Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại công ty TNHH lam sơn sao vàng, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.9 KB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng tất cả các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào. Các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.



́H

U

Ế

Tác giả

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H


Lê Minh Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới tất cả cá nhân, cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô giáo đã giảng dạy và
truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Ế

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, người đã

U

hướng dẫn tôi tận tình và đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành luận văn.

́H

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo trường đại học kinh tế Huế,



phòng khoa học công nghệ hợp tác quốc tế - đào tạo sau đại học, các khoa, các
phòng ban chức năng, toàn thể giảng viên, cán bộ công nhân viên tham gia công tác
giảng dạy, phục vụ khoá đào tạo K14B-Quản trị kinh doanh, đã giúp đỡ tôi hoàn


IN

H

thành tốt khoá học, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Lam Sơn – Sao

K

Vàng, các đồng nghiệp đã cộng tác, cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết để

̣C

tôi hoàn thành được luận văn này.

O

Chân thành cảm ơn tập thể lớp K14B-Quản trị kinh doanh về sự đoàn kết, hỗ

̣I H

trợ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.

Đ
A

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày…tháng….năm 2015
Tác giả luận văn


Lê Minh Thành

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên: Lê Minh Thành
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Niên khóa: 2013 - 2015
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại Công ty TNHH Lam
Sơn - Sao Vàng, Thanh Hóa.

Ế

1. Mục tiêu của đề tài

U

Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng lao động trực tiếp sản xuất mía trong

́H

thời kỳ 2011 – 2013, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động trực tiếp tại Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng đến năm 2020




2. Nội dung chính: (i) Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử
dụng lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất mía; (ii) Phân tích, đánh

H

giá thực trạng sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động sản

IN

xuất mía ở Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng, Thanh Hóa; (iii) Đề xuất hệ thống
các giải pháp có căn cứ khoa học nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại

K

Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng đến năm 2020.

̣C

3. Kết quả đạt được

O

Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về lao động, nội dung
tổ chức sử dụng lao động, đặc điểm của ngành sản xuất mía có liên quan đến hiệu

̣I H

quả sử dụng lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động trực tiếp sản
xuất mía; Xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu. Đồng thời tổng kết các kinh nghiệm sử


Đ
A

dụng lao động trực tiếp trên thế giới.
Về mặt nội dung, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích, đánh

giá tình hình sử dụng lao động trực tiếp giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty TNHH
Lam Sơn – Sao Vàng; Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp.
Dựa trên định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015 – 2020, và
kết quả nghiên cứu ở chương 2, luận văn đã đề xuất 05 nhóm giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động ở công ty.

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VẾT TẮT

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Ủy ban nhân dân



: Quyết định




: Giám đốc

BGĐ

: Ban giám đốc



: Công đoàn

PGĐ

: Phó giám đốc

SX

: Sản xuất

SL

: Số lượng



: Lao động

CB


: Cán bộ

KH

: Kế hoạch

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BVTV

: Bảo vệ thực vật

U
́H

H

IN

K

̣C

O


: Triệu đồng

̣I H

Trđ

Ế

UBND

: Sản xuất kinh doanh

TC-HC

: Tổ chức hành chính.

Đ
A

SXKD

iv


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐÂU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................4

Ế

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4

U

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

́H

TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................4



1.1. Lao động và vai trò của nó trong hoạt động sản xuất ..........................................4
1.2. Những vấn đề cơ bản về sử dụng lao động trực tiếp............................................6

H

1.2.1. Phân công – hiệp tác lao động ..........................................................................6
1.2.2. Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động và định mức hao phí vật tư .........8

IN

1.2.3. Thù lao lao động và các chế độ đối với người lao động ...................................9


K

1.2.4. Chính sách khuyến khích đối với người lao động. ...........................................9
1.3. Đặc điểm của sản xuất mía có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trực

̣C

tiếp.............................................................................................................................10

O

1.3.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất mía ......................................................................10

̣I H

1.3.2. Đặc điểm của tổ chức sản xuất mía.................................................................13
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trồng mía ..........................14

Đ
A

1.4.1 Nhân tố chủ quan .............................................................................................14
1.4.2. Nhân tố khách quan.........................................................................................17
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động...............................................18
1.6. Kinh nghiệm sử dụng lao động từ một số Công ty trong nước..........................19
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH LAM
SƠN- SAO VÀNG, THANH HÓA ..........................................................................21
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng ..........................................21
2.1.1. Giới thiệu về Công ty ......................................................................................21


v


2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Lam Sơn – Sao
Vàng ..........................................................................................................................23
2.1.4. Tình hình đất đai của Công ty .........................................................................25
2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ...................................................26
2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh ...........................................................................27
2.2. Thực trạng lao động của Công ty.......................................................................28
2.2.1. Khái quát tình hình lao động của Công ty ......................................................28
2.2.2. Lao động trồng mía của công ty......................................................................30

Ế

2.3. Khái quát về công tác tổ chức sản xuất mía của công ty ...................................32

U

2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất..............................................................................32
Tình hình sử dụng lao động cho hoạt động trồng mía ....................................40



2.4.

