Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp kĩ thuật trồng xen đến sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 vụ xuân hè 2014 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.01 KB, 67 trang )

ebook. Com/bac.tran.735/photos
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRẦN CAO BẮC

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BVTV VÀ
BIỆN PHÁP KĨ THUẬT TRỒNG XEN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 VỤ XUÂN HÈ 2014
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------


TRẦN CAO BẮC
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BVTV VÀ
BIỆN PHÁP KĨ THUẬT TRỒNG XEN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 VỤ XUÂN HÈ 2014
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K43 - TT - N01
: Nông học
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Thị Mão

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là

khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số loại thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp kĩ thuật trồng xen đến
sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 tại Thái
Nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2015
Sinh viên
Trần Cao Bắc


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới giai đoạn từ
năm 2008 - 2012 ................................................................................. 3
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế

giới năm 2012 ..................................................................................... 4
Bảng 2.3: Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn trên thế
giới trong những năm gần đây ............................................................ 5
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn từ
năm 2004 - 2008 ................................................................................. 9
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Xuân Hè tỉnh Thái Nguyên
năm 2014........................................................................................... 28
Bảng 4.2: Tình hình sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống
cà chua mới vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau .............. 30
Bảng 4.3: Tình hình bệnh hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên
giống cà chua mới vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau.... 32
Bảng 4.4: Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cà chua mới trong
vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau .................................. 34
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao của giống cà chua mới trong vụ
Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau ....................................... 35
Bảng 4.6 :Tốc độ tăng trưởng chiều cao qua các kì theo dõi .......................... 36
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp BVTV động thái ra lá trên thân chính của
giống cà chua mới vụ Xuân Hè 2014 ............................................... 38
Bảng 4.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua mới
vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau .................................. 40
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của giống cà chua mới trong vụ Xuân Hè 2014 ở
các công thức khác nhau ................................................................... 42
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của giống cà chua mới vụ Xuân
Hè 2014 ở các công thức khác nhau ................................................. 43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây .................... 36

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các
kì theo dõi ........................................................................................ 37
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính.............................. 38
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn tốc độ ra lá trên thân chính qua các kì theo dõi.......... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

CV

: Coeff Var (Hệ số biến động)

Đ/C

: Đối chứng

FAO

: Food and Agricultura Org.
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)


KLTB/quả

: Khối lượng trung bình/quả

LSD

: Least Significant Difference
(Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
NSLT

: Năng suất lý thuyết

NLTT

: Năng suất thực thu

TB

: Trung bình

TLB

: Tỷ lệ bệnh

TLH

: Tỷ lệ hại


TL đậu quả

: Tỷ lệ đậu quả

VTM

: Vitamin


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam........... 3
2.1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ................................................. 3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới............................................. 6
2.1.3. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam .................................................. 9
2.1.4. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam ........................................... 11

2.1.5. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua ......................... 14
2.1.5.1. Biện pháp hóa học .............................................................................. 14
2.1.5.2. Biện pháp sinh học ............................................................................. 15
2.2. Độ độc, an toàn thực phẩm ...................................................................... 16
2.2.1. Độ độc cà chua gây ra ........................................................................... 16
2.2.2. Độ an toàn khi sử dụng cà chua ............................................................ 17
2.3. Nhu cầu sử dụng cà chua an toàn ............................................................. 17


vi

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 20
3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 22
3.3.2.1. Giai đoạn vườn ươm: Gieo hạt trên khay xốp (Ngày 23/02/2014) .... 22
3.3.2.2. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất ...................................................... 23
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 24
3.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển ....................................................... 24
3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng ..................................................................... 24
3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả .............................. 25
3.3.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả ................................................................ 25
3.3.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng......................................... 26
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG BẢNG BIỂU......... 28
4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè
năm 2014 ......................................................................................................... 28
4.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp BVTV khác nhau đến tình hình sâu
bệnh hại đối với giống cà chua mới vụ Xuân Hè năm 2014 ........................... 30
4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của giống cà chua mới vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên ............................ 33
4.3.1. Giai đoạn trong vườn ươm .................................................................... 33


