Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ TỔ CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.12 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày 5 tháng 11 năm 2016

BÁO CÁO THAM LUẬN
Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở trường THCS Thạnh Lợi
Như chúng ta đã biết, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm trong nhà
trường. Trong hoạt động dạy và học, vai trò của người thầy rất quan trọng. Người thầy
đóng vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hóa các hoạt động của học
sinh. Muốn trò học tốt trước tiên phải có thầy dạy tốt. Chính vì thế người thầy phải
thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng
cao phẩm chất và năng lực cho bản thân. Do đó sinh hoạt tổ chuyên môn có ý nghĩa quyết
định chất lượng giáo dục một cách toàn diện, tạo sức mạnh nội sinh bền vững trong nhà
trường. Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cách chú trọng sinh hoạt chuyên đề
đã tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên trong nhà trường phát
triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm với công việc, với nhà trường
và xã hội.
I. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Trường THCS Thạnh Lợi có tổng số 28 cán bộ giáo viên, công nhân viên, được
chia làm 6 tổ (1 tổ Văn phòng và 5 tổ chuyên môn). Đội ngũ CBGV trẻ có năng lực, nhiệt
tình trong công tác. Cơ sở vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hầu hết
các em học sinh có đạo đức và ý thức tốt trong học tập. Đặc biệt nhà trường luôn được sự
quan tâm của lãnh đạo Phòng GD & ĐT Tháp Mười, Đảng ủy, chính quyền, Ban ngành,
đoàn thể và nhân dân địa phương. Hoạt động của các tổ chuyên môn đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên các tổ chuyên môn trong trường đều là tổ ghép nên còn gặp khó khăn
trong một số hoạt động về chuyên môn. Sinh hoạt ở tổ chuyên môn phần nhiều tập trung


vào việc dự giờ góp ý, triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ
biến các kế hoạch của chuyên môn, của nhà trường,… Nội dung sinh hoạt chuyên đề
chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
Mặc khác việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những
vấn đề bức xúc của nhà trường. Tổ chuyên môn chưa chủ động kế hoạch để chuẩn bị tốt
các chuyên đề. Một số giáo viên còn thiếu nhiệt tình trong việc đóng góp, xây dựng ý
kiến trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân vai trò
của tổ trưởng chuyên môn chưa được phát huy, chưa thu hút được sự đồng thuận của các
thành viên trong tổ. Các thành viên trong tổ chưa thật sự có trách nhiệm và nhiệt huyết để


chuẩn bị nội dung chuyên đề mà tổ đã phân công. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên
đề chưa thật sự khoa học, do đó các buổi sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự có hiệu quả.
II. GIẢI PHÁP:
Để thực hiện có hiệu quả việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS Thạnh Lợi” cần
những giải pháp cụ thể sau:
Một là, xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phù hợp với thực tế của nhà
trường.
Để buổi sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực hơn,
dưới sự chỉ đạo của nhà trường các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu
chuyên đề một cách khoa học và phù hợp với thực tế nhà trường.
Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. Trong
quá trình xây dựng kế hoạch, cần chú trọng những vấn đề “ thiết thực, cấp bách” là vướng
mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong chuyên môn.
Phân công các thành viên, giáo viên, nhóm bộ môn chuẩn bị nội dung chuyên đề,
các thành viên khác chuẩn bị tư liệu để góp ý xây dựng. Đồng thời xác định thời gian tổ
chức thực hiện và dự kiến kinh phí cho những chuyên đề mang tính ngoại khóa.
Trong quá trình chuẩn bị, các tổ trưởng chuyên môn phải tương tác tích cực với