́H

2.3.2. Hiệp tác lao động trong khoán sản phẩm cho lao động ..................................38
2.4.1. Đối với hoạt động sản xuất mía tập trung .......................................................40
2.4.2. Đối với hoạt động sản xuất mía phân tán (khoán cho lao động) ....................41


H

2.5. Kết quả sản xuất mía ..........................................................................................44

IN

2.6. Hiệu quả sử dụng lao động trồng mía ................................................................45

K

2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trồng mía ...............46
2.7.1. Trình độ tổ chức điều hành .............................................................................46

̣C

2.7.3. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất............................................................49

O

2.7.4. Số lượng và chất lượng lao động ....................................................................51

̣I H

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY TNHH LAM SƠN – SAO VÀNG, THANH HÓA...54

Đ
A


3.1Căn cứ đề xuất giải pháp ......................................................................................54
3.1.1Định hướng phát triển Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng giai đoạn 20152020...........................................................................................................................54
3.1.2. Kết quả phân tích thực trạng sử dụng lao động của Công ty trong giai đoạn
2011 – 2013...............................................................................................................55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp.............................57
3.3.1. Quy hoạch lại đất đai.......................................................................................57
3.3.2. Tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất................................................57
3.3.3. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ...........................................59

vi


3.3.4. Khắc phục những tồn tại trong điều hành các khâu của quá trình sản xuất....60
3.3.5. Nâng cao chất lượng lao động.........................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................62
1. Kết luận .................................................................................................................62
2. Kiến nghị ...............................................................................................................64

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H



́H

U

Ế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................65

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của Công ty ..................................26
Bảng 2.2: Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty........................................27
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................28
giai đoạn 2011-2013..................................................................................................28
Bảng 2.4: Quy mô cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2011-2013 ....................30
Bảng 2.5: Quy mô, cơ cấu lao động trồng mía của Công ty .....................................31

Ế

Bản 2.6: Kết quả giao khoán đất cho các đơn vị của Công ty ..................................34

U


Bảng 2.7 : Mức khoán sản phẩm cho hộ nhận khoán ...............................................35

́H

Bảng 2.8: Định mức lao động 1 ha mía ....................................................................35



Bảng 2.9 : Định mức hao phí vật tư cho 1 ha sản xuất mía .....................................37
Bản 2.10: Tình hình huy động lao động cho trồng mía tập trung .............................41

H

Bảng 2.11: Phân bố số công lao động cho hình thức sản xuất phân tán ...................42

IN

Bảng2.12: Kết quả sản xuất mía của Công ty giai đoạn 2011-2013.........................44

K

Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng lao động trồng mía ...................................................45

̣C

Bảng 2.14: Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất mía của công ty giai
đoạn 2012 – 2014 ......................................................................................................49

O


Bảng 2.15: Hạch toán kinh tế cho 1 ha mía ..............................................................50

̣I H

Bảng 2.16: Biến động giá các yếu tố đầu vào và đầu ra ...........................................52
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của giá mía và giá phân đạm đến ........................................53

Đ
A

thu nhập 1 ha mía ......................................................................................................53
Bảng 3.1:Hiện trạng máy móc thiết bị phục vụ khâu làm đất...................................58

viii


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 2.1: Cung cầu lao động cho hình thức sản xuất mía phân tán .......................43

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Ế

Sơ đồ 2.1.3: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng ............23

ix


PHẦN MỞ ĐÂU

1. Lý do chọn đề tài
Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện
đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy
tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình
CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước. Trong quá trình công nghiệp

Ế

hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn


U

nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động,

́H

cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động.



Trong doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì
nó là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao

H

cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong ra trong từng doanh

IN

nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát
huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản

K

xuất kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công

̣C

hay thất bại của doanh nghiệp. Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh


O

nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà

̣I H

việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải

Đ
A

thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng là một Công ty hoạt động và sản xuất

kinh doanh đa ngành nghề, chủ yếu là sản xuất cây mía đồi dùng làm nguyên liệu
sản xuất đường. Lao động trực tiếp của Công ty tương đối dồi dào, ổn định, có
nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây mía. Công ty giao khoán đất
cho hộ công nhân để sản xuất đồng thời đầu tư cung ứng vật tư, tiêu thụ 100% sản
phẩm cho người lao động. Công tác sử dụng lao động tại Công ty chủ yếu bằng hình
thức giao khoán, cung cấp nguyên liệu đầu vào bao tiêu sản phẩm đầu ra. Cách tổ

1


chức trên đã giúp cho tiềm năng đất đai được sử dụng hết, năng suất lao động được
nâng lên, công nhân tự giác chủ động sản xuất và gắn bó với Công ty. Tuy nhiên,
việc sử dụng lao động trực tiếp của Công ty còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số
lượng công nhân lớn nên diện tích giao khoán đất đang còn manh mún nhỏ lẻ; Chế

độ cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế; công tác kiểm
tra quản lý lao động, quản lý sản phẩm gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ những
vấn đề đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại Công

Ế

ty TNHH Lam Sơn-Sao Vàng Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

U

2. Mục tiêu nghiên cứu

́H

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao



động trực tiếp tại Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng, Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể

H

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng lao động trực

IN

tiếp trong doanh nghiệp.


