Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào công việc đổi mới nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.64 KB, 115 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tư tưởng và quan điểm của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân vô
cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng
những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt
Nam; là cẩm nang để thực hiện sự nghiệp đổi mới- với trọng tâm là xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm
quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ
những thói hư, tật xấy trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn


giữ được bản chất cách mạng, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu hướng tất yếu khách quan, nhưng đối
với chúng ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia,
dân tộc nào khẳng định đã xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, mà chỉ đạt
được một số thành tựu nhất định. Mặt khác, không có một nhà nước pháp quyền
với tư cách là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Do vậy, cùng với
việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân
loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư
tưởng Hồ chí Minh về nhà nước và pháp luật để từng bước xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng, phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế - xã hội , truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc Việt
Nam.

Trong ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào công việc đổi mới nước ta hiện
nay, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, phát
triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng quan
hệ quốc tế ở nước ta hiện nay.


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cúư, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó vận dụng vào công cuộc đổi mới của
nước ta hiện nay.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các

nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, làm sáng tỏ sự hình thành và những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hai là, làm sáng tỏ sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân và việc vận dụng trong công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay.
3.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Những quan điểm chỉ đạo, kết luận của Đảng ta từ
quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới đất nước.
Tác giả của luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao
gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ

thống, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh và phương pháp
xã hội học.
4. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương.
Chương 1: Quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân vào công cuộc đổi mới nước ta hiện nay.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1.

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1.1. Cơ sở hình thành
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam là quốc gia có ngàn năm văn hiến. Quá trình dựng nước và giữ
nước đã hun đúc và phát triển ngày càng sâu sắc ý thức dân tộc về độc lập tự do.

Tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc trở thành động lực, sức mạnh truyền
thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong hệ giá trị tinh
thần Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc có đặc điểm nổi bật là Tinh thần
độc lập, tự chủ được hình thành sớm và Tư tưởng gần dân, thân dân, nước gắn liền
với nhà- làng- xã, nước gắn liền với dân đậm nét. Gữi làng- giữ nước cũng là dựng
làng - dựng nước. Dòng chủ lưu này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thời kỳ lịch sử.
Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Việt Nam bị các triều đại phong kiến
phương Bắc thay nhau đô hộ, sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn
nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn
cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoá, quyết giành lại độc lập cho dân
tộc. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam
– kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ xây dựng và bảo vệ

nền độc lập dân tộc. Dưới các triêu Ngô (939-965), Đinh (68- 979), Tiên Lê (980 1009) Nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập. Tiếp đó, Việt Nam bước vào
thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt) dưới thời Lý -Trần -Lê sơ
được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Thăng Long (nay là Hà
Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô
của Lý Công Uẩn vào năm 1010.


“Nhờ có ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức
mạnh, nước Nam đã thắng các đội xâm lược phong kiến đông mạnh trong lịch sử”.
Song động lực của chủ nghĩa dân tộc vĩ đại đó không phải bất cứ lúc nào cũng có
thể khơi dậy và phát động mạnh mẽ được.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang

giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết tìm kiếm thị trường, xâm chiếm thuộc
địa. Trong hoàn cảnh này, trước mưu đồ đế quốc Pháp thôn tính nước ta, nhiều trí
sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách,
đưa đất nước thoát khỏi tình trạnh trì trệ của phương Đông nhưng bị triều Nguyễn
khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc, từ đó Việt Nam đã trở thành
một nửa thuộc địa nửa phong kiến gần 100 năm (1958- 1945)
Trước cảnh nước mắt nhà tan đau thương của dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
nhận lấy trách nhiệm của lịch sử, ra đi tìm đường cứu nước. Sau này, Người
viết:“Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Có thể nói rằng, chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc và sự bế tắc về tư tưởng,
đường lối cứu nước của các phong trào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã thôi

thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, cũng có nghĩa là thôi
thúc Người ra đi tìm một mô hình Nhà nước, một mô hình xã hội mới cho sự phát
triển của dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại và có thể phúc đáp được
lợi ích của cả dân tộc.Sự tìm kiếm ấy là bước khởi đầu cho quá tình hình thành và
phát triển tư tưởng về một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
Việt Nam.
Kế thừa truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa yêu
nước truyền thống lên một tầm cao mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin,
làm nên triết lý của Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế
giới.
1.1.2. Tinh hoa văn hoa văn hoá nhân loại



1.1.2.1. Tinh hoa văn hoá phương Đông
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc, thâu thái và
tổng hợp nhiều yếu tố văn hoá của phương Đông và phương Tây, tiếp xúc, thâu
lược những tinh hoa văn hoá của dân tộc và thời đại.
- Khổng Tử dậy “dân là gốc của xã hội”. Mạnh Tử cho rằng, trong nước dân
là quý nhất, tiếp theo là xã tắc, vua là nhẹ, nên ai được lòng dân thì được làm thiên
tử: “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Thị cố đắc hồ khuư vi dân nhi
Thiên Tử “
Hồ Chí Minh kế thừa và khai thác những yếu tố tích cực, hợp lý trong tư
tưởng chính trị của Nho gia, như triết lý nhân sinh lấy tu thân làm gốc, lấy hành
động để lập thân và có ý tưởng về một xã hội thái bình thịnh trị, thế giới đại đồng,

