Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.19 KB, 18 trang )

Phần 1 : MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, Đảng và nhà nước ta vẫn đang tiếp tục
thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong tất cả
các phương tiện góp phần vào cuộc cách mạng đó khơng thể khơng nói đến
hoạt động TDTT. Bởi vì hoạt độ.ng TDTT mang lại rất nhiều lợi ích cho xã
hội, nó góp phần nâng cao hiệu quả trong lao động sản xuất, trong học tập và
trong chiến đấu.
Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta cũng đã rất quan tâm tới hoạt
động TDTT với khẩu hiệu “ Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ”
Hoạt động TDTT đã mang lại sức khỏe cho toàn xã hội và nhiều lợi ích to
lớn khác góp phần khơng nhỏ trong q trình phát triển và hội nhập.
Trong phạm vi nhà trường thì hoạt động TDTT còn mang một ý nghĩa rất
quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho các em học sinh.
Thông qua môn học giúp cho các em có được một sức khỏe tốt cũng như giáo
dục các phẩm chất về ý chí,tinh thần tự giác tích cực …
Là một giáo viên dạy môn TDTT với thời gian hơn mười năm trong nghề
tôi nhận ra rằng để có được một tiết học đạt được hiệu quả cao nhất thì phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có 5 yếu tố cơ bản sau :
- Trình độ chuyên môn của giáo viên
- Ý thức của học sinh
- Cơ sở vật chất phục vụ môn học ( dụng cụ sân bãi )
- Nội dung môn học
- Phương pháp giảng dạy.
Các yếu tố kể trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Tuy nhiên tôi cho rằng phương pháp dạy học là một yếu tố rất quan trọng,
nó góp phần khơng nhỏ trong các tiết học TDTT. Đó cũng là điều mà tơi ln
trăn trở suy nghĩ sau mỗi tiết học cũng như trong quá trình dạy học, để làm sao
có được những giờ học phát huy được tối đa năng lực của học sinh.

5




Với những lí do trên tơi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra đề tài :
“ Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT ”
II- PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Đề tài này được tôi nghiên cứu tại trường nơi tơi đang cơng tác. Trong
q trình giảng dạy tơi ln cố gắng giúp cho học sinh hiểu và biết việc rèn
luyện TDTT là rất quan trọng, đặc biệt là đối với lứa tuổi của các em,đang
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi cũng đã
tham khảo một số tài liệu và trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp về
phương pháp giảng dạy để đưa ra một số phương pháp cụ thể vận dụng trong
quá trình dạy học.

6


Phần 2 : NỘI DUNG
2.1 VỊ TRÍ MƠN HỌC :

Chương trình thể dục được Bộ giáo dục đưa ra nhằm bước đầu giúp học
sinh ý thức được việc rèn luyện thể dục thể thao có ảnh hưởng như thế nào đối
với học sinh bậc THPT. Đồng thời chương trình cịn biên soạn và đua ra sự
phân bổ thời gian để học sinh luyện tập, rèn luyện các tư thế cơ bản cũng như
các bài tập thể dục rèn luyện chung, nhằm mục đích chung là khích lệ tinh thần
học tập, tinh thần đoàn kết, hoạt động tập thể và nâng cao tính tích cực, tự giác
và kỷ luật cho học sinh. Vấn đề này cần đòi hỏi học sinh phải nỗ lực tập luyện
và phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù
hợp với từng đối tượng, từng khu vực nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.
Khi giảng dạy TDTT, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác

nhau, trong đó làm mẫu kết hợp với phân tích là phương pháp giảng dạy đặc
thù của bộ môn Thể dục. Nhiều kỹ thuật động tác đòi hỏi giáo viên phải làm
mẫu chuẩn, làm mẫu nhiều lần xen kẽ với quá trình giảng dạy kỹ thuật ,đồng
thời giáo còn phải kết hợp với phương pháp trị chơi để tạo hưng thú cho học
sinh…
2.2 KHĨ KHĂN VÀ THUẬN LỢI:

2.2.1/ Thuận lợi:
- Năm học 2012 – 2013 Trường có tổng số lớp là : 27 lớp ( Khối 12 : 10
lớp; khối 11 : 9 lớp ; khối 10 : 8 lớp)
- Được sự quan tâm chỉ đạo Ban giám hiệu, hướng dẫn của Ban chuyên
môn Tổ và nhóm chun mơn.
- Giáo viên nhiệt tình, u nghề, n tâm cơng tác, có ý thức học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp.
2.2.2/ Khó khăn:
- Nhận thức của một số học sinh về mơn học cịn bị hạn chế.
- Cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn thiếu thốn, dụng cụ thể thao còn chưa
đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, Sân bãi cịn ít cây xanh, bụi…
7


