TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HUỲNH LONG
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở PHƯỜNG TÂN LỘC
QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8 Năm 2013
i
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi không gian 2
1.3.3 Phạm vi thời gian 2
CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, nông hộ 4
2.1.2 Khái niệm hiệu quả trong kinh tế 5
2.2.3 Hàm sản xuất 6
2.2.4 Phương pháp ước lượng OLS (bình phương bé nhất) và MLE (thích hợp cực
đại) 7
2.2.5 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 7
2.1.3 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 8
2.1.4 Lược khảo tài liệu 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
ii
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA PHƯỜNG TÂN LỘC 17
3.1 Điều kiện tự nhiên 17
3.1.1 Vị trí địa lý 17
3.1.2 Tài nguyên khoáng sản 18
3.1.3 Kinh tế - văn hóa xã hội 19
3.2 Thực trạng sản xuất lúa của vùng 26
3.2.1 Mô tả mẫu điều tra 26
3.2.2 Phân tích chi phí, doanh thu và thu nhập của hoạt động sản xuất lúa ở
phường Tân Lộc 35
3.2.3 Doanh thu từ hoạt động trồng lúa vủa hộ nông dân 45
CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC HỘ TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN 50
4.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật 50
4.1.1 Ứơc lượng mô hình sản xuất Codd-Douglas biên ngẫu nhiên 50
4.1.2 Hiệu quả kỹ thuật của hoạt động sản xuất lúa 55
4.2 Ước lượng mức phi hiệu quả kỹ thuật và năng suất thất thoát do phi hiệu quả
kỹ thuật gây ra 56
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sản xuất lúa cho bà con nông dân ở phường
Tân Lộc 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 61
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỷ trọng đóng góp của các ngành ở phường Tân Lộc từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2013 20
Bảng 3.2 Năng suất lúa của phường Tân Lộc qua các năm từ 2011-2013 22
Bảng 3.3 Diện tích đất nông nghiệp phường Tân Lộc 23
Bảng 3.4 Tình hình việc chăn nuôi qua các năm của phường Tân Lộc 24
Bảng 3.5 Phân phối số hộ trong mẫu theo khu vực của Phường Tân Lộc 2013 . 27
Bảng 3.6 Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng lúa ở Phường Tân Lộc 28
Bảng 3.7 Trình độ học vấn của nông hộ phân theo cấp học 30
Bảng 3.8 Tỷ lệ tham gia tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ 32
Bảng 3.9 Diện tích đất canh tác của hộ nông dân 2013 33
Bảng 3.10 Chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1.000m
2
của hộ trồng lúa vụ Hè
Thu 2013 35
Bảng 3.11 Khối lượng N, P, K nguyên chất trung bình trên 1.000m
2
38
Bảng 3.12 Tỷ trọng số nông hộ thực hiện khâu dậm lúa của phường Tân Lộc 40
Bảng 3.14 Tỷ trọng các loại giống lúa được nông hộ sử dụng ở phường Tân Lộc
42
Bảng 3.15 Tỷ trọng số nông hộ sử dụng giống đạt chuẩn xuất khẩu ở phường Tân
Lộc 43
Bảng 3.16 Gía bán của một số giống lúa vụ Hè Thu 2013 46
Bảng 3.17 Tỷ trọng hình thức bán lúa của các hộ ở phường Tân Lộc 47
Bảng 3.18 Thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của hoạt động sản xuất lúa vụ Hè
Thu 2013 48
iv
Bảng 4.1 Kết quả ước lượng của các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 50
Bảng 4.2 Kết quả ước lượng của hàm phi hiệu quả kỹ thuật 53
Bảng 4.3 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ vụ Hè Thu 55
Bảng 4.4 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 57
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối 5
vi
CHỮ VIẾT TẮT
CPLĐGĐ : Chi phí lao động gia đình
ĐBSCL : Đồng bằng song Cửu Long
KV : Khu vực
USD : Đơn vị tiền tệ của mỹ (đô la mỹ)
IPM : Intergrated – pest – management)
LN : Logarit
Ha : Đơn vị diện tích (hecta)
BVTV : Bảo vệ thực vật
vii
LỜI CẢM TẠ
Thời gian trôi qua đã 4 năm tôi theo học tại Trường Đại học Cần Thơ, thời
gian ấy đã giúp tôi học được rất nhiều ở trên giảng đường và cả ngoài thực tế. Có
được như vậy là nhờ vào công lao nuôi nấng của cha mẹ và công lao dạy bảo của
tất cả các thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô Khoa Kinh tế -
Quản trị kinh doanh nói riêng.
