Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến năng suất, chất lượng rau cải ngọt trồng chậu vụ Xuân Hè tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ HOA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN NĂNG SUẤT
CHẤT LƢỢNG RAU CẢI NGỌT TRỒNG CHẬU VỤ XUÂN HÈ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ HOA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN NĂNG SUẤT
CHẤT LƢỢNG RAU CẢI NGỌT TRỒNG CHẬU VỤ XUÂN HÈ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : 1. ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo
2. TS. Nguyễn Thúy Hà

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Nông học – Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của giá thể đến năng suất, chất lượng rau cải ngọt trồng
chậu vụ Xuân Hè tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS.Nguyễn Thúy Hà, Ths.Nguyễn Thị Mai Thảo đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do trình độ và thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu mới nên tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận các ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên
để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 28 tháng 05 năm2015
Sinh viên

Nông Thị Hoa


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008-2012 .......................6
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ 2008-2012........................8
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến chiều cao của cây
rau cải ngọt trong vụ xuân hè năm 2015 ..................................20
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây .............................................................................22
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến đường kính tán
của cây rau cải ngọt trồng vụ Xuân Hè 2015 ............................24
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến số lá của cây rau

cải ngọt trong vụ Xuân Hè 2015 ...............................................26
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến đường kính tán lá ....27
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau tới năng suất rau cải ngọt .....30
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tình hình sâu hại rau cải ngọt ....... 31
Bảng 4.8: Sơ bộ hạch toán kinh tế cho rau cải ngọt trồng trên các giá thể ........32


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến chiều cao
của cây rau cải ngọt trong vụ xuân hè năm 2015.....................22
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến đường
kính của cây rau cải ngọt trong vụ Xuân Hè 2015....................26
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến số lá của
cây rau cải ngọt trong vụ Xuân Hè 2015 ..................................29
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến năng suất
của cây rau cải ngọt vụ Xuân Hè 2015 .....................................31


iv
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu của đề tài.....................................................................2
1.2.1. Mục đích..............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ...............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................4

2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................4
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. ............5
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới. ...................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trên thế giới và Việt Nam. .......8
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trên thế giới ..........................8
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...............................16
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................................................16
3.4.2. Phương pháp theo dõi .......................................................................17
3.4.2.2. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại. .........................................................17
3.4.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất................................................................18
3.4.2.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế ..................................................................18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................20
4.1. Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến động thái và tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây cải ngọt ................................................................20


v
4.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến động thái ra lá và
tốc độ ra lá của cây cải ngọt trồng chậu vụ Xuân hè năm 2015. ...23
4.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến đường kính tán của
cây rau cải ngọt trồng chậu vụ Xuân hè năm 2015 .............................26
4.4.1. Trọng lượng của cây rau cải ngọt .....................................................30
4.4.2. Năng suất thực thu của cây rau cải ngọt ...........................................30
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................33
5.1. Kết luận ................................................................................................33
5.2. Đề nghị .................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................34



vi
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CHLB

: Cộng hòa liên bang

KHCN

: Khoa học công nghệ

Sở NN & PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
con người. Bởi chúng cung cấp phần lớn các chất: vitamin, protein, khoáng,
đường, tinh bột,… đó là những chất cần thiết đối với hoạt động sinh lý của
cơ thể con người. Ngoài ra rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn

các chất xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thành
phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bằng cách giúp cho
hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Đặc biệt, rau còn là
nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi
hỏi của con người ngày tăng, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm chất lượng
an toàn. Để đáp ứng được phần nào nhu cầu đó, con người luôn phải tìm tòi,
nghiên cứu nhằm đưa ra những tiến bộ kỹ thuật mới cho nông nghiệp, trong
đó có những tiến bộ mới cho ngành trồng rau.
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản, nhất là
rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa
chất độc hại, kim loại nặng và thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, nhất
là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối
với sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy sản xuất rau với số lượng lớn, đảm
bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng.
Thành phố Thái Nguyên với dân số gần 30 vạn người, nơi tập trung
số lượng học sinh sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng đứng thứ 3 trong
cả nước, do vậy mà nhu cầu về thực phẩm nói chung và rau nói riêng là rất
lớn. Nhưng trên thực tế nghề trồng rau của Thành phố vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu về tiêu thụ cả số lượng và chất lượng rau. Chủ yếu ở đây sản xuất


2
theo cách truyền thống, chưa dám đầu tư cho sản xuất rau chất lượng cao.
Đặc biệt nhiều hộ còn chạy theo lợi nhuận, sử dụng thuốc kích thích cho
rau sinh trưởng nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, trồng rau trên giá thể là một trong những giải pháp trồng
rau trọn gói được biết đến bởi ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, diện tích sử
dụng không quá lớn và chi phí đầu tư thấp... nhưng mang lại năng suất cao.