các thành viên khác trong nhà trường, phát huy kỹ năng làm việc nhóm để kế hoạch được
thực hiện thuận lợi hơn.
Kế hoạch sau khi đã thông qua và thống nhất của tổ được Ban giám hiệu duyệt, về
nguyên tắc kế hoạch này được tổ chức thực hiện suốt năm, tháng, tuần. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện vẫn thường xảy ra nhiều vấn đề, nội dung cần phải được điều chỉnh,
bổ sung.
Hai là, thường xuyên đổi mới về hình thức sinh hoạt chuyên đề
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường. Nhưng lâu
nay hình thức các buổi sinh hoạt thường là người chủ trì thông qua hàng loạt nội dung
mang tính triển khai, các tổ viên với tinh thần tiếp thu và thực hiện. Theo đó các ý kiến
của các thành viên trong tổ chưa được phát huy. Tinh thần đổi mới sinh hoạt tổ chuyên
môn theo hình thức sinh hoạt chuyên đề không những đáp ứng được nội dung chuyên
môn đưa ra được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của
chuyên đề trong thực tế giảng dạy mà còn phát huy được tinh thần dân chủ trong hội họp.
Sinh hoạt theo chuyên đề đã khắc phục được tình trạng phổ biến một chiều. Phát huy trí
tuệ tập thể, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong
đổi mới giáo dục.
Khi đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn, tổ trưởng chỉ mang tính chất
định hướng còn các thành viên trong tổ mới thật sự là linh hồn của buổi sinh hoạt. Đối
với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả mọi người dự được phát biểu; biết tôn trọng
những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu. Chính họ là người
nhận ra được những khó khăn, những vấn đề cần thiết mà trong quá trình giảng dạy gặp
phải mà chỉ có những buổi sinh hoạt chuyên đề họ mới có cơ hội trao đổi giải quyết, ở đó


các thành viên trong tổ đưa ra vấn đề, phát biểu ý kiến giải quyết vấn đề thể hiện tinh
thần trách nhiệm, ý thức dân chủ một cách tích cực nhất.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề phải đưa ra được các kết luận cần thiết, phương
hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.
Đối với các trường quy mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ môn ít như trường THCS Thạnh

Lợi nên đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để trao đổi học
thuật, nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu mà Phòng giáo dục - Đào tạo đã
hướng dẫn tổ chức thực hiện trong các năm học qua.
Ba là, tổng kết rút kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện các chuyên đề cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm.
Các chuyên đề có chất lượng tốt được biểu dương khen thưởng và phổ biến kịp thời tới
giáo viên để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm là một khâu không thể
thiếu được. Khi rút kinh nghiệm cần chỉ ra những ưu điểm để phát huy và tìm những
nhược điểm của chuyên đề khắc phục kịp thời. Từ đó, đưa ra những biện pháp cũng như
đề nghị để chuyên đề mang lại hiệu quả cao hơn trong những năm học tới.
III. Kết quả:
Trong nhiều năm học qua dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ
chuyên môn đã tổ chức nhiều chuyên đề thiết thực mang lại hiệu quả cao như: nghiên cứu
chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học sát với từng chương, từng bài; đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của học sinh; đổi mới kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh và xây dựng các mô hình bồi dưỡng học sinh giỏi. Về cơ bản
các chuyên đề đã thực sự giải quyết được nhiều khâu vướng mắc trong sách giáo khoa,
trong đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin. Đổi mới sinh
hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn đã nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí giáo
dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, với 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt mọi
chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, gương mẫu về lối sống, tận tụy
với nghề nghiệp.
Năm học 2013-2014, các Tổ chuyên môn trong nhà trường được Phòng giáo dục
kiểm tra và xếp loại tốt. Giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện có 6/6
giáo viên đạt loại giỏi, trong đó có 1 giáo viên xếp loại xuất sắc. Tỷ lệ học sinh xếp loại
học lực từ trung bình trở lên 97,6%, không có học sinh xếp loại yếu về mặt hạnh kiểm.
Có 28/62 số học sinh tham gia dự thi và đạt học sinh giỏi cấp huyện và có 8 học sinh giỏi
cấp tỉnh ( trong đó có 1 học sinh đạt thủ khoa ở bộ môn Sinh học). Kết quả đáng ghi nhận
là nhà trường có 3 học sinh được chọn vào trường chuyên Lương Văn Chánh ở các môn