đề cao văn hoá và truyền thống hiếu học trong xã hội. Nhận thức giá trị tiến bộ của
tư tưởng chính trị Nho gia, Người đã sớm chỉ cho chúng ta thấy sức mạnh của lực
lượng nhân dân trong xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân “ Gốc có vững
cây mới vững bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Không chỉ thấy sức mạnh
nhân dân như người xưa, phát triển hơn, Người còn nhận thấy nhân dân là người
chủ của quyền cai trị- tức quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở sức mạnh to lớn của
nhân dân, Người khẳng định nhân dân là nguồn gốc của tất cả quyền lực trong nhà
nước và ngoài xã hội.
-Tư tưởng chính trị của Mặc gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và phát
triển.
Mạc gia chủ trương chính sách kiêm ái trong công cuộc cai trị, nhà cầm
quyền phải thương yêu nhân dân, tận tuỵ với nhân dân. Thuyết Kiêm ái hạn chế ở

tính duy tâm và phi giai cấp. Loại bỏ những hạn chế đó, tiếp thu tinh thần yêu
thương nhân dân của Mạc Gia, Người nói: “Chúng ta phải biết rằng cơ quan chính
phủ, từ toàn quốc cho đến các làng xã đều là công bộc của dân”, có nghĩa vừa là
người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân
- Tư tưởng vô vi của Lão Tử.


Tư tưởng vô vi coi“Trị nước lớn như nấu cá nhỏ”(Trị đại quốc nhược phanh tiêu
tiên).Trị nước việc lớn, phức tạp mà ví như “nấu cá nhỏ”- một phương sách chiến
luợc- hàm ý nấu cá nhỏ người ta không làm vẩy, lóc thịt là vì người ta sợ làm nát
nó đi. Trị nước lớn, bậc thánh nhân không dám dùng đến cái đạo hữu vi mà làm
thương tổn và đau khổ nhân dân, xui họ sinh ra chống đối và trá nguỵ. Tư tưởng

Lão Gia được Hồ Chí Minh kế thừa trong phương pháp cách mạng nhằm nhận thức
quy luật, nắm bắt tiến trình, không ngừng lợi dụng tình thế, tuần tự nhi tiến sít sao
theo tiến trình mà không nóng vội, thuận theo nó để sử dụng nó. Cách mạng Tháng
Tám là điển hình của việc nắm bắt, lợi dụng tiến trình, thời cơ trong việc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
Hồ Chí Minh cũng kế thừa, tiếp thu những yếu tố tích cực của Phật giáo như
tư tưởng Từ bi bác ái, thương người như thể thương thân, khuyến thiện, trừ ác, tinh
thần bình đẳng, dân chủ, chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động,
chống luời biếng. Nguời viết :” Không được báo thù báo oán. Đối với những kẻ đi
lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải chính sách khoan hồng “.
Về cách mạng Tân Hợi và Tư tưởng Tôn Trung Sơn.
Tư tưởng Tam dân:Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do -Dân sinh hạnh phúc của

Tôn Trung Sơn còn nhiều hạn chế và phong trào thất bại, nhưng Hồ Chí Minh nhận
thấy bài học về cách mạng và tư tưởng “Thân Nga thân cộng, phù trợ công nông”là
tư tưởng tiến bộ, có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam.
Những tinh hoa Nho giáo của Khổng tử, Kiêm ái của Mạc gia, Thuận theo tự
nhiên của Lão tử, Từ bi bác ái của Phật giáo,…đã góp phần tích gộp, hình thành
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước vì con người, giải phóng con người.
Nhà nước ra đời từ trong lòng nhân dân, phục vụ và bảo vệ nhân dân, vì ấm no
hạnh phúc của nhân dân.
1.1.2.2 Tinh hoa văn hoá Phương Tây
Hồ Chí Minh tiếp nhận những giá trị văn hoá Pháp, văn hoá phương Tây qua
lăng kính đoàn kết với các dân tộc thuộc địa và giải phóng. Xuất phát từ lợi ích dân



tộc, Nguyễn Ái Quốc dần dần mở rộng tầm nhìn về thế giới, về tiếp biến văn hoá,
văn minh tư sản. Người tìm thấy điểm chung trong các dòng văn hoá đó là sự mưu
cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người chắt lọc tư
tưởng, học thuyết đã có sắn theo phương thức kế thừa cái tốt, cái hợp lý và phát
triển sáng tạo, hiện thực hoá lên một tầm cao hơn về chất trong thực tiễn.
Nhà nước tư sản ra đời thay thế Nhà nước phong kiến độc đoán, chuyên
quyền, khẳng định mạnh mẽ những tư tưởng nhân đạo, các nguyên tắc tự do và
bình đẳng của công dân, thừa nhận những nguyên tắc quyền con người không thể
bị tước đoạt, tìm tòi cơ cấu, hình thức, công cụ chống lại một cách không khoan
nhượng sự tiếm quyền và tình trạng vô trách nhiệm của quyền lực đối với cá nhân
và xã hội.