Cải ngọt là một loại rau phổ biến xuất hiện quanh năm trên thị trường, với
lượng tiêu thụ lớn, do vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
loại rau này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng
và bảo vệ môi trường. Trước thực tế đó, để tận dụng hiệu quả nguồn lực tự
nhiên vốn có, đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, góp phần tạo dựng nền
nông nghiệp sạch, an toàn, ổn định và bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến năng suất, chất
lượng rau cải ngọt trồng chậu vụ Xuân Hè tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định giá thể phù hợp để rau cải ngọt trồng chậu sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng, phát
triển của rau cải ngọt trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến tình hình sâu, bệnh hại
rau cải ngọt trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của rau cải ngọt trồng chậu.
- Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế.


3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong khoa học:
Kết luận của đề tài là cơ sở để xác định loại giá thể thích hợp cho sản
xuất rau cải ngọt vụ Hè thu tại Thái Nguyên trên diện tích nhỏ hẹp. Từ
những kết quả thu được có thể khuyến cáo cho các hộ gia đình sản xuất rau
cải ngọt trồng chậu.

+ Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm và kỹ thuật
chăm sóc cây trồng.
- Biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu, trình bày báo cáo của một
đề tài tốt nghiệp.
- Trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho
công việc của sinh viên sau khi ra trường.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
Từ trước tới giờ, chúng ta thường trồng cây trong môi trường đất.
Đất là môi trường chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thu và
phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh rau, sự có mặt tràn lan,
mất cân đối của các chất hóa học như phân bón hóa học, thuốc Bảo vệ thực
vật không những làm cho đất nông nghiệp ngày càng bị thoái hoá mà còn
tạo ra sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người.
Ở các nước phát triển, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất
nghiêm ngặt và được quản lý chặt chẽ, là rào cản kỹ thuật ngăn chặn hàng
hóa kém chất lượng, thực phẩm không an toàn nhập khẩu.
Ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng đang ngày càng tăng. Để cung cấp rau với số lượng lớn, trong
thời gian dài, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người là
mục tiêu hàng đầu trong nghiên cứu, sản xuất rau. Trong những năm qua,
các cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu theo
nhiều hướng khác nhau, một trong những hướng đang được các nước phát
triển ứng dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện là sản xuất rau theo hướng

công nghiệp, trồng cây trên giá thể. Việc sử dụng đất sạch đã được xử lý
kết hợp cùng một số nguyên liệu khác để tạo thành các loại giá thể trồng
cây. Trồng rau trên giá thể sạch là một trong những giải pháp có thể ngăn
chặn sâu, bệnh hại từ đất và khống chế được các chất gây ô nhiễm từ đất
như kim loại nặng và việc sử dụng các loại giá thể trồng sạch thay thế đất
đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi không có đất
cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống hàng ngày.


5
- Đặc tính vật lý của giá thể.
Đối với tính chất vật lý của giá thể, chất hữu cơ và mùn có tác dụng
làm tăng độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định
kết cấu các thành phần trong giá thể. Những tính chất vật lý luôn có tác
động tích cực đến tính chất hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ
và mùn làm tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả
năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm cho giá thể, đảm bảo các
phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo điều kiện cho
cây phát triển tốt.
- Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng khí
Giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và không khí. Những khoảng
trống trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể
có thể thể hiện hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Sau
khi tưới, nước lấp đầy những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống
đáy luống (chậu). Có hai loại nước tồn tại trong giá thể: loại sử dụng được
ngay và một loại không sử dụng được. Loại sử dụng được liên kết yếu ớt
với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ cây. Loại không sử
dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây không hút
được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo do đó

trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng giữ
ẩm và thông khí tốt .
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới.
Trên thế giới rau đã trồng từ rất lâu đời từ thời xa xưa người Hy Lạp,
Ai Cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như một nguồn lương thực.
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không
ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng.