2.3 - QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG
I. BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG :

A. Thời gian nghiên cứu : 9 tuần ( từ tuần 3 đến hết tuần 12 )
+) Giai đoạn 1 :
- Phân tích lí luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu,chọn đề tài
- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu,chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất
+) Giai đoạn 2 :

- Phân tích và tổng hợp tài liệu
-

Liên hệ đối tượng nghiên cứu

+) Giai đoạn 3 :
- Lựa chọn một số phương pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu
- Thu thập và xử lí số liệu
- Viết kết luận và kiến nghị đề tài
- Đánh máy hoàn thiện đề tài
B. Biện pháp cụ thể:
- Nghiên cứu lựa chọn một số phương pháp dạy học mới để áp dụng trong
dạy học
C. Nội dung thực nghiệm:
- Tổng số đối tượng :
Toàn bộ Khối 10 ( tổng : 402 học sinh)
+ Chia thành 2 nhóm :
- Nhóm Thực nghiệm 4 lớp tương đương 201 học sinh
- Nhóm Đối chiếu 4 lớp tương đương 201 học sinh
Để tiến hành nghiên cứu và vận dụng các phương pháp giảng dạy trước
tiên ta phải hiểu khái niệm chung về thể dục thể thao.

8


II. KHÁI NIỆM CHUNG:

Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm, do đó có các phương pháp
dạy TDTT khác nhau, về bản chất cũng chính là các phương pháp sư phạm
nhưng mang những đặc điểm của giáo dục thể chất.

Trong quá trình giảng dạy TDTT, giáo viên thường sử dụng các phương
pháp giảng dạy khác nhau. Các phương pháp này được dựa trên cơ sở của các
nguyên tắc về phương pháp giảng dạy nói riêng và các phương pháp sư phạm ,
giáo dục nói chung.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp giảng dạy chung như: phương
pháp sử dụng lời nói, trực quan… trong giảng dạy TDTT, cịn áp dụng phương
pháp mang tính đặc thù riêng.
Do tính chất riêng của phương pháp giảng dạy TDTT khi lựa chọn
phương pháp, giáo viên cần dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, chiến thuật,
yêu cầu thể lực và tình trạng thi đấu thể thao của học sinh. Khi thực hiện các
bài tập kỹ thuật hoặc giảng dạy các động tác TDTT giáo viên có thể sử dụng
các phương pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp các phương pháp.
Ví dụ:
- Dùng lời nói để giải thích, hướng dẫn kỹ thuật động tác, có thể phối hợp
việc giải thích với làm mẫu trực tiếp kỹ thuật hoặc gián tiếp giới thiệu kỹ thuật
qua tranh ảnh, phim, hình vẽ kỹ thuật…
Thực tế trong hoạt động TDTT cho thấy, muốn đạt tới trình độ vận động
cao cần phải áp dụng hệ thống các phương pháp luyện tập khác nhau. Yếu tố
chính để tạo thành các phương pháp khác nhau là lượng vận động và nghỉ hơi
khác nhau.
Khái niệm lượng vận động : là một độ lớn nhất định những tác động của
các động tác đối với cơ thể người tập, lượng vận động có liên quan trực tiếp
đến việc tiêu hao năng lượng cơ thể, tác động này dẫn đến xuất hiện mệt mỏi.
Mặt khác, trong quá trình vận động thì tiêu hao và mệt mỏi là hai nhân tố kích
thích đến q trình hồi phục của cơ thể.