Hồ Chí Minh không xa lạ với học thuyết pháp quyền tư sản, đại diện là
những nhà tư tưỡng vĩ đại như: Nhà triết học khai sáng Pháp Montecquieu (16891755), tác giả của “Tinh thần pháp luật “(1748)- khi đưa ra quan điểm Tam quyền
phân lập đã luận giải về sự phân chia quyền lực Nhà nước, ở đó, mô hình tối ưu là
mỗi nhà nước đều có ba quyền: Lập pháp - Hành pháp -Tư pháp. Quyền lực ba cơ
quan này có phân chia và kiềm chế giữa các quyền (các quyền đối lập và cân bằng
nhau) là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tự do chính trị trong Nhà nước (tự do làm
những gì mà pháp luật cho phép, tự do thể hiện trong pháp luật); Rouseau (17121788)- Nhà triết học khai sáng Pháp đã kế thừa tư tưởng của Montesquieu để xây
dựng lý luận về thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền…
Người cũng đã trực tiếp tiếp xúc với những Nhà nước tư sản Anh, Pháp,
Mỹ. Đây chính là nguồn để Người nghiên cứu, chắt lọc thành những tư tưởng tích
gộp văn hoá độc đáo của mình về nhà nước pháp quyền với điều kiện Việt nam.
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4 -7 - 1776 quan niệm cơ bản

quyền con người của cá nhân. Đối lập với quyền lực của chế độ phong kiến độc
đoán, quan liêu hay quân phiệt, người ta tin rằng, các cá nhân có những quyền nhất
định mà không một Chính phủ hay cá nhân nào có thể tước đoạt nếu không có lý


do chính đáng, được xác lập theo một cơ chế công bằng, hợp lý. Quan niệm về
quyền cá nhân này, sau được gọi là quyền con người và được Tuyên ngôn Độc lập
của nước Mỹ thể hiện một cách sinh động: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng và trong số những quyền không thể tước đoạt đó có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Học thuyết của các nhà tư tưởng tư sản về tổ chức nhà nước và bộ máy Nhà
nước, về chính thể Cộng hoà Tổng thống ở Mỹ, chính thể Cộng hoà đại nghị ở

Pháp là những mô hình được Hồ Chí Minh khảo sát kỹ lưỡng để thâu thái những
mặt mạnh mỗi thiết chế mà sáng tạo trong việc xây dựng mô hình Nhà nước hợp lý
ở Việt Nam và phù hợp tiến bộ thời đại.
Vận dụng tư tưởng Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, trong áng hùng văn
“Tuyên ngôn Độc lập “ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí
Minh đã trích dẫn câu hai nổi tiếng trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên
ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp, trước hết là để khẳng định cơ sở pháp lý
và chính nghĩa của Tuyên ngôn độc lập Việt Nam, nhân quyền về dân quyền,
những tư tưởng lớn của thời đại, cao đẹp, là vấn đề chung của con người, của loài
người, và dân quyền cùng nhân quyền của Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề
chung đó. Từ đó, quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, và quyền tự do
của Việt Nam và các dân tộc trên thế giới phải được tôn trọng, thừa nhận và bảo

vệ.
Sự chắt lọc và phát triển sáng tạo có thể thấy chế định Chủ tịch nước trong Hiến
pháp 1946 có một số điểm giống chế định Tổng thống trong Hiến Pháp Mỹ. Khẩu
hiệu:“ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà Hồ Chí Minh đề ra năm 1945 là đỉnh cao
của sự chung đúc từ khát vọng muôn đời của dân tộc, cũng là sự phát triển những
tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp, tuyên ngôn Độc
lập Mỹ, tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn lên một trình độ mới mang tính giai
cấp, tính dân tộc và tính nhân dân trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới
sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.


1.1.3. Lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin

“ Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê nin khi sáng tạo và phát triển học
thuyết của mình, đã luôn luôn chỉ ra rằng học thuyết của các ông không phải là
giáo điều mà là sự chỉ đạo hành động. Xuất phát từ nguyên tắc đó- nguyên tắc làm
cho chủ nghĩa Mác – Lênin khác với tất cả các học thuyết trước - sự cần thiết phải
phát triển học thuyết Mác – Lênin ( trong đó có triết học).Trong bài : “Cương lĩnh
của chúng ta”, Lênin viết: “ Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì
đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt
nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển
hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống “
“Chủ nghĩa Mác được Hồ Chí Minh tiếp biến với tính cách là tinh hoa văn
hoá nhân loại”


(1)

làm phong phú thêm kho tàng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người

tiếp cận “Phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin là phép biện chứng
duy vật - kết quả tổng hợp và là linh hồn sống của lý luận trong của nghĩa Mác
Lênin (với các nguyên tắc: thực tế, lịch sủ - cụ thể, khách quan, chỉnh thể và phát
triển), sử dụng chúng làm công cụ để nhận thức, cải biến thế giới khách quan thông
qua hoạt động thực tiễn theo phương châm: quan điểm về đời sồng, về thực tiễn,
phải là quan điểm thứ nhát và cơ bản của lý luận nhận thức”

( 2)


, “Người dùng các

phạm trù chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, để chỉ trào lưu chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất trong các trào lưư tư tưởng mácxít trên thế giới; đồng
thời để thông qua các phạm trù đó, Người chỉ ra tính vận động và tính liên tục,
không liên tục của nội dung và phương pháp tiếp cận đối với các quan điểm, học
thuyết của chủ nghĩa Mác, để không mắc phải bệnh giáo điều vốn thường nẩy sinh
trong các loại chủ nghĩa, tư tưởng. Và chính nhờ thế, Người cũng tiếp cận, tiếp
biến nó trong mối liên hệ với tinh hoa văn hoá Đông – Tây” (3)..
Minh triết và sáng tạo, về mô hình xấy dựng Nhà nước, “Hồ Chí Minh đã tiếp biến
và tổng hợp chính sách “ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc “của chủ nghĩa Tam dân của

Tôn Trung Sơn và Tư tuởng “ tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp,