Toán, Ngữ văn, Vật Lý. Đặc biệt học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật đạt giải
nhì cấp Huyện và giải khuyến khích cấp Tỉnh. Hiệu quả chu kỳ đào tạo 2010-2014 chiếm
tỷ lệ 91,9% (tăng 2,4% so với chu kỳ trước).
Với những kết quả nêu trên, năm học 2013-2014, trường đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị, với thành tích được công nhận và giữ vững là trường đạt danh hiệu Lao động
xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
IV/ Bài học kinh nghiệm:


Qua thời gian thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên đề, nhà trường đã rút ra bài học
kinh nghiệm là:
Lãnh đạo nhà trường phải biết phát huy dân chủ ở cơ sở, có như vậy mới huy động
được sự tự giác mạnh dạn tham gia ý kiến của cán bộ giáo viên vào các hoạt động của
nhà trường. Người chủ trì phải điều hành các cuộc họp một cách cởi mở; biết động viên,
khuyến khích mọi thành viên tập trung thảo luận; những ý kiến xây dựng thẳng thắn,
trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị; đồng thời chấn chỉnh những cá
nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ
trong trao đổi thảo luận.
Phòng GD&ĐT huyện Phú Hòa chỉ đạo và duy trì thường xuyên việc sinh hoạt
chuyên đề chung cho các trường THCS để cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.
Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện là việc làm hết sức cần thiết do đó đòi hỏi mọi nhà trường cần có sự đổi mới
mạnh mẽ công tác quản lý, sự quan tâm giúp đỡ sâu sắc của lãnh đạo Phòng giáo dục,
Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Có như vậy, chúng tôi tin tưởng rằng việc
đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng được
nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của Huyện nhà.
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Chính



PGD&ĐT HUYỆN PHÚ HÒA
TRƯỜNG THCS HÒA ĐỊNH TÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Định Tây, ngày 18 tháng 8 năm 2014

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu.Kính thưa hội nghị.
Trong năm học vừa qua PGD rất quan tâm đến vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên đề
ở tổ chuyên môn, do đó anh chị em GV có chuyển biến về mặt nhận thức trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tại buổi hội nghị này, tôi xin
phép được trình bày

BÁO CÁO THAM LUẬN
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Ở TỔ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THCS
Kính thưa Hội nghị !
Như chúng ta đã biết, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm trong nhà
trường. Trong hoạt động dạy và học, vai trò của người thầy rất quan trọng. Người thầy
đóng vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hóa các hoạt động của học
sinh. Muốn trò học tốt trước tiên phải có thầy dạy tốt. Chính vì thế người thầy phải
thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng
cao phẩm chất và năng lực cho bản thân. Do đó sinh hoạt tổ chuyên môn có ý nghĩa quyết
định chất lượng giáo dục một cách toàn diện, tạo sức mạnh nội sinh bền vững trong nhà
trường. Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cách chú trọng sinh hoạt chuyên đề
đã tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên trong nhà trường phát
triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm với công việc, với nhà trường
và xã hội.

Về thực trạng của nhà trường:
Trường THCS Hòa Định Tây có tổng số 45 cán bộ giáo viên, công nhân viên, được
chia làm 5 tổ (1 tổ hành chính và 4 tổ chuyên môn). Đội ngũ CBGV trẻ có năng lực, nhiệt
tình trong công tác. Cơ sở vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hầu hết
các em học sinh có đạo đức và ý thức tốt trong học tập. Đặc biệt nhà trường luôn được sự
quan tâm của lãnh đạo PGD & ĐT huyện Phú Hòa, Đảng ủy, chính quyền, Hội, Ban
ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương. Hoạt động của các tổ chuyên môn đã góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên các tổ chuyên môn trong trường đều là tổ ghép nên còn gặp khó khăn
trong một số hoạt động về chuyên môn. Sinh hoạt ở tổ chuyên môn phần nhiều tập trung
vào việc dự giờ góp ý, triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ
biến các kế hoạch của chuyên môn, của nhà trường,… Nội dung sinh hoạt chuyên đề
chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.