6
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 - 2012
Năm
2008

2009

2010

2011

2012

52,81

54,03

55,72

56,81


57,27

188,413

188,629

188,210

191,371

193,133

995,09

1019,10

1048,71

1087,18

1106,07

Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)


(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[10]
Số liệu bảng 2.1 cho thấy: Nhìn chung diện tích, sản lượng rau trên
thế giới tăng dần từ năm 2008 cho đến nay. Diện tích trồng rau năm 2008
là 52,81 triệu ha nhưng đến năm 2012 đã mở rộng lên tới 57,27 triệu ha,
tăng so với năm 2008 là 4,46 triệu ha(tăng 8,45%). Như vậy, diện tích
trồng rau trên thế giới đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân đã
chuyển một phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau
để tăng nguồn thu nhập và giải quyết nhu cầu của thị trường.
Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ
188,43 – 193,133 tạ/ha qua 5 năm, bởi hiện nay mục đích trồng rau không
tập trung về tăng năng suất mà chú trọng hơn về việc tăng chất lượng sản
phẩm.
Về sản lượng rau, hàng năm thu được theo chiều hướng tăng dần.
Tính đến năm 2012 đạt 1106,07 triệu tấn, tăng hơn so với năm 2008 là
110,98 triệu tấn.


7
Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo hàng năm
tăng bình quân 3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ
khoảng 2,8%, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ. Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên
thế giới tăng 1,8% mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập
khẩu rau cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh,
Mỹ, Bỉ, Hồng Kông, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước
có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/
năm); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm. Theo dự
báo của FAO, giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn và giá nhập
khẩu khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng

nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày
một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Tác giả Tạ Thu Cúc, (2000)[1] cho biết, nước ta có lịch sử trồng rau
từ lâu đời, ngay từ đời vua Hùng, người ta đã phát hiện thấy bầu, bí được
trồng trong vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép cây rau được nhập vào
nước ta từ thế kỷ thứ X. Thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn đã tổng kết các vùng
phân bố rau trong cả nước. Vào giữa thế kỷ XVIII đến thế kỷ thứ IXX nhân
dân ta đã biết trồng cải trắng và cải bẹ đông dư, cuối thế kỷ IXX trồng
được rất nhiều các loại rau có nguồn gốc từ châu Âu như cải bắp, su hào,
súp lơ, cà rốt, hành tây... thế kỷ XX các vùng trồng chuyên canh rau đã
được hình thành và phát triển. Mặc dù, nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ
rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng sản xuất rau còn manh mún,
các chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng rau thấp so với
tiềm năng đất đai, khí hậu Việt Nam.


8
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ 2008 -2012
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(tấn)

2008


2009

2010

2011

2012

690,620

787,890

818,088

835,918

848,200

111

115

109

107

111

8.975.534


9.014.988

9.439.000

7.724.502 9.064.085

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [10]
Bảng số liệu 2.2 cho thấy: Diện tích trồng rau của nước ta ngày càng
được mở rộng từ 690,620 ha năm 2008 lên 848,200 năm 2012, tăng 157,58
ha. Năng suất trong những năm gần đây tương đối ổn định, trung bình đạt
115 tạ/ha. Trong đó, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Lạt là những tỉnh,
thành phố có năng suất khá cao. Năng suất trung bình thấp nhất là ở các
tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước do
điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Do diện tích tăng nhanh nên sản lượng rau ở nước ta tăng lên đáng
kể từ 7,724,502 tấn năm 2008 lên 9,064,085 tấn năm 2009. Đến năm 2010
giảm xuống 9,875,534 tấn, song lại tăng lên 9,439,000 tấn vào năm 2012.
Sản lượng rau của nước ta chủ yếu thu được từ 2 vùng chính đó là vùng rau
chuyên canh ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực.
2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trên thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trên thế giới
* Nghiên cứu vật liệu và kích thước khay chậu dùng để trồng rau.
Trồng cây trong giá thể là biện pháp trồng cây trong giá thể tự tạo
không phải là đất. Dinh dưỡng được cung cấp cho cây thông qua phân bón
trộn trong giá thể và bón thúc. Gía thể được để trong những khay chậu.