Nhân dịp này cho tôi được phép nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và
tất cả các thầy cô – những người đã dạy bảo tôi nên được ngày hôm nay. Đặc biệt
là Cô Huỳnh Thị Đan Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề
tài nghiên cứu luận văn của mình. Ngoài ra cũng cho tôi được gửi lời cảm ơn
chân thành đến các bác, chú, anh, chị là cán bộ phòng Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn huyện thốt nốt và phường Tân Lộc đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong
suốt quá trình thực tập. Hơn nữa, tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các bác,
chú, anh, chị là cán bộ của phòng nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và
có sự đóng góp không nhỏ của các bạn cùng lớp để tôi có thể thu thập đủ số liệu
cho bài luận văn này. Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh
được những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến cho bài luận
văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Sự thành công của đề tài đã giúp tôi học
được thêm nhiều kinh nghiệm mới và tạo tiền đề để tôi có thể tiếp tục thực hiện
những nghiên cứu mới
ở tương lai.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc cha mẹ, thầy cô, các bác, chú, anh, chị được
dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện thực hiện
viii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Để sản xuất lúa đạt hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng cần có rất
nhiều yếu tố và tiêu chuẩn đặt ra như hiệu quả chi phí, hiệu quả tài chính, hiệu
quả kinh tế, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kỹ thuật trong đó hiệu quả kỹ thuật là
một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất thể hiện qua
việc áp dụng các yếu tố đầu vào trong việc sản xuất của nông hộ. Áp dụng có
hiệu quả các yếu tố kỹ thuật như lao động, vốn sản xuất, phân bón, giống, diện
tích canh tác Sẽ giúp các hộ trồng lúa phát huy hết các tiềm năng cũng như
nguồn lực hiện có để đạt năng suất tối ưu. Nhưng hiện nay việc sản xuất lúa của
nông hộ còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu đầu vào như sử dụng quá nhiều
phân bón, giống, lao động Nhưng năng suất thì không đạt tối ưu gây lãng phí
tiền, thời gian cũng như công sức của các hộ trồng lúa. Trong vài năm trở lại đây
phường Tân Lộc, thuộc Quận Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ đã trở thành vùng
chuyên canh cây ăn trái của quận, song vẫn còn rất nhiều hộ trồng lúa nhưng năng
suất vẫn chưa đạt tối ưu với nguồn lực hiện có. Như vụ Hè Thu 2013 năng suất
đạt trung bình 4,7 – 4,9 tấn/ha. Trong khi đó giá phân bón, giá công cắt, nhay lúa
ngày càng tăng. Không những vậy đất canh tác lúa ngày càng giảm do nông dân
chuyển đổi canh tác từ trồng lúa sang làm vườn cây ăn trái hay đào ao nuôi cá, vì
làm lúa không cho lợi nhuận cao bởi giá lúa bắp bênh đây cũng là vấn nạn “được
mùa mất giá, được giá mất mùa”. Đó là vấn đề mà các cấp chính quyền cũng như
hộ trồng lúa nơi đây đặc biệt quan tâm và đang ra sức cải thiện. Trước tình hình
đó tôi đã quyết định chọn đề tài phân tích “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt,
Thành Phố Cần Thơ.” Mục tiêu của đề tài này nhằm ước lượng được hiệu quả kỹ
thuật, cũng như các yếu tố làm thai đổi hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa trong
2
giai đoạn từ 2011-2012, từ đó đề ra biện pháp, phương hướng năng cao năng suất
cho ngư
ời trồng lúa với các nguồn lực hiện có.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của các hộ trồng lúa ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ, từ
đó đưa ra giải pháp sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào để năng cao năng suất
trồng lúa của các hộ nông dân nơi đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: phân tích tình hình sản xuất lúa và chi phí, doanh thu, lợi
nhuận của bà con nông dân tại phường Tân Lộc.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Phường
Tân Lộc.
- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
nông hộ.
- Mục tiêu 4: Ước lượng mức thất thoát do phần kém hiệu quả kỹ thuật gây
ra.
- Mục tiêu 5: Từ đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế cũng như
năng cao các mặt tích cực của các yếu tố đầu vào để nông hộ trồng lúa tăng năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm với những nguồn lực hiện có.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của các hộ trồng lúa ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ.
3
1.3.2 Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu nằm trong địa bàn Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt,
Thành Phố Cần Thơ. Bao gồm bay khu vực KV Long Châu, KV Lân Thạnh, KV
Tân An, KV Trường Thọ, KV Phước Lộc, KV Đông Bình, KV Tân Mỹ.
1.3.3 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian vụ lúa Hè Thu năm
2013. đề tài thực hiện từ tháng 9 -11 năm 2013.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ, nông hộ
2.1.1.1. Kinh tế hộ
Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, có tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất và thường nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được
đặc trưng bởi sự tham gia gia cục bộ vào thị trường có xu hướng hoạt động không
hoàn hảo cao.
Và mục đích của loại hình kinh tế này là nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có sản xuất ra để trao đổi nhưng ở
mức độ hạn chế.
2.1.1.2. Nông hộ
Nông hộ được hiểu là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chính của họ là
sản xuất nông nghiệp. Nông hộ còn được hiểu là đơn vị xã hội làm cơ sở cho
phân tích kinh tế, các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao
động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng chung sống
dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người điều hưởng phần thu nhập và mọi quyết
định dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
Ngoài các hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành thêm các
hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
2.1.1.3 Hộ trồng lúa
Hộ nông dân sản xuất lúa - gọi tắt là hộ trồng lúa, là hộ nông dân có dành
một phần hay toàn bộ diện tích của mình cho canh tác lúa, lúa sử dụng cho hai
5
mục đích chính là: dùng làm tư liệu (làm giống) và hàng hóa nhằm đóng góp vào
nguồn thu nhập của nông hộ.
2.1.2 Khái niệm hiệu quả trong kinh tế
Theo Farrell (1957), hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một
mức đầu ra cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một
nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi
phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó. Hiệu quả sản xuất được tạo
bởi ba thành phần: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE), hiệu quả
kinh tế (EE).
Hiệu quả kỹ thuật (TE)
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt năng suất hay sản lượng tối đa dựa trên
các yếu tố sản xuất đầu vào cho trước hay khả năng tạo ra sản lượng đầu ra cho
trước với các yếu tố đầu vào thấp nhất.
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
(Chú thích: Isoquant curve/frontier (đường năng suất biên); Isocost line (đường đẳng phí))
(Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, bài giảng kinh tế sản xuất)
6
Các loại hiểu quả trên được biểu diễn bởi hình 2.1. xét quá trình sản xuất
với việc sử dụng 2 yếu tố đầu vào là x
1
, x
2
để sản xuất ra một tạo sản Q với giả
định hiệu suất theo quy mô cố định (constant returns to scale). Ta có đường đẳng
lượng SS’ (until isoquant) hay đường giới hạn khả năng sản xuất, thể hiện kết hợp
các đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một sản phẩm. bất kỳ kết hợp nào nằm trên đường
SS’ điều được xem là đạt hiệu quả kỹ thuật như điểm B và B’(đạt hiệu quả kỹ
thuật và phân bổ) hay đạt TE = 1 = 100%, và những điểm phía dưới và phía phải
của đường đẳng lượng như điểm R và A là những điểm kém hiệu quả kỹ thuật vì
chúng cần nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
khoảng cách AB dọc theo đường OA đo lường mức kém hiệu quả của nhà sản
xuất đang nằm tại A. Khoảng cách này đo lường tỷ lệ mà các đầu vào có thể giảm
đi mà không làm giảm sản lượng. Mức kém hiệu quả tại A thường được đo lường
bằng tỷ lệ phần trăm (%), do đó nó là tỷ số AB/AO, và do đó, mức hiệu quả kỹ
thuật được đo bằng 1 – AB/AO = OB/AO.