K

- Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại Công ty TNHH Lam Sơn –
Sao Vàng, Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2013.

O

̣C

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp tại

̣I H

Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng, Thanh Hóa cho những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đ
A

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến việc sử

dụng lao động trực tiếp tại Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Lam sơn – Sao Vàng Thanh Hóa
thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh như trồng mía, trồng cao su và sản
xuất gạch. Trong các hoạt động trên, trồng mía là hoạt động có doanh thu chiếm tỷ
trọng cao và thu hút khá nhiều lao động. Do thời gian thực tập có hạn, đề tài sẽ tập
trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp trồng mía. Thời gian nghiên
cứu trong phạm vi từ năm 2011 – 2013.


2


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu của đề tài chủ yếu được tập hợp từ phòng tổ chức hành chính, phòng
kế hoạch kỹ thuật, các báo cáo tổng kết năm của Công ty.
4.2. Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để mô tả thực trạng lao động, vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; mô tả
các phương pháp tổ chức lao động, mô tả phương án khoán cho người lao động …

U

qua thời gian, so sánh giữa các hình thức tổ chức lao động.

Ế

Phương pháp so sánh để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu

́H

4.3. Phương pháp chuyên gia: Luận văn đã tiến hành phỏng vấn Ban giám
đốc, các trưởng phòng (trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng tài chính…) để thu

quá trình tổ chức sản xuất mía của công ty.



thập các thông tin về tình hình sử dụng lao động, về những tồn tại, vướng mắc trong


H

4.4. Phương pháp phân tích nhạy cảm để phân tích ảnh hưởng của giá cả

IN

thị trường đến thu nhập của hoạt động sản xuất mía.

K

4.5. Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia: Tổ chức các buổi gặp mặt
với công nhân, người lao động tại các đội như đội 1; đội 8; đội 7 ; đội 16b; đội

̣I H

Công ty.

O

̣C

15… để trao đổi, phỏng vấn về các bất cập trong công tác điều hành sản xuất của

5. Bố cục của đề tài

Đ
A

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng lao động trong

doanh nghiệp.
- Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Lam

Sơn – Sao Vàng, Thanh hóa.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty
TNHH Lam Sơn – Sao Vàng.

3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Lao động và vai trò của nó trong hoạt động sản xuất
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là quá trình sức lao động

Ế

tác động lên đối tượng lao động thông qua tư liệu sản xuất nhằm tạo nên những vật

U

phẩm, những sản phẩm theo mong muốn. Vì vậy, lao động là điều kiện cơ bản và

́H

quan trọng nhất trong sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người.
Theo quan điểm của Marx: Lao động là một hoạt động có mục đích, có ý




thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu
cầu của con người. Chỉ có hoạt động của con người mới làm cho vật thể tự nhiên

H

thành đối tượng lao động và tư liệu lao động. Bằng lao động con người con người

IN

sản xuất, tái sản xuất và tăng số lượng, chất lượng sản phẩm cần thiết cho mình.

K

Hay nói cách khác lao động là hoạt động có mục đích của con người thông
qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành

O

̣C

của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình.

̣I H

Hoạt động lao động không những thay đổi cải tạo tự nhiên mà còn cải tạo
ngay cả bản thân con người. Trong quá trình lao động, con người tích lũy được kinh


Đ
A

nghiệm sản xuất, làm giàu tri trức của mình, hoàn thiện cả về thể lực và trí lực.
Người lao động là người sáng tạo ra toàn bộ của cải xã hội loài người. Với

khái niệm đó trong nhiều nghiên cứu cũng đi đến thống nhất: Trong doanh nghiệp
người lao động là con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.
Những con người mà doanh nghiệp huy động ấy được đặc trưng bởi quy mô
(số lượng người) và cơ cấu (thể hiện chất lượng nguồn lực): Cơ cấu theo chuyên
môn, cơ cấu theo trình độ đào tạo, theo thâm niên, theo độ tuổi, giới tính…
Trước Marx có lẽ chưa có nhà triết học nào khẳng định một cách hệ thống
vai trò của người lao động. Theo quan điểm Marx: Chính bộ phận ưu tú nhất của

4


nhân loại là người lao động, thông qua khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát
triển ở giai đoạn văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng nếu
không có sự sáng tạo của tư tưởng, nếu không có vai trò của các vĩ nhân, của những
bộ óc sáng tạo khai phá thì không thể có sự phát triển.
Từ nhận định đó trở lại với việc nghiên cứu vai trò của lao động trong sự
phát triển của doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhận thấy chính lực lượng lao động của
doanh nghiệp, bằng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo và sự nổ lực,
nhiệt tình của mình sẽ trực tiếp tạo ra nhiều sản phẩm, là động lực mạnh mẽ nhất

U

Ế


thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

́H

Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là nhân tố
đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối



với hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo ra và sử dụng các yếu tố khác
của quá trình sản xuất. Vì vậy lao động là nhân tố có vai trò quyết định đối với việc

H

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các

IN

mục tiêu của doanh nghiệp.

