Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.58 KB, 118 trang )

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo trong những năm qua nông nghiệp
luôn được xem là mặt trận hàng đầu, nhiều đột phá đã mang lại những thành tựu to
lớn trong nông nghiệp nông thôn nước ta, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu lương
thực và nông sản phẩm.

Ế

Đối với nước ta, cây lúa có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là

U

một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nông sản hàng hoá. Chúng ta có những lợi thế

́H

về sản xuất lúa như: truyền thống trồng lúa nước có từ lâu đời, đất đai màu mở, thời



tiết, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và cận xích đạo thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa.

H

Trồng lúa là một nghề truyền thống có từ lâu đời của huyện Quảng Điền, tỉnh

IN

Thừa thiên Huế; lúa là cây nông nghiệp chính ở đây. Diện tích trồng lúa chuyên


canh của toàn huyện năm 2008 đạt trên 7.233 ha chiếm 14,24% tổng diện tích trồng

K

lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế (50.799 ha) với hơn 1.440 lao động tham gia. Năng

̣C

suất và sản lượng lúa của huyện đạt tương đối cao đạt 58,4 tạ/ha cao hơn 7,95% so

O

với năng suất trung bình toàn tỉnh (54.1 tạ) tương ứng với tổng sản lượng năm 2008

̣I H

là 42.210,6 tấn chiếm 15,36% so với toàn tỉnh Tỉnh thừa Thiên Huế (274.823 tấn)
[1]. Tổng giá trị của lúa chiếm 27,17% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện tương

Đ
A

đương với 190.143,855 triệu đồng, sản lượng này đã đáp ứng được nhu cầu lương
thực của huyện và một phần trong toàn tỉnh [8].
Khi xã hội phát triển, quá trình đô thị hoá, sự hình thành các khu công nghiệp, sự

phát triển của ngành du lịch và dịch vụ đã làm cho diện tích trồng lúa ngày càng bị
thu hẹp. Việc đáp ứng nhu cầu lúa gạo cho người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu
trong điều kiện dân số tăng nhanh, đất đai ngày càng bị thu hẹp đòi hỏi sản xuất lúa
phải đạt năng suất cao.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất lúa ngoài các yếu tố đầu vào trực
tiếp như phân bón, công lao động thì những yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết

1


ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lúa. Tận dụng những lợi thế của các yếu tố sinh
học trong nông nghiệp đòi hỏi trình độ canh tác, trong đó phải kể đến các biện
pháp kỹ thuật, thời gian chăm bón, quy mô sản xuất, sử dụng giống mới... Trong
điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay, với mức trang bị kỹ thuật hạn chế, trình độ
học vấn của các chủ hộ còn thấp, hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ... thì sản xuất nông nghiệp không thể tránh khỏi tình trạng kém hiệu quả.
Hiệu quả kỹ thuật là một trong những yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế. Nâng

Ế

cao hiệu quả kỹ thuật sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế, điều này có nghĩa là sẽ

U

nâng cao được đời sống của đại đa số người dân trồng lúa. Trong bối cảnh diện tích

́H

đất đai ngày càng bị thu hẹp thì việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật sẽ giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất.



Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây lúa trong và ngoài nước như: Nghiên

cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Song (2005) [4] về hiệu quả kỹ thuật của cây lúa

H

vùng ngoại ô Thành phố Hà Nội nhằm tìm ra mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với

IN

hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu của tiến sĩ Rola [33] và Alejandrino (1993) [16] đã

K

ước tính hiệu quả kỹ thuật của nông dân trồng lúa ở Philipin cho năm khu vực khác
nhau và kết luận rằng tình trạng thuê mướn và trình độ học vấn rất có ý nghĩa trong

̣C

việc tăng năng suất lúa. Timmer (1970) [35] phát triển phương pháp hàm năng suất

O

tối đa, mô hình của ông đã sử dụng số liệu sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ từ

̣I H

năm 1960 đến năm 1967 để phân tích. Timmer kết luận rằng có khoảng 7,6% các
mẫu điều tra nằm xa đường sản lượng tối đa. Các nghiên cứu khác sử dụng phương

Đ
A


pháp này như của Aigner và các đồng nghiệp (1977) [13] [15] cho ngành nông
nghiệp của Hoa Kỳ; Kalirajan và Flinn (1981) [26] và các tác giả khác sử dụng
phân tích cho các hộ nông dân sản xuất lúa ở Philipin. Các nghiên cứu này kết quả
đã cho ra mức hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ sản xuất lúa. Một trong
những hạn chế của các nghiên cứu trên là không tách được phần sai số ra làm hai
phần, đâu là phần không hiệu quả, đâu là sai số thống kê. Và như vậy các nghiên
cứu trước đây chỉ tính được tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật bình quân trong đó bao gồm các
sai số thống kê. Vấn đề này đã được giải quyết bởi công trình của Jondrow và các
đồng nghiệp (1982) [24].

2


Nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của cây lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế hầu như chưa được thực hiện, do đó chưa có cơ sở khoa học để đưa ra các giải
pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu nâng cao năng suất. Từ những lý do trên tôi lựa
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các
nông hộ ở huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng hiệu quả kỹ thuật
của sản xuất lúa, xác định các nhân tố tồn tại dẫn đến tính phi hiệu quả của cây lúa

U

nghiên cứu nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Ế

từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn


́H

2. Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển và

H

nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng như chất lượng lúa cho các hộ nông dân nói

IN

riêng và đưa ra chiến lược phát triển con người trong dài hạn nhằm phục vụ cho sự
Mục tiêu cụ thể:

K

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

̣C

1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả kỹ thuật.

O

2) Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa ở địa phương nói chung và các hộ trồng


̣I H

lúa được nghiên cứu nói riêng để có một cái nhìn khái quát về tình hình sản xuất lúa
của các hộ trong vùng nghiên cứu so với toàn huyện;

Đ
A

3) Xác định mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa và mức hiệu quả

trung bình của các hộ nghiên cứu để đánh giá được khả năng đạt được hiệu quả kỹ
thuật của các hộ đang ở mức độ nào.
4) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt năng suất tối đa (các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật) của các hộ sản xuất lúa thông qua việc tính
hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đầu vào tới năng suất lúa và thiết lập mối quan hệ giữa nguồn lực con người
với hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân.