vii

4.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống cà chua mới ngoài ruộng
sản xuất vụ Xuân hè năm 2014 tại Thái Nguyên ............................................ 34
4.4. Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV đến tấc độ tăng trưởng chiều cao
cây của giống cà chua mới vụ Xuân Hè Năm 2014 tại Thái Nguyên ............. 35
4.5. Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV đến tốc độ ra lá trên thân chính của
giống cà chua mới vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên ........................... 37
4.6. Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV đến năng suất và yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua mới vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên .... 40
4.7. Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV đến hiệu quả kinh tế của giống cà
chua mới vụ Xuân Hè Năm 2014 tại Thái Nguyên......................................... 42
4.8. Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV đến một số chỉ tiêu chất lượng quả
của giống cà chua mới vụ Xuân Hè Năm 2014 tại Thái Nguyên ................... 43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh

PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả giàu dinh
dưỡng giữ một vị trí quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Trong quả chín
có nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người như
đường, vitamin (A, B, B2, C, PP), acid amin và các khoáng chất. Nên cà
chua được sử dụng cho nhiều mục đích như ăn tươi, nấu chín, làm nguyên
liệu cho sản xuất nước sốt cà chua, nước ép hoa quả, làm mắm chấm. Cà
chua còn là loại rau có giá trị kinh tế cao.
Cà chua thuộc họ cà Solanaceae, họ cà rất mẫn cảm với khá nhiều
loài sâu bệnh nên đã gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất. Để bảo vệ năng
suất cà chua, các nhà sản xuất đã không lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật
trong phòng trừ sâu bệnh hại, trong đó có các loại thuốc hóa học mang tính
độc cao là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh hiểm nghèo cho cả người sản xuất và
người tiêu dùng. Những hoạt động quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
cùng với sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng thuốc với độ độc cao để diệt
trừ sâu bệnh hại, trong khi cà chua là cây cho thu quả rải rác nên thời gian
cách ly không đảm bảo, vì vậy độc tồn dư trong quả cao sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của con người.
Nhằm hạn chế độ độc tồn dư trong quả mà vẫn bảo vệ được hiệu quả
sản xuất cho người sản xuất, việc nghiên cứu lựa chọn thuốc bảo vệ thực
vật sinh học giới thiệu cho sản xuất là điều cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế trên và góp phần hoàn thiện qui trình quản lý cây cà chua tổng hợp Intergrated Crop Management (ICM) để phát triển sản xuất cà chua theo
hướng an toàn đáp ứng nhu cầu ngày tăng của con người cả về số lượng và



2

chất lượng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp kĩ thuật trồng
xen đến sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè
2014 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học hợp lý đối với
giống cà chua mới trong điều kiện trái vụ (vụ Xuân Hè) tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thuốc BVTV khác
nhau đến dịch hại, năng suất và chất lượng của cà chua vụ Xuân Hè 2014.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao,
theo Tạ Thu Cúc và cs (2000)[5], thành phần hóa học trong quả cà chua chín
như sau: Nước 94 - 95%, chất khô 5 - 6%. Trong đó gồm các chất chủ yếu:
đường (glucoza, fructoza, saccaroza) chiếm 55%; chất không hoà tan trong
rượu (protein, xenlulo, pectin, polysacarit) chiếm 21%; Axit hữu cơ (xitric,
malic, galacturonic, pyrolidoncaboxylic) chiếm 12%; chất vô cơ 7%; các
chất khác (carotenoit, ascorbic axit, chất dễ bay hơi, amino axit...) chiếm

5%. Vì vậy cà chua đã trở thành một trong những cây trồng thông dụng và
được gieo trồng rộng rãi ở khắp thế giới. Số liệu thống kê tình hình sản xuất
cà chua trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà chua toàn thế giới
giai đoạn từ năm 2008 - 2012
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(tấn)

2008

4.249.179

332,018

141.080.419

2009

4.548.108

339,334


154.332.817

2010

4.539.761

334,836

152.007.674

2011

4.723.067

334,570

158.019.581

2012

4.803.680

336,812

161.793.834

Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2015 [25].
Qua bảng 2.1 cho ta thấy:
Về diện tích:Diện tích trồng cà chua trên thế giới có xu hướng tăng
lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 thế giới trồng được 4.249.179 ha thì đến