Mặc khác việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những
vấn đề bức xúc của nhà trường. Tổ chuyên môn chưa chủ động kế hoạch để chuẩn bị tốt
các chuyên đề. Một số giáo viên còn hời hợt, thiếu nhiệt tình trong việc đóng góp, xây
dựng ý kiến trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân vai trò
của tổ trưởng chuyên môn chưa được phát huy, chưa thu hút được sự đồng thuận của các
thành viên trong tổ. Các thành viên trong tổ chưa thật sự có trách nhiệm và nhiệt huyết để
chuẩn bị nội dung chuyên đề mà tổ đã phân công. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên
đề chưa thật sự khoa học. Do trường còn thiếu giáo viên cục bộ nên việc cơ cấu giáo viên
trong tổ chưa hợp lý, do đó các buổi sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự có hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế trên, trong những năm học qua trường chúng
tôi đã chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS” với ba
nhóm giải pháp sau:
Một là, xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phù hợp với thực tế của nhà trường.

Để buổi sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực hơn,
dưới sự chỉ đạo của nhà trường các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu
chuyên đề một cách khoa học và phù hợp với thực tế nhà trường.
Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. Trong
quá trình xây dựng kế hoạch, cần chú trọng những vấn đề “ thiết thực, cấp bách ” là
vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong chuyên môn.
Phân công các thành viên, giáo viên, nhóm bộ môn chuẩn bị nội dung chuyên đề,
các thành viên khác chuẩn bị tư liệu để góp ý xây dựng. Đồng thời xác định thời gian tổ
chức thực hiện và dự kiến kinh phí cho những chuyên đề mang tính ngoại khóa.
Trong quá trình chuẩn bị, các tổ trưởng chuyên môn phải tương tác tích cực với
các thành viên khác trong nhà trường, phát huy kỹ năng làm việc nhóm để kế hoạch được
thực hiện thuận lợi hơn.
Kế hoạch sau khi đã thông qua và thống nhất của tổ được Ban giám hiệu duyệt, về
nguyên tắc kế hoạch này được tổ chức thực hiện suốt năm, tháng, tuần. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện vẫn thường xảy ra nhiều vấn đề, nội dung cần phải được điều chỉnh,
bổ sung.
Hai là, thường xuyên đổi mới về hình thức sinh hoạt chuyên đề
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường. Nhưng lâu
nay hình thức các buổi sinh hoạt thường là người chủ trì thông qua hàng loạt nội dung
mang tính triển khai, các tổ viên với tinh thần tiếp thu và thực hiện. Theo đó các ý kiến
của các thành viên trong tổ chưa được phát huy. Tinh thần đổi mới sinh hoạt tổ chuyên
môn theo hình thức sinh hoạt chuyên đề không những đáp ứng được nội dung chuyên
môn đưa ra được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của
chuyên đề trong thực tế giảng dạy mà còn phát huy được tinh thần dân chủ trong hội họp.
Sinh hoạt theo chuyên đề đã khắc phục được tình trạng phổ biến một chiều. Phát huy trí


tuệ tập thể, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của người giáo viên
trong đổi mới giáo dục.
Khi đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn, tổ trưởng chỉ mang tính chất

