một
số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục
tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Mặc dù tên gọi và định nghĩa khác nhau nhưng loại hình TCTD này có những
nét đặc trưng chung rất nổi bật như sau:


5
Thứ nhất, quỹ tín dụng là một loại hình trung gian tài chính: QTDND đóng
vai trò trung gian giữa những người tạm thời có nguồn vốn nhàn rỗi với những
người cần vốn để đầu tư hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông qua việc huy động
tiết kiệm của khách hàng (có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên của
QTDND) để cấp tín dụng cho khách hàng khác.
Thứ hai, tính chất tư nhân: QTDND do các thành viên tự nguyện thành lập,
không có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.
Thứ ba, sự gia nhập mở rộng và tự nguyện: Mọi cá nhân tổ chức hội đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật, tán thành điều lệ và các quy định liên quan đều có
thể gia nhập QTDND mà không phải chịu bất kỳ sự phân biệt hay sự ép buộc nào.
Thứ tư, mục đích hoạt động: QTDND hoạt động không phải với mục tiêu lợi
nhuận được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu quan trọng nhất của QTDND là tương trợ,
phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho các thành viên.

Thứ năm, cho vay: QTDND là kết quả của sự nỗ lực chung, nếu để tiền tiết
kiệm đóng băng, không sinh lời thì chắc chắn sẽ làm nản lòng những người gửi tiền.
Do đó, việc tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng rất được coi trọng. QTDND được đánh
giá là công cụ chống cho vay nặng lãi rất hiệu quả.

1.1.2. Các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
• Hoạt động huy động vốn
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, các QTDND thực hiện “góp nhặt” một phần
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức như: nhận tiền gửi không kỳ hạn,
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác; vay vốn Ngân hàng
HTX, vay các TCTD khác, tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá
nhân trong nước. Trong đó, tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn
nhất so với các nguồn khác trong cơ cấu nguồn vốn của QTDND.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày
31/3/2015 Quy định về QTDND, hoạt động huy động vốn của QTDND bị hạn chế
so với các NHTM ở chỗ: QTDND chỉ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam,
không được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ; QTDND được vay vốn các TCTD khác trừ
trường hợp vay vốn của các QTDND. Đồng thời, thông tư trên cũng quy định, tổng


6
mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 50%
tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
• Hoạt động sử dụng vốn
Mục tiêu quan trọng nhất của QTDND là mục đích tương trợ, hỗ trợ phát triển
sản xuất và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Điều đó
được thực hiện thông qua hoạt động sử dụng nguồn vốn huy động được để cho các
thành viên vay vốn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, để duy trì hoạt động
bền vững, lợi nhuận cũng luôn nằm trong mối quan tâm quan trọng của các
QTDND. Để tạo ra lợi nhuận và thu nhập thì các QTDND phải biết sử dụng và khai

thác nguồn vốn một cách hiệu quả. Cũng giống như NHTM, tín dụng là hoạt động
cơ bản đem lại phần lớn lợi nhuận cho các QTDND. Các QTDND dùng nguồn vốn
đã huy động được để cấp tín dụng cho các thành viên và các tổ chức, cá nhân khác
từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch phí đầu vào và phí đầu ra, cùng với phí
dịch vụ tín dụng. Do đặc thù hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn
nên so với các NHTM hoạt động sử dụng vốn của QTDND kém đa dạng hơn nhiều.
Các hoạt động sử dụng vốn khác của NHTM như cho thuê tài chính, chiết khấu giấy
tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, đầu tư hùn vốn liên doanh liên kết, kinh doanh
chứng khoán trên thị trường tài chính hầu như chưa phát triển tại QTDND.
Ở Việt Nam, Theo Điều 37, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN về hoạt động cho
vay của QTDND quy định: Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được cho vay bằng đồng
Việt Nam, không được cho vay bảo đảm bằng số góp vốn của thành viên. Tổng mức
cho vay và thời hạn cho vay đối với khách hàng là thành viên hoặc không phải là
thành viên của QTDND bị giới hạn theo những điều kiện nhất định. Đặc biệt, Quỹ
tín dụng nhân dân phải báo cáo Đại hội thành viên các khoản cho vay đối với Chủ
tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên
khác Ban kiểm soát, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân phát sinh trước
thời điểm họp Đại hội thành viên; báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi phát
sinh các khoản cho vay đối với các đối tượng này.
• Hoạt động trung gian thanh toán


7
Hoạt động trung gian thanh toán chưa thực sự phát triển do QTDND chủ yếu
hoạt động ở vùng nông thôn, với hệ thống công nghệ thông tin sơ sài và phục vụ
khách hàng nông dân là chủ yếu. Vai trò trung gian thanh toán của QTDND thể
hiện qua hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ,
chi hộ cho các thành viên.
Tùy vào mức độ phát triển của nền kinh tế khu vực nói chung và trình độ của
từng QTDND nói riêng, QTDND còn cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ

khác, như: cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên,
nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản
lý tài sản hoặc làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
Ở Việt Nam, ngày 22/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định
101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó, cho phép QTDND
được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các
thành viên; NHNN Việt Nam theo đó, ban hành văn bản số 8032/NHNN-TTGSNH
cho phép các QTDND đủ điều kiện được thực hiện các giao dich chuyển tiền, thu
hộ, chi hộ qua hệ thống CF-eBank tạo cở sở pháp lý để các QTDND được cung ứng
dịch vụ thông qua đầu mối Ngân hàng Hợp tác.