4

năm 2009 tăng lên 298.929 ha là 4.548.108 ha. Năm 2010 diện tích trồng
cà chua giảm nhẹ là 4.539.761 ha. Nhưng từ năm 2011 đến nay lại tiếp tục
tăng lên và đạt 4.803.680 ha vào năm 2012. Như vậy, diện tích trồng cà
chua năm 2012 đã tăng lên 554.501 ha so với năm 2008.
Về năng suất: Năng xuất cà chua trên thế giới có biến động qua các
năm từ 2008 - 2012. Cụ thể năm 2008 năng suất cà chua chỉ đạt 332,018
tạ/ha đến năm 2009 là 339,334 tạ/ha tăng 7,316 tạ/ha. Đến năm 2010 năng
suất cà chua giảm nhẹ còn 334,836 tạ/ha. Năm 2012 năng suất cà chua thế
giới đạt 336,812 tạ/ha tăng 4,794 tạ/ha so với năm 2008.
Về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về diện tích cùng với sự biến
động về năng suất, sản lượng cà chua cũng có sự thay đổi qua các năm.
Năm 2008 sản lượng cà chua thế giới đạt 141.080.419 tấn thì đến năm
2009 đạt 154.332.817 tấn, tăng 13.252.398 tấn. Năm 2010 do cả diện tích
và năng suất đều giảm nên sản lượng cà chua thế giới chỉ đạt 152.007.674
tấn. Sản lượng cà chua thế giới đạt cao nhất năm 2012 là 161.793.834 tấn,
so với năm 2008 sản lượng cà chua tăng 20.713.415 tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2012
Châu

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)


Sản lƣợng
(tấn)

Châu Á

2.824.757

346,553

23.978.927

Châu Phi

1.010.604

177,496

17.937.834

Châu Âu

452.905

547,531

24.797.948

Châu Mỹ

506.583


408,494

20.693.590

Châu Đại Dương

8.831

534,180

471.739

Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2015 [25].
Theo bảng thống kê của FAO cho thấy, năm 2012 đứng đầu về diện
tích cà chua là châu Á với diện tích 2.824.757 ha, sản lượng lớn nhất đạt


5

2397.892.7 tấn. Tuy nhiên năng suất cà chua của châu lục này lại gần như
thấp nhất với 346,553 tạ/ha chỉ cao hơn châu Phi 169,057 tạ/ha. Châu Âu là
châu lục có diện tích trồng cà chua gần như thấp nhất chỉ có 452.905 ha,
nhưng lại đứng đầu về năng suất 452.905 tạ/ha, nên sản lượng cà chua của
châu lục này khá cao đạt 24.797.948 tấn, đứng đầu thế giới. Sản lượng cà
chua của một số nước sản xuất lớn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Sản lƣợng cà chua của một số nƣớc sản xuất cà chua lớn
trên thế giới trong những năm gần đây
Đơn vị: tấn
STT


Quốc gia

Năm
2009

2010

2011

2012

1

Trung Quốc

45.365.543 46.876.084 48572921

2

Mỹ

14.181.320 12.858.670 12.526.070 13.206.950

3

Ấn Độ

11.148.800 12.433.200 16.826.000 17.500.000


.4

Thổ Nhĩ Kỳ

10.745.572 10.052.000 11.003.433 11.350.000

5

Ai Cập

10.278.539

8.544.993

8.105.263

8.625.219

6

Italia

6.878.161

6.024.800

5.950.215

5.131.977


7

Iran

5.887.714

5.256.111

5.565.209

6.000.000

8

Tây Ban Nha

4.798.053

4.312.709

3.864.120

4.007.000

9

Braxin

3.867.660


4.310.480

4.106.850

4.416.650

10

Mêhico

2.691.395

2.997.641

2.435.788

3.433.567

11

Hi Lạp

1.561.311

1.406.200

1.169.900

979.600


50.125.055

Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2015 [25]
Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy: Trung Quốc là nước có sản lượng cà
chua lớn nhất, trong vòng 4 năm từ năm 2009 đến năm 2012 sản lượng cà
chua của nước này tăng liên tục từ 45.365.543 tấn (năm 2009) lên
50.125.055 tấn (năm 2012), tăng 4.759.512 tấn. Kế tiếp là Ấn Độ với
17.500.000 tấn năm 2012, tăng lên 6.351.200 tấn so với năm 2009
(11.148.800 tấn). Tuy nhiên, một số nước có sản lượng cà chua tăng giảm