Hiệu quả kỹ thuật phản ánh được những yếu tố đầu vào trong sản xuất
cũng như yếu tố kinh tế- xã hội được phản ánh bởi phi hiệu quả kỹ thuật (kém
hiệu quả) đã tác động lên năng suất, hay sản lượng đầu ra của hộ trồng lúa, giúp
hộ trồng lúa đánh gía được khả năng sản xuất, hay sử dụng hiệu quả các nguồn
lực hiện có của mình, ngoài ra còn chỉ ra được những thiếu sót, sai lầm trong sử
dụng nguồn lực, từ đó khắc phục và hoàn thiện để đạt năng suất tối ưu.
2.2.3 Hàm sản xuất
Sản xuất là sự kết hợp những yếu tố đầu vào để đưa vào quy trình chế biến
tạo ra một sản phẩm hay dich vụ nào đó.
Hàm sản xuất là một biến thời gian (một bảng hoặc một bảng toán học) chỉ
rỏ số lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất được bởi một hệ đầu vào nào đó, do
công nghệ mang lại (W.Swithson, 1985). Yếu tố đầu vào bao gốm chi phí cố định
(định phí) là những chi phí mà khi sản xuất hay không sản xuất nông hộ vẫn phải
7
chịu khoản chi phí này như: máy móc thiết bị phục vụ việc tưới tiêu, làm đất, gặt
đập lúa và chi phí biến đổi (biến phí) là những chi phí tác động trực tiếp lên quá
trình sản xuất, trong nghiên cứu này chính là giống, lượng phân bón, lao động
Hàm sản xuất có dạng toán học như sau:
)x,x,x,f(x=Y
n32
1
Trong đó:
Y: là sản lượng đầu ra.
x
1
, x
2
, x
3
,…x
n
: là các yếu tố đầu vào được đo lường bằng lượng đầu vào, x> 0.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy, hàm sản xuất môt tả
mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra trong quá trình
sản xuất một sản phẩm nào đó.
2.2.4 Phương pháp ước lượng OLS (bình phương bé nhất) và MLE
(thích hợp cực đại)
Phương pháp ước lượng OLS là phương pháp cho ta ước lượng được sản
lượng trung bình của các hộ trong mô hình, còn phương pháp MLE (thích hợp
cực đại) cho ta ước lượng được giá trị sản lượng cao nhất hay giá trị biên của các
hàm số vì phương pháp MLE dựa trên nguyên tắc các phần sai số là không đối
xứng nằm một bên của đường giới hạn. Hiệu quả kỷ thuật trong nghiên cứu này
được ước lượng bằng phương pháp tham số, ước lượng bằng hàm sản xuất biên
ngẫu nhiên, ước lượng theo phương pháp “thích hợp cực đại” hay “khả năng cao
nhất” (MLE) là thích hợp hơn phương pháp OLS.
2.2.5 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng: )U(Vβ);f(x=Y
iiii
exp (1)
Hàm này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1997), Meeusen và
Broeck (1977); và được phát triển bởi Battese (1992).
8
Trong đó:
i
Y là năng suất hoặc sản lượng trên hộ; x
i
là yếu tố sản xuất đầu
vào thứ i; β là hệ số ước lượng; V
i
là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố
ngẫu nghiên độc lập với U
i
và có phân phối chuẫn; U
i
là phần phi hiệu quả kỹ
thuật.
