Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và năng suất của rau cải ngọt trồng chậu vụ đông xuân tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.92 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

BÙI THỊ NHƢ HOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA RAU CẢI NGỌT TRỒNG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng Trọt

Khoa

: Nông Học

Khoá học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

BÙI THỊ NHƢ HOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA RAU CẢI NGỌT TRỒNG CHẬU VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng Trọt

Lớp

: K43-TT - N02

Khoa

: Nông Học

Khoá học


: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS.Nguyễn Thúy Hà

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Ban chu nhiệm khoa Nông học Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn TS.Nguyễn
Thị Thúy Hà tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
giá thể đến sinh trưởng và năng suất của rau cải ngọt trồng chậu tại Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ‟‟.
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn , giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập , nghiên cứu
và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin trân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thúy Hà đã tận
tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất , nhưng do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ,
tiếp cận với thực tiễn sản xuất, cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa
nhận thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các
bạn để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Thái Nguyên , ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Bùi Thị Nhƣ Hoa


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

CT4

: Công thức 4

CT5

: Công thức 5

Đ/c

: Đối chứng


FAO

: Food and agriculture organization of united nations
(Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc)

g

: Gam

Kg

: Kilogam

NL1

: Nhắc lại 1

NL2

: Nhắc lại 2

NL3

: Nhắc lại 3


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2012 ........................ 7
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao
của rau cải ngọt trồng chậu ........................................................................... ..31
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ sinh trưởng chiều cao cây........ 35
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các giá thể đến số lá của rau cải ngọt trồng chậu ...... 37
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ ra lá của cây rau cải ngọt trồng
chậu ................................................................................................................. 40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến đường kính của rau cải ngọt
trồng chậu ........................................................................................................ 41
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhua đến năng suất cây cải
ngọt. ................................................................................................................. 44
Bảng 4.7 : Thành phần sâu, bệnh hại rau cải ngọt trồng chậu vụ Đông Xuân
năm 2014 tại Thái Nguyên. ............................................................................. 46
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến hàm lượng NO3 trong rau cải
ngọt ................................................................................................................. 48
Bảng 4.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế .................................................... 48


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầ u .................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Sơ lược về tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam ................... 7

2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ........................................................ 7
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam. ........................................................ 9
2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trong và ngoài nước .................. 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ...................................................... 11
2.3.1.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể. ............... 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15
2.5. Giới thiệu chung về cây rau cải ngọt ...................................................... 20
2.5.1. Thời vụ .................................................................................................. 20
2.5.2. Mật độ, khoảng cách ............................................................................. 20
2.5.3. Phân bón ................................................................................................ 20
2.5.4. Tưới nước .............................................................................................. 22
2.5.5. Ánh sáng ................................................................................................ 22
2.5.7. Thu hoạch. ............................................................................................. 23
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
......................................................................................................................... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24


v

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 24
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 25
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Thu Đông năm 2014 tại Thái Nguyên ..... 29
4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây rau cải ngọt trồng chậu tại
Thái Nguyên. ................................................................................................... 30

4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây rau cải ngọt trồng chậu tại Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 36
4.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến đường kính tán của rau cải ngọt trồng
chậu ................................................................................................................. 40
4.5. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất rau cải ngọt trồng chậu vụ
Đông Xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. ......................................................... 44
4.6. Thành phần sâu, bệnh hại rau cải ngọt vụ Đông Xuân năm 2014 tại Thái
Nguyên ............................................................................................................ 46
4.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế cho rau cải ngọt trồng trong các công thức ....... 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 50
1. Kết luận ....................................................................................................... 50
2. Đề nghị ........................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
con người, rau xanh không những cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như
gluxit, lipit, protein mà chúng còn có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế
độ ăn của cơ thể con người. Rau cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin
C, tiền vitamin A (caroten)…rất cần thiết đối với hoạt động sinh lý của cơ thể.
Tục ngữ có câu: „cơm không rau như đau không thuốc ” .
Theo sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của
Việt Nam cũng như của trên thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho
người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 2300 - 2500
calo năng lượng để sống và hoạt động. Để có được năng lượng này, nhu cầu

tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người phải vào khoảng 250 300g (tức là vào khoảng 7,5-9 kg/người mỗi tháng). Ngoài ra rau còn cung
cấp cho con người một lượng lớn các chất xơ, có khả năng làm tăng nhu mô
ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu
hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Rau
còn là nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị . Cây rau cải nằm trong họ thập tự được trồng phổ biến ở
khắp châu Âu, Địa Trung Hải, nơi được coi là nguồn gốc của chúng (Nguyễn
Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)[13]. Chúng được sử dụng rộng rãi làm thức
ăn cho người và gia súc, làm nguyên liệu nghành dược. Cây cải chiếm vị trí
quan trọng bậc nhất trong ngành rau nhờ chủng loại phong phú, sản lượng
cao, thích nghi rộng rãi với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, dễ vận
chuyển, cất giữ lâu, dễ ăn, dễ chế biến, rau cải ngọt còn được biết đến với


2

công dụng như một vị thuốc chữa ho, táo bón. Ăn nhiều rau cải ngọt giúp cho
việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết
Ngày nay khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi
của con người ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm chất lượng
đảm bảo an toàn. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đã tạo nên một diện
mạo mới cho đất nước ta trong những năm vừa qua đồng thời thúc đẩy nhiều
lĩnh vực khác phát triển theo. Tuy nhiên ngoài các mặt tích cực thì những ảnh
hưởng không tốt cũng dần xuất hiện khiến cho con người cảm thấy lo ngại
như: tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, kẹt xe …
Đặc biệt đáng chú ý nhất hiện nay vẫn là tình trạng thực phẩm tươi
sống bị nhiễm độc, nhiễm hóa chất ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến chất lượng rau không an toàn là do việc quản lý đầu vào của cây trồng
chưa tốt bởi vậy việc nghiên cứu giá thể trồng rau để quản lý đầu vào của cây

là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó diện tích đất tại các thành phố lớn đang ngày càng eo hẹp,
do đó nếu người dân có nhu cầu trồng rau sạch cần phải học cách làm giá thể
để tạo môi trường cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đây là giải
pháp trồng rau sạch tại nhà bằng các loại giá thể, vừa không cần đến diện tích
rộng lớn, vừa giải quyết vấn đề rau sạch bởi vì chính bản thân người trồng sẽ
cảm thấy yên tâm về nguồn rau mà mình ăn hàng ngày, bên cạnh đó rau cải
ngọt chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Vậy giá thể là gì? Giá thể
được hiểu là môi trường rắn để cho rễ cây đâm xuống có thể cần hay không
cần tới đất.
Nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng tăng cao, trong khi đó thị trường
không đáp ứng đủ hay vẫn còn sự nghi ngại từ người tiêu dùng khi sử dụng các
sản phẩm rau hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giải quyết vấn đề


3

này tôi đã tiến hành nghiên cứu : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến
sinh trưởng và năng suất của rau cải ngọt trồng chậu vụ Đông Xuân tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ’’.
1.2. Mục đích và yêu cầ u của đề tài
1.2.1. Mục đích
Lựa chọn được loại giá thể thích hợp cho rau cải ngọt trồng chậu sinh
trưởng, phát triển tốt tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầ u
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái tăng trưởng
chiều cao của rau cải ngọt trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái ra lá của rau
cải ngọt trồng chậu
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến tình hình sâu

, bệnh ha ̣i rau cải
ngọt trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến đường kính tán của rau cải
ngọt trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của rau cải ngọt trồng chậu.
- Sơ bộ hạch toán kinh tế trong các công thức thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Thực hiện đề tài giúp sinh viên tiếp cận được với công tác nghiên cứu
khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào việc thực hiện đề tài một cách
có hiệu quả. Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn và phương
pháp nghiên cứu úng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực
hiện đã giúp cho sinh viên hiểu biết thêm về nhiều kiến thức thực tiễn sản