6

thất thường như Mỹ, Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, Iran, Hi Lạp sản lượng
tăng vào năm 2010 - 2011 nhưng lại giảm vào năm 2011 - 2012.
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên
thế giới đã gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là
do cà chua có giá trị kinh tế cao, khả năng thích ứng rộng, dễ canh tác, thị
trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định. Mặt khác với sự quan tâm của người
tiêu dùng đến rau quả, đặc biệt là chính sách giảm thuế, thúc đẩy đầu tư và
tăng cường xúc tiến thương mại của các nước, cà chua nhanh chóng trở
thành cây trồng được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo
những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng
vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng. Các nhà khoa học đã sử
dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm
khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến … Để
tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.

Ở Mỹ, công tác chọn chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất
sớm, đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học
Califocnia đã chọn ra được những giống cà chua mới như: UC-105, UC134, UC-82 có năng suất cao hơn hẳn VF-145 và có nhiều đặc điểm tốt
như: tính chống chịu nứt quả cao và quả cứng (Hồ Hữu An và cs,1996) [1].
Bên cạnh những giống mới được chọn tạo ra hàng năm, các giống cũ
(giống địa phương) ở Mỹ lại được duy trì và thường xuyên xuất hiện, vừa
được dùng trong sản xuất vừa làm nguồn vật liệu lai tạo. Trong đó một số
giống thích hợp trồng trong vụ nóng như: Costoluto genvese, Super,
Blachk krin v.v (Watso và Simone,1966) [28].


7

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) từ những
ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo, nhằm tăng
cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Hầu
hết các giống AVRDC lai tạo là các giống đã được cải thiện trong tập đoàn
từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu
bệnh tốt. Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã
phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới
(TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển
vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn:
MT1, MT2, MT3, MT5, MT6, MT10.
Để phát triển sản xuất cà chua, ở Indonesia nhiều chương trình đã tập
trung nghiên cứu giống cà chua cho năng suất cao, chống chịu bệnh héo
xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum). Thí nghiệm đã tiến hành lai
giữa các giống địa phương với giống nhập nội có khả năng chống chịu
bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả cho thấy: Berlian và Mutiara là 2 giống
vừa cho năng suất cao, vừa có khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi
khuẩn (Hardy C. C, 1979) [26].

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành ở
AVRDC, trường đại học Kasetsart, thuộc phân viện Kamphaengsean, Thái
Lan. Trong đó nhiều mẫu giống được đánh giá có nhiều đặc điểm tốt như:
CHT - 92, CHT - 104 và CHT - 165 là những giống cà chua Anh Đào có
năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon và quả
chắc [10].
Cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học, công ty giống S&G
seeds của Hà Lan đã đưa ra giống tốt như Rambo (GC775), có đặc tính là
quả dẹt, to, thịt quả dày, quả chắc, có khả năng bảo quản rất lâu. Giống
Elenta (F2024) sinh trưởng khỏe, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng quả tốt, quả


8

chín đỏ đều và rất chắc, thích hợp bảo quản lâu dài trong điều kiện tự
nhiên, ngoài ra một số giống khác có đặc tính tương tự như: GS - 12, GS 28, Lrica, Jackal,Mickey (S902)… (S&G seeds,1998) [27].
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, những năm gần đây
công nghệ gen ngày càng được áp dụng nhiều vào công tác tạo ra các giống
cà chua có những đặc tính tốt, ít hoặc chưa có trong tự nhiên bằng công
nghệ gen, các nhà khoa học đã đưa vào cà chua một gen có tác dụng hạn
chế sự hình thành nên enzim phân giải các chất pectin (pectin là chất có
nhiều khi quả còn xanh có tác dụng làm quả cứng chắc, khi quả chín chất
này bị phân giải làm cho quả mềm dần ra). Mặt khác đưa vào cà chua một
gen có tác dụng hạn chế việc tạo ra Etylen (chất này có liên quan đến sự
chín của quả) trong quả, từ đó hạn chế và làm chậm lại quá trình chín của
quả. Cũng bằng công nghệ gen, các nhà khoa học đã xác định và tìm cách
vô hiệu hóa một số gen có vai trò trong quá trình tổng hợp Etylen, điều này
cho phép thu hoạch quả muộn hơn cũng như có thể bảo quản lâu hơn
(Trương Đích, 1998) [9].
Bên cạnh các thành tựu về gen, việc áp dụng hiệu quả ưu thế lai vào