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa.
có công thức như sau:
)U(=)(Vβ);f(x)U(Vβ);f(x=YY=TE
iiiiiiiii
expexp/exp/ (2)
Trong đó: Y
i
là mức sản lượng hay năng suất thực tế của hộ I; Y* là mức
năng suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i. β);f(x
i
chính là hàm sản xuất biên. Hiệu
số giữa Y
i
* và Y
i
càng nhỏ thì hiệu quả kỹ thuật của hộ càng cao và ngược lại.
Hiệu số giữa Y
i
* và Y
i
càng lớn thì phần kém hiệu quả hay phi hiệu quả kỷ thuật
sẽ càng cao và ngược lại.
2.1.3 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
2.1.3.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định. Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi không sản xuất lúc này chi phí bằng định
phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong quá
trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất vẫn
phải chịu chi phí này ( hao mòn tài sản cố định).
9
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản phí
này khi ngừng sản xuất.
2.1.3.2. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản
phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm (sản phẩm
chínhm sản phẩm phụ).
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.3.3. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).
2.1.3.4. Khái niệm thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa tính
công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi, chi phí cố
định, thuế (nếu có).
Thu nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng. Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản
xuất = (Số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày * Số ngày tham gia sản xuất trong
một đợt). Sau đó quy đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8 giờ.
10
2.1.4 Lược khảo tài liệu
Nguyễn Hữu Đặng, 2012, “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam trong
giai đoạn năm 2008-2011”, kỷ yếu khoa học, Đại Học Cần Thơ. Trong nghiên
cứu này tác giả đã điều tra ở bốn tỉnh là Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng và Trà
Vinh. Từ 155 hộ trồng lúa. Kết quả điều tra cho thấy năng suất hộ tăng từ 6,474
tấn/ha (2008) lên 6,997 tấn/ha (2011) trong khi đó lượng giống sử dụng và ngày
công lao động giảm đáng kể, từ 210,4 kg/ha(2008) xuống còn 169,1 kg/ha(2011)
và 39 ngay/ha 2008 giảm còn 34 ngày/ha 2011. hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn
nghiên cứu này có xu hướng giảm từ 89,2% 2008 xuống còn 88,7% 2011. Hiệu
quả kỹ thuật của hộ trồng lúa tuy giảm nhưng vẫn đạt ở mức khá cao. Đạt được
kết quả này là do sự đóng góp của khoa học kỹ thuật ( 9%), kết hợp với việc giảm
lượng phân đạm vì có hệ số âm (-0.057) và sử dụng giống đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu đã tác động tích cực vào việc tăng sản lượng, ngoài ra còn có sự đóng góp
của các yếu tố kinh tế xã hội như tham gia tập huấn, tham gia hiệp hội và tín dụng
nông thôn cũng góp phần làm tăng năng suất của hộ.
Tuy nhiên cần giảm sử dụng lượng phân kali vì nông hộ đang sản xuất ở
giai đoạn III của quá trình sản xuất, thâm niên chủ hộ và tỷ lệ đất thuê đã tác động
tiêu cực làm giảm hiệu quả kỹ thuật của hộ vì chủ hộ có thâm niên cao sẽ khó tiếp
thu khoa học kỹ thuật hơn người trẻ và tính chuyên nghiệp của chủ hộ bằng với tỷ
lệ đất thuê. Từ kết quả trên, các đề xuất là tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật
(khoa học giống, kỹ thuật canh tác, ) với trọng tâm là khoa học giống, tập huấn
kỹ thuật, tăng cường vai trò của Hiệp hội, cải thiện cung cấp tín dụng nông
nghiệp là những giải pháp then chốt nhằm củng cố hiệu quả kỹ thuật của hộ sản
xuất lúa tại ĐBSCL trong thời gian tới.