3


5) Đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho bà con hay
mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng suất ở mức cao nhất khi không cần thay đổi
các yếu tố đầu vào bằng cách chỉ thay đổi cách thức chăm sóc và quản lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:


Trực tiếp nghiên cứu các hộ nông dân chuyên trồng lúa về các khía cạnh:
số lượng lao động, trình độ văn hoá của chủ hộ, tuổi tác, các vấn đề về quá trình
sản xuất lúa.

Ế

Không gian nghiên cứu:

U

-

́H

Tiến hành nghiên cứu trên hai xã Quảng Thành (đại diện cho vùng đồng
bằng nội đồng, là một trong những xã có năng xuất lúa cao nhất huyện Quảng



Điền), Quảng Lợi (đại diện cho vùng cát nội đồng có sản xuất lúa), bởi vì đây là hai
xã tập trung xản xuất lúa của huyện Quảng Điền với diện tích trồng lúa lớn; là hai
Thời gian nghiên cứu:

IN

-

H

vùng đại diện có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau.


K

+ Các thông tin, số liệu thứ cấp lấy từ năm 2005 đến năm 2008.

của năm 2008.

̣C

+ Số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất lúa được điều tra ở các hộ trồng lúa

O

4. Phương pháp nghiên cứu

̣I H

Phương pháp luận xuyên suốt đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và

Đ
A

duy vật lịch sử.

Có thể để đạt được một mục tiêu phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên

cứu, và một phương pháp nghiên cứu cho hơn một mục tiêu.
Các phương pháp tiếp cận mục tiêu:
-


Phương pháp thống kê mô tả để đạt mục tiêu thứ 1.

-

Phương pháp hàm sản xuất biên SFPF (stochastic frontier production function)

để đạt mục tiêu thứ 2.
-

Phương pháp hồi quy tương quan, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phi hiệu

quả kỷ thuật để đạt mục tiêu thứ 3.

4


-

Phương pháp duy vật biện chứng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với nguyên

nhân phi hiệu quả để đạt mục tiêu chung.
-

Để xử lý số liệu cho đề tài, chúng tôi sử dụng các phần mềm EXCEL, SPSS,

Limdep Verson 8.0
5. Một số hạn chế của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã nhận ra một số hạn chế nhất định
của đề tài như:


Ế

- Do quy mô mẫu là 158 hộ là quá nhỏ so với tổng thể (21.504 hộ sản xuất lúa

U

trên toàn huyện) nên tính đại diện của mẫu điều tra là chưa cao, có thể làm giảm

́H

ý nghĩa của các mô hình.

- Số liệu của các hộ gia đình thường không được ghi chép nên việc thu thập số



liệu bằng phương pháp gợi nhớ (recall method) sẽ không tránh khỏi những thiếu

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H

sót và nhầm lẫn.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Những vấn đế lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Phân biệt hiệu quả, hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả
kinh tế

Ế

 Hiệu quả (Efficiency)

U

Hiệu quả có liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (ví

́H

dụ như lao động, vốn, máy móc) và hoặc là kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng.




Theo quan điểm của Farell (1957) [21] và một số nhà kinh tế khác, khi nghiên
cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất ngang sức ngang tài và tiêu biểu nhưng lại

H

đạt kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau và như vậy thì chỉ có thể ước

IN

tính đầy đủ hiệu quả kinh tế theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông
phân biệt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế như sau:

K

* Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency):

̣C

Đề cập đến mối quan hệ vật lý giữa đầu ra và đầu vào. Một vị trí có hiệu quả

O

kỹ thuật xem là đạt được khi đạt được đầu ra tối đa có thể khi cho trước một tập đầu

̣I H

vào x. Định nghĩa chính thức được Koopman đưa ra vào năm 1951 [27, pp 60]: Một
nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu

Đ

A

ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác họăc một sự gia tăng của
ít nhất một đầu vào. Hay hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được
trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng đầu vào sản xuất trong
những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật được
xác định bởi phương pháp và mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các
cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng
đầu ra. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất,
nó chỉ ra rằng, một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem lại thêm
bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

6


Một khái niệm tương tự:
Hiệu quả kỹ thuật xuất hiện khi nền kinh tế hoạt động trên đường giới hạn
khả năng sản xuất. Trong trường hợp này, không có các nguồn tài nguyên không
được sử dụng hoặc chưa được sử dụng hết mức. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm
nói chung cho biết khi có bất kỳ sự thay đổi nào đem lại lợi ích cho người này thì sẽ
làm thiệt hại cho người khác. Lưu ý là hiệu quả kỹ thuật là điều kiện cần thiết cho
hiệu quả kinh tế do một sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ mang

Ế

lại lợi ích cho một hoặc hơn một cá nhân. Nói cách khác, khi nền kinh tế hoạt động

U

hiệu quả kỹ thuật, chỉ đơn giản nó hoạt động trong khả năng sản xuất của nó. Khi


́H

nền kinh tế hoạt động hiệu quả kinh tế, không thể và không nên thay đổi cách sản

người này thì sẽ thiệt hại cho người khác)



xuất, vì khi thay đổi cách sản xuất trong nền kinh tế hoạt động hữu hiệu, lợi cho

* Hiệu quả phân bố (Allocative efficiency) [9]: là một bộ phận khác của hiệu

H

quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật không thể so sánh trực tiếp các đầu ra được sản xuất

IN

bởi các tập đầu vào khác nhau, khi một tập đầu vào có thể sản xuất một mức đầu ra

K

giống nhau (hoặc tốt hơn) với ít hơn (hoặc nhiều hơn) một đầu vào này và nhiều
hơn đầu vào khác. Do đó, hiệu quả phân bố đề cập đến khả năng đạt được lợi nhuận

O

̣C


tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho trước.

̣I H

Hay hiểu một cách khác, hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong
mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào đươc sử dụng. Nó phản ánh

Đ
A

giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thềm về đầu vào hay nguồn lực.
Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá
của yếu tố đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói cách khác, khi nắm được giá của các
yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện
về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản
phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
* Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) [9]: khái niệm này không chỉ quan
tâm đến hiệu quả khi sử dụng đầu vào để sản xuất đầu ra, mà còn hiệu quả kỹ thuật

7


của quá trình sản xuất. Để đạt được hiệu quả kinh tế cần đạt được hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối.
Theo Farrell (1957) [21], việc đo lường hiệu quả kỹ thuật có thể được bằng
cách sử dụng lượng đầu vào và đầu ra mà không cần quan tâm đến giá của đầu vào
và đầu ra. Trong hình bên dưới, A là điểm đang nghiên cứu, B nằm trên đường đẳng
hiệu SS’, khi đó, hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là TE = OB/OA.