cà chua đã được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay ưu thế lai được ứng
dụng rộng rãi trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội so với
bố mẹ như: chỉ số chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều của quả
cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời
tiết tốt. Như vậy, hướng nghiên cứu cà chua trên thế giới rất đa dạng, không
ngừng tạo ra các giống mới phù hợp với yêu cầu sinh thái từng vùng, tạo
giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm, tạo giống chống chịu sâu
bệnh, giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa và ngày càng nâng
cao năng suất cũng như chất lượng cà chua.


9

2.1.3. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cây cà chua tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm,
nhưng đến nay đã được trồng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh
đồng bằng trung du Bắc Bộ, Đà Lạt… (Trần Khắc Thi, 2003) [16]. Trong
những năm gần đây diện tích trồng cà chua ở nước ta ngày một tăng do
điều kiện tự nhiên của nước ta rất thích hợp cho cà chua sinh trưởng và
phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được hướng dẫn và phổ biến
cho nông dân. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam
những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà chua Việt Nam giai
đoạn từ năm 2004 - 2008
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lƣợng
(tấn)

2004

24.644

172

424.126

2005

23.566

198

466.124

2006

22.962

196

450.426

2007


23.283

197

458.214

2008

24.850

216

535.438

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012 [23]
Qua bảng 2.4 cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua qua
các năm có sự tăng trưởng không đồng đều. Từ năm 2004 đến năm 2008
diện tích cà chua tăng 24.644 ha lên 24.850 ha. Mặc dù diện tích cà chua
các năm 2005 - 2007 (23.566 - 23.283 ha)t giảm so với diện tích 2004
trồng (24.644 ha) nhưng năng suất ở các năm 2005 - 2007 (198 - 197 tạ/ha)
thì đều tăng so với 2004 (172tạ/ha) Chứng tỏ là những năm qua người dân
đã biết áp dụng cách biện pháp kĩ thuật để tang năng suất cho cây cà chua.
Tuy nhiên không cao lên sự tang trưởng không rõ rệt lắm Năm 2008, năng
suất cà chua nước ta đạt 216 tạ/ha, tăng 44 tạ/ha so với năm 2004. Vì vậy,


10

sản lượng cả nước đã tăng lên rõ rệt (từ 424.126 tấn năm 2004 đến 535.438

tấn năm 2008).
Phần lớn ở nước ta cà chua được trồng ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay
vẫn tập trung lớn ở đồng bằng Sông Hồng như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hà
Tây, Nam Định,… chiếm trên 60% diện tích của cả nước. Tại các tỉnh phía
Nam cà chua được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lâm Đồng, An Giang, TP.
Hồ Chí Minh, Bình Thuận với khoảng 400 ha trên mỗi tỉnh.
Mặc dù trong thời gian gần đây cà chua có xu hướng tăng lên cả về
diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, so với sự phát triển chung của thế giới
thì cả diện tích và năng suất cà chua nước ta còn rất thấp. Trong thực tế sản
xuất cà chua của nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn như:
- Việc xác định bộ giống tốt cho từng vụ trồng, từng vùng sinh thái
còn hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu cà chua tiêu dùng và chế biến trong giai
đoạn hiện nay, cần phải có bộ giống năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng
kháng dịch hại cao để phục vụ canh tác trái vụ.
- Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sản xuất hàng hóa lớn
phục vụ cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu.
- Với điều kiện khí hậu Việt Nam có độ ẩm không khí cao thuận lợi
cho sâu bệnh phá hại. Bên cạnh đó, điều kiện nhiệt độ cao, mưa lớn cũng
gây ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn, thụ tinh, gây rụng hoa, rụng quả.
- Chưa xây dựng được quy trình canh tác thích hợp cho mỗi vụ, mỗi
vùng và cho từng giống cà chua.
- Thiếu công nghệ sau thu hoạch làm giảm sản lượng cà chua, ảnh
hưởng tới chất lượng, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Để góp phần giải quyết các tồn tại trên, hàng loạt các vấn đề cần
được xem xét và giải quyết như: quy hoạch vùng sản xuất cụ thể, áp dụng
quy trình kỹ thuật tiên tiến, đầu tư cho sản xuất, xúc tiến thương mại... Giải