Phạm Lê Thông, 2010, “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và
thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn
năm 2008-2009”, kỷ yếu khoa học, Đại học Cần Thơ. Trong nghiên cứu này tác
11
giả chỉ thực hiện trong khoản thời gian từ 2008-2009 với mục tiêu phân tích hiệu
quả kinh tế dựa trên phân tích hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân phối (hiệu
quả giá-AE), số liệu điều tra từ 477 hộ trên 4 địa bàn là Hậu Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long và Long An. Qua điều tra cho thấy Kết quả nghiên cứu cho thấy năng
suất trung bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và các nông
hộ có thể thu lãi khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí lao động gia đình).
Mức hiệu quả kỹ thuật và kinh tế đạt được lần lượt là 85% và 72%. Phần kém
hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 1,2 tấn lúa/ha và 3,2
triệu đồng/ha, trong đó số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao, trong khoảng
90-100%, có 135 hộ, chiếm 28,3% trong tổng số 477 hộ tham gia canh tác, khoản
cách về hiệu quả kỹ thuật của các hộ là rất lớn so thấy việc tiếp cận khoa học kỹ
thuật và tập huấn đã mang lại nhiều hiệu quả. Và số lượng giống, chi phí thuốc
nông dược có tác động tích cực đến năng suât, còn lao động gia đình và lao động
thuê thì tác động rất nhỏ đến nằg suất, nhưng số lượng phân thuốc đã sử dụng
vượt qua mức cho phép điêù này có nghĩa khi tăng lượng phân sử dụng sẽ làm
giảm sản lượng. Lượng thất thoát năng suất do kém hiệu quả dao động trong một
khoảng rộng, từ 380 – 3.800 kg/ha, Có thể nói những khoản thất thoát này do kỹ
thuật canh tác kém hiệu quả gây ra. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch lớn trong
kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ. Đây cũng là
tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng suất và lợi nhuận của mình nếu được
tập huấn kỹ thuật một cách đồng bộ và được phổ biến và nắm bắt thông tin thị
trường một cách đầy đủ.
Trần Tấn Vương, 2012, “Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện
Châu Thành - Tỉnh An Giang”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Nghiên
cứu được điều tra với 60 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận
tiện, phương pháp phân tích trong nghiên cứu này là “Màng bao dữ liệu” (DEA)
kết quả điều tra cho thấy sản lượng trung bình của vụ lúa Đông Xuân là vụ có sản
lượng cao nhất đạt 8.875,0 kg/ha,vụ lúa Hè Thu đạt ở mức 6.152,6 kg/ha, về các
đầu vào trong sản xuất cho thấy được người dân vẫn chưa tiết kiệm được các
12
khoản chi phí về phân bón vẫn còn quá cao ở mức 1.497,6 kg/ha. Theo phân tích
màng bao với tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho thấy sự biến động giữa chi phí tối
thiểu hóa đầu vào và chi phí sử dụng thực tế là rất lớn đặc biệt là chi phí lao động
và phân bón, ngoài ra các chi phí như xăng/dầu tưới tiêu, thuốc nông dược, máy
móc thì biến động tương đối cao, riêng chỉ có chi phí đất là không đổi vì đất là chi
phí cố định. Kết quả chạy phương trình hối quy cho thấy lượng giống, lượng phân
đạm và thuốc nông dược có hệ số âm diều này cho thấy nông hộ đang sử dụng
quá nhiều các yếu tố này nên giảm sử dụng, còn các yếu tố như: phân lân, kali,
trình độ học vấn, ngày công lao động, diện tích canh tác có hệ số dương diều này
cho thấy khi ta tăng lượng đầu vào các yếu tố này sẽ làm tăng sản lượng đầu ra.
Riêng chỉ có số năm kinh nghiệm không có ý nghĩa trong mô hình. Các biến mô
hình giải thích được 62,5% sự biến thiên năng suất của hộ.