4

xuất và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn. Đó cũng
chính là tiền đề tạo ra cơ sở vững chắc cho một cán bộ khoa học kỹ thuật
tương lai.
Giúp ho ̣c viên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học

, nâng cao

kiến thức chuyên môn . Đồng thời , học viên học được tác phong làm việc
nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả, tiếp thu được những kinh nghiệm mà chỉ có
thể có được trong thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc thực hiện đề tài là cơ sở để xác định loại

giá thể thích hợp cho việc sản xuất rau cải ngọt trong diện tích nhỏ hẹp. Từ
những kết quả thu được có thể khuyến cáo ra sản xuất rau trồng chậu cho
nhân dân.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Từ xưa đến nay với cách trồng cây truyền thống, chúng ta thường trồng
cây trong môi trường đất, có thể nói đất là môi trường chứa nước và các chất
dinh dưỡng giúp cây hấp thụ và phát triển. Tuy nhiên do Quá trình thâm canh
rau, với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các chất hóa học như phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật không những làm cho đất nông nghiệp ngày càng
bị thoái hóa mà còn tạo ra sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức
khỏe của người sử dụng, việc sử dụng đất sạch đã được xử lý kết hợp cùng
một số loại nguyên liệu khác để tạo thành các loại giá thể trồng cây đảm bảo
khống chế được dư lượng phân bón trong rau, nguồn đất sạch bệnh khống chế
được sâu hại.
Để cung cấp một lượng rau với số lượng lớn, trong thời gian dài, độ
đồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người là
mục tiêu hàng đầu trong nghiên cứu, sản xuất rau. Trong những năm qua, các
cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu theo nhiều
hướng khác nhau, một trong những hướng được các nước ứng dụng rộng rãi
và ngày càng hoàn thiện hơn là sản xuất theo hướng công nghiệp, trồng cây
trong giá thể. Kỹ thuật trồng cây không đất là một phương pháp mới đã vào
nước ta hơn 10 năm nay, nhưng trên thế giới nó đã ra đời và áp dụng hơn nửa
đầu của thế kỷ trước, sau khi hệ thống cây trồng không dùng đất của Gerick ra
đời năm 1930 nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu và triển khai kỹ

thuật này trên quy mô sản xuất thương mại. Theo Hồ Hữu An và cs (2005)[1]
thành phần dinh dưỡng trong cây cà chua phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
thời vụ, giống, các biện pháp kỹ thuật gieo trồng chúng, qua các nghiên cứu


6

của mình tác giả khẳng định, bằng công nghệ gieo trồng không dùng đất cà
chua không những cho năng suất cao mà chất lượng rất tốt, đặc biệt đảm bảo
được độ an toàn sản phẩm. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã nghiên
cứu thành công về công nghệ sản xuất rau an toàn không dùng đất hiện nay
được phổ biến rộng rãi với quy mô thương mại. Có thể kết hợp nhiều loại để
cho ra giá thể tốt nhất cho cây trồng.
Giá thể có thể có những thành phần:
- Mùn cưa: Là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ, thành phần chủ
yếu là xenlluloz dễ phân hủy.
- Mùn xơ dừa: Là giá thể tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm
cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, rẻ tiền, dễ
kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ
bị sâu bệnh.
- Trấu hun: Dễ làm, thoát nước, nhẹ dễ vận chuyển, cung cấp chất
khoáng, làm cứng cây. Tuy nhiên không có chất hữu cơ, kém dinh dưỡng,
hấp thụ nhiệt mạnh nên chỉ dùng cho giâm cây bằng hom và trồng cây giai
đoạn đầu.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilông trong nhà lưới có mái che
đã đạt được kết quả cao. Sau đó phương pháp này đã được phổ biến trong sản
xuất nông nghiệp. Phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã trở thành một nghề
kinh doanh, một số nông dân sản xuất cây con với số lượng lớn để bán cho
nông dân khác.

Đất không phải là môi trường tốt cho cây con. Cho thêm cát hoặc cát +
than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những
hỗn hợp đặc biệt mà có thể được sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng
đất ruộng khi đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bệnh và do hoá chất.