11


quyết tốt khâu này có thể khắc phục đáng kể những tồn tại trong sản xuất
cà chua.
2.1.4. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ sau thế kỷ
20. Trong những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà
chua đã chọn tạo ra được nhiều dòng, giống thích ứng được với điều kiện
tự nhiên, chúng có khả năng cho năng xuất và chất lượng tốt.
Nhiều cơ sở khoa học: Viện nghiên cứu Rau - Quả, Viện cây Lương
thực - Thực phẩm, các Trường Đại học đã nghiên cứu và chọn lọc ra nhiều
giống cà chua thích hợp với các vùng: HP5, HP7, Hồng Yên Mỹ,... Đồng
thời các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xây dựng nên các quy trình thâm
canh tăng năng suất cà chua và đã được thực tế áp dụng (Bùi Bảo Hoàn và
Đào Thanh Vân, 2000) [11].
Trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã
tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội. Vụ đông
xuân 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988-1989 gồm 60
mẫu giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống. Kết quả đã chọn
được một số mẫu, giống có ưu điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất
tốt, chống chịu sâu bệnh tốt như giống Raseta, Sarut, Bogdanovskii
(Trần Đình Long và ctv, 1992) [12].
Giai đoạn 1991 - 1995: chương trình nghiên cứu đề tài KN01 - 12
của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm với đề tài “Nghiên cứu và
chọn tạo một số giống rau chủ yếu và biện pháp kỹ thuật thâm canh” đã
được triển khai thực hiện trên quy mô rộng, với sự tham gia của nhiều cơ
quan nghiên cứu. Trong đó cây cà chua là đối tượng nghiên cứu chính của
đề tài, với số lượng mẫu giống được thu thập, nhập nội để nghiên cứu qua
các năm (1991-1995) là lớn nhất (Trần Khắc Thi, 1995) [14].


12


Trong giai đoạn 1994 - 1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ,
mã số B9-11-42, với tên đề tài “Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích
hợp với vùng sinh thái khí hậu phù hợp miền Bắc Việt Nam” đề tài được
tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội I và một số
xã ở ngoại thành Hà Nội với 38 dòng, giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2
năm nghiên cứu, kết quả cho thấy: trong điều kiện trồng trái vụ, năng suất
thực thu của các giống đạt từ 21.495 - 29.100 kg/ha. Còn về chất lượng đa
số các giống đều có phẩm chất tương đối tốt, quả cứng, tỷ lệ thịt quả và
hàm lượng chất khô cao, đặc biệt là giống Merikurri. Giống DT - 4287 có
triển vọng trồng chính vụ, những giống này có tính chín sớm và tính trạng
có lợi cho sản xuất vụ sớm. Cuối cùng tác giả đã kết luận: hầu hết các
giống nghiên cứu đều có những tính trạng có lợi riêng như: tính kháng
bệnh tốt, có năng suất và chất lượng tương đối tốt. Đây là nguồn gen rất
quý dùng làm vật liệu khởi đầu cho lại tạo (Hồ Hữu An và cs, 1996) [1].
Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu, ngoài khối lượng mẫu giống lớn
nhập nội và giống địa phương thu nhập được, nguồn vật liệu khởi đầu còn
được tạo bằng cách xử lý đột biến với hóa chất (NMU 0,02%; DUS 0.02%)
nhằm tạo ra những tính trạng có lợi cho chọn lọc. Bên cạnh các mẫu giống
thuộc dạng trồng, còn nhiều dạng dại và nửa hoang dại như: SSB
Pimpinelli folium Mill, SSP Subspomtancum Brez. Những dạng dại này
được đánh giá là có chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi
trường bất thuận, đồng thời là nguồn vật liệu tốt cho chọn giống cà chua.
Hàng năm các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài NK-01012 này đã lai
tạo được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ
các đôi lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã được công nhận là giống
quốc gia, còn lại một số giống khác được phép khu vực hóa (Trần Khắc
Thi, 1998) [15].