1.1.3. Các đặc trưng của quỹ tín dụng nhân dân
* QTDND hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Điều đó được lý giải bởi
căn nguyên hình thành QTDND, đó là: QTDND ra đời vì mục tiêu tương trợ giữa
các thành viên và góp phần phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường với áp lực cạnh tranh nguồn vốn ngày càng gay gắt, các
QTDND vẫn phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. Sở dĩ có thể
nói mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là hết sức sống còn với
QTDND vì nếu xa rời mục tiêu đó, theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đơn
thuần, dẫn đến một trong những tình trạng sau:
Một là, QTDND sẽ mạo hiểm hơn trong những khoản đầu tư, bỏ qua những
nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt
động dẫn đến rủi ro phá sản.
Hai là, chạy theo lợi nhuận, QTDND buộc phải xa rời những đối tượng phục


8
vụ truyền thống là các thành viên của QTDND bởi đây là những khách hàng nhỏ lẻ,
hiệu quả cho vay thấp.
Ba là, xa rời mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng, QTDND

sẽ không còn phát huy được những ưu thế của loại hình TCTD hợp tác nên khó có
thể cạnh tranh được với các loại hình TCTD khác để có thể tồn tại.
Vì vậy, mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là mục đích tự
thân và là động lực thúc đẩy sự phát triển của các QTDND.Các thành viên luôn
được xác định vừa là nền tảng vừa là tâm điểm của QTDND.
* Về hình thức sở hữu: Đây là điểm khác biệt lớn nhất của QTDND so với
NHTM. QTDND thuộc hình thức sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức
quản lý và hình thức ra quyết định.QTDND được quản lý và điều hành một cách
dân chủ bởi những người đại diện cho toàn thể thành viên.Mỗi thành viên vừa là
khách hàng, vừa là chủ sở hữu của QTDND.Nói cách khác, QTNDN là loại hình tổ
chức “của thành viên, do thành viên và vì thành viên”.
* Về mô hình hoạt động mang tính chất hợp tác xã: Hình thức hoạt động của
QTDND mang tính HTX nghĩa là nó liên kết các thành viên (khách hàng – chủ sở
hữu); tổ chức và hoạt động của QTDND tuân thủ nguyên tắc HTX, đó là nguyên tắc
tự nguyện; tự quản lý một cách dân chủ, bình đẳng; tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Có thể nói với tính chất là một loại hình TCTD được tổ chức và hoạt động
theo mô hình kinh tế hợp tác, lại được liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động,
QTDND là loại hình TCTD rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu
vực nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường ở cả các nước đã
phát triển và các nước đang phát triển.

1.1.4. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân đối với nền kinh tế
Thứ nhất, vai trò kinh tế: QTDND thực hiện vai trò kinh tế với tư cách là một
chủ thể kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Là một loại hình
tổ chức trung gian tài chính, QTDND góp phần khơi thông nguồn vốn, đặc biệt ở
khu vực nông thôn.Nhờ đó, người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân
hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tiễn
cho thấy QTDND đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở địa bàn
nông thôn.



9
Thứ hai, vai trò xã hội: Cùng với vai trò kinh tế, QTDND còn có vai trò xã hội
hết sức tích cực. Khi thực hiện vai trò xã hội, QTDND được nhìn nhận như là một
loại hình hiệp hội, nó đại diện cho lợi ích của các thành viên, thực hiện sứ mệnh
tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng. Thông qua việc cho vay phát triển sản
xuất kinh doanh, QTDND gián tiếp góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói – giảm
nghèo, hạn chế nạn cho vay nặng lãi; đồng thời góp phần tăng cường mối liên kết,
giáo dục ý thức phát triển cộng đồng.
Với cơ chế là một “loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đó các thành viên
vừa là Hội viên vừa là đồng chủ sở hữu, vừa là khách hàng” QTDND là một loại
hình tổ chức kinh tế hợp tác không thể thiếu được đối với công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội ở phạm vi quốc gia nói chung cũng như trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn nói riêng.