7

2.2. Sơ lược về tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng nên được loài người trồng và sử
dụng từ lâu. Người Ai Cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như nguồn
lương thực.
Trong nhiều năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không
ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, số liệu FAO được thống kê và
được trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2012
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2008


52,81

188,413

994,98

2009

54,03

188,629

1019,10

2010

55,72

188,210

1048,71

2011

56,81

191,371

1087,12


2012

57,27

193,133

1106,13

Nguồn: FAOSTAT, 2015[26]
Theo số liệu thống kê của FAO cho thấy: diện tích trồng rau năm 2008
là 52,81 triệu ha nhưng đến năm 2012 đã mở rộng lên tới 57,27 triệu ha, tăng
so với năm 2008 là 4,46 triệu ha, tăng 8.45% so với năm 2008. Như vậy, diện
tích trồng rau trên thế giới đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân
đã nắm bắt được nhu cầu về rau trên thị trường hiện nay và họ đã chuyển một
phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau để gia tăng
nguồn thu nhập và giải quyết nhu cầu của thị trường nông sản trên thế giới.
Năng suất rau bình quân trên thế giới gần như là ổn định từ năm 2008
đến năm 2010, năm 2010 – 2012 có sự tăng trưởng đạt từ 188,210 – 193,133
tạ/ha, do người nông dân đã chú trọng hơn đến việc sử dụng khoa học công


8

nghệ kỹ thuật hiện đại áp dụng vào sản xuất, làm cho năng suất của rau tăng
lên đáng kể
Về sản lượng rau tăng đều qua các năm từ 2008 đến 2012, năm 2012
đạt 110,61 triệu tấn, tăng hơn so với năm 2008 là 111,15 triệu tấn, tương
đương 11,17%.
Về tiêu thụ rau trên thế giới theo FAO dự báo trong thời gian tới hàng

năm tăng bình quân 3,6%, trong khi tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 2,8%, như
vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong
những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8% mỗi
năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp,
Đức, Canada. Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn nhất trên thế giới đó là
Trung Quốc, Italia, Hà Lan. Theo dự báo cảu FAO ước tính đến năm gần đây
giá xuất khẩu rau tươi tăng cao, như vậy rau tươi là một trong những mặt
hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày
một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới.
Hiện nay nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã đi trước chúng ta hàng
chục năm trên lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản
xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ
hóa học … vào sản xuất các sản phẩm rau và hoa quả cao cấp. Nhờ đó mà
năng suất và chất lượng rau trên thế giới tăng gấp nhiều lần, mang lại lợi
nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất ở các nước phát triển như Mỹ, Nga,
Isarel…
Nhìn chung việc sử dụng các loại nhà để trồng cũng như các thiết bị
phục vụ cho sản xuất rau an toàn theo kiểu công nghiệp đã được sử dụng ở
hầu hết các nước trên thế giới. Trong vòng 10 – 15 năm gần đây, trên thế giới
đã sử dụng nhà kính khoảng 30.000 ha. Nhà lưới đã được áp dụng ở cả năm
châu lục đặc biệt là Địa Trung Hải, Trung Quốc và Nhật Bản. Riêng năm
1987 – 1988 thế giới sử dụng để trồng rau an toàn khoảng 1.980.000 ha, trong
đó Tây Âu 58.000 ha, Đông Âu 10.000 ha. Từ 1960 trở lại đây nhà trồng trở


9

thành công cụ bảo vệ thực vật, hệ thống điều khiển môi trường để sản xuất
rau an toàn quanh năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam.

Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa
nước, nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là
các cây thuộc họ bầu bí. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của một nền nông
nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành trồng rau còn
một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác. Bên
cạnh đó người dân chưa được tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, vẫn phụ
thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết tự nhiên.
Thành phố Hà Nội là nơi sớm triển khai chương trình rau an toàn với sự
tham gia của các ngành khoa học, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại. Từ
năm 1996 – 2004 thành phố đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho công tác nghiên
cứu khoa học, quy hoạch vùng, xây dựng mo hình trình diễn và hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng sản xuất rau an toàn với quy mô từ 1.000m2 đến 10ha
được xây dựng tại các vùng trồng rau của Hà Nội với nội dung đa dạng. Các
dự án quốc tế như “ rau hữu cơ ‟‟ của tổ chức phát triển nông nghiệp Đan
Mạch (ADDA), rau ngoại ô của CRAD (pháp) thực hiện mô hình trình diễn,
tập huấn kỹ thuật IPM. Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
thì đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn của thành phố đã đạt 3.450 ha,
gieo trồng với sản lượng 55.230 tấn.
Cũng như các địa phương ở phía Bắc, các tỉnh phía Nam cũng đồng
loạt triển khai các hoạt động sản xuất rau an toàn cùng các biện pháp canh tác:
Biện pháp che phủ luống rau ngoài hạn chế cỏ dại còn giữ ẩm cho đất, màng
phủ bạc còn tăng quang hợp, điều khiển tiểu khí hậu làm tăng cường năng
suất nhiều rau quả nhất là dưa chuột (Trần Thị Ba, 2005). Áp dụng các biện
pháp nhỏ giọt, tưới thấm dẫn nước bằng ống nhựa…
Tuy nhiên ở các tỉnh phía Nam nhiều trở ngại còn đang tồn tại làm ảnh
hưởng đến chất lượng rau hiện nay:


10


Môi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm với tốc độ đô thị
hóa và phát triển công nghiệp. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước
thải trung bình hàng ngày của thành phố khoảng 600.000m3, trong đó lượng
nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp khoảng 10% và đa số chưa
được xử lý hoặc xử lý chưa tốt, ảnh hưởng tới nguồn nước tưới cho rau ở
ngoại thành.
Lượng rác thải cũng không chế biến đúng quy chuẩn, nhiều hộ vẫn sử
dụng phân tươi để trồng rau làm ô nhiễm nguồn đất.
Việc sử dụng phân bón chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phân đạm bị lạm
dụng trong khi đó lân và kali ít được bón cân đối. Tình trạng chug là với các
cây cà chua, cải bắp, dưa chuột lượng trung bình theo điều tra của Ngô Quang
Vinh là 332 kg/ha.
So với các loại cây trồng khác thì sản xuất rau đem lại hiệu quả kinh tế
khá cao. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.06.10 NN
trong giai đoạn 2001 - 2004, mỗi ha trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng
thu nhập bình quân 10,2 - 11,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau
đông với thu nhập bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi hai vụ lúa (Trần
Khắc Thi và cs, 2003) [13].
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2012
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

(tạ/ha)


( tấn)

2008

690.620

111

7.724.502

2009

787.890

115

9.064.085

2010

818.088

109

8.975.534

2011

835.918


107

9.014.988

2012

848.200

111

9.439.000

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[26]


11

Qua bảng 2.4 ta thấy:
Theo số liệu thống kê của FAO những năm gần đây cho thấy diện tích
trồng rau của ta ngày càng được mở rộng từ 690.620 ha năm 2008 lên
848.200 ha năm 2012. Diện tích tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2010 qua 5
năm diện tích tăng 157.58 ha.
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có
năng suất rau khá cao. Năng suất trung bình thấp nhất là ở các tỉnh miềm
Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước do điều kiện
thời tiết khắc nghiệt. Số liệu thống kê của FAO những năm gần đây năng suất
tương đối ổn định đạt 115 tạ/ha.

Sản lượng rau có chiều hướng ra tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn
tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng năm từ 19902000 là xấp xỉ 260 nghìn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau
ở nước ta tăng lên đáng kể từ 7.724.502 tấn năm 2008 tăng lên 9.064.085 tấn
năm 2009, đến năm 2010 lại giảm xuống 8.975.534 tấn, năm 2012 sản lượng
rau lại tăng lên 9.439.000 tấn. Sản lượng rau của nước ta được thu chủ yếu từ
2 vùng chính đó là vùng chuyên canh rau ven thành phố và vùng rau luân
canh với cây lương thực.
Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu
công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng được hình thành và
phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
2.3.1.1. Nghiên cứu vật liệu và kích thước khay chậu dùng để trồng rau
Trồng cây trong giá thể là biện pháp trồng cây trong giá thể tự tạo, dinh
dưỡng cung cấp cho cây thông qua lượng phân bón trộn với giá thể và bón
thúc, giá thể được để trong khay, chậu….