13

Viện cây Lương thực và Thực phẩm cũng đã tung ra thị trường giống
cà chua lai F1 VT3 từ tổ hợp lai (15xVX), giống có đặc điểm quả tròn,
thâm canh tốt có thể đạt 60 tấn/ha, có khả năng chống bệnh sương mai, héo
xanh, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Được bộ Nông
nghiệp và Phát năm 2004.
Kết quả nghiên cứu ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà
chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7,
HT21, HT144 do Trường Đại học Nông Nghiệp I lai tạo. Giống VT3 do
Viện cây Lương thực-Thực phẩm lai tạo. Giống FM 29, FM 20, HPT9, lai
số 9 được Viện nghiên cứu Rau- Quả tạo ra. Chúng có những ưu điểm vượt
trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như:
Giống cà chua lai HT7; Giống lai số 9 đã được hội đồng khoa học Bộ
NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất.
Trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua ở
Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau-Quả, một số
giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện cây Lương thực và Thực
phẩm chọn lọc; VL2000 F1, VL 2500 F1, VL 2910 F1, VL 2922 F1 do Công
ty Hoa Sen cung cấp. Ngoài ra Công ty giống cây trồng miền Nam đã đưa ra
2 giống T - 41 và T - 42.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước đạt được là rất khả quan và đây cũng chính là cơ sở khoa học cho
những chương trình nghiên cứu tiếp. Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về phát
triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao và tính chất cạnh tranh
với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu về tạo
giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các
giống mới phục vụ cho sản xuất.



14

2.1.5. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua
Cà chua thuộc họ cà Solanaceae thường rất mẫn cảm với nhiều loài
sâu, bệnh hại, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất. Các loài sâu
bệnh hại phổ biến và nguy hiểm là: bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, sâu
xám, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rẽ, bệnh
héo rũ do nấm và héo xanh vi khuẩn. Chúng có thể phát sinh ở hầu hết các
vụ trồng cà chua trong đó vụ đông xuân thiệt hại do bệnh nhiều hơn do sâu,
còn vụ xuân hè thì ngược lại. Theo các tác giả: Mai Thị Phương Anh, Tạ
Thu Cúc, Phạm Thị Nhất, Nguyễn Văn Viên và cộng sự thì thời kỳ cây con
trong vườn ươm là phòng trừ sâu bệnh hại cho cà chua có hiệu quả về
nhiều mặt. Ở thời kỳ này cây nhỏ, diện tích hẹp nên việc phát hiện, phòng
trừ bằng biện pháp thủ công cơ giới hoặc bằng thuốc đều rất thuận lợi [2]
[5], [13], [22]. Theo Nguyễn Đức Toàn (2013) [21], có thể trồng xen cà
chua với hành lá để hạn chế sâu bệnh hại, do cây hành lá đã tỏa ra mùi
không ưa thích đối với một số loại sâu hại cà chua, đặc biệt là sâu xanh và
sâu khoang. Để sản xuất cà chua đảm bảo an toàn theo Trần Khắc Thi và
cộng sự cần phải thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như: Sử
dụng giống chống chịu, cây giống khỏe và sạch bệnh, bón phân cân đối,
đúng liều lượng và đúng lúc, bảo vệ thiên địch, xác định hệ thống cây trồng
và các biện pháp luân canh hợp lý. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp
thời để ngăn chặn dịch hại, diệt sâu bằng tay, ngắt bỏ bộ phận bị bệnh, hoặc
nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy khi mới xuất hiện. Nếu diệt trừ bằng hóa
chất bảo vệ thực vật phải đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng
ngưỡng kinh tế, tăng cường sử dụng các thuốc vi sinh nhóm Bt, thảo mộc
và sử dụng thuốc có luân phiên. Xử lý hạt giống trước khi gieo [17], [18].
2.1.5.1. Biện pháp hóa học
Thuốc trừ sâu hóa học là những chất độc có nguồn gốc từ những hóa