9


III. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP

Các phương pháp trong giáo dục TDTT nói chung rất đa dạng và phong
phú. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và thực trạng nhà trường phổ thơng các
cấp, trình độ vận động của học sinh, trong quá trình giảng dạy TDTT giáo viên
có thể sử dụng một số phương pháp, nhưng cần chú ý đến những yêu cầu cơ
bản sau:
- Việc tiến hành lựa chọn phương pháp giảng dạy TDTT cần bảo đảm tính
vừa sức, phù hợp với trình độ vận động của học sinh, các điều kiện cơ sở vật
chất, dụng cụ tập luyện hiện có và các yếu tố bảo đảm khác như: thời tiết, khí
hậu, thiết bị bảo hiểm, hỗ trợ của các phương tiện y tế…
- Cần phối hợp giữa các phương pháp giảng dạy: Lời nói trực quan làm
mẫu, phương pháp tập luyện vận động của học sinh. Song, cần chú ý tránh gây
tình trạng căng thẳng, tiêu phí thời gian để giải thích phương pháp, cách thức
tập luyện, khiến cho học sinh ức chế, xuất hiện mệt mỏi và kém tự tin.
- Khi áp dụng phương pháp cần chú ý đến những ảnh hưởng tốt của nó và
mối quan hệ hợp lý của các phương pháp giáo dục. Các phương pháp được sử
dụng phải có tác động giáo dục tồn diện về: kỹ thuật, thể lực và phẩm chất
đạo đức cho học sinh. Cần có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên bộ môn
khác để phối hợp bồi dưỡng vốn tri thức, những hiểu biết có liên quan đến hoạt
động giảng dạy TDTT. Khi sử dụng các phương pháp giảng dạy TDTT cần có
sự phối hợp và sử dụng hiệu quả các phương pháp sư phạm khác để góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục chung.
Dựa vào thực tế giảng dạy TDTT trong nhà trường các cấp, sau khi đã
nghiên cứu các phương pháp giáo dục TDTT nói chung, giáo viên lựa chọn
một số phương pháp để áp dụng cho phù hợp với từng đối tượng giáo dục,
nhằm bảo đảm thực hiện tốt chương trình và kế hoạch dạy học.
Những phương pháp thường được dùng trong quá trình giảng dạy TDTT là :
1- Phương pháp giảng giải (lời nói) và làm mẫu (trực quan)
2- Phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn

10



3- Phương pháp tập luyện và phương thức tập luyện.
4- Phương pháp sửa chữa động tác sai.
5- Phương pháp quan sát và phân loại.
Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp giảng dạy khác,
nhưng cần chú ý việc sử dụng phương pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo
dục thể chất, nhiệm vụ và nội dung chương trình cần đạt, mức độ và yêu cầu
của giáo dục: kỹ thuật, thể lực, chiến thuật hoặc trình độ thi đấu…
Sự phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối, trong q trình giảng dạy
TDTT, giáo viên có thể sử dụng một phương pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp các
phương pháp nhằm giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy cụ thể. Giáo viên cần
nghiên cứu sáng tạo trong phân loại và sử dụng các phương pháp trên. Các
phương pháp giảng dạy TDTT khi được sử dụng đúng lúc và hợp lí là yếu tốt
có tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trình
độ vận động của học sinh nói riêng.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỂ DỤC THỂ THAO
1- Phương pháp giảng giải và làm mẫu:
Trong quá trình giáo dục thể chất phương pháp giảng giải và làm mẫu là
phương pháp cơ bản, nhằm giáo dục và bồi dưỡng những tri thức hiểu biết, kỹ
thuật động tác.
a) Phương pháp giảng giải (phương pháp dùng lời nói):
Là phương pháp thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy TDTT
cho học sinh bậc trung học. Đặc điểm của phương pháp này là giáo viên dùng
lời nói để giới thiệu kiến thức mới, động tác mới và kỹ thuật TDTT, phân tích
về các nội dung cơ bản, nhiệm vụ bài học, về phương hướng chuyển động của
các bộ phận cơ thể, các mấu chốt kỹ thuật để từng bước hoàn thành kỹ thuật,
động tác, nâng cao hiểu biết và các kiến thức có liên quan.
Một số yêu cầu cần chú ý khi áp dụng phương pháp giảng giải là:
- Giúp cho học sinh có nhận thức hiểu biết và cảm nhận (qua quan sát)

đúng, thấy được từng phần, cấu trúc, hướng chuyển động, yêu cầu kỹ thuật…

11


của động tác. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng phân tích kỹ thuật
và có các biểu tượng đúng, làm cơ sở cho việc thực hành chính xác kỹ thuật.
Giáo viên nên mơ tả động tác bằng lời nói, thực hiện cùng lúc với việc thực
hiện đúng, chính xác động tác mẫu.
- Lời giảng cần có sức thuyết phục để truyền thụ tri thức, tạo nên sự chú ý
theo dõi của học sinh. Giúp học sinh càng sớm nắm được những nét cơ bản của
kỹ thuật, cần nhấn mạnh điểm chủ yếu khi thực hiện động tác. Qua đó, từng
bước củng cố các kỹ thuật, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động. Phòng tránh
những sai lầm thường mắc phải trong khi thực hiện động tác và đánh giá đúng
khả năng vận động của học sinh.
- Lời giảng của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu sao cho thu hút
được sự chú ý, tập trung sự theo dõi của học sinh. Tránh dùng thuật ngữ
chun mơn khó hiểu khi giảng giải kỹ thuật động tác, cần liên hệ với các hoạt
động tự nhiên: chạy, nhảy, leo, trèo… Có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên
môn bằng từ địa phương để giảng cho các học sinh dễ hiểu và dễ bắt chước,
song vẫn phải đảm bảo tính sư phạm và tính giáo dục.
- Khi giảng giải kỹ thuật trong giờ học, tập luyện nên kết hợp với việc sử
dụng các tín hiệu, mệnh lệnh khi giao nhiệm vụ, hoặc điều chỉnh nội dung tần
số, khối lượng vận động…Khẩu lệnh của giáo viên dưới dạng truyền lệnh cần
dứt khốt, rõ ràng có sức truyền cảm, đặc biệt với học sinh các cấp. Việc giao
nhiệm vụ, căn dặn hay phê bình, động viên… đều có tác dụng khơng nhỏ đến
việc bắt chước, hình thành các thói quen cho học sinh. Tấm gương của giáo
viên có ý nghĩa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách,
thói quen và những kỷ niệm tốt đẹp thời niên thiếu.
- Trong giảng dạy tập luyện TDTT hình thức hỏi và trả lời (đàm thoại) có