Ế

Y

́H

X



B

WW’

U

A

D

SS’

H

C

IN

O


K

Hình 1a: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sản xuất
Nếu đưa vào giá của đầu vào, hiệu quả phân bố (AE) có thể được xác định.

O

̣C

Hiệu quả phân bố của điểm A được định nghĩa là:
AE = OD/OB

̣I H

Vì DB biểu diễn lượng chi phí giảm để di chuyển từ điểm hiệu quả về mặt kỹ

Đ
A

thuật nhưng không hiệu quả về mặt phân bố B đến điểm vừa hiệu quả về mặt kỹ
thuật và phân bố C.
Hiệu quả kinh tế (EE) khi đó được định nghĩa là:
EE = TE*AE = OB/OA*OD/OB =OD/OA

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của
sản xuất. Hiệu quả kinh tế liên quan đến cách thức tổ chức quản lý nhằm mục đích
kinh tế của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận
Đường năng lực sản xuất đối với đầu vào xác định được minh họa bởi hình 1b
(Mô hình định hướng đầu ra). Với các yếu tố đầu vào cố định, nếu một hộ sản xuất


8


được gọi là hiệu quả kỹ thuật sẽ đạt sản lượng tại điểm B, cũng với đầu vào đó, một
hộ sản xuất tại điểm A. Hiệu quả kỹ thuật sản lượng được xác định bởi TEO(x,y) =
OA/OB. Điều này cũng tương tự như đo lường hiệu quả kỹ thuật đối với định hướng
đầu vào trong điều kiện quy mô không đổi. Trong đó điểm B là điểm đạt hiệu quả kỹ
thuật, nằm trên đường khả năng sản xuất, lợi ích đạt được cao hơn tại điểm C (điểm
mà tỷ lệ thay thế biên tương đương với tỷ số giả cả p1/p2). Trong trường hợp này,
nên sản xuất nhiều y1 và ít y2 nhằm đạt được lợi ích tối đa. Để đạt được mức lợi ích

Ế

ngang nhau tại điểm C trong khi vẫn duy trì kết hợp đầu vào và đầu ra như cũ thì đầu

U

ra của doanh nghiệp cần tiến tới điểm D. Từ đó, hiệu quả kinh tế được xác định

́H

(RE(y,x,p)) = 0A/0D. Hiệu quả phân bổ đầu ra (AEO(y,w,w)) được xác định bởi

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



RE(y,x,w)/TEI(y,x), hoặc 0B/0D trong hình 1(b) [26].

Hình 1b: Đo lường hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra

1.1.1.2 Các phương pháp đo lường hiệu quả
Hiện nay có hai cách tiếp cận để đo lường hiệu quả: phương pháp tham số
(parametric hoặc econometric) và phương pháp phi tham số (non-parametric methods).
- Đối với phương pháp tham số, có hai mô hình thường được sử dụng là hàm
sản xuất biên xác định và ngẫu nhiên (deterministic frontier production function
(DFPF) và stochastic frontier production function (SFPF)). Trong trường hợp hàm

9


sản xuất biên xác định, hệ số sai số được gán bằng 0 và đầu ra được chặn từ bên
trên bằng một hàm sản xuất biên xác định. Phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) có hiệu chỉnh được sử dụng cho kiểu hàm này. Trong mô hình hàm sản xuất
biên xác định, bất kì sự sai lệch khỏi giới hạn sản xuất được xem là không hiệu quả.
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho phép sai số ngẫu nhiên xung quanh hàm sản xuất
được ước lượng. Trong mô hình này, đầu ra bị chặn từ bên trên bằng hàm sản xuất

biên ngẫu nhiên và phi hiệu quả kỹ thuật chỉ giải thích một phần sự sai lệch khỏi

Ế

hàm sản xuất biên. Phần dư (residual) it bao gồm phần sai số ngẫu nhiên (random

U

error) Vi và phần phi hiệu quả (inefficient component) Uit. Trong trường hợp hàm

́H

sản xuất biên xác định, Uit = 0.



- Phương pháp phi tham số hay phương pháp qui hoạch toán học
(mathematical programming approach) chủ yếu tập trung vào sự phát triển phương
pháp Phân tích Bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis - DEA) với kỹ thuật

H

sản xuất đa đầu vào và đầu ra (Multiple inputs and outputs). Bản chất của các mô

IN

hình DEA là xác định và gần đây các mô hình này được mở rộng để bao hàm các

K


yếu tố ngẫu nhiên. Mặc dù phương pháp tham số được sử dụng phổ biến, nhưng các

̣C

phương pháp phi tham số cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta

O

không xác định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất. Điểm nổi bật của

̣I H

phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng
sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư. Hơn nữa, ước lượng biên

Đ
A

sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn.
Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra. Tuy
nhiên, phương pháp DEA cũng có những hạn chế của nó. Thứ nhất, kết quả ước
lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn thuộc phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các
quan sát. Vì vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp
này. Thứ hai, như đã được Sengupta (2002) [35] nêu ra, DEA chỉ xem xét phía cung
mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường. Cuối cùng là độ
nhạy, Timmer (1971) [38] [39] lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát
cực trị. Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn

10



nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi
hiệu quả của nó. Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày được sử dụng rộng rãi.
1.1.1.3 Một số vấn đề trong đo lường hiệu quả kỹ thuật
Để so sánh hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất lúa của 2 địa phương
khác nhau, chúng ta cấn xác định mức sản xuất tối đa của một hộ điển hình để làm
cơ sở so sánh. Tuy nhiên, một hàm sản xuất được ước lượng chẳng qua cũng chỉ mô
tả được mối quan hệ thông thường giữa đầu vào và đầu ra, và nó không phản ảnh

Ế

được mức sản lượng tối đa với một lượng đầu vào cho trước. Trong hầu hết các

U

trường hợp, hàm sản xuất được sử dụng để tính toán mức sản xuất tối đa trong điều

́H

kiện đầu vào cho trước.