15

chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật
gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác..
Trong khi việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn
gốc hóa học và không theo thời gian quy định trên đồng ruộng trồng cà
chua như hiện nay của bà con nông dân sẽ dẫn đến nguy cơ chúng ta ăn
phải sản phẩm thu hoạch còn dư lượng thuốc quá nhiều gây ra ngộ độc cấp
hay tích lũy dần trong cơ thể sinh ra các bệnh tật sau này, đặc biệt là bệnh
ung thư.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hóa học có khả năng
đặc trị các loài sâu hại rất cao như: Kacie 250 EC, Sharpa 25 EC…..
- Thuốc Kacie 250 EC : Dạng nhũ dầu, để trừ bọ phấn trắng gây
bệnh xoăn lá cho cà chua.
- Thuốc Sharpa 25 EC : thuốc hóa học dạng nhũ dầu, dùng để trừ sâu
ăn lá và sâu đục quả cho cà chua.
2.1.5.2. Biện pháp sinh học
Trong những năm gần đây, biện pháp sinh học đang được quan tâm
và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó được sử dụng như một biện pháp
quan trọng vì tránh được các mặt hạn chế của thuốc hoá học gây ra.
- Biện pháp canh tác
+ Chọn các giống cà chua có khả năng chống chịu được sâu bệnh
cao, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao như: Kim cương
đỏ, Anna… Chọn cây giống có tiêu chuẩn cao: cây khỏe mạnh, không dị hình,
không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, cây hoàn toàn sạch bệnh.
+ Chọn đất trồng cà chua: Cà chua thích hợp nhất là đất thịt pha cát,
đất bazan, pH từ 5,5 - 6,5. Chọn những chân đất mới hoặc những chân đất
vụ trước không trồng cây họ cà để tránh sâu phát sinh, phát triển.



16

+ Phân bón chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân
bón được sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Bón phân theo quy
trình sản xuất cà chua an toàn.
+ Trồng xen vụ: sau mỗi vụ cà chua có thể trồng xen vào các loại rau
khác nhằm tiêu diệt mầm mống sâu hại như rau muống, rau xu hào, súp lơ,
rau cải….
- Biện pháp sử dụng thiên địch
Trong quá trình điều tra chúng tôi có phát hiện được một số thiên
địch của các loài sâu như: bọ rùa, ong mắt đỏ, kiến… Vì vậy, khuyến khích
nông dân bảo vệ và cho phát triển những loài thiên địch này.
- Biện pháp sử dụng Pheromone giới tính
Pheromone là một chất hóa học đặc biệt được tiết ra bởi con cái có
khả năng hấp dẫn giới tính mạnh mẽ, thu hút con đực đến để giao phối và
đẻ trứng. Dựa vào đặc tính này mà các nhà khoa học đã tổng hợp nên các
chất Pheromone nhân tạo có đặc tính trên để áp dụng trong phòng trừ sâu
hại, đảm bảo an toàn và không gây độc hại cho người sản xuất và tiêu
dùng. Có thể dùng Pheromone để bẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả…
2.2. Độ độc, an toàn thực phẩm
2.2.1. Độ độc cà chua gây ra
- Thứ 1: Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho
cơ thể như carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều
rất có lợi cho sức khoẻ con người. Tiêu thụ cà chua có thể làm giảm nguy
cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể chống lại rất mạnh các bệnh thoái
hóa thần kinh. Tuy nhiên bên cạnh đó, lá và thân cây cà chua có chứa
atropine, tomatine và alkloid tropane là độc hại nếu nuốt phải. Trái cà chua
chín không chứa các hợp chất này. Việc sử dụng lá cà chua làm trà (tisane)

từng là nguyên nhân của ít nhất một cái chết. Tuy nhiên, mức độ
của tomatine nói chung quá nhỏ để có thể gây nguy hiểm.


×