12

Theo GS. Mary Meyer, trường Đại học Minnesota cho rằng khay chậu
cho trồng cây trong giá thể có thể là bất cứ vật liệu gì giữ được giá thể
và thoát nước, có thể lựa chọn các loại khay chậu sau:
+ Khay chậu làm bằng đất nung hoặc đất sét: loại này được sử dụng từ lâu,
giúp cho sự trao đổi oxi trong khay chậu thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.
Tuy nhiên loại giá thể này nặng và nhanh mất nước.
+ Khay chậu làm bằng gỗ: dễ chế tạo, có khả năng cách nhiệt tốt, phải
thay thế nếu sử dụng lâu.
+ Khay chậu làm bằng kim loại: có khả năng cách nhiệt kém, có thể
rất nóng hoặc rất lạnh tuỳ theo thay đổi nhiệt độ bên ngoài, khay chậu cỡ

lớn ít bị ảnh hưởng hơn.
+ Khay chậu làm bằng chất dẻo và sợi thuỷ tinh: nhẹ, giữ ẩm lâu, đặc
biệt là có rất nhiều màu sắc nên dễ nhìn và hấp dẫn.
+ Khay chậu làm bằng đá: loại khay chậu này trọng lượng lớn, đắt,
khó tìm và khi trồng cây khả năng thoát nước kém.
+ Khay chậu làm bằng đồ gốm tráng men: khay chậu loại này đẹp, bắt
mắt nhưng không thông thoáng cho sự phát triển của rễ cây.
Tuy nhiên theo Tammy Kohleppel và Dan Lineber khay chậu làm bằng
bất cứ vật liệu gì và kích cỡ bao nhiêu đều phải có lỗ thoát
nước. Lỗ thoát nước có thể ở đáy hoặc ở mặt bên của khay chậu. Ở bên
dưới đáy của khay chậu nên bổ sung 1 lớp sỏi thô dày 1 inch để dễ
thoát nước.
2.3.1.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể.
Theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường đại học
Maryland bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu
và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu
cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu,… Mỗi thời kỳ sinh trưởng


13

của cây rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vào thời kỳ nảy mầm
cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng
từ đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này không cao. Sau
đó cùng với sự phát triển của rễ, thân lá sự hấp thụ dinh dưỡng trong
đất tăng lên. Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích luỹ dinh
dưỡng đã hoàn thiện thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm
mạnh. Các loại rau ngắn ngày như rau dền, rau cải…có thời gian sinh
trưởng từ lúc gieo trồng tới thu hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt
quá trình sinh trưởng chỉ bón 1-2 lần. Còn các loại rau dài ngày như:

cà chua, dưa chuột, ớt…thì cần phải bón nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần
hoặc hơn. Phân bón dạng dung dịch hoặc dạng bột thì sử dụng thuận tiện
và hiệu quả vì dinh dưỡng được cung cấp nhanh chóng.
Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm tan và phân
dễ tan. Theo Karen Demboski và cs, cả 2 loại phân bón này đều cần
thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể
đều không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt nhất [22].
Theo Bunt (1965) [15] hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than
bùn rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4kg đá vôi nghiền + 0,6kg supephotphat 20%
+ 285g KNOP3, nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây : 3 than bùn rêu nước + 1 cát
bổ sung 1,8kg đá vôi nghiền + 1,5kg supephotphat 20% + 745g KNOP3 +
1,2g NH4NO3.
Theo Lawtence và Neverell (1950) [19] cho biết ở anh bổ sung 1,5kg
đá vôi nghiền và 3kg supephotphat 20% P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp
lý. Nhưng khi sử dụng hỗn hợp để trồng cây là 1,5kg đá vôi nghiền + 8,5kg
phân bazo + 12kg phân NPK dạng 5-10-10 cho 1m3 hỗn hợp bầu.