Muốn thực hiện các hoạt động lao động, lao động cần có sức lao động. Sức

K

lao động tồn tại trong cơ thể của con người. Tuy nhiên không phải mọi người đều

̣C

có sức lao động giống nhau mà khả năng lao động của mỗi lao động lại phụ thuộc


O

vào nhiều yếu tố; Sức khỏe, đào tạo, tuổi tác, giới tính… Người lao động có tiềm

̣I H

năng rất lớn vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai
thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người để phục vụ lợi ích bản than họ cũng

Đ
A

như cho doanh nghiệp và xã hội.
Mặt khác trong thế giới hiện đại, khi chuyển sang nền kinh tế dựa chủ yếu

vào tri thức, chúng ta càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyết định của lao động
trong sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là những lao động chất lượng cao.
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây đã chỉ ra rằng, muốn tăng trưởng nhanh và
ở mức cao, các doanh nghiệp phải dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản là: Áp dụng công
nghệ mới; phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng lao động. Trong
các yếu tố đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng bền vững chính là con
người, đặc biệt là người lao động chất lượng cao, người lao động được đầu tư phát

5


triển tạo lập kỹ năng kiến thức tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở
thành “nguồn vốn – vốn con người, vốn nhân lực”
1.2. Những vấn đề cơ bản về sử dụng lao động trực tiếp
Các nội dung chủ yếu về sử dụng lao động là phân công và hiệp tác lao động;

xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lao động và định mức hao phí vật tư; tổ
chức phục vụ nơi làm việc; công tác trả công lao động và thực hiện các chế độ cần
thiết đối với người lao động và duy trì phong trào thi đua lao động.
1.2.1. Phân công – hiệp tác lao động

U

Ế

Phân công lao động là quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo

́H

một tiêu thức nhất định phù hợp với các điều kiện nhất định. Kết quả của quá trình
phân công lao động là chia quá trình lao động ở trình độ chuyên môn hóa nhất định



thành nhiều công việc bộ phận cụ thể và giao cho mỗi cá nhân đảm nhận phù hợp
với năng lực sở trường và tay nghề họ được đào tạo và phát triển.

H

Hiệp tác lao động là quá trình thiết lập mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa

IN

những người lao động đã được phân công đảm nhận những công việc nhất định
nhằm phối hợp ăn ý giữa họ, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của tập thể.


K

Phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hiệp tác lao động. Phân công và hiệp

̣C

tác lao động là hai mặt của quá trình sử dụng lao động trong doanh nghiệp: Phân

O

công trên cơ sở tính đến khả năng hợp tác và hợp tác dựa trên cơ sở phân công.

̣I H

Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thì hiệp tác lao động càng phải tỉ mỉ, chặt
chẽ bấy nhiêu.

Đ
A

Tùy đặc điểm, tính chất hoạt động của từng loại doanh nghiệp mà có các

hình thức phân công lao động:
- Phân công lao động theo tính chất hoạt động: Theo đó lao động của

doanh nghiệp được phân chia làm hai loại: Lao động lãnh đạo và lao động thừa
hành. Sự phân chia này nhằm tạo ra cơ cấu lao động cân đối giữa lao động quản trị
và lao động sản xuất.
- Phân lao động theo chức năng
Phân công lao động theo chức năng gồm có: Chức năng tiêu thụ, chức năng

sản xuất, chức năng mua sắm và dự trữ, chức năng tài chính, chức năng tính toán và

6


chức năng quản trị doanh nghiệp. Cách phân công này cho phép xác định cơ cấu lao
động cân đối cụ thể hơn – cân đối lao động theo đúng chức năng.
- Phân công lao động theo nghề và theo độ phức tạp của công việc
Phân công lao động theo nghề là quá trình tách riêng các loại lao động theo
tính chất của công nghệ thực hiện chúng. Đây là hình thức phân công lao động quan
trọng nhất. Hình thức này cho phép hình thành các nghề chuyên môn hóa ở trình độ
nhất định.

Ế

Phân công lao động theo tính chất phức tạp chính là dựa vào độ phức tạp của

U

công việc từng nghề mà phân công lao động sẽ đảm nhận công việc thành các cấp

́H

độ phức tạp khác nhau. Nhìn chung sự phân chia lao động theo độ phức tạp thường
được tiêu chuẩn hóa theo từng ngành nghề.