ý nghĩa giúp học sinh suy nghĩ, độc lập sáng tạo, phát huy tích cực của các em.
Từ đó giúp học sinh hiểu chính xác phương hướng chuyển, động kỹ thuật,
động tác gây hứng thú, giúp học sinh nắm được các quy tắc, đánh giá được
động tác đúng, sai của bạn và của chính mình.

12


b) Phương pháp làm mẫu:
Hoạt động giáo dục thể dục thể thao là loại hình có nội dung giáo dục
chun biệt. Trong quá trình giảng dạy TDTT yêu cầu giáo viên khơng chỉ có
hệ thống tri thức liên quan đến truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải
làm mẫu đúng, chính xác động tác, kỹ thuật TDTT. Làm mẫu thường được
thực hiện cùng lúc với việc giảng giải kỹ thuật và các tri thức khác có liên
quan. Lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu, làm động tác mẫu
cần chính xác, đúng, đẹp.
Một số yêu cầu cần chú ý khi làm động tác mẫu:
- Động tác làm mẫu của giáo viên cần chính xác, đẹp, hồn chỉnh. Vì giáo
viên làm mẫu động tác, kỹ thuật đúng sẽ giúp học sinh nắm được những động
tác cơ bản đúng, hình thành kỹ năng ban đầu.
- Khi giảng dạy những động tác kỹ thuật mới, phức tạp, giáo viên cần
giảng giải 2-3 lần. Làm mẫu lần 1 có thể thực hiện động tác hoàn chỉnh, tốc độ
chuyển động bình thường đúng nhịp độ và yêu cầu. Học sinh qua quan sát hình
thành trí nhớ hình ảnh, có khái niệm sơ bộ của từng phần kỹ thuật hoặc toàn bộ
động tác, gây cảm giác đúng, chính xác hứng thú, thích tập luyện theo. Làm
mẫu lần 2, giáo viên thực hiện động tác chậm, ở những điểm mấu chốt kỹ
thuật, giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để học sinh
nhớ lại các điểm chính. Làm mẫu lần 3 giống như lần 1 cần chú ý thực hiện
hoàn chỉnh, chuẩn xác. Trong trường hợp giáo viên cần phải làm mẫu thêm
một hai lần nữa hoặc làm mẫu riêng từng phần của kỹ thuật là tuỳ thuộc vào độ

khó của động tác kỹ thuật và trình độ tiếp thu của học sinh.
- Khi hướng dẫn học sinh tập luyện các bài tập thể dục tay không, thể dục
đồng diễn, thể dục nhịp điệu, thể dục với vịng, gậy, cờ… giáo viên cần áp
dụng nhiều hình thức làm mẫu khác nhau: làm mẫu theo kiểu “soi gương” hay
thực hiện động tác kỹ thuật đứng cùng chiều với học sinh.

13


Khi giáo viên thực hiện động tác bước đầu tiên nên làm động tác có
chuyển động chậm để học sinh dễ thực hiện theo. Cần thực hiện làm mẫu động
tác tự nhiên và bảo đảm tính phối hợp kỹ thuật nhịp nhàng.
- Giáo viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để khi làm mẫu tất cả học sinh
đều có thể nhìn thấy các chi tiết chuyển động của động tác, kỹ thuật. Tổ chức
hoạt động theo các nhóm, tổ, cặp 2 học sinh. Phân cơng các nhóm, tổ học sinh
làm theo kỹ thuật giáo viên đã hướng dẫn. Số học sinh còn lại chú ý theo dõi,
phát hiện từng phần kỹ thuật sai, nhắc nhở, tự sửa chữa cho bạn. Sau đó đổi nội
dung tập luyện giữa các nhóm, tổ…thay phiên nhau quan sát, tập luyện và sửa
chữa động tác sai.
- Khi hướng dẫn thực hiện các động tác giáo viên đã làm mẫu, có thể sử
dụng các dụng cụ phát tín hiệu âm thanh như :(cịi, tiếng trống,vỗ tay…) để
giúp học sinh hình thành cảm giác nhịp điệu đúng, phân phối điều hoà tốc độ
vận động…biết tập trung vào các thời điểm cần gắng sức, nghỉ ngơi hoặc thả
lỏng để góp phần làm giảm bớt căng thẳng liên tục.
Tóm lại, sử dụng sáng tạo phương pháp giảng giải và làm mẫu kỹ thuật
động tác trong giảng dạy TDTT là việc làm có vị trí quan trọng. Để phương
pháp giảng giải, làm mẫu đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp giữa làm
mẫu giảng giải với việc phân tích các đặc điểm tâm, sinh lý học sinh, tình trạng
sức khoẻ, lượng vận động, mức độ phức tạp của động tác…để điều chỉnh thời
gian giảng giải, số lần làm mẫu, hình thức, phương pháp tổ chức giảng dạy