Mỹ, đặc biệt tiếp biến tư tưởng chính quyền công nông của dân, do dân và vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của Chủ nghĩa Lênin, để xây dựng nền dân
chủ, cộng hoà ở Việt Nam. “

(4)

(1, 2, 3,4 : PGS.TS. Phạm Ngọc Anh, Triết lý phát

triển Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hn, 2009,

tr 68, 69, 70, 73)
1.1.4 Nhân tố chủ quan
Trước hết, đó là minh triết trí tuệ và trái tim quảng đại tình yêu thương con
người của một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, một đại
nhân- đại trí- đại dũng Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới, đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốc – nhân dân – nhân loại cần lao vì
Độc lập - Tự do – Hanh phúc.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận lấy trách nhiệm lịch sử suy tìm một
giải pháp về con đường cứu nước giải phóng dân tộc, về hình thức Nhà nước phù
hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc và xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại.
Nghiên cứu, tiếp biến và phát triển biện chứng giá trị tư tưởng văn hoá truyền
thống trong đó cốt lõi là chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do của tổ

tiên, tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây, đặc biệt là học thuyết cách mạng
của Mác và Lênin, Người đã để lại di sản hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắcvà
sáng tạo về học thuyết cách mạng giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của Hồ Chí
Minh
1.2. Qúa trình hình thành
1.2.1. Thời kỳ trước 1945
Thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XX là đêm trường nô lệ của dân tộc, chế độ phong
kiến Việt Nam đã suy thoái đến cực điểm, lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, đế quốc
Pháp xâm lược nước ta. Kể từ năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà
Nẵng, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã mất hết quyền tự do, độc
lập, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến thuộc Pháp. Tất cả các phong
trào chống Pháp đều thất bại, Vua bị lưu đầy biệt sứ, lãnh tụ lên máy chém, bị



mang thủ cấp đi bêu, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm hoành hành, cả dân tộc tiêu
điều, nòi giống, giang sơn, miếu mạo, đền chùa, bàn thờ tổ tiên, mồ mả cha ông bị
nô dịch rên siết dưới gót giày thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Nhưng trời đất, xã hội
vẫn vần vũ theo quy luật, từ mạch nguồn của dòng cháy văn hoá dân tộc mấy ngàn
năm tích tụ bừng nở một sinh lực mới, một sức mạnh tự thân. Vận nước bắt đàu từ
ngày Nguyến Tất Thành -Người con ưu tú, dũng cảm dân tộc rời bến Nhà Rồng đi
tìm đường cứu nước
a)Thời kỳ 1911-1930 : Phủ nhận nhà nước thực dân phong kiến- đến Tư
tưởng thành lập nhà nước công nông binh
- Năm 1911, Giải bài toán thế kỷ của dân tộc, Nguyễn Tất Thành rời Tổ

quốc sang phương Tây tìm đưòng cứu nước. Việc ra đi của Người không chỉ thể
hiện lòng yêu nước thương dân , hoài bão cứu nước mà còn là thái độ phủ nhận
chính quyền thuộc địa Pháp phi pháp, bất hợp hiến Việt Nam. Nơi đầu tiên Người
đến là Pháp với quyết tâm tìm câu trả lời ngay trên đất Pháp. Người cần biết cặn
kẽ: Đằng sau ba chữ Pháp: “Tự do- Bình đẳng- Bắc ái” của chính thể Cộng hoà
Pháp ở chính quốc là gì? Làm gì, con đuờng cách mạng nào để nhân dân Việt
Nam “những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm”, “thân
phận người An Nam chỉ là những thân phận nông nô” được giải phóng?
Rời Pháp sang Anh, rồi qua nhiều nước châu Phi, Châu Mỹ La tinh, đến
nhiều nước châu Âu, sống và làm việc với các phong trào công nhân ở chính quốc,
với những người dân bị áp bức phương Đông và những người làm thuê ở các nước
phương Tây, Người nhận thức rõ bản chất bóc lột, bất công của chế độ tư sản dẫn

đến những mâu thuẫn sâu sắc không chỉ giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế
quốc, giữa giai cấp tư sản chính quốc với phong trào công nhân các nước thuộc địa
mà cả giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ở chính quốc và ở đâu, nhân dân
cũng mong thoát khỏi áp bức bóc lột. Từ lòng yêu thương đồng bào mình đến đồng
cảm với những người cùng cảnh ngộ trên toàn thế giới, Nguời ý thức về sự đoàn


kết giữa các dân tộc nhằm đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc.
Trở lại Pháp (1917), thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Nguyễn Aí Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay Bản yêu sách của nhân dân An Nam
trong đó có yêu cầu đòi cải cách nền pháp lý ở Đông dương bằng cách cho người

bản xứ cũng được đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu, và phải thay đổi
chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Đây là tư tưởng đầu tiên “ thần
linh pháp quyền” của Hồ Chí Minh.
Mùa xuân năm 1919 đánh dấu bước quyết định chính trị đầu tiên khi
Nguyễn Tất Thành dưới tên Nguyễn ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Điểm
xuất phát và động lực duy nhất đưa tới việc Người vào Đảng này “chỉ vì đây là tổ
chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng
cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Lần đầu tiên giữa
Thủ đô của “ mẫu quốc “, một người Việt Nam, trên diễn đàn của Đại hội Đảng Xã
hội Pháp đã kịch liệt lên án chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và đã “nhân danh
toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái tả lẫn phái hữu,
chúng tôi kêu gọi:“Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi”.

