Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.87 KB, 2 trang )

Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp

Phân loại kế hoạch trong
doanh nghiệp
Bởi:
mạnh dũng nguyễn
Trên những góc độ khác nhau thì hệ thống kế hoạch hóa của doanh nghiệp được chia
thành những bộ phận khác nhau.

Theo góc độ thời gian
Theo góc độ thời gian là sự phân đoạn kế hoạch theo thời gian. Theo đó thì có các loại
kế hoạch sau.
• Kế hoạch dài hạn, nó là kế hoạch bao trùm lớn một khoảng thời gian dài
thường là 10 năm. Trong bản kế hoạch này thường nờu lớn những mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp, những định hướng của doanh nghiệp trong thời gian
dài..
• Kế hoạch trung hạn, nó là sự cụ thể hóa của kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung
hạn thường kộo dài khoảng từ ba đến năm năm.
• Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch hàng năm và kế hoạch tiến độ. Nó
thường bao gồm các phương án sử dụng các nguồn lực một cách cụ thể để đạt
được mục tiêu trong kế hoạch dài hạn và trung hạn.
Nhưng trong điều kiện ngày nay với những biến đổi nhanh chúng của thị trường và khoa
học công nghệ thì việc phân chia kế hoach theo thời gian chỉ cũng mang tính tương đối.
Khi mà khoa học công nghệ thay đổi nhanh chúng, kĩ thuật sản xuất nhanh chúng trở lớn
lạc hậu, chu kỡ sản xuất ngày càng ngắn, thì những kế hoạch từ ba đến năm năm cũng
có thể coi là dài. Các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau, không được loại bỏ lẫn nhau. Cần coi trọng vấn đề giải quyết mối quan hệ
giữa kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn, giữa lợi ích cục bộ trước mắt và lợi ích lâu
dài vì nhiều khi quyết định trong ngắn hạn với lợi ích cục bộ trước mắt nếu không được
xem xột tới các lợi ích lâu dài trong kế hoạch dài hạn sẽ dẫn tới làm thất bại mục tiêu
lâu dài của doanh nghiệp.



1/2


Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp

Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch
Theo góc độ nội dung, tính chất của kế hoạch có thể chia kế hoạch trong doanh nghiệp
thành các kế hoạch sau.
• Kế hoạch chiến lược, nó thường được áp dụng với những doanh nghiệp lớn với
quy mô sản xuất lớn và nhiều lao động. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì nó
làm cho công tác quản lý doanh nghiệp trở lớn càng phức tạp và khú khăn,
đồng thời do tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng trở lớn khốc liệt, với
sự thay đổi của khoa học công nghệ ngày càng nhanh khiến cho doanh nghiệp
rất khú trong việc xác định những mục tiêu trong tương lai.
• Kế hoạch chiến lược sẽ cho phép doanh nghiệp cải thiện và củng cố vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Trong kế hoạch chiến lược là những mục tiêu định hướng
cho doanh nghiệp và những biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Việc xây
dựng kế hoạch chiến lược thường được xuất phát từ khả năng thực tế của doanh
nghiệp, biểu hiện những phương án ứng phó với những điều kiện bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
• Kế hoạch chiến thuật (kế hoạch tác nghiệp) nó là công cụ để chuyển các định
hướng, mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ thể cho từng bộ phận
trong doanh nghiệp. Việc chia nhỏ ra thành các chương trình sẽ giúp cho mục
tiêu của doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn với sự phối hợp của các bộ
phận chức năng. Kế hoạch chiến thuật được thể hiện trong từng bộ phận của
doanh nghiệp như kế hoạch Marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính…
Trong khi kế hoạch chiến lược tập trung vào xác định các mục tiêu dài hạn,
những định hướng của doanh nghiệp trong tương lai thì kế hoạch tác nghiệp lại
đi vào cụ thể từng bộ phận, lĩnh vực của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược là

sự tham gia chủ yếu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng kế hoạch chiến
thuật là sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

2/2



×