- Phân lao động theo địa điểm: Là sự phân công lao động theo bề mặt
không gian của sản xuất. Thực hiện sự phân công này cho phép bố trí hợp lý sức lao


H

động trên các địa bàn sản xuất khác nhau.

IN

- Phân công để hoàn thành từng loại công việc: Là phân công những lao

K

động cụ thể hoàn thành những công việc cụ thể trong điều kiện thời gian và không
gian nhất định. Hình thức phân công này chủ yếu dựa vào kết quả phân tích công

O

̣C

việc thông qua bảng mô tả từng công việc nhằm quy định những nhiệm vụ, trách

̣I H

nhiệm và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể.
Mặt khác, cùng với việc phân công lao động theo các hình thức trên, để đảm

Đ
A

bảo hoàn thành các công việc đòi hỏi có sự phối hợp giữa những bộ phận khác
nhau, doanh nghiệp còn có các hình thức hiệp tác lao động như:

Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động được chia nhỏ do phân

công nhằm thực hiện quá trình sản xuất. Theo C.Mác:”Hình thức lao động mà nhiều
người làm việc trong cùng một quá trình sản xuất hay trong những quá trình sản
xuất khác nhau, một cách có kế hoạch, được gọi là hiệp tác lao động” [16].
Hiệp tác cũng là quy luật của tổ chức lao động, mà nội dung của nó là
chuyển lao động của cá nhân sang dạng lao động của nhiều người trong cùng một
quá trình hay trong những quá trình khác nhau, làm bộc lộ sức sản xuất mới [16].

7


Hiệp tác lao động có các hình thức cơ bản sau:
- Hiệp tác về không gian:
Hiệp tác giữa các bộ phận sản xuất và quản lý (các phân xưởng, các phòng
ban…).
Hiệp tác giữa các người lao động trong các tổ sản xuất và trong một đội sản xuất.
- Hiệp tác về mặt thời gian thể hiện qua tổ chức hợp lý các ca làm việc
trong tuần.

Ế

1.2.2. Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động và định mức hao phí

U

vật tư

́H


Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm
ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hoàn thành



một đơn vị công việc hay sản phẩm.

Các hình thức biểu hiện của định mức lao động bao gồm:

H

- Mức sản lượng (Mức công việc): Là số lượng công việc hoặc số sản phẩm

IN

mà một người hay một hóm lao động có trình độ lao động thích hợp phải hoàn

K

thành trong một đơn vị thời gian, trong điều kiện sản xuất hợp lý, cụ thể với chất
lượng được quy định. Mức sản lượng thường được áp dụng đối với các công việc

O

̣C

xác định được khối lượng công việc hoàn thành trong ngày.

̣I H


- Mức thời gian: Là số thời gian lao động cần thiết quy định cho một người
hay một nhóm người lao động có trình độ lao động thích hợp hoàn thành một khối

Đ
A

lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong điều kiện sản xuất hợp lý cụ thể.
Mức thời gian là mức chung nhất có thể áp dụng cho tất cả các công việc.
- Mức phục vụ: Là số lượng phục vụ được quy định trước cho một người hay

một nhóm người có trình độ lao động thích hợp, phải phục vụ trong một đơn vị thời
gian đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong điều kiện sản xuất hợp lý cụ thể. Mức phục
vụ thường áp dụng cho ngành chăn nuôi, cô nuôi dạy trẻ hoặc ngành dệt.
Định mức lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng năng suất lao
động, là cơ sở để trả thù lao lao động; cơ sở lập kế hoạch lao động và tiền lương [9].

8


Định mức tiêu dùng vật tư là lượng hao phí tối đa được tính theo đơn vị quy
định về nguyên vật liệu được phép sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Theo quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định, trong điều kiện
trang bị kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhất định ở kỳ kế hoạch [9].
Đối với sản xuất nông nghiệp, xây dựng định mức hao phí vật tư chủ yếu vào
xây dựng định mức sử dụng phân bón cho cây trồng, định mức thức ăn cho đàn gia súc,
định mức hao phí nguyên liệu cho máy móc nông nghiệp …Những định mức này

Ế

thường được xây dựng dựa trên điều kiện cụ thể của đơn vị. Đặc biệt định mức sử dụng


U

phân bón phải căn cứ vào điều kiện nông hóa thổ nhưỡng của vùng đất cụ thể.

́H

1.2.3. Thù lao lao động và các chế độ đối với người lao động
Thù lao lao động thường được biểu hiện ở các hình thức tiền lương và tiền



thưởng. Khi phân tích đặc điểm của lao động đã chỉ rõ sức lao động không phải là
phạm trù cố định, tiềm năng lao động của người lao động là rất lớn và rất khác nhau

H

ở mỗi người lao động khác nhau. Điều này dẫn đến việc thù lao lao động đúng đắn

IN

và hợp lý sẽ trở thành đòn bẩy kích thích người lao động, có ý nghĩa cực kỳ to lớn

K

đối với việc khai thác tiềm năng lao động. Khai thác đúng tiềm năng lao động
không chỉ đem lại lợi ích kinh tế và tinh thần to lớn cho người lao động. Khi thực

O


̣C

hiện thù lao lao động cần hết sức lưu ý đắc điểm này. Ngược lại sẽ kìm hãm năng

̣I H

lực lao động của người lao động, đồng thời người lao động sẽ đi tìm công việc ở
doanh nghiệp khác nếu họ thấy khả năng phát triển ở nơi khác là tốt hơn.