1.2. Khái quát về phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân
Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin
khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá
rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết
vĩ mô của Nhà nước, các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp
luật, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của các chủ thể kinh
doanh dưới những góc độ khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến thông tin phân
tích tài chính có thể chia thành hai nhóm: nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có
quyền lợi gián tiếp.
Nhóm có quyền lợi trực tiếp đối với QTDND, bao gồm: các thành viên góp
vốn; nhà cung cấp tín dụng như ngân hàng HTX, các TCTD khác; những người gửi
tiền; các nhà quản lý trong nội bộ QTDND. Nhóm có quyền lợi gián tiếp, quan tâm

đến các thông tin từ phân tích tài chính QTDND, bao gồm: các cơ quan quản lý Nhà
nước như cơ quan thuế, NHNN, các sinh viên, người lao động… Mỗi đối tượng trên
sử dụng thông tin về tình hình tài chính của QTDND cho các mục đích khác nhau.


10
Như đánh giá khả năng sinh lời, đánh giá khả năng thành toán, đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh, đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động, đánh giá triển
vọng phát triển trong tương lai... để từ đó đưa ra các quyết định hợp lý.
Đứng trên quan điểm của NHNN, việc phân tích tài chính QTDND là công cụ
quan trọng và cần thiết để nắm bắt tình hình tài chính của các đơn vị này, qua đó, có
những chính sách phù hợp và phát hiện những tồn tại, yếu kém cần chấn chỉnh,
khắc phục. Đây là một bước cơ bản trong hoạt động giám sát từ xa để từ đó NHNN
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, đảm bảo an toàn cho hệ thống
ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

1.2.2. Nguồn dữ liệu phân tích tài chính quỹ tín dụng nhân dân
1.2.2.1. Các báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân
Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích
tài chính QTDND. Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin về kinh tế - tài
chính của QTDND một cách đầy đủ và khoa học nhất so với các nguồn thông tin
khác, giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, hiệu quả sản
xuất kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của chủ thể được phân tích. Các chỉ
tiêu, các số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các
chỉ tiêu tài chính cần thiết khác. Qua đó,cung cấp những căn cứ quan trọng để đánh
giá thực trạng tài chính của QTDND.
Trong hệ thống báo cáo tài chính, mỗi loại báo cáo lại có vai trò cung cấp
thông tin đối với việc phân tích tài chính QTDND dưới góc độ cụ thể khác nhau.
a/ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
Cùng với Báo cáo kết quả kinh doanh, BCĐKT là một trong hai báo cáo tài

chính quan trọng nhất của QTDND. BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát về những khoản mục tài sản hiện có (tài sản có) và nguồn hình thành
tài sản (tài sản nợ) của QTDND tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).
Trong đó, tài sản có thể hiện những gì mà quỹ đang sử dụng, mà chủ yếu là những
khoản tín dụng và đầu tư còn tài sản nợ là những tài sản mà QTDND đang phải
thanh toán mà chủ yếu là những khoản tiền gửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu.
BCĐKT được trình bày thành 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn với điều kiện


11
ràng buộc là: Tài sản có = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu.
* Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của QTDND, trong đó, các
khoản mục được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần, cụ thể:
- Ngân quỹ: khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các tổ chức
tín dụng khác. Đây là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong toàn bộ tài sản của
QTDND được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu rút tiền mặt, vay vốn và các
yêu cầu chi trả khác hàng ngày của QTDND. Dù có tính lỏng cao nhất nhưng xét về
tính sinh lời thì khoản mục này có tính sinh lời rất thấp hoặc hầu như không đem lại
lợi nhuận nên các QTDND thường chỉ duy trì ở mức tối thiểu có thể trong tổng tài
sản có của mình.
- Đầu tư: Gồm đầu tư vào chứng khoán (như trái phiếu chính phủ, tín phiếu
kho bạc…) hoặc góp vốn đầu tư dài hạn.
- Cho vay: Gồm các khoản tín dụng cấp cho các thành viên, cá nhân, các tổ
chức kinh tế và các đối tượng khác. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng tài sản có của QTDND và mang lại nguồn thu nhập quan trọng nhất.
Thông thường, khoản mục này thường chiếm từ 70- 80% trong tổng tài sản có của
các QTDND.
- Tài sản cố định (TSCĐ): Bộ phận tài sản này không sinh lời nhưng là điều kiện
để các QTDND tiến hành các hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh và vị thế cho
QTDND trên thị trường. Vì tính chất không sinh lời của loại tài sản này nên các TCTD

nói chung và QTDND nói riêng đã hạn chế tỉ trọng của bộ phận này ở một mức hợp lý
để tránh ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của mình. Theo quy định của NHNN đầu
tư cho TSCĐ của các TCTD không lớn hơn 50% vốn tự có của TCTD.
- Tài sản có khác: Chủ yếu là các khoản vốn đang trong quá trình thanh toán
mà QTDND phải thu về gồm: các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu, tài
sản có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác.
* Nguồn vốn bao gồm khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong đó, các
khoản mục được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thanh toán giảm dần.
- Nợ phải trả: gồm các khoản vốn mà QTDND huy động từ bên ngoài, bao


×