mẫu cho phù hợp với đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
2- Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn:
a) Phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh:
- Đối với các động tác đơn giản hoặc khó phân chia thành các cử động
nhỏ khi giảng dạy, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy động tác hoàn
chỉnh (nghĩa là động tác không bị phân ra thành các bộ phận cử động riêng
lẻ). Khả năng phân tích động tác, kỹ thuật của học sinh phổ thơng cịn hạn chế,
nên việc thực hiện động tác cịn thiếu chính xác, sự kết hợp các cử động riêng

14


lẻ cịn khó khăn lúng túng, tốc độ, biên độ động tác chưa có cảm giác đúng và
phù hợp… Vì vậy, giáo viên phải luôn quan sát giúp đỡ học sinh để các em tập
được các động tác hoàn chỉnh.
Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo viên cần
chú ý đến những ưu, nhược điểm sau:
* Về ưu điểm:
Tạo được cảm giác đúng toàn bộ kỹ thuật cho người học, dễ dàng nắm
được kỹ thuật động tác, có thể thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
* Về nhược điểm:
- Khi giảng dạy các động tác có kỹ thuật phức tạp, sử dụng phương
pháp này kém hiệu qủa.
- Dó đó, khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo
viên cần chú ý nhấn mạnh vào các điểm chủ yếu cần thiết của kỹ thuật, động
tác có thể giảm bớt yêu cầu về biên độ, cự ly, trọng lượng, độ cao… Phối hợp
với các động tác bổ trợ khác trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật động tác
phức tạp.
b) Phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn:
- Khi giảng dạy những động tác, bài tập khó và phức tạp, giáo viên cần

sử dụng phương pháp phân đoạn. Đây là phương pháp chia kỹ thuật động tác
ra thành các phần kỹ thuật động tác riêng lẻ để hướng dẫn học sinh từng phần
kỹ thuật. Khi từng phần kỹ thuật học sinh đã được thực hiện thuần thục, học
sinh có thể liên kết các phần đó thành động tác hồn chỉnh.
Ví dụ:
Khi dạy học sinh động tác đẩy tạ “ vai hướng ném ”. Cần hướng dẫn học
sinh đứng ở tư thế chuẩn bị, cách cầm tạ, cách trượt đà, gia sức cuối cùng,
đẩy tạ ra xa , cách phối hợp với chuyển động của toàn thân… động tác kết
thúc, giữ thăng bằng. Hướng dẫn học sinh tập luyện từng phần kỹ thuật, thực
hiện đúng các chi tiết kỹ thuật động tác sau đó, hướng dẫn cách liên kết các chi
tiết kỹ thuật thành động tác đẩy tạ hoàn chỉnh.

15


Vi yờu cu: xa, cơ bản ỳng k thut.
Khi s dụng phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn, giáo viên cần
chú ý đến những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
Học sinh dễ nắm được các chi tiết của từng phần động tác, thích hợp với
việc dạy các động tác khó, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ thuật.
* Nhược điểm:
- Chia động tác ra nhiều phần chi tiết, kỹ thuật riêng lẻ, học sinh gặp khó
khăn khi thực hiện tồn bộ kỹ thuật.
- Dó đó, khi giảng dạy giáo viên cần nêu rõ các điểm mấu chốt, tính liên
kết từ phần kỹ thuật chi tiết này sang phần khác, những mối quan hệ giữa các
phần trong toàn bộ kỹ thuật, tạo cho học sinh có biểu tượng đúng và phối hợp
chính xác động tác, kỹ thuật.
- Phương pháp dạy động tác, kỹ thuật hoàn chỉnh và phân đoạn sử dụng
trong quá trình giảng dạy TDTT, sẽ mang lại hiệu qủa tốt. Giáo viên cần phân