- Farrell (1957) [21] đề xuất các tiếp cận phi tham số để ước lượng ba loại



hiệu quả sản xuất, đó là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả giá cả. Với
giả định một hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas, Aigner và cộng sự (1968) [14] đã

H


sử dụng phương pháp tiếp cận tham số để xác định sự đóng góp của từng nhân tố

IN

đầu vào trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, một điều hết sức quan trọng là phải xác

K

định được cách phân phối của nhiễu (sai số) trong cách tiếp cận này.
Một trong những hạn chế của cách tiếp cận biên là giả định rằng các hộ đều

O

̣C

sử dụng một loại công nghệ và cùng đường biên sản xuất. Vì thế, sự khác biệt trong

̣I H

sản xuất của các hộ chủ yếu là do vấn đề con người trong quản lý hoặc do sự khác
biệt về công nghệ. Aigner và cộng sự (1977) [13] [15] và Meeusen và cộng sự

Đ
A

(1977) [29] đã lập luận rằng, có thể có một số nhân tố phi kỹ thuật mang tính ngẫu
nhiên tác động đến mức sản lượng, ví dụ chính sách của chính quyền trung ương và
địa phương, và yếu tố thời tiết. Do vậy, cần phải có hai bộ phận của nhiễu ngẫu
nhiên, đó là một bộ phận đại diện cho phân phối ngẫu nhiên đối xứng nhưng không
quan sát được (v), và bộ phận kia là nhiễu ngẫu nhiên do sự phi hiệu quả kỹ thuật

(u). Trong cách tiếp cận sản xuất biên ngẫu nhiên, Aigner và cộng sự (1977) [13] và
Stevenson (1980) [36] giả định rằng u tuân theo quy luật phân phối chuẩn cụt, trong
khi v tuân theo quy luật phân phối chuẩn đối xứng. Trong bài viết của Meeusen và
cộng sự (1977) [29], u được coi là tuân theo phân phối mũ. Afriat (1972) [12] coi

11


nhiễu được phân phối dưới dạng beta hai tham số, trong khi Richmond (1974) [33]
lại áp dụng phân phối gamma một tham số. Greene (1990) [22] gợi ý áp dụng phân
phối gamma hai tham số cho u.
Như vậy, có rất nhiều giả định về nhiễu ngẫu nhiên. Lee (1983) đề xuất cách
kiểm định sự phù hợp của nhiễu ngẫu nhiên bằng phương pháp số nhân Lagrange.
Tác giả xem xét các kiểm định về phân phối bán chuẩn của các nhiễu ngẫu nhiên
như đã được thực hiện trong nghiên cứu của Stevenson (1980) [36]. Để kiểm định

Ế

thống kê với các phân phối bán chuẩn hoặc chuẩn cụt, ông đã sử dụng cách kiểm

U

định điểm hiệu quả như Rao (1973) [32] đã làm.

́H

- Bauer (1990) [17] cho rằng, cách tiếp cận tham số có thể phân tích được
hiệu quả, nhưng nó có một số hạn chế nhất định, ví dụ như cần phải biết dạng hàm




số. Yêu cầu này khiến việc ước lượng hiệu quả bị chệch dù rằng hàm sản xuất biên
ngẫu nhiên (SFPF) có thể phân rã phần chênh lệch với đường biên sản xuất thành

H

hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và nhiễu ngẫu nhiên. Dù có những hạn chế đó

IN

nhưng SFPF vẫn được sử dụng rộng rãi vì các tính chất thống kê có các hệ số được

K

ước lượng có thể kiểm định được.

1.1.1.4 Cách tiếp cận tham số để đo lường hiệu quả (hàm sản xuất biên ngẫu nhiên)

O

̣C

Các nghiên cứu để đo lường hiệu quả kỹ thuật bắt nguồn từ nghiên cứu có tính

̣I H

độ phá của Farrell (1957). Cách tiếp cận của Farrell dựa trên hàm sản xuất biên (FPF)
biểu diễn đầu ra tối đa có thể được khi cho trước một tập đầu vào và kỹ thuật sản xuất.

Đ

A

Mối quan hệ được biểu diễn như sau:
Y = AX1β1 X2β2 X3β3 X4β4 X5β5 e(Vit – Uit)

(1)

Logarit tự nhiên hai vế của mô hình ta thu được:

LnYi = β0 + β1LnX1i + β2 LnX2i + β3LnX3i + β4LnX4i + β5LnX5i + Vit - Uit (1.1)
Trong đó:
β0 là hệ số chặn của mô hình

X4 là lượng phân kali (kg/ha)

X1 là lượng giống sử dụng (kg/ha)

X5 là lượng công lao động (công/ha)

X2 là lượng phân đạm sử dụng (kg/ha)

Yi là sản lượng lúa ( kg)

X3 là lượng phân lân sử dụng (kg/ha)

Vi là sai số ngẫu nhiên của mô hình,

12



Vit: sai số ngẫu nhiên do các yếu tố ngoài kiểm soát của hộ nông dân như ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, các biến khác chưa đưa vào và được giả định
giả định là độc lập với uit và xit và có phân bố chuẩn với trung bình 0 và phương
sai s2v, N(0,s2v).
Uit: đo lường hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp i tương ứng với hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên. –Uit là sai số một bên. Điều này có nghĩa rằng mỗi quan sát
sẽ nằm trên hoặc bên trong hàm sản xuất biên. Uit được giả định là độc lập với Vit

Ế

và Xit và có phân bổ bán chuẩn không âm N (, s2u).

U

Uit >= 0. Ui đo lường khoảng cách giữa mức sản lượng thực tế và đường sản

Ui = 0: Hộ có mức sản lượng đạt hiệu quả kỷ thuật tối đa.



Nếu

́H

xuất biên của các hộ.

Ui > 0: Hộ có sản lượng nằm dưới đường sản xuất biên

H


Đặt :

IN

 eit = Uit + Vit: hệ số sai số tổng hợp của hàm hợp lý tối đa (của các yếu tố
phi hiệu quả kỹ thuật và yếu tố ngẫu nhiên).
Khi đó 0 ≤ γ ≤ 1.

K

 γ = uit / eit.