22 g ngày 29 –12-1920 Nguyễn Ái Quốc đã tiến đến một quyết định lịch sử,
bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế ba bởi Quốc tế đó ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc, bởi nó có“Những Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa”. Và, chính hành động này đã đưa Nguyễn ái Quốc vào hàng ngũ những
yếu nhân của lich sử hiện đại ở Châu Âu: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Với Nguyễn Ái Quốc, đến với Luận cương của Lê nin là bước ngoạt lịch sử
quyết định, sự thay đổi về chất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Từ
đây, Người đã:Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, đi theo con
đường cách mạng Tháng Mười, đứng hẳn về Chủ nghĩa Mác-Lênin và Quốc tế
Cộng sản, và nhận ra con đường cứư nước mới cho dân tộc - Con đường cách



mạng vô sản: “ Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Với Việt Nam thì hành động lịch sử đó của Nguyễn ái Quốc chính là một
ánh chớp giữa đêm đông, là “Túi khôn” để cả dân tộc thức tỉnh tin theo Người,
theo Chủ nghĩa Mác Lênin – chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, đỉnh cao
của tư tưởng thời đại “rũ bùn đứng dậy sáng loà”.Sau này, Người nói :” Từng bước
một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý lụân Mác Lênin, vừa làm công tác
thực tế, dân dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ”. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”.
Nguyễn Ái Quốc khởi đầu hoạt động đấu tranh cách mạng của mình bằng

việc tố cáo những tội ác man rợ của bọn thực dân ở thuộc địa, nhằm làm cho nhân
dân Pháp và nhân dân thế giới biết được sự thật về cái gọi là” chính sách khai hoá
“ của bọn thực dân, gây phẩn nộ xã hội, từ đó kêu gọi “ thức tỉnh”. Người viết:”
Mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết giống nòi bản xứ, và muốn cữu vãn
những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc viết “ Bản án chế độ thực dân Pháp” nhằm tố
cáo tội ác của chế độ thực dân “ăn cướp”, “giết người” và bằng mọi thủ đoạn,
chúng bắt “dân bản xứ “phải đóng thuế máu cho chính quốc để “phơi thây trên
chiến trường Châu Âu”, “đầy đoạ phụ nữ, trẻ em thuộc địa”, các thống sứ, quan lại
thực dân độc ác như một bầy thú dữ v.v… “. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù
chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn
thế giới”.

Đứng vững trên lập trường dân chủ, dân tộc, yêu nước, kết hợp với tư tưỏng
của thời đại “ nhân dân nắm quyền tự quyết”, Nguyễn ái Quốc đã phê phán, tố cáo,
buộc tội đối với chủ nghĩa thực dân nói chung và bộ máy thống trị, quan lại chính
quyền thực dân thuộc địa đã biến người dân nghèo khổ ở Việt Nam và các xứ


thuộc địa thành vật hy sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến
tranh tàn khôc. Sử dụng hình ảnh “ chủ nghĩa tư bản là con đỉa có hai vòi”, một vòi
bám vào giai cấp vô sản ở thuộc đia, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính
quốc, nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó
đi, Hồ Chí Minh nêu lên mối liên hệ giữa cách mạng ở chính quốc với cách mạng
các nước thuộc đia và sự cần thiết phải liên minh chiến đầu giữa giai cấp vô sản ở

chính quốc và giai cấp vô sản ở các thuộc địa, hai cuộc cách mạng đó phải phối
hợp nhịp nhàng như cánh của con chim. Người chỉ ra vai trò tích cực chủ động của
dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ
nghĩa thực dân và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng thuộc địa và cách
mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ
thuộc nhau. Cách mạng thuộc địa có thể bùng nổ và giành thắng lợi trưc cách mạng
vô sản chính quốc.
Bằng “Bản án chế độ thực dân Pháp, “ Nguyễn Ái Quốc không chỉ thể hiện
sự kết hợp nhuẫn nhuyễn nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn phong trào
cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa thực
dân mà còn bô sung và làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Đây là một văn kiện lý luận quan trọng chuẩn bị về nhận

thức, tư tưởng cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng dậy đấu tranh
cách mạng.
Tại đại hội V Quốc tế cộng sản, trước tình trạng phong trào cộng sản quốc tế
chỉ coi trọng vai trò quyết định của cách mạng vô sản ở chính quốc, mà coi nhẹ
hoặc đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở địa vị phụ thuộc, bằng lập luận thuyết
phục, Hồ Chí Minh đã “thức tỉnh“các đồng chí cộng sản châu Âu về tầm quan
trọng của cách mạng thuộc địa, rằng: vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi
xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”,
rằng “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tâp trung ở các
thuộc địa hơn là ở chính quốc…Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các