Đ
A

Để phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất
phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao với ý thức kỷ
luật tốt, trong công tác quản trị tiền lương phải quán triệt một số nguyên tắc cơ bản
như: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương
bình quân; tiền lương phải phù hợp với đặc điểm kinh tế của đất nước [17].
1.2.4. Chính sách khuyến khích đối với người lao động.
Khuyến khích là một hoạt động tạo ra động cơ, chỉ dẫn và duy trì lịch trình
một loại hành vi nào đó hướng tới mục tiêu cùng quyết tâm duổi theo mục tiêu đó;
nó có thể động viên hữu hiệu tính tích cực và tính sáng tạo của lao động. Trong

9


quản lý nguồn nhân lực khuyến khích có ý nghĩa đặc thù, nó là nhân tố then chốt
của hiệu quả, là tiền đề nâng cao hoạt động tập thể.
Qua rất nhiều điều tra và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hiệu suất công tác
và hiệu quả công tác là hàm số của năng lực và tính tích cực của lao động. Có thể
biểu thị bằng công thức: Hiệu quả = f (Năng lực x Tính tích cực)

Khuyến khích chính là cách thức chủ yếu để động viên đầy đủ tính tích cực của
con người. Trong hoàn cảnh và điều kiện công tác nhất định, hai người có năng lực

Ế

tương tự, hiệu quả công tác của họ cao thấp ra sao là do tính tích cực cao thấp của họ

U

quyết định, mà tính tích cực cao thấp lại do vận dụng tốt hay không tốt các biện pháp

́H

khuyến khích. Cho nên vận dụng tốt các biện pháp khuyến khích để động viên đầy đủ
tính tích cực của con người có ý nghĩa vô cùng cần thiết với việc khai thác phát triển



quản lý nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả của người lao động [17].
1.3. Đặc điểm của sản xuất mía có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao

H

động trực tiếp

IN

1.3.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất mía

K


- Thời vụ: Thời vụ trồng mía ở các tỉnh miền Bắc từ trước tới nay đều
tập trung vào vụ Đông Xuân.Tức là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường kết

O

̣C

thúc trong tháng 2. Mía thu hoạch 10 – 12 tháng tuổi. Ở thời vụ này cần chú ý tránh

̣I H

tháng rét nhất không nên trồng (thường là tháng giêng) vì nhiệt độ xuống thấp mía
mọc chậm và kém.

Đ
A

Bên cạnh vụ trồng Đông – Xuân, ở miền Bắc nhiều nơi cũng đã bắt đầu trồng
mía vụ Thu, mía trồng vào tháng 9 và thu hoạch ở tháng 13 đến 15 tháng tuổi. Ưu
điểm của vụ trồng này là thời gian mía sinh trưởng dài nên năng suất nông nghiệp
cao, trung bình có thể đạt 80 đến trên 100 tấn mía cây/ha. Hạn chế chủ yếu của vụ
mía Thu là phải chuẩn bị đất trồng vào thời điểm mùa mưa và trước mùa thu hoạch
gặp năm có nhiều gió bão cây dễ bị đỗ gãy. Vì vậy, mía trồng vụ thu cần chọn giống
cây cứng, mọc thẳng, chống chịu gió bão tốt và khi vun mía cần chú ý lấp đất kín cổ
gốc, nén chặt để hạn chế cây đỗ ngã.

10



- Đất: mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám
đến đất sét nặng. Riêng đối với một số loại đất như: đất nhiều cát, ít chất mùn, ít giữ
nước – phân, dẽ chặt; Đất chua, nhiều phèn (sắt và nhôm); Đất mất chất hữu cơ, đất
bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch, ta phải tiến hành cải tạo bằng cách bón
phân chuồng (trâu, bò),các loại tro dừa, tro rơm, tro trấu; Bón vôi, Đôlômít để hạ
phèn hay bón các loại phân lân có tính kiềm như lân nung chảy, lân cải tạo đất. Có
thể luân canh hoặc trồng xen canh cây họ đậu để làm đất tốt hơn.

Ế

- Làm đất: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu

U

bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía

́H

ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cày lần
đầu cần sâu khoảng 40 – 50 cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón 1 – 1,5 tấn vôi bột/ha



trước khi bừa lần cuối.

Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy

H

khoảng cách 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1


IN

m. Đào hộc: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ,

K

phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.
- Chuẩn bị hom mía: Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh

O

̣C

mía. Phẩm chất hom giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất mía. Nếu hom

̣I H

giống chất lượng kém thì các biện pháp kỹ thuật khác cũng tác động không đáng kể
đến năng suất. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao,

Đ
A

năng suất cao như: VĐ55, VĐ93.159, ROC 16, …
Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không
quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ
2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến
hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom
chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có

thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.
- Đặt hom: giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng
giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất

11


ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ
dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định
hom và giữ ẩm.
- Xen canh cải tạo đất mía: Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía,
giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen đậu vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất
mía.
- Chăm sóc: Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (dài

Ế

hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ bên cạnh đó nên làm sạch

U

cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.

́H

Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9




tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

H

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng.

IN

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

K

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

O

̣C

- Phòng trừ sâu bệnh: Rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước

̣I H

khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu
bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-


Đ
A

30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.
Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan,

Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm
bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con
có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân.
Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân,
sâu hại gốc, rệp trắng...
- Thu hoạch: Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của
mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc

12


và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các
cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến
đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm [19].
1.3.2. Đặc điểm của tổ chức sản xuất mía
Từ đặc điểm kỹ thuật sản xuất mía được trình bày ở trên có thể rút ra một số
đặc điểm có tác động đến tổ chức sử dụng lao động trồng mía.
Mía là cây hàng năm, trồng một lần thu hoạch 3 lần

Ế

Chu kỳ sản xuất mía kéo dài 3 năm. Năm đầu gọi là mía tơ, năm thứ hai gọi là

U


mía gốc 1 và năm thứ 3 là mía gốc 2. Sau khi thu hoạch mía tơ và mía gốc 1 người

́H

ta lưu gốc để cho mía phát triển đến năm sau thu hoạch lại. Mía gốc 2 sau khi thu
hoạch song phải nhổ gốc mía để trồng cây luân canh chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất



tiếp theo.

Đặc điểm này cho thấy mía ở các độ tuổi khác nhau thì nhu cầu sử dụng lao

H

động cũng khác nhau. Mía tơ có nhu cầu lao động cho khâu làm đất và trồng mới

IN

mía, nhưng mía gốc 1 và gốc hai thì chỉ tập trung vào khâu chăm sóc và thu hoạch.

K

Chu kỳ sản xuất mía dài

Tùy từng loại giống mà thời gian sản xuất mía trong một năm có sự khác

O


̣C

nhau. Tuy nhiên, giống mía có thời gian ngắn nhất là 10 tháng, dài nhất là 14 tháng;

̣I H

trung bình 12 tháng. Chu kỳ sản xuất mía dài sẽ làm cho nhu cầu đầu tư vốn lớn do
vốn tồn đọng trong suốt chu kì sản xuất; thời gian thu hồi vốn chậm và mức độ rủi
ro cao.

Đ
A

Sản xuất tiến hành ngoài trời, tiến hành trên không gian rộng lớn
Đặc điểm này có ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng lao động. Nếu

tổ chức lao động theo hình thức chấm công ăn lương thì sẽ không hiệu quả do
không kiểm soát được chất lượng công việc. Vì thế, đối với hầu hết các sản phẩm
nông nghiệp, đặc biệt là cây mía, người ta thường lựa chọn hình thức khoán sản
phẩm cuối cùng đến hộ gia đình hoặc người lao động. Hình thức khoán này sẽ tạo
tính chủ động cho người lao động trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất, nâng
cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng lao động.

13


Sản xuất cây mía có tính mùa vụ
Tính mùa vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là ngành trồng mía. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau
trong suốt chu kỳ sản xuất là một trong các hình thức biểu hiện của tính thời vụ.

Thời vụ trồng mía thường vào đầu và cuối mùa mưa. Vụ trồng này giúp mía kết
thúc nảy mầm bắt đầu đẻ nhánh khi sang mùa khô và chịu được khô hạn để đầu mùa
mưa sẽ phát triển.

Ế

Tính thời vụ trong sản xuất mía có ảnh hưởng đến tính thời vụ trong việc sử

U

dụng lao động. Vào những tháng mùa vụ (đặc biệt là thời gian trồng mía và thu

́H

hoạch), người lao động phải tập trung mọi công sức cho các công việc đồng áng.
Tuy nhiên, hết thời gian trên, lại là thời gian nông nhàn. Vì thế, ngoài cây mía, nếu



doanh nghiệp phát triển thêm các ngành nghề phụ sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng thời
gian lao động và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

H

Năng suất mía phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

IN

Sản xuất cây mía phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí


K

hậu. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự
nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố

̣C

này không thể thay thế yếu tố kia. Đặc điểm trên cho thấy, năng suất của lao động

O

trồng mía không chỉ phụ thuộc vào trình độ thâm canh, công tác tổ chức điều hành

̣I H

sản xuất mà còn bị điều kiên tự nhiên chi phối.
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trồng mía