định hướng còn các thành viên trong tổ mới thật sự là linh hồn của buổi sinh hoạt. Đối
với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả mọi người dự được phát biểu; biết tôn trọng
những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu. Chính họ là người
nhận ra được những khó khăn, những vấn đề cần thiết mà trong quá trình giảng dạy gặp
phải mà chỉ có những buổi sinh hoạt chuyên đề họ mới có cơ hội trao đổi giải quyết, ở đó
các thành viên trong tổ đưa ra vấn đề, phát biểu ý kiến giải quyết vấn đề thể hiện tinh
thần trách nhiệm, ý thức dân chủ một cách tích cực nhất.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề phải đưa ra được các kết luận cần thiết, phương
hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.
Đối với các trường quy mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động
sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực chuyên
môn theo yêu cầu mà Phòng giáo dục- Đào tạo huyện Phú Hòa đã hướng dẫn tổ chức
thực hiện trong các năm học qua.
Ba là, tổng kết rút kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện các chuyên đề cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm.
Các chuyên đề có chất lượng tốt được biểu dương khen thưởng và phổ biến kịp thời tới
giáo viên để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm là một khâu không thể
thiếu được. Khi rút kinh nghiệm cần chỉ ra những ưu điểm để phát huy và tìm những
nhược điểm của chuyên đề khắc phục kịp thời. Từ đó, đưa ra những biện pháp cũng như
đề nghị để chuyên đề mang lại hiệu quả cao hơn trong những năm học tới.
Nhờ thực hiện ba nhóm giải pháp nêu trên, trong nhiều năm học qua trường
chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau : dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường, các tổ chuyên môn đã tổ chức nhiều chuyên đề thiết thực mang lại hiệu quả cao
như: nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học sát với từng chương, từng bài;
đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của học sinh; đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và xây dựng các mô hình bồi dưỡng học
sinh giỏi. Về cơ bản các chuyên đề đã thực sự giải quyết được nhiều khâu vướng mắc
trong sách giáo khoa, trong đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ
thông tin. Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn đã nâng cao năng lực quản lí
cho cán bộ quản lí giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đã tạo chuyển

biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, với 100% cán bộ giáo
viên thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, gương
mẫu về lối sống, tận tụy với nghề nghiệp.
Năm học 2013-2014, các Tổ chuyên môn trong nhà trường được Phòng giáo dục
kiểm tra và xếp loại tốt. Giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện có 6/6
giáo viên đạt loại giỏi, trong đó có 1 giáo viên xếp loại xuất sắc. Tỷ lệ học sinh xếp loại
học lực từ trung bình trở lên 97,6%, không có học sinh xếp loại yếu về mặt hạnh kiểm.
Có 28/62 số học sinh tham gia dự thi và đạt học sinh giỏi cấp huyện và có 8 học sinh giỏi


cấp tỉnh ( trong đó có 1 học sinh đạt thủ khoa ở bộ môn Sinh học). Kết quả đáng ghi nhận
là nhà trường có 3 học sinh được chọn vào trường chuyên Lương Văn Chánh ở các môn
Toán, Ngữ văn, Vật Lý. Đặc biệt học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật đạt giải
nhì cấp Huyện và giải khuyến khích cấp Tỉnh. Hiệu quả chu kỳ đào tạo 2010-2014 chiếm
tỷ lệ 91,9% (tăng 2,4% so với chu kỳ trước).
Với những kết quả nêu trên, năm học 2013-2014, trường đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị, với thành tích được công nhận và giữ vững là trường đạt danh hiệu Lao động
xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
Qua thời gian thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên đề, nhà trường đã rút ra bài
học kinh nghiệm là:
Lãnh đạo nhà trường phải biết phát huy dân chủ ở cơ sở, có như vậy mới huy động
được sự tự giác mạnh dạn tham gia ý kiến của cán bộ giáo viên vào các hoạt động của
nhà trường. Người chủ trì phải điều hành các cuộc họp một cách cởi mở; biết động viên,
khuyến khích mọi thành viên tập trung thảo luận; những ý kiến xây dựng thẳng thắn,
trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị; đồng thời chấn chỉnh những cá
nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ
trong trao đổi thảo luận.
Phòng GD&ĐT huyện Phú Hòa chỉ đạo và duy trì thường xuyên việc sinh hoạt
chuyên đề chung cho các trường THCS để cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.

Đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện là việc làm hết sức cần thiết do đó đòi hỏi mọi nhà trường cần có sự đổi mới
mạnh mẽ công tác quản lý, sự quan tâm giúp đỡ sâu sắc của lãnh đạo Phòng giáo dục,
Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Có như vậy, chúng tôi tin tưởng rằng việc
đổi mới sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng được
nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của Huyện nhà.
Trên đây là báo cáo tham luận của trường THCS Hòa Định Tây, mong Hội
nghị góp ý, bổ sung để báo tham luận này được phổ biến rộng rãi và mang tính khả
thi hơn.
Cuối cùng kính chúc các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu sức khỏe, hạnh
phúc, thành đạt. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn.
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Chính




×