đồng chí lại khinh thường thuộc địa… trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để
tự bảo vệ và chống lại các đồng chí ”
Trong cuộc đấu tranh giải phóng, sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế là quan
trọng, song nhân tố quyết định vẫn là sự nỗ lực của bản than nhân dân các nước
thuộc địa. Người viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với
anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng việc nỗ
lực của bản thân anh em”.
Nhằm chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam mà
trước hết là sự chuẩn bị về tư tưởng và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, năm 1924 Nguyến Ái Quốc từ
Nga trở về Quảng Châu - Trung Quốc, thành lập “ Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên “ – tổ chức cách mạng của những người Việt Nam yêu nước trong và ngoài

nước có tôn chỉ, mục đích “làm cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và
giành lại độc lập cho xứ sở), sau đó làm cách mạng thế giới ( lật đổ chủ nghĩa đế
quốc và thực hiện Chủ nghĩa cộng sản ) ( Hồ Chí Minh – Tiểu sử, Nxb Chính trị
quốc gia, Hn, 2010, tr 183) và trực tiếp huấn luyện cho tổ chức này về Chủ nghĩa
Mác- Lênin, về những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng để họ làm nhiệm vụ
truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam và tiến hành thành lập những
đường dây liên lạc với trong nước và quốc tế.
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” - tập hợp những bài giảng do chính Người
trình bày tại các lớp huấn luyện “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” - thế hệ
thanh niên cách mạng đầu tiên ở Hương Cảng, Trung Quốc (xuất bản năm 1927
bằng tiếng Việt), được coi là cuốn Sách giáo khoa lý luận cách mạng đầu tiên của
cách mạng Việt Nam: “ Mục đích cuốn sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ :

Vì sao chúng ta muón sống thì phải làm cách mệnh. Vì sao cách mệnh là việc
chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người. Đem lịch sử
cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho
đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm thế nào?. ”Chính


tác giả đã trả lời câu hỏi trên: “ Như An Nam đuổi Pháp … ấy là dân tộc cách
mênh”. “Vậy ai là ngưòi làm cách mệnh:” Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức
cho nên nó cách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông
là người chủ cách mệnh”. “Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?”Trước hết phải có
đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành

công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ
nghĩa Mác- Lênin.”
Định hướng những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam về mục tiêu,
đường lối cách mạng, thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nhưng trước hết, dân
tộc Việt Nam phải tự cứu mình và phải lực cánh sinh, “ Đường Cách mệnh cũng
nêu những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới lúc
bấy giờ, từ cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789), đến cách mạng Nga
(1917). Người nhận xét :“ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực

trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”, Người khẳng định
chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách
mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng
cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Từ so sánh các cuộc cách mạng (tư bản, dân
tộc, giai cấp), Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận:“Chúng ta đã hy sinh làm cách
mạng, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho
dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
Như vậy, đến “Đường Cách Mệnh”, cùng với việc xác định những vấn đề cơ
bản của đường lối cách mạng Việt Nam, định hướng chính trị về một nhà nước, sự



thống nhất về mục tiêu giữa chính trị và nhà nước của số đông nhân dân lao động
đã được hình thành. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục phát triển những định hướng tư
tưởng pháp quyền trên cơ sở thực hiện cuộc đấu tranh dân tộc phù hợp với xu thế
cách mạng trên thế giới, từng bước đề ra chủ trương về tạo lập một nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam,
Ba năm sau, Mùa xuân 1930, tại Quảng Châu -Trung Quốc, với trách nhiệm
chủ trì và hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, mở bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Từ đây,
xã hội Việt Nam chấm dứt khủng hoảng chính trị và đường lối cứu nước, dưới sự
lãnh đạo của Hồ Chí Minh, giai cấp công dân Việt Nam có chính Đảng tiền phong
của giai cấp mình - Đảng của dân tộc Việt nam- diện cho trí tuệ, danh dự, lương
tâm dân tộc và thời đại chính thức bước lên vũ đài chính trị. “Chính cương vắn tắt”

của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo nêu rõ: “Chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng”, “xây dựng chính quyền công nông binh” “để đi
tới xã hội cộng sản”.
* Năm 1941, Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận
Việt Minh)
Tháng 1/1941 Hồ Chí Minh đã về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc
đấu trtanh chống Pháp - Nhật của nhan dân Việt nam. Nắm vững và gương cao
ngọn cờ độc lập tự do được xác định trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Hội
nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 do Người chủ
trì đã quyết định thay đổi chiến lược cách mạng, khẳng định cách mạng Đông
Dương lúc bấy giờ là một cuộc “ Cách mạng dân tộc giải phóng”.Nhiệm vụ đánh
đổ Pháp – Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nhân, nông dân mà

là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân. Lúc này không phân biệt công nhân,
nông dân, phú nông, địa chủ, tư sản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ
cùng nhau thống nhất vào mặt trận chung, dem tiềm lực dân tộc để giành quyền
độc lập, tự do. Mặt trận ấy là Việt Nam độc lập đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh.


Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh nhằm thực hiện hai điều cốt yếu
mà toàn thể đồng bào ta hằng mong ước là: “làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập; dân tộc Việt Nam được sung sướng tự do”.Sau khi đánh đuổi đế quốc
Pháp – Nhật sẽ “thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thân tân dân
chủ. Chính phủ nước Việt Nam mới theo thể chế cộng hoà dân chủ chứ không phải
là chính phủ Xô viết công nông binh như đã đề ra năm 1930. Chính quyền cách

mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào
mà là của chung của toàn thể dân tộc: “ Chính phủ nước Viẹt Nam dân chủ cộng
hoà lấy ngọn cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc và do
“Quốc dân cử lên” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, năm 2000 Tập 7, tr 114)
Chủ truơng thay đổi chiến lược của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng tháng 5/1941 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh có ý nghĩa
quyết định đến chiều hướng phát triển thắng lợi của cuộc vận động giải phóng dân
tộc từ 1941- 1945.
Tháng 10/1944, trong bối cảnh chiến tranh thế giới sắp bước vào giai đoạn
kết thúc, thắng lợi sẽ thuộc về các lực lượng dân chủ chống phát xít, Hồ Chí Minh
đã gửi thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu

dân để bầu ra một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí
của toàn thể quốc dân Việt Nam trước vận hội mới của đất nước.“Một cơ cấu như
thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc,
ngoài thì giao thiếp với hữu bang”. (Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị quốc
gia, H, 1995, tập 3, tr 505).
Như vậy, từ Chính phủ công nông binh chuyển sang thành lập Chính phủ
nhân dân của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà là một bước chuyển đổi mang tính
cách mạng trong tư tưởng của Nguyễn ái Quốc về Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân
1.2.2. Thời kỳ 1945 – 1954