̣C

γ biểu hiện về tỷ lệ giữa phương sai của sản lượng phi hiệu quả kỷ thuật

O

trong tổng phương sai của mô hình. Sử dụng tham số γ có ý nghĩa khá tương tự với

̣I H

tiêu chuẩn R2 trong mô hình hồi quy tuyến tính.
Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là tỉ lệ giữa đầu ra thực tế (actual output)

Đ
A

Yit và đầu ra biên (frontier output)Ymax
TE = Yit/Ymax


Như vậy hiệu quả kỹ thuật của người sản xuất nhận giá trị từ 0 – 1. Nếu giá

trị TE càng gần 1 thì người sản xuất đó càng có hiệu quả kỹ thuật. Chênh lệch 1 TE (%) cho biết % sản lượng mà người sản xuất có thể tăng thêm mà không cần
phải bỏ thêm chi phí nào khác.
Tính mức hiệu quả kỷ thuật của mỗi hộ:
TE = exp(-Uit) = 1/(eUit)

13


1.1.1.5 Mô hình đánh giá tác động hiệu quả kỹ thuật
Để đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật, sau khi ước lượng
hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, cần có một mô hình thứ hai để ước lượng tác động
của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật. Xem xét hàm số sau:



it

= α0 + α1 TUOI + α2 HVAN + α3 KNGHIEM + α4 GTINH + α5 THUAN +

α6 TDUNG + α7 KCACH (2)

Kỳ vọng

U

Mô tả biến


́H

Tên biến

Ế

Định nghĩa biến và kỳ vọng về dấu hệ số ước lượng:

Tuổi của chủ hộ, đơn vị tính là tuổi, là biến liên tục

HVAN

Trình độ học vấn của chủ hộ, là số năm đi học (đến



TUOI

TINDUNG

IN

THUAN

Số năm kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ
Số lần tham gia tập huấn của chủ hộ.

K

KNGHIEM


Giới tính của chủ hộ (nam hoặc nữ)

+/+
+/+
+/-

Sự tiếp cận với nguồn tín dụng, biến giả, nhận giá trị

̣C

GTINH

H

trường), biến liên tục.

dấu (+/-)

O

bằng 1 nếu chủ hộ có tiếp cận với tín dụng và nhận giá

+/-

̣I H

trị bằng 0 nếu chủ hộ không tiếp cận với tín dụng.

Đ

A

KCACH



Là khoảng cách từ nhà đến đồng ruộng, được tính
bằng đơn vị là (km)

+/-

Là vécto tham số cần ước lượng, hệ số ảnh hưởng của

i

mỗi nhân tố



Là hiệu quả kỹ thuật của hộ thứ i tại thời điểm t
it

Việc giải thích các biến và kỳ vọng của chúng sẽ được mô tả chi tiết ở phần
sau (xem mục 1.2.2).

14


1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

1.2.1.1 Chọn điểm điều tra
Hai xã Quảng Thành và Quảng Lợi thuộc huyện Quảng Điền được chọn làm
điểm điều tra, bởi vì đây là hai xã tập trung sản xuất lúa của huyện Quảng Điền và
là hai xã mang các đặc điểm kinh tế, xã hội, khí hậu điển hình cho vùng nông thôn
huyện Quảng Điền.

Ế

1.2.1.2 Chọn mẫu điều tra

U

Tổng số mẫu điều tra là 158 mẫu tương ứng với 158 hộ trong 2 xã, trong đó

́H

xã Quảng Thành 79 hộ, xã Quảng Lợi 79 hộ. Tất cả các hộ đều được chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các đặc điểm chính của của hộ được phân cấp



dựa trên thông tin của lãnh đạo các xã và các thôn điều tra. Các hộ nông dân trồng
lúa được chọn làm các hộ điều tra. Một trăm năm mươi tám (158) hộ nông dân

H

trồng lúa được chọn ngẫu nhiên, để tránh các sai số chọn mẫu và có tính chất đại

IN


diện cho tổng thể tiến trình chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng.

K

Dựa vào danh sách hộ sản xuất lúa của các xã được sắp xếp theo thứ tự A, B,
C,... các hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên theo khoảng cách xác định.

O

̣C

1.2.1.3 Thu thập số liệu

̣I H

- Số liệu sơ cấp: Điều tra 158 hộ ở 2 xã theo mẫu đã được thiết kế sẵn phục
vụ cho nghiên cứu. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân trồng

Đ
A

lúa đã được chọn ở các bước trên. Bảng hỏi bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Đặc điểm của hộ nông dân bao gồm: trình độ văn hóa, kinh nghiệm đồng

ruộng, nghề nghiệp của các thành viên trong hộ, tuổi, giới tính vv.
Đầu vào sản xuất bao gồm: các lượng đầu vào chính như lao động, giống, số
lượng phân bón các loại, số lượng thuốc bảo vệ thực vật...
Đầu ra bao gồm: Sản lượng lúa các vụ đông xuân và vụ hè thu của năm 2008
- Số liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ Sở NN và PTNT tỉnh, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng NN huyện, Trạm Khuyến nông huyện, UBND

huyện, Phòng Thống kê huyện, UBND xã Quảng Thành và Quảng Lợi, các HTX

15


nông nghiệp đóng trên địa bàn 2 xã Quảng Thành và Quảng Lợi và các sách báo
tạp chí có liên quan.
1.2.2 Phương pháp phân tích
+ Phương pháp mô tả thống kê
Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá
tình hình sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền và các xã qua các năm.
+ Phương pháp kinh tế lượng

Ế

Phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (gồm hai bước):

U

- Bước thứ nhất, tính toán mức hiệu quả kỷ thuật của các hộ điều tra và mức

và các biến độc lập là các đầu vào truyền thống.

́H

sản lượng phi hiệu quả kỷ thuật bằng cách hồi quy giữa biến phụ thuộc là sản lượng



- Bước thứ hai, hồi quy giữa biến phụ thuộc là mức sản lượng phi hiệu quả kỷ

thuật thu được từ bước thứ nhất với các biến đầu vào phi truyền thống.

H

a) Bước thứ nhất: Xác định mức hiệu quả kỷ thuật của các hộ

IN

Số liệu và mục đích nghiên cứu dựa trên phương pháp này nhằm tìm ra mức hiệu

K

quả kỹ thuật cho từng hộ nông dân trồng lúa và các yếu tố đầu vào cơ bản ảnh
hưởng tới năng suất lúa bao gồm cả các yếu tố liên quan tới nguồn lực về con

O

̣C

người. Phương pháp hàm năng suất tối đa được sử dụng sẽ tìm ra mức độ đạt được

̣I H

hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa của các hộ nông dân, chỉ ra mức độ ảnh hưởng cuả
các yếu tố đầu vào tới năng suất lúa. Hàm sản xuất sau đây sẽ cho phép ước tính

Đ
A

hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ.

Ước lượng mô hình 1
LnYi = β0 + β1LnX1i + β2 LnX2i + β3LnX3i + β4LnX4i + β5LnX5i + β6 LnX6i + Vit Uit (1.1)
Kiểm định cần thiết để mô hình có thể sử dụng:
λ = -2 (LnH0 – LnH1)
Trong đó:
LnH0 là giá trị của hàm Loglikelihood không đầy đủ, tức biến độc lập trong
mô hình hàm sản xuất biên chỉ gồm biến hệ số chặn.