14

Theo Kaplina (1976) hỗn làm bầu cho bắp cải, cải xanh và dưa chuột
được bổ sung 1g N, 4g P2O5, 1g K2O cho 1 hỗn hợp giá thể cho cây con sinh
trưởng phát triển, ngoài ra tác giả còn cho biết vai trò chất khoáng ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh trưởng của cây con.
2.3.1.3. Nghiên cứu về giá thể trồng rau
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn
từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa,
cát, bột đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng và
có khả năng giữ nước tốt.

Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than
bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho
đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên
về nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng
khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, môi
trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp
bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng
giữ nước và làm thoáng khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều công
thức phối trộn dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu với tỷ lệ là 1:1:1
là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ, đất vườn + bột sơ dừa + phân hữu cơ hay
đất vườn + phân chuồng + bột sơ dừa [16].
Theo Lawtance và Narell (1950) [19] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp
đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để
trồng cây là 7:3:2.
Theo Kaplina (1976) đối với cùng một loại cây nhưng thành phần giá
thể khác nhau cho năng suất khác nhau. Để gieo hạt cải bắp, cải xanh nếu
thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và


15

trong hỗn hợp trên cho thêm 1g K, 4g P2O5 và 1g K2O thì năng suất sớm đạt
238 tạ/ha.
Theo Jos và cs (1993) [20] việc ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng
cho việc phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau ở các thời vụ. Chất
thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể, nhờ vào
kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây và giảm thời gian sản xuất.
Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh dưỡng
làm tăng độ màu mỡ cho đất, tăng thêm lượng đạm trong đất và làm tăng

năng suất rau.
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á khuyến cáo việc sử dụng
rêu than bùn hoặc chất khoáng được coi như môi trường tốt cho cây con. Ví
dụ: đối với ớt sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng, hỗn hợp đặc
biệt bao gồm đất + rêu than bùn + phân chuồng. Trấu đốt và trấu hun cũng
được sử dụng như thành phần của hỗn hợp [16].
Masstalerz (1997)[21] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét có tỷ lệ
1:2:2, 1:1:1, 1:2:0 đều cho hiệu quả, cho thêm 5,5 – 7,7g bột đá vôi và 7,7 –
9,6g supephotphat cho 1 đơn vị thể tích.
Theo Bunt (1965) [15] sử dụng hỗn hợp gieo hạt (tính theo thể tích) 1
than bùn rêu nước + 1 cát + 2,4kg/m3 đá vôi nghiền, và với hỗn hợp trồng cây
là 3 than bùn rêu nước + 1 cát + 1 đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập,
khỏe.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong sản xuất nông nghiệp cây rau có vai trò quan trọng và là một
trong những loại thực phẩm có giá trị, là mặt hàng thiết yếu của con người.
thực tiễn đặt ra yêu cầu nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách đồng bộ về hệ


16

thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh. Đưa ra
các định hướng và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về rau sạch của con người.
Thái nguyên là một tỉnh miền núi đang trong quá trình đẩy nhanh tốc
độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, trên địa bàn tỉnh nhiều khu đô thị và công
nghiệp, trường đại học, cao đẳng… làm cho nhu cầu về rau ngày càng bức
thiết và dẫn tới chất lượng sản phẩm rau chưa được quan tâm, quy trình kỹ
thuật sản xuất rau an toàn vẫn chưa được áp dụng phổ biến. Thành phố hiện
có 750 ha rau các loại với sản lượng 14.500 tấn/năm. Thành phố đã hình