Tháng 3 - 8/1945: Xây dựng các tổ chức chính quyền tiền thân – cơ sở cho
chế độ dân chủ cộng hoà: Uỷ ban dân tộc giải phóng - Uỷ ban dân tộc giải phóng
Việt Nam - Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Tháng 3 /1945 trở đi, một cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát động mạnh
mẽ trong toàn quốc. Cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra thắng lợi ở nhiều địa
phương. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Uỷ ban dân tộc
giải phóng là hình thức tiền Chính phủ trong đó nhân dân học tập để tiến lên giành
chính quyền cách mạng. Trong các vùng giải phóng,các căn cứ địa cách mạng thì
tổ chức Uỷ ban nhân dân cách mạng do dân dùng phổ thống đầu phiều hay do đại
biệu Hội nghị các giới bầu lên.
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp từ ngày 15 dến 20/4/1945 cùng
thảo luận và đề nghị triệu tập một cuộc đại biểu đại hội của các giới, các đảng phái,

các thân ỹ toàn quốc để thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và tiến tuới
thành lập Chính Phủ làm thời. Điều này đã thể hiện rõ tư tưởng và Chủ truơng tổ
chức Quốc dân Đại hội của Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt, được sự nhât
trí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh.
Đến giữa tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật cứư nước đã phát triển đến đỉnh
cao. Quân đội phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại. Vua Nhật tuyên bố đầu
hàng không điều kiện, Quân Nhật ở Đông dương rệu rã - Chính quyền Trần Trọng
Kim tê liệt. Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi, song tình thế cũng rất khẩn
cấp. Quân Đồng minh sắp kéo vào và Thực dân Pháp cũng ráo riết trở lại xâm lược
Đông Dương.
Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã
kịp thời họp và quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, xác

lập địa vị làm chủ nhà nước của nhân dân Việt Nam trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Uỷ ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh cho quân
dân toàn quốc phải đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta, phải giành lại cho


được quyền độc lập tự do và phải hành động cho kịp thời cơ với một tinh thần anh
dũng, quả cảm.
Khởi nghĩa giành độc lập tự do là sự nghiệp của dân tộc và do dân tộc đồng
tâm nhất trí thực hiện một cách kịp thời cơ, không thể chậm trễ bỏ lỡ cơ hội. Vì
vậy ngay sau khi Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng bế mạc, Hồ Chí Minh và
Tổng bộ Việt Minh quyết định khai mạc ngay Đại hội đại biểu quốc dân - Đại hội
họp ở đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, từ chiều 16đến

17/8/1945. Đại hội đã nhất trí với chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng
ta và Tổng bộ Việt Minh, thông qua 10 chính sách lớn về đối nội và đối ngoại,
trong đó điểm đầu tiên là: Phải giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập “ và thành lập Uỷ ban
dân tộc giải phóng Việt Nam gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Uỷ
ban có tính chất như Chính phủ lâm thời của nước Việt nam mới, có nhiệm vụ thay
mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoàii và chủ trì mọi công việc trong
nước.
Tổ chức thắng lợi Quốc dân Đại hội Tân Trào để quyết định xoay vận nước
bằng cuộc Tổng khởi nghĩa, thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng có tính chất như
một Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một điển hình
thành công, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và xây dựng cơ

sở đầu tiên cho chế độ dân chủ cộng hoà Việt Nam, một tiến bộ rất lớn trong lịch
sử đấu tranh giải phóng dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay.
Quốc dân Đại hội mang tầm vóc lịch sử như một Quốc hội nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa. Đây là một sáng
tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh cách mạng và tính hợp
pháp ngay trong những ngày đầu khởi nghĩa để giành và giữ chính quyền dân chủ
của chung cả dân tộc Việt Nam.
Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước. Theo đề
nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng tự cải tổ, mời thêm


một số trí thức nhân sĩ tham gia lập thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (28/8/1945). Đây là một Chính
phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách chỉ đạo quốc dân, đợi ngày triệu tập Quốc
hội để cử ra một Chính phủ Cộng hoà chính thức.
Ngày 30/8/1945, tại thành phố Huế, trước hàng vạn quần chúng đến dự, phái
đoàn Chính phủ Trung ương do đồng chí Trần Huy Liệu - Bộ trưởng Thông tin
tuyên truyền làm trưởng đoàn, thay mặt Chính phủ chấp nhận Tuyên cáo thoái vị
của Hoàng đế Bảo Đại để Chính phủ Dân chủ Cộng hoà điều khiển quốc dân; triệt
để ủng hộ Chính phủ giữ vững nền độc lập nước nhà; giao nộp ấn, kiếm cho phái
đoàn để từ này trở đi được làm dân tự do của một nước độc lập. Sự thoái vị của
Bảo Đại có ý nghĩa là đã “ hợp pháp hoá” theo một số truyền thống ngày này đã
được thừa nhận trên thế giới, chính quyền cách mạng đã được thừa nhận, hợp pháp
hoá một cách vẻ vang” ( GS Lê Mậu Hãn – Website Quốc hội )