16


LnH1 là giá trị hàm Loglikelihood của mô hình đầy đủ, tức biến độc lập gồm
biến hệ số chặn và biến độc lập khác.
Nếu các biến độc lập ngoài hệ số chặn trong mô hình hàm sản xuất biên
không ảnh hưởng đến năng suất lúa thì λ có phân phối xấp xỉ phân phối χ2. Sử dụng
λ so sánh với giá trị tới hạn χ2 với 1 bậc tự do mức ý nghĩa 5% (3,84).
Nếu λ > χ20,05(1) ta bác bỏ giả thiết cho rằng tất cả các tham số của mô hình
hàm sản xuất đều bằng 0, tức mô hình hàm sản xuất biên có ý nghĩa thực tế.

Ế

Nếu λ <= χ20,05(1), ta chấp nhận giả thiết cho rằng tất cả các biến đưa vào

U

trong mô hình đều có tham số ước lượng bằng 0. Các biến không ảnh hưởng đến

́H

năng suất lúa của các hộ điều tra, tức β1 = β2 = β3 = ... = β5 = 0.


b) Bước thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật các hộ



Có rất nhiều nhân tố cấu thành hiệu quả kỹ thuật, trong nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản (trình độ học vấn của chủ hộ, kinh

H

nghiệm đồng ruộng của chủ hộ và mức tiếp cận với công tác khuyến nông) với hiệu

IN

quả kỹ thuật. Mô hình sử dụng để phân tích mối quan hệ này như sau:

it

= α0 + α1 TUOI + α2 HVAN + α3 KNGHIEM + α4 GTINH + α5 THUAN +

̣C



K

Ước lượng mô hình 2:

O


α6 TDUNG + α7 KCACH (2)

̣I H

Kiểm định mô hình (2)
- Kiểm định giả thiết H0: γ =  0 = ... =  4 =  7 = 0: Có nghĩa là không tồn tại

Đ
A

tính phi hiệu quả kỹ thuật, khi đó ước lượng OLS của mô hình (1) không có Uit
cũng chính là ước lượng hợp lý tối đa (MLE).
- Kiểm định giả thiết H0: : γ =  1 = ... =  4 =  7 = 0: Có nghĩa là các yếu tố

tuổi, trình độ học vấn, số thửa, tiếp cận dịch vụ khuyến nông, tín dụng và số năm
kinh nghiệm không ảnh hưởng đến tính phi hiệu quả kỹ thuật.
Tiêu chuẩn kiểm định là phân phối χ2.
c. Các nhân tố ảnh hưởng
TUOI: là biến tuổi của người nông dân, dấu của biến tuổi có thể là dấu âm
hoặc dương. Nếu là mang dấu âm nghĩa là khi tuổi càng cao thì khả năng tiếp nhận

17


khoa học kỹ thuật của người nông dân càng thấp có thể do khả năng nhạy bén của
người lớn tuổi sẽ kém hơn so với người có tuổi nhỏ do đó, chủ hộ có độ tuổi càng
lớn thì có năng suất càng thấp. Nếu là dấu dương thì điều đó có nghĩa tưổi càng lớn
thì khẳ năng tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nên có khả năng chăm sóc tốt hơn nên
năng suất cao hơn.
HVAN: là biến học vấn, biến này được mong đợi là dấu dương. Nếu học vấn

càng cao thì khả năng sản xuất đạt sản lượng càng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp

Ế

với thực tế. Người có học vấn cao thì khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật tốt, chăm

U

sóc và bón phân khoa học, bón phân cân đối hợp lý, do đó mang lại hiệu quả cao.

́H

THUAN: là biến tập huấn, biến này được mong đợi là dấu dương. Nếu người
chủ hộ tham gia các chương trình tập huấn thì trình độ và kỹ thuật trồng lúa càng



được nâng cao, do đó việc sản xuất được áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tế
đã giúp cho người chủ đạt hiệu quả cao. Nếu số lần tham gia khuyến nông càng thấp

H

thì khả năng đạt năng suất cao càng giảm, ngược lại nếu người dân tham gia nhiều

IN

vào các khóa huấn luyện thì trình độ thâm canh càng được nâng lên do đó đạt hiệu

K


quả càng cao.

KNGHIEM: là biến kinh nghiệm. Thông thường, biến này mang dấu dương,

̣C

nếu người trồng lúa có thâm niên trồng lúa càng lâu đời thì kinh nghiệm được tích

̣I H

thâm niên ít.

O

lũy càng nhiều, do đó trồng lúa sẽ đạt năng suất cao hơn những người có trình độ

KCACH: Là biến khoảng cách từ nhà đến đồng ruộng. Biến này được mong

Đ
A

đợi là dấu âm. Nghĩa là khi khoảng cách từ nhà đến đồng ruộng càng ngắn thì khả
năng đạt năng suất tối đa càng cao vì người nông dân dễ dàng đi lại để chăm sóc và
trông nom đồng ruộng của mình thường xuyên hơn.
GTINH: Là biến giới tính. Thông thường người phụ nữ khéo léo hơn do đó
khả năng sóc đồng ruộng tốt hơn. Tuy nhiên, người đàn ông lại có khả năng và tư
duy tốt hơn người phụ nữ và có khả năng chịu đựng được những việc nặng vì vậy
cũng có khả năng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Biến này
thường mang dấu âm (theo kinh nghiệm và đa số các công trình nghiên cứu) bởi lẽ,
họ vẫn xác định người phụ nữ chăm sóc đồng ruộng tốt hơn.


18


1.3 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT LÚA
1.3.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển
Cây lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển tính từ khi nảy mầm đến khi
chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày, tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước
ta, các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, các giống lúa

phát triển của cây lúa có thể chia thành các thời kỳ sau:

Ế

trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 140 – 160 ngày. Quá trình sinh trưởng và

U

- Thời kỳ sinh dưỡng: thời kỳ này bắt đầu từ lúc gieo đến lúc làm đồng.