biệt và khai thác hợp lí các ưu, khuyết điểm, biết phối hợp hai phương pháp để
giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cụ thể từng bài học, và nội dung tập luyện thì
sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
3. Phương pháp tập luyện và các hình thức tập luyện:
* Phương pháp thực hành:
Trong quá trình giáo dục TDTT, sử dụng phương pháp thực hành chính là
dùng các hình thức luyện tập, tạo nên sự tác động trực tiếp đối với cơ thể học
sinh. Thơng qua q trình tập luyện, học sinh hình thành tri thức, nắm vững
được kết cấu chuyển động của động tác, cảm giác cơ bắp, thần kinh, hoàn thiện
kỹ năng vận động và phát triển kỹ năng thể chất toàn diện.
Phương pháp tập luyện được sử dụng trong các giờ TDTT dưới hình thức
khác nhau. Thực tế trong giảng dạy TDTT thường sử dụng 3 loại hình sau:
a) Hình thức tập luyện lặp lại:

16


- Đây là phương pháp tập luyện với hình thức luyện tập kỹ thuật, động tác
được lặp lại nhiều lần. Hình thức tập luyện này có ưu điểm là kỹ thuật, động
tác sớm hình thành, giúp cho việc thực hiện động tác được đúng và chính xác.
Học sinh khi đã nắm được các kỹ thuật vận động nếu không được thường
xuyên tập luyện lặp lại để hình thành kỹ năng khi kỹ thuật, động tác ( tuy học
sinh đã nắm được ), sau một thời gian kỹ thuật đó sẽ bị “ phá vỡ ”. Do đó, cần
tập luyện lặp lại kỹ thuật, động tác trong các giờ học, buổi tập giờ ngoại khoá
và ở nhà.
- Việc áp dụng phương pháp luyện tập lặp lại thường góp phần hình thành
các thói quen vận động, các đường liên hệ tạm thời ở vỏ não, giúp học sinh
thực hiện đúng kỹ năng hoạt động trong cuộc sống: đi, chạy, nhảy, ném, leo,
trèo…
b) Hình thức tập luyện biến đổi:

- Đây là hình thức tập luyện các kỹ thuật, động tác ln có sự điều chỉnh,
thay đổi yêu cầu, mức độ, mục tiêu…và các điều kiện. Sử dụng phương pháp
thực hiện có biến đổi nhằm tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng
thích ứng, giải quyết các điểm mấu chốt, quan trọng của kỹ thuật. Khi hướng
dẫn tập luyện với các động tác phức tạp, giáo viên nên chia động tác thành các
phần chi tiết khác nhau (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp). Sau cùng giáo viên hướng dẫn để học sinh biết phối hợp các phần riêng
lẻ thành động tác hoàn chỉnh trong các điều kiện khơng giống nhau, tăng dần
mức độ khó khăn, phức tạp, song vẫn đảm bảo yêu cầu vừa sức với từng đối
tượng.
- Khi học sinh đã nắm vững bài tập, giáo viên có thể tăng khoảng cách,
thay đổi độ cao, thấp của dụng cụ, thay đổi điều kiện bổ trợ, nâng cao yêu cầu
về chất lượng kỹ thuật, qua đó dần dần nâng cao, củng cố và hoàn thiện những
kỹ năng vận động.

17


c) Hình thức trị chơi và thi đấu:
- Rèn luyện TDTT thơng qua hình thức trị chơi vận động và thi đấu sẽ tạo
được khơng khí hưng phấn, phấn khởi, nhiệt tình tham gia luyện tập của học
sinh. Trong vui chơi vận động và thi đấu có hướng dẫn, việc điều khiển của
giáo viên trong các mục tiêu giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy hồn thiện nhân
cách và sức khoẻ học sinh. Đây là hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Trong q trình tổ chức trị chơi, giáo viên hướng dẫn học sinh tập, bắt
chước các động tác linh hoạt của con người như các động tác kéo gỗ, chèo
thuyền, cuốc ruộng của người lao động. Qua đó, giáo dục học sinh yêu quý,
gắn bó với thiên nhiên, với con người và chính bản thân mình.
- Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn trị chơi có tốc độ, thu
hút được sự chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính nhịp điệu, vừa sức, động tác