Đ
A

Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ

tổ chức, quản lý lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường, nó còn chịu sự chi phối của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như cung
câu và giá cả thị trường.
1.4.1 Nhân tố chủ quan
a. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất hợp lý
Tổ chức quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp là quá trình phối hợp, sử
dụng và bố trí các yếu tố sản xuất trong một mối quan hệ cân đối, hợp lý nhằm đạt

được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

14


Nội dung cơ bản và xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất là quá trình kết
hợp lao động có kỹ thuật của người công nhân với việc sử dụng công cụ lao động
nhằm làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất cơ lý hóa học của nguyên vật
liệu được chế biến để tạo thành những sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
Tùy đặc điểm của từng loại sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp mà có
các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau.
Đối với sản xuất mía, do chu kỳ sản xuất dài, quá trình sản xuất gồm nhiều

Ế

bước công việc có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không tiến hành đồng thời

U

trong cùng một thời gian. Nếu bước công việc trước hoàn thành không tốt (thời

́H

gian, chất lượng) sẽ ảnh hưởng đến bước công việc tiếp theo và ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất cuối cùng. Nếu tổ chức sản xuất theo kiểu phân công lao động theo



từng khâu công việc không gắn trách nhiệm của người sản xuất đến kết quả sản xuất
cuối cùng, nếu công tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ thì điều này sẽ dẫn đến


H

năng suất cây trồng sẽ giảm. Thực tế sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã chỉ rõ

IN

điều đó.

K

Vì thế, hình thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp áp dụng hiện nay là
khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động hoặc tập thể lao động.

O

̣C

Tuy nhiên, tùy đặc điểm của từng loại sản phẩm, khả năng quản lý của doanh

sau:

̣I H

nghiệp mà hình thức và mức độ khoán khác nhau. Thực tế có các hình thức khoán

Đ
A

Khoán trắng: tức là bên giao khoán sẽ giao đất cho bên nhận khoán và không

trực tiếp điều hành sản xuất. Bên nhân khoán sẽ chịu trách nhiệm tổ chức điều hành
toàn bộ các khâu công việc. Cuối vụ, bên nhận khoán có trách nhiệm nộp sản lượng
khoán cho bên giao khoán theo hợp đồng đã cam kết.
Ưu điểm của hình thức này là ý thức trách nhiệm của người lao động đối với
công việc rất cao. Tuy nhiên hình thức này cũng có hạn chế đó là tình trạng tùy tiện
trong tổ chức sản xuất và doanh nghiệp không thể chủ động nguồn nguyên liệu cho
nhà máy chế biến.

15


Khoán theo từng khâu công việc: Bên giao khoán giao đất cho bên nhận
khoán và chịu trách nhiệm điều hành một số khâu công việc trong quy trình sản
xuất; bên nhận khoán sẽ đảm nhận một số khâu công việc khác trong quy trình sản
xuất. Cuối vụ, toàn bộ sản lượng (giá trị sản lượng ) làm ra, sau khi trừ đi chi phí và
nộp sản lượng khoán, còn thừa bao nhiêu thì bên nhận khoán sẽ được bấy nhiêu.
Ưu điểm: Người giao khoán có thể giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, điều
chỉnh kế hoạch sản xuất và đặc biệt là chủ động được nguồn nguyên liệu cho nhà

Ế

máy chế biến.

U

Hạn chế: Nếu mức độ minh bạch tài chính thấp, phương án phân phối không

́H

công bằng sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực của người lao động, do đó sẽ ảnh hưởng

đến năng suất, sản lượng sản phẩm.



b. Sự hiệp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan

Trong khoán sản phẩm nông nghiệp, sự hiệp tác thể hiện ở mối quan hệ hiệp

H

tác giữa người nhận khoán với người giao khoán trong việc cung cấp các dịch vụ

IN

phục vụ cho quá trình sản xuất. Đối với sản xuất mía các dịch vụ bao gồm: làm đất,

K

cung cấp giống cây, tưới nước, cung cấp phân bón, thu hoạch và vận chuyển sản
phẩm.

O

̣C

Tùy vào phương thức giao khoán và trình độ tổ chức quản lý của các doanh

̣I H

nghiệp mà mức độ và các mối quan hệ hiệp tác có thể cao, thấp khác nhau. Tuy

nhiên, nếu quá trình hiệp tác không chặt chẽ sẽ dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi

Đ
A

cho sản xuất. Đối với sản xuất mía, các vấn đề trên có thế xảy ra trong các trường
hợp sau:

+ Việc cung ứng giống chậm và không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng

đến thời vụ sản xuất và năng suất mía;
+ Cung ứng phân bón chậm hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng
đến năng suất mía.
+ Mối quan hệ hợp tác giữa khâu thu hoạch và khâu vận chuyển không tốt sẽ
làm giảm giảm chất lượng mía do giảm chữ đường (CCS), tăng chi phí vận chuyển,
chậm tiến độ sản xuất và cao hơn có thể ảnh hưởng đến vụ sản xuất sau.

16


×