2/9/1945: Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước quốc dân đồng bào cả
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt nam
Dân chủ Cộng hoà .Tuyên ngôn độc lập – Văn kiện lập quốc kiệt xuất của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và do Người công bố ngày 2/9/1945 đẵ đặt cơ sở pháp lý quan trọng
ngày từ ngày đầu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hiến pháp 1946
Vưà mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ở vào tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập vừa giành đươc đứng trước
nguy cơ mất còn, vì vầy, một ngày sau Tuyên ngôn Độc lập, ngày 3/9/1945, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Dưới chế độ

chuyên chế của thực dân và phong kiến “ nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta
không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.
Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm hàng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ


phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đềi có quyền ứng cử
và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tông giáo, dòng giống ( Lê Mậu Hãn, Nt ) .
Đề nghị đó có giá trị lịch sử như một “ Tuyên bố lập hiến” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/ SL quy định sẽ mở
cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Sắc lệnh cũng quy định Quốc hội có toàn
quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Một Uỷ ban dự

thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban đã
được thành lập theo Sắc lệnh số 34/SL ngày 20/9/1945. Ngày 17/10/1945, Chính
phủ đã ký Sắc lệnh số 51/ SL quy định Tổng tuyển cử bằng phổ thông đầu phiếu.
Đây là những sắc lệch quan trọng đầu tiên về xây dựng quyền làm chủ của công
dân Việt Nam đối với vận mệnh đất nước qua việc bầu cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ‘
Cuộc chuẩn bị Tổng tuyển cử diễn ra rất khẩn trương trong điều kiến vừa
kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết các nhiệm vụ nội trị, ngoại giao,
quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội trong cả nước. Đây thực sự là một cuộc đấu tranh
rất quyết liệt, gay go phúc tạp. Dựa vào các thế lực của quân đội nước ngoài có mặt
trên đất nước ta lúc bầy giờ, các phần tử phản bộ tổ quốc, các tổ chức đối lập nhất
là Việt quốc, Việt cách ra sức chống đối Tổng tuyển cử, đưa ra những yêu sách vô

lý như đòi chiếm 1/3 số ghế đại biểu trong quốc hội, đòi giữ các Bộ Tài chính, Bộ
Quốc Phòng, Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên trong Chính phủ.
Chính vì vậy, ngày 01/1/1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ
liên hiệp lâm thời, mở rộng thêm một số thành viên của Việt quốc, Việt cách.
Chính phủ lâm thời gồm có 18 thành viên vẫn do Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ chức
Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
Công tác chuẩn bị Tổng tuyển cử được Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ từ Trung
ương đến các đại phương. Các ban bầu cử ở các làng xã do Uỷ ban nhân dân trực


tiếp đảm nhiệm. Cuộc vận động tuyên truyền về bầu cử, ứng cử diễn ra sôi nổi và
phong phú khắp cả nước.

Ngày 6/1/1946 Tổng tuyển cử trên cả nước thắng lợi. Thắng lợi của cuộc
tổng tuyển cử dẫn đến Kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội ngày 2/3/1946, là một
bước tiến của tổ chức cơ quan Nhà nước cao nhất của Việt nam. Quốc hội đã
thành lập Chính phủ chính thức- Chính phủ liên hiệp kháng chiến của Nước Việt
nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11/1946), Quốc hội đã thảo luận và thông qua bản
Hiến pháp 1946 - đầu tiên của Nhà nước ta.
Hiến pháp 1946 là một bẩn Hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam
Châu Á thời bấy giờ và là một bản Hiến pháp dân chủ nhân đạo
“Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà .. là một vết tích lịch sử đầu
tiên trong cõi Á Đông. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên
theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã

độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền
tự do…phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng
chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn
kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của
các giai cấp” ( Hồ Chí Minh)
“Hiến pháp 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử đã giành được trong cách mạng
Tháng Tám, xác lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phát triển cách mạng,
phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp “
“Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, một bản Hiến pháp
dân chủ , tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới”
Chương I - Điều 1 của Hiến Pháp 1946 quy định: “Nước Việt Nam là một
nước dân chủ cộng hoà”. Đây là một hình thức tổ chức Nhà nước được Hồ Chí

Minh thiết lập sáng tạo, đúng nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin : mang bản chất
nhà nước dân chủ kiểu mới trên cơ sở liên minh với giai cấp công nhân, giai cấp


nông nhân và các tầng lớp xã hội khác do Đảng cộng sản lãnh đạo.( PTS Nguyễn
Đăng Dung, Những giá trị của chính thể. (“Việt Nam dân chủ cộng hoà “ trong
Hiến pháp 1946, tạp chí tổ chức Nhà nước số 1 – 1995, tr7)


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (THEO HIẾN PHÁP 1946)


Chủ tịch
nước

Nghị viện
nhõn dõn
(Quốc hội)

Chớnh phủ
- Chủ tịch nước
- Phó chủ tịch nước
- Thủ tướng
- Phó thủ tướng

- Bộ trưởng
- Thứ trưởng

Toà ỏn
nhõn dõn

Toà ỏn
phỳc thẩm

UBHC cỏc bộ
(Bắc bộ, trung
bộ, Nam bộ


HĐND tỉnh

UBHC xó

UBHC tỉnh

Toà ỏn
đề nhị cấp

UBHC huyện


Toà án sơ cấp

UBHC xó


×