bắt chước phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học
sinh khi tham gia chơi cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng động tác cơ bản và an
tồn.
Ví dụ:
- Khi chơi “Chạy tiếp sức”, động tác chạy phải thực hiện đúng kỹ thuật,
chạy bằng nửa bàn chân trên, kết hợp với đánh tay, thở nhịp nhàng, luôn luôn
chú ý quan sát để kịp thời gian đưa tín vật cho bạn (Cờ, bóng hoặc gậy)
- Trong quá trình nghiên cứu phải lựa chọn biên soạn trị chơi giáo viên có
thể phối hợp các nội dung với chuyện kể ngắn có tính giáo dục cao. Cần phối
hợp hoạt động trò chơi với thi đấu, hay tổ chức dưới dạng thi đấu. Chú ý đến
mức độ hứng thú, nhiệt tình tham gia của học sinh để xác định mục đích, u
cầu giáo dục khác nhau.
- Hình thức thi đấu được sử dụng khi học sinh đã cơ bản nắm vững động
tác, kỹ thuật, ví dụ trị chơi “Bóng chuyền 6”, “ Vượt vịng vây”, … Qua các
hướng dẫn, giáo dục học sinh biết sử dụng các kỹ năng vận động trong khi
chơi và thi đấu đạt hiệu quả giáo dục, góp phần phát triển sức khoẻ.

18


- Đối với học sinh bậc THPT, do cơ thể phát triển đang từng bước hồn
thiện, tình trạng tâm lí còn chưa ổn định, các em ham chơi, vận động quá sức
sẽ dẫn đến mệt mỏi. Bởi vậy trong quá trình tổ chức tập luyện, thi đấu, giáo
viên cần chú ý một số điểm sau:
+ Nên tổ chức các hình thức thi đấu đa dạng, phong phú, tránh phức tạp,
bảo đảm an tồn về phương tiện, khơng nên để mất nhiều thời gian vào việc
điều hành đội ngũ, sắp xếp tổ chức.
+ Yêu cầu bảo đảm lượng vận động vừa sức, cần tránh lặp lại quá nhiều
lần gây mệt mỏi, quá sức, phòng tránh chấn thương.
4. Phương pháp sửa chữa động tác sai:

Khi tập luyện TDTT, học sinh không tránh khỏi thực hiện động tác, kỹ
thuật có sai sót nên việc áp dụng phương pháp sửa chữa động tác, kỹ thuật sai
là rất cần thiết, kịp thời giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính xác kỹ thuật,
tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật mới nhanh và phòng tránh chấn thương.
a) Một số nguyên nhân dân đến thực hiện sai kỹ thuật và động tác:
- Do học sinh chưa nắm được yêu cầu, kỹ thuật, cách tiến hành tập luyện,
nên tập luyện thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, còn lo lắng, hồi hộp, sợ sệt…
- Việc chuẩn bị thể lực, sức khoẻ, vốn kỹ năng vận động còn thấp so với
yêu cầu cần thực hiện động tác. Học sinh có khuyết tật bẩm sinh hoặc cơ thể
yếu sau thời gian ốm, mệt, bị chấn thương.
- Giáo viên sử dụng phương pháp và nội dung tập luyện chưa phù hợp với
đối tượng học sinh, dụng cụ sân bãi không đảm bảo quy cách phù hợp và an
tồn, do thời tiết khí hậu khắc nghiệt và một số ảnh hưởng ngoại cảnh khác
như: học sinh thiếu tập trung học tập, tính tổ chức kỷ luật còn thấp…
b) Cách sửa chữa:
- Trước tiên, giáo viên cần nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng để sớm phát
hiện những nguyên nhân đưa tới những thiếu sót, cần điều chỉnh nội dung bài
học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai lầm cho kịp thời phù hợp với đối
tượng.

19


- Thực tế với bài học trên sân tập, giáo viên khơng thể sửa chữa mọi sai
sót cho học sinh. Đối với học sinh ở các lớp đầu cấp, không nên đòi hỏi học
sinh thực hiện đúng động tác, kỹ thuật trong một thời gian ngắn. Chỉ nên yêu
cầu thực hiện đúng những phần cơ bản của động tác. Khi sửa chữa các động
tác sai tránh áp dụng biện pháp cứng nhắc, cần dựa trên khả năng và trình độ
vận động của từng học sinh mà hướng dẫn, nhắc nhở các sai sót cơ bản giúp
học sinh sửa chữa, tạo điều kiện cho học sinh tự sửa cho mình. Trong khi sửa