́H

Trong thời kỳ này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng



như lá, phát triển rể, đẻ nhánh. Quá trình phát triển cây lúa trong thời kỳ này trải
qua 3 giai đoạn: giai đoạn mạ (từ đầu đến khi mạ có 5 lá thật), giai đoạn đẻ nhánh


H

(bắt đầu từ khi cây lúa có nhánh đến khi đạt được số nhánh tối đa) và giai đoạn

IN

vươn đốt. Thời kỳ này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống lúa và đặc điểm
ngoại cảnh.

K

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quan sinh

̣C

sản, cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa bao gồm các quá trình làm

O

đồng, trổ bông và hình thành hạt. Thời kỳ này kéo dài khoảng 35 ngày. Đây là thời

̣I H

kỳ quyết định số hoa trên bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt trên môt bông
lúa đạt tối đa.

Đ
A

- Thời kỳ chín: bắt đầu từ khi lúa phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín hoàn


toàn kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa. Trong thời kỳ này, nhiệt độ ôn
hòa, độ ẩm vừa phải, đủ nước, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho tích lủy tinh bột,
lúa chín đều hạt mẩy.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành
số bông. Còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định việc hình thành số hạt trên
bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Thời kỳ trổ bông đến chín là thời kỳ
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

19


Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn phát triển của cây lúa đòi hỏi về dinh dưỡng cũng như các yếu tố khác về môi
trường nước, thời tiết khác nhau. Nắm bắt được mối quan hệ này chúng ta mới có
cơ sở để xây dựng kế hoạch trồng và chăm sóc hợp lý nhằm sử dụng triệt để các lợi
thế của điều kiện tự nhiên và phát huy được khả năng sinh học của cây lúa nhằm thu
được năng suất cao nhất.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

Ế

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì

U

chu kỳ của sản xuất tương đối dài, quá trình sản xuất được thực hiện trên phạm vi

́H


rộng. Do đó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài.



Các yếu tố này tác động đồng thời nhưng với mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián
tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Có thể chia các nhân

IN

1.3.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

H

tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa thành các nhóm như sau:

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và liên tục đến quá trình sinh

K

trưởng và phát triển của cây lúa.

̣C

- Thời tiết khí hậu: Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cây sinh trưởng và phát

O

triển tốt, khai thác hết tiềm năng tự nhiên sẽ nâng cao năng suất đất đai, sản lượng

̣I H


cây trồng. Đây chính là lợi thế so sánh giữa các vùng, do đó cần phải có sự lựa chọn
các loại cây trồng hợp lý để khai thác triệt để thế mạnh này.

Đ
A

- Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, đất đai vừa là tư

liệu sản xuất vừa là đối tượng lao động không thiếu được. Đất cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết cho quá trình sinh lý hóa của cây trồng, giúp cây sinh trưởng và
phát triển. Đối với cây lúa, do đặc tính thích ẩm, cần nhiều nước nên phải trồng trên
các đồng ruộng luôn cung cấp đủ lượng nước nhất định và có độ màu mỡ tốt khi đó
cây lúa mới cho năng suất cao. Mỗi vùng khác nhau thì đất có độ màu mỡ khác
nhau, vì vậy cần phải chú ý đến chế độ canh tác cây trồng cho phù hợp với từng loại
cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

20


1.3.2.2 Nhóm nhân tố xã hội
Vốn và tư liệu sản xuất:
Hai yếu tố này rất quan trọng không thể thiếu được trong một quá trình sản
xuất. Trong trồng trọt các yếu tố như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… quyết
định đến hiệu quả cây trồng. Đáp ứng các nhu cầu này một cách đầy đủ và hợp lý
không những nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng mà còn góp phần cải thiện môi
trường đất, nước, tăng độ phì đất đai, từ đó tăng năng suất sử dụng đất đai.

Ế


Lao động:

U

Trong sản xuất nông nghiệp lao động được biểu hiện như là chiếc cầu nối

́H

giữa tư liệu sản xuất với đất đai. Chất lượng lao động quyết định năng suất cây
trồng. Do đó, phổ biến kiến thức về kỹ thuật trong trồng trọt cho người lao động là



hết sức cần thiết giúp người nông dân tự chủ hơn trong quá trình sản xuất của mình.
Thị trường giá cả:

H

Thị trường được coi là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào đồng thời là nơi tiêu

IN

thụ hàng hoá sản xuất ra. Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định

K

của người nông dân về quy mô và số lượng sản xuất sản phẩm của mình. Thi trường
ko thể trực tiep đưa ra các quyết định được! Trên cơ sở giá cả của các yếu tố đầu vào

̣C


và giá cả của sản phẩm trên thị trường, người nông dân quyết định nên sản xuất cây,

O

con gì với quy mô và mức độ đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

̣I H

Tổ chức quản lý sản xuất:
Việc quy hoạch phân vùng nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh của vùng

Đ
A

để phát triển sản xuất là hết sức quan trọng nhằm tạo ra nguồn hàng hóa lớn phục vụ
nhu cầu tiêu dùng của xh. Phân vùng và bố trí hợp lý sẽ tạo cân bằng sinh thái, phát
huy triệt để thế mạnh về đất đai, lao động và tiềm năng khác trong vùng nhằm đảm
bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài cho vùng.
Trong vùng sản xuất lúa nên bố trí sản xuất theo hướng chuyên môn hoá để
có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, tạo điều kiện cho công tác sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, thuận lợi cho quá trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm tăng năng suất cây trồng. Đảm bảo cho hiệu quả kinh tế của cây trồng ngày

21


một nâng cao. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá góp phần thực hiện tốt công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Các chính sách kinh tế của nhà nước:

Những chính sách có ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình sản xuất lúa bao gồm:
- Chính sách đất đai: Là một trong những yếu tố giúp người nông dân ngày
càng gắn bó với ruộng đồng bằng kết quả sản xuất do mình làm ra. Họ yên tâm đầu tư
thâm canh lâu dài để tăng năng suất cây trồng, làm sạch môi trường sinh thái, hướng

Ế

đến nông nghiệp bền vững. Ngoài ra, người nông dân còn có quyền chuyển nhượng,

U

trao đổi ruộng đất cho nhau thuận lợi cho công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,

́H

thực hiện cơ giới hoá theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là điều kiện hết sức thuận
lợi để xây dựng vùng chuyên canh cây lúa cũng như các loại cây trồng khác.