9
Khay chậu có thể làm bằng gỗ, xốp, đất nung, sành, sứ, đá, kim loại,.. tùy
vào điều kiện mà người trồng có thể chọn lựa và sử dụng theo sở thích của

chính mình.
Theo GS. Mary Meyer[4], trường đại học Minnesota cho rằng khay
chậu trồng cây trong giá thể có thể là bất cứ vật liệu gì giữ được giá thể và
thoát nước, có thể lựa chọn các khay chậu sau:
- Khay chậu làm bằng đất nung hoặc đất sét: loại này được sử dụng từ
lâu, giúp cho sự trao đổi oxi trong khay chậu thuận lợi cho sự phát triển bộ
rễ cây trồng. Tuy nhiên loại giá thể này nặng và nhanh mất nước.
- Khay chậu làm bằng gỗ: dễ chế tạo, có khả năng cách nhiệt tốt, phải
thay thế nếu sử dụng lâu.
- Khay chậu làm bằng kim loại: có khả năng cách nhiệt kém, có thể rất
nóng hoặc rất lạnh tùy theo thay đổi nhiệt độ bên ngoài, khay chậu cỡ lớn ít
bị ảnh hưởng hơn.
- Khay chậu làm bằng chất dẻo và sợi thủy tinh: nhẹ, giữ ẩm lâu, đặc
biệt là có rất nhiều màu sắc nên dễ nhìn và hấp dẫn.
- Khay chậu làm bằng đá: loại khay chậu này trọng lượng lớn, đắt, khó
tìm và khi trồng cây khả năng thoát nước kém.
Khay chậu làm bằng đồ gốm tráng men: khay chậu loại này đẹp, bắt
mắt nhưng không thông thoáng cho sự phát triển của rễ cây.
Tuy nhiên theo Tammy Kohleppel và Dan Lineberger[16] , khay chậu
làm bằng bất cứ vật liệu gì và kích cỡ bao nhiêu đều phải có lỗ thoát nước.
Lỗ thoát nước có thể ở đáy hoặc ở mặt bên của khay chậu. Ở bên dưới đáy
của khay chậu nên bổ sung 1 lớp sỏi thô dày 1 inch để dễ thoát nước.
*Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể.
Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học
Maryland bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu
và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : loại phân, nhu


10
cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu,… Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây

rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vào thời kỳ nảy mầm cây sống
nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng từ đất, nhu
cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này không sao. Sau đó cùng với sự
phát triển của rễ, thân lá sự hấp thụ dinh dưỡng trong đất tăng lên. Và vào
cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích lũy dinh dưỡng đã hoàn thiện thì ở
tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh. Các loại rau ngắn ngày
như rau dền, rau cải… có thời gian sinh trưởng từ lúc gieo trồng tới thu
hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1-2 lần.
Còn các loại rau dài ngày như : cà chua, dưa chuột, ớt… thì cần phải bón
nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần hoặc hơn. Phân bón dạng dung dịch hoặc
dang bột thì sử dụng thuận tiện và hiệu quả vì dinh dưỡng được cung cấp
nhanh chóng.
Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm tan và
phân dễ tan. Theo Karen Demboski và cs, (2001)[15], cả 2 loại phân bón
này đều cần thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá
thể đều không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và
phát triển tốt nhất.
Theo Bunt (1965) [9], hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than
bùn rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4 kg đá vôi nghiền + 0,6 kg supuphotphat
20% + 285g KNOP3. Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây thì 3 than bùn rêu
nước + 1 cát thì bổ sung 1,8 kg đá vôi nghiền + 1,5 kg supephotphat 20% +
740g KNOP3 + 1,2G NH4NO3.
Lawtence và Neverell (1950)[12] cho biết ở Anh bổ sung 1,5 kg đá vôi
nghiền và 3 kg supephotphat 20% P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lí.
Nhưng khi sử dụng hỗn hợp để trồng cây là 1,5 kg đá vôi nghiền + 8,5 kg
phân bazo + 12 kg phân N-P-K dạng 5-10-10 cho 1m3 hỗn hợp bầu.