thành một số vùng sản xuất rau mang tính chuyên canh như Túc Duyên, Cam
Giá, Gia Sàng, Quang Vinh... nhưng vẫn không cung ứng đủ, và người dân
vẫn còn nghi ngại việc sử dụng các loại thuốc hóa học.
2.3.2.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể.
Ngô Thị Hạnh (1997) [6], Viện rau quả Hà Nội đưa ra công thức phối
trộn giá thể cho gieo cải bao trong khay gồm đất + cát + phân chuồng +
trấu hun theo tỷ lệ 3:1:1:1 và lượng NPK là 500g sunphat amon, 500g
supe photphat và 170g clorua kali trong 1tấn giá thể.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001)[7] qua thực tế cho biết:
trong nhà lưới có mái che, cứ 100kg đất than bùn thì trộn 10kg vôi
bột, 10kg supe lân và 6kg N-P-K con cò (13-8-12) và ủ 1-2 tháng rồi
đem vào khay để gieo hạt.
Theo Tạ thu cúc và cs (2000) [4] cứ 10kg giá thể gieo hạt rau trộn thêm
0,5kg supe lân để xúc tác quá trình hình thành và sinh trưởng của rễ.
2.3.2.2. Nghiên cứu giá thể trồng rau
Trước đây giá thể chủ yếu sử dụng là cát hoặc sỏi, ngày nay giá thể đã
được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng
tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước
tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của


17

giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó.
Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều
nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn,
nhiều không khí nhưng mất nước nhanh .
Giá thể lí tưởng phải có những đặc điểm:
+ Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
+ Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.

+ Thấm nước dễ dàng.
+ Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân huỷ an toàn cho môi trường.
+ Nhẹ, rẻ và thông dụng.
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ
hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại
vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại lớn ở nước ngoài
ưa chuộng),...Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm
từng loại.
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu Tiến sĩ Lê Thị Khánh, Trưởng bộ
môn Khoa học nghề vườn thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm
Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành công. Đây là mô
hình trồng rau sạch đầu tiên tại Thừa Thiên Huế nói riêng và miền
Trung nói chung, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nông nghiệp.
Hiện nay, Tiến sĩ Lê Thị Khánh đã thành công trong việc tạo ra giá thể
bằng trấu hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, rơm sau khi đã trồng nấm.
Đây là những nguyên liệu sẵn có, dễ làm, không mất tiền mua, lại giải
quyết được vấn đề vệ sinh môi trường. Điều đặc biệt giá thể sau thời
gian nuôi rau sạch (khoảng 3-4 năm) trong nhà lưới, có thể dùng vào
việc bón phân cho cây cảnh [25].


18

Cũng sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô
hình trên diện rộng thành công mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và
dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến
cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng
rau an toàn trên nền giá thể GT05, GT05 là giá thể sinh học không đất, có
hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ(OM),
1,2% đạm (N), 0,7% kali(K2O), 0,8% lân(P2O5) và các chất dinh dưỡng

trung, vi lượng cần thiết khác cho cây trồng, GT05 được sử dụng làm bầu
gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại
rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và thuận lợi [3].
Dòng sản phẩm đất Multi của công ty TNHH Nguyên Nông Gino đã
được xử lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp với khí hậu Việt Nam để
trồng trong khay, chậu. Thành phần chính của hệ Multi là giá thể hữu cơ từ
bụi xơ dừa, phân trùn quế, rong biển…Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân
thiện môi trường hoàn toàn không dùng đất thật, phân hóa học, thuốc trừ sâu
bệnh hóa học. Có các hệ sản phẩm Multi cho các sản phẩm cây trồng khác
nhau như: cây ăn lá, ăn quả…[9].
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2003)[9] qua nghiên
cứu bước đầu đã đưa ra 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây trồng
như sau: Cây hồng Đà Lạt than bùn 76,5% + 22,5% bèo dâu + 10% đất, cây
cảnh: Than bùn 67,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất, hoa giống:
45% than bùn + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất, ớt: 67,5% than bùn
+ 22,5% trấu + 10% đất, và cà chua: 67,5% than bùn + 22,5% bèo dâu + 10%
đất.
Theo Tạ Thu Cúc và cs (2000) [4] ở những vùng có điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt hay những giống rau quý hiếm có thể gieo cây con trong vườn
ươm. Giá thể làm bầu gồm đất bột đã phơi ải đập nhỏ, sạch cỏ dại chiếm 1/3


×