- Chính sách thuế: Nhà nước đã ban hành và áp dụng thuế sử dụng đất nông
nghiệp nhằm thực hiện sự cân bằng về sử dụng các loại đất có độ màu mỡ khác

H

nhau không phân biệt thành phần kinh tế. Người nông dân có nghĩa vụ nộp thuế cho

IN

nhà nước, trên cơ sở đó họ có quyền đầu tư thâm canh tăng năng suất, mở rộng khai


K

hoang đối với các loại đất phù hợp với cây lúa.
- Chính sách tín dụng: Chính sách này phù hợp để có tác dụng hổ trợ vốn cho

̣C

người sản xuất nhằm tăng đầu tư phát triển, sản xuất lúa ổn định tạo nguồn hàng

O

hoá lớn tăng thu nhập cho người dân, vừa tạo việc làm cho người lao động.

̣I H

- Chính sách khuyến nông: Hiện nay, việc sản xuất lúa chưa thật sự được
quan tâm phát triển, đòi hỏi cần phải có sự ưu tiên trong các lỉnh vực:

Đ
A

 Kỹ thuật cải tiến giống tốt hơn
 Đầu tư cho công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất lúa cho người dân

 Hỗ trợ cho công tác thu mua và bảo quản sản phẩm.
Các hình thức hoạt động khuyến nông càng nhiều và phong phú sẽ mang lại
lợi ích thiết thực cho người nông dân. Họ được nâng cao trình độ hiểu biết không
chỉ về khoa học kỹ thuật mà cả về kiến thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế. Vì

vậy, trong lĩnh vực này, nhà nước cần có chính sách khuyến khích cả người làm
công tác khuyến nông lẫn người nông dân sản xuất.

22


1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ
THỪA THIÊN HUẾ
1.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở Đông Nam châu
Á, trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa
đầu tiên của loài người.
a. Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005

Ế

Theo nguồn số liệu của FAO năm 2006 [3]:

U

- Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục trên thế giới. Trong

́H

đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước,



Nam Mỹ gồm13 nước, châu Âu có 11 nước và châu Đại Dương có 5 nước.
- Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình

quân xấp xỉ 4,0 tấn/ha.

H

- Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại

IN

Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.

K

- Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9

̣C

tấn/ha tại IRAQ.

̣I H

O

Bảng 1.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005
(Đơn vị tính: Triệu tấn)

2001

2002

2003


2004

2005

- Toàn Thế giới

597.981

569.035

584.272

606.268

618.441

+ Châu Á

544.630

515.255

530.736

546.919

559.349

+ Châu Âu


3.650

3.210

2.260

2.468

2.340

+ Châu Đại Dương

1.164

1.218

1.457

1.574

1.344

+ Nam Mỹ

19.784

19.601

19.973


23.726

24.020

+ Bắc,Trung Mỹ

12.260

12.195

11.623

12.816

12.537

+ Châu Phi

16.493

17.556

18.223

18.765

18.851

Đ

A

Thế giới, Châu lục

(Số liệu thống kê của FAO, 2006)

23


Giai đoạn 2001- 2005, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005 đạt 618.441
triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa châu Á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45%;
tương tự ở Nam Mỹ: 24.020 triệu tấn (3,88%); ở châu Phi: 18.851 triệu tấn (3,04%);
ở Bắc Trung Mỹ: 12.537 triệu tấn (2,03%); ở châu Âu và châu Đại Dương: 3.684
triệu tấn (0,6%)
b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới hiện nay
Sản lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661.811 triệu tấn, châu Á chiếm

Ế

90%, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế -

U

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở châu

́H

Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt
Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm




khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ đóng
góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các nước thuộc tiểu vùng Sahara

H

châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil.

K

Quốc gia

Xuất khẩu
(ngàn tấn)

Nhập
Quốc gia

khẩu
(ngàn tấn)

9.000 Philipine

1.800

148.365 Việt Nam

5.200 Iran


1.700

57.829 Pakistan

4.000 Nigeria

1.600

Bangladesh

46.505 Mỹ

3.100 Saudi Abrabia

1.370

Viet nam

35.898 Ấn độ

2.500 Iraq

1.000

Thái lan

29.394 Trung Quốc

1.300 Malaysia


Myanmar

17.500 Uruguay

800 Cote d’lvoire

800

Philipin

16.814 Angieria

500 Brazil

615

Nhật

11.029 Myanmar

500 Mỹ

700

Brazil

13.000 Brazil

400 Senegal


700

Ấn độ

Đ
A

Indonesia

O

193.000 Thái Lan

̣I H

Trung Quốc

(ngàn tấn)

̣C

Quốc gia

Sản lượng

IN

Bảng 1.2. Các quốc gia đứng đầu trong sản xuất và nhập khẩu gạo năm 2008

Thế giới


661.811

Thế giới

28.960

Thế giới

830

26.342

(Nguồn: USDA – Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)

24


c. Năng suất lúa trên thế giới
Năm 1960, năng suất lúa bình quân trên thế giới là 1,04 tấn/ha. Ứng dụng kỹ
thuật vào sản suất nông nghiệp, năng suất lúa không ngừng được cải thiện, đến
2008, năng suất lúa thế giới bình quân đạt 4,25 tấn/ha. Năm 2008, nước sản xuất
lúa đạt năng suất cao nhất là Uruguay 8,01 tấn/ha, kế đến là Mỹ: 7,68 tấn/ha và
Peru: 7,36 tấn/ha. Trong khi đó nước có sản lượng cao nhất là Trung Quốc, năng
suất chỉ đạt 6,61 tấn/ha và Việt Nam sản lượng đứng thứ năm, năng suất đạt 4,88

Ế

tấn/ha. Nếu năng suất lúa Việt Nam phấn đấu bằng với Uruguay thì sản lượng sẽ


́H

tiềm năng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng.

U

tăng gần gấp đôi hiện nay. Điều này gợi ý rằng sản xuất lúa của Việt Nam còn nhiều

1.4.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam



Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số sinh sống ở
vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất

H

nông nghiệp [10]. Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và

IN

tiêu thụ trong nước cũng như giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh

K

tế. Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng Sông Hồng ở phía bắc và
đồng bằng Sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33 -

O


̣C

34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn

̣I H

gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ
quốc gia. Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa. Ở miền

Đ
A

Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc
cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) là một vựa lúa quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu
hecta, chiếm khoảng 12% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam. ĐBSCL là khu vực có
tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông nghiệp hiện đại của đất nước. Hơn thế nữa,
ĐBSCL đóng góp khoảng 55% đến 60% trong tổng xản xuất nông nghiệp và
khoảng 65% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Trong đó, sản xuất lúa gạo
đạt 60% trong tổng sản lượng và khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của
quốc gia [10].

25


×