11
Đối với hỗn hợp làm bầu cho bắp cải, cải xanh và dưa chuột được bổ

sung 1g N, 4g P2O5, 1g K2O cho 1 kg hỗn hợp giá thể cho cây con sinh
trưởng, phát triển tốt hơn trồng cây trực tiếp từ hạt.
*Nghiên cứu về giá thể trồng rau.
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn
từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như : trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát,
bột đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng và có khả
năng giữ nước tốt.
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than
bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho
đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về
nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai
thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, có rất nhiều vật
liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu
trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thoáng khí, khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn
ươm được sử dụng có rất nhiêu công thức phối trộn, dựa vào khả năng có
sẵn của nguyên vật liệu với tỉ lệ 1:1:1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ;;
đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ
dừa.[4]
Theo Lawtence ; Newell (1950)[12] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp
đất mùn + than bùn + cát thô ( tính theo thể tich) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo hạt,
7 :3 :2 để trồng cây.
Đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho
năng suất khác nhau : Để gieo hạt cải bắp, cải xanh nếu thành phần giá thể
gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1kg hỗn hợp
trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha.
Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1


12

phần và lượng chất khoáng như trên thì năng suất sớm đạt 170 tạ/ha.
Không chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế. Nếu
thành phần giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1
hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, và 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238
tạ/ha. Nếu giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm
đạt 189 tạ/ha.
Masstalerz (1997) [14] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn ( tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và
mùn cát có tỷ lệ 1:2:2 ; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,57,7g bột đá vôi và 7,7-9,6g supe photphat cho 1 đơn vị thể tích.
Bunt (1965) [9] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt ( tính theo thể tích) 1
than bùn rêu nước + 1 cát + 2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trông cây :
3 than bùn rêu nước + 1 cát + 1,8 kg đá vôi nghiền đều cho thấy cây con
mập, khỏe.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giá thể trồng rau trong nước
* Nghiên cứu giá thể trồng rau
Trước đây giá thể sử dụng chủ yếu là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã
được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp
xúc với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương
với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được
quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có
những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược
lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất
nước nhanh [4].
Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.


13

- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ
hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool ( loại vật liệu
có nhiều thớ, sợi...) Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm
từng loại.
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Thị Khánh[5],
Trưởng bộ môn khoa học nghề vườn thuộc khoa nông học, trường đại học
Nông lâm Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành công. Đây là
mô hình trồng rau sạch đầu tiên tại Thừa Thiên Huế nói riêng và miền
Trung nói chung, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nông nghiệp. Hiện
nay, Tiến sĩ Lê Thị Khánh đã thành công trong việc tạo ra giá thể bằng trấu
hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, rơm sau khi đã trồng nấm. Đây là những
nguyên liệu sẵn có, dễ làm, không mất tiền mua, lại giải quyết được vấn đề
vệ sinh môi trường. Đặc biệt giá thể sau thời gian trồng rau sạch (khoảng
3-4 năm) trong nhà lưới, có thể dùng vào việc bón phân cho cây cảnh [4].
Cũng sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô
hình trên diện rộng thành công, mới đây trung tâm nghiên cứu phân bón và
dinh dưỡng cây trồng trực thuộc viện thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến
cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng
rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học không đất, có
hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM),
1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các nguyên tố trung và
vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch
nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an
toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau


14

mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và
thuận lợi [4].
Dòng sản phẩm đất Multi của công ty TNHH Nguyên nông Gino đã
được xử lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp khí hậu Việt Nam để trồng
trong khay, chậu, máng, bồn hay luống. Thành phần chính của hệ Multi là
giá thể hữu cơ từ bụi sơ dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu
ích, bánh dầu lên men,… Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân thiện môi
trường, không chất độc và vi sinh vật gây hại hoàn toàn không có đất
thật, không dùng phân hóa học,thuốc trừ sâu bệnh hóa học. Hệ Multi có
11 sản phẩm riêng được phối trộn khác nhau để tạo nên dinh dưỡng cân
đối cho nhiều loại cây trồng, đồng thời có sự liên hoàn giữa các sản
phẩm với nhau. [4].
Theo Tạ Thu Cúc và cs,(2000)[1] ở những vùng có điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt hay đối với những giống rau quý hiếm có thể gieo cây con
trong vườn ươm. Giá thể làm bầu gồm đất bột đã phơi ải, đập nhỏ, sạch cỏ
dại chiếm 1/3 khối lượng ruột bầu, 1/3 xỉ than và 1/3 phân chuồng hoai
mục trộn đều, cứ 10 kg ruột bầu trộn thêm 0,5 kg supe lân để xúc tiến quá
trình hình thành và sinh trưởng của rễ.
Nghiên cứu về giá thể trồng rau sạch cũng đã được trường đại hoc An
Giang nghiên cứu với đề tài: “ Nghiên cứu một số giá thể trồng cải mầm
thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao”. Nghiên cứu sử dụng giá thể và dinh
dưỡng thích hợp cho việc trồng cải mầm được thực hiên tại khoa nông
nghiệp TNTN - Trường đại học An Giang từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2005
với 4 loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là trấu, tro trấu, đất
hỗn hợp với các trường hợp không sử dụng hoặc có sử dụng bổ sung phân
cá, dinh dưỡng thủy canh rau châu Á (Hà Nội), dinh dưỡng MS (Muashge
Skoog) tự pha chế. Qua thí nghiệm đã cho thấy sử dụng phân cá với giá thể
tro trấu + trấu cho lợi nhuận cao 23.616 đồng/kg. Từ đó có thể thấy việc



15
trồng cải mầm bằng giá thể là khá đơn giản, dễ thực hiện, giá thể trồng rất
dồi dào và luôn có sẵn, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao.
Đánh giá về các nguồn nguyên liệu sử dụng để phối trộn giá thể, đối
với rau giống và rau an toàn thì đất phù sa sông Hồng, và sông Cửu Long là
thành phần cơ bản của giá thể. Tuy nhiên, tỉ lệ phối trộn ở miền Bắc và
miền Nam khác nhau phụ thuộc vào chất độn hữu cơ. Miền Bắc chủ yếu
dùng trấu hun và rơm rạ mục, miền Nam chủ yếu là xơ dừa ngoài ra có bổ
sung than bùn và phân chuồng hoai mục[4].


16
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Giống tham gia thí nghiệm: Rau cải ngọt cọng xanh (Brassicaceae)
- Vật liệu thí nghiệm: Một số loại giá thể được phối trộn từ xơ dừa,
mùn cưa, trấu hun.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của một số loại giá thể
khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của rau cải ngọt
cọng xanh trồng chậu vụ Xuân hè tại Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại khu công nghệ cao khoa Nông học trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Từ 9 tháng 4 năm 2015 đến 11 tháng 5 năm
2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của

rau cải trồng chậu vụ Xuân hè tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Theo dõi năng suất rau cải trồng chậu vụ Xuân hè tại Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức, được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn
chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức là 40
bầu, tổng 1 công thức trong cả 3 lần nhắc lại là 120 bầu. Tổng số bầu sử
dụng trong thí nghiệm là 480 bầu.
CT1: 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục


17
CT2: 1/3 đất + 1/3 mùn cưa + 1/3 phân chuồng hoai mục
CT3: 1/3 đất + 1/3 trấu hun + 1/3 phân chuồng hoai mục
CT4: 1/3 đất + 1/3xơ dừa + 1/3 phân chuồng hoai mục
Sơ đồ thí nghiệm :
Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
NL III

CT 2

CT 1

CT 3

CT 4

NL II


CT 4

CT 3

CT 1

CT 2

NL I

CT 1

CT 4

CT 2

CT 3

Dải bảo vệ
3.4.2. Phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Chọn cây theo dõi ngẫu nhiên, mỗi công thức lấy 5 cây /1 lần nhắc lại,
với 3 lần nhắc lại là 15 cây, 5 ngày theo dõi 1 lần.
- Chiều cao cây (cm): Được tính từ đốt cây có 2 lá mầm đến ngọn, đo
bằng thước.
- Số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây và đánh dấu theo dõi từ khi
xuất hiện lá thứ nhất đến khi thu hoạch
- Đường kính tán lá: Đo chiều dài hai chiều tán lá bằng thước theo
hướng vuông góc với nhau, sau đó tính trung bình.

3.4.2.2. Các chỉ tiêu về sâu hại.
Phương pháp điều tra, theo dõi: Theo “Quy định về phương pháp điều
tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ-BNN&PTNT về


×