chữa các động tác sai, cần gắn liền với việc động viên, rèn luyện cho học sinh
tinh thần dũng cảm, tự tin, mạnh dạn, làm quen với các điều kiện khó khăn
trong tập luyện.
- Khi thực hiện phương pháp sửa chữa động tác sai trong tập luyện TDTT
cho học sinh cần áp dụng các hình thức phong phú. Đối với những thiếu sót về
tư thế, kỹ thuật, các chi tiết riêng lẻ, ý thức… cần nhắc nhở nhẹ nhàng bằng lời
nói. Nếu học sinh có sai về động tác, kỹ thuật nên cho ngừng tập, giáo viên
làm mẫu lại và giảng giải chậm để học sinh xem... Có thể thực hiện động tác
sai của học sinh để học sinh thấy được thiếu sót của chính mình.
- Sự giúp đỡ trực tiếp, uốn nắn kỹ thuật, nhắc nhở nhẹ nhàng đúng lúc của
giáo viên có tác động to lớn tới các em, động viên các em khắc phục khó khăn,
quyết tâm sửa chữa động tác sai. Giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ tập
luyện, tiếng hô, tiếng vỗ tay, nhịp gõ để nhắc nhở các em thời điểm chủ yếu
cần thay đổi hay giữ vững kỹ thuật, động tác giúp học sinh nhớ và nắm vững
thời điểm khi dùng sức, xây dựng các cảm giác đúng chính xác, sử dụng sức
mạnh cơ bắp trong quá trình thực hiện, hoàn thành kỹ thuật, bài tập.
5.Phương pháp quan sát và phân loại
- Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên sau khi dạy động tác mới, phải
luôn chú ý quan sát và phân loại ra những em học sinh thực hiện động tác cịn
yếu để có phương pháp sửa chữa, điều chỉnh động tác.

20


* Ưu điểm:
Phương pháp này là thay vì việc chúng ta sửa chưa động tác một cách
đơn lẻ, mà chúng ta sửa chữa động tác một cách tập trung, đạt hiệu quả cao
hơn, giảm bớt được thời gian cho giáo viên.
* Nhược điểm:
Khi áp dụng phương pháp này thì giáo viên dạy phải chú ý quan sát nhiều

hơn, phải nắm bắt được những học sinh thực hiên động tác sai, sau đó hệ thống
lại, tìm phương pháp sửa chưa cho phù hợp.

V. KẾT QUẢ:
Việc vận dụng phương pháp dạy học thực nghiệm cho học sinh, với các
phương pháp giảng dạy được áp dụng từ khi dạy học sinh ở tất cả các lớp, cùng
tập một nội dung tập như nhau. Nhưng tỉ lệ học sinh ở nhóm Thực Nghiệm cao
hơn, ổn định hơn, so với nhóm Đối chứng. điều đó thể hiện rõ nhất qua số liệu
ghi chép và tổng hp sau:
Nhóm thực nghiệm
STT

1
2
3
4

Lớp

10A
10B
10C
10D

Sĩ số
51
50
50
50


Đạt
92 %
94%
92%
96%

Nhóm đối chng

Tỷ lệ
Cha Đạt
8%
6%
8%
4,%

Lớp
10E
10F
10G
10H

Tỷ lệ

Sĩ số
51
49
51
50

Đạt


Cha đạt

86%
84%
88%
82%

14%
16%
12%
18%

Thc t cho thy, Sau 9 tun tp luyện thành tích của cả 2 nhóm đều tăng.
Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học đó vào tập luyện đã thu hút được
học sinh luyện tập và tạo được tính tích cực cho học sinh, một số học sinh nhận
thức chậm nay đã có sự tiến bộ nhất định.
Phần 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

21


*Kết Luận:
Trong quá trình giảng dạy, làm sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng các
phương pháp, tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. Mặc dù kết quả vẫn chỉ
mang tính tương đối, song các em đã biết và từng bước hiểu được yêu cầu của
bộ môn cũng như nhận thức được vai trị của mơn Thể dục đối với việc phát
triển các tố chất thể lực, góp phần phát triển toàn diện cho bản thân. Từ khi
giảng dạy và sử dụng các phương pháp khác nhau, tôi thấy học sinh đã có sự

thay đổi về ý thức kỷ luật trong tập luyện hầu hết các em đã có ý thức hơn.
* Kiến nghị:
Để tổ chức tốt một giờ học thể dục phù hợp với yêu cầu phát triển tồn
diện của học sinh cũng như kích thích tinh thần tự giác của học sinh, tôi xin đề
xuất với các cấp lãnh đạo nên quan tâm nhiều hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho mơn học, đảm bảo tính đồng bộ.Theo quan
điểm cá nhân tôi thì nên mềm hoá phân phối chơng trình hơn nữa, để phù
hợp với điều kiện từng trờng, bởi vì trên thực tế điều kiện cơ sở vật chất của
các trờng là khác nhau. Chúng ta cng nờn quy ịnh trang phc tp luyn bắt
buộc i với các em học sinh ®ể giờ dạy, giờ tập luyện đạt kết quả tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng tới việc sử dụng một số phương pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy đã đạt được những kết quả
nhất định, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chất lượng bộ
mơn thể dục trong trường THPT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

22



×