Trần Thị Kiều Oanh, 2013, “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài
chính trong sản xuất rau xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”,
Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ, trong nghiên cứu này tác giả đã điều tra
50 hộ từ xã Thuận An và phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh. Kết quả
điều tra cho thấy các biến trong mô hình ảnh hưởng rất nhỏ đến sản lượng đầu ra
của xà lách xoong, chỉ các yếu tố số lượng phân Đạm (-0.241), chi phí thuốc nông
dược (0.253), loại giống (0.697) là có ý nghĩa trong mô hình, với các hệ số cho
thấy nông hộ sử dụng quá nhiều phân đạm nên giảm lại, còn chi phí thuốc nông
dược và lọai giống có hệ số dương ta nên tăng lượng đầu vào các yếu tố này sẽ
làm tăng năng suất. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ ở đây đạt trung bình vụ thuận là
82,31% số hộ đạt hiệu quả từ 80 – 90% chiếm tỷ trọng 62,2%, vụ nghịch đạt
80,97% số hộ đạt hiêu quả từ 80 – 90% cũng chiếm tỷ trọng 62,2%. Thất thoát
do kém hiệu quả kỹ thuật trung bình vụ thuận là 230,43 kg, vụ nghịch là 193,35
kg. Từ kết quả trên hộ trồng xà lách xoong hiệu quả kỹ thuật còn có thể tăng được
17,69% và 19,03% đối với vụ thuận và vụ nghịch để đạt năng suất tối ưu.
13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Số liệu
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện, dựa trên tiêu chí diện tích
đất canh tác, số hộ được điều tra có 50% có diện tích canh tác từ 0,5ha trở lên và
50% còn lại có diện tích canh tác dưới 0,5ha. Số liệu điều tra là 70 hộ phân bố
điều trong bảy khu vực của phường Tân Lộc là: KV Long Châu, KV Lân Thạnh,
KV Tân An, KV Trường Thọ, KV Phước Lộc, KV Đông Bình, KV Tân Mỹ. Mỗi
khu vực chọn từ 9-10 hộ với tỷ lệ theo tiêu chí diện tích như trên. Do phường là
một cù lao nằm giữa sông hậu nên chỉ có chiều dài mà hẹp chiều ngang, vì vậy số
hộ trồng lúa được điều tra sẽ phân bố điều từ đầu, giữa và cuối của phường Tân
Lộc.
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Xin số liệu từ phòng nông nghiệp của quận Thốt Nốt. số
liệu được cung cấp là danh sách các hộ trồng lúa cũng như năng suất trong địa
bàn với vụ mùa Hè Thu năm 2013, tỷ trọng các nghành kinh tế của khu vực và
một số thông tin về kinh tế của vùng. Số liệu từ internet và một số tài liệu có liên
quan.
Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp hộ trồng lúa bằng bảng câu hỏi, thông
tin được hỏi là các yếu tố đầu vào trong sản xuất như diện tích đất canh tác, số
lượng giống, sử dụng giống gì, bón phân gì bao nhiêu, lao động, sản lượng đầu ra
của vụ Hè Thu 2013. Ngoài ra còn điều tra về một số đặc điểm kinh tế- xã hội
như số lao động thường xuyên của chủ hộ, tham gia tập huấn, số năm kinh
nghiệm, trình độ học vấn, giới tính chủ hộ.
14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Từ công thức (2) ta có thể sử dụng dạng mô hình Cobb- Douglas hoặc
translog, nhưng do đặc tính của số liệu trong nghiên cứu này và kết quả của LR
test trong chương trình FRONTIER 4.1 cho thấy mô hinh Cobb- Douglas là phù
hợp và có dạng sau:
(3)
Lấy logarit hai vế ta được:
ii1321i
Uv+Dα+XβXβ+Xβ+Xβ+β=Y
1i7i73i2i1i0
lnln lnlnlnlnln
Sau khi lấy Ln hay vế mô hình đã chuyển về mô hình kinh tế lượng. Sự
thay đổi phần trăm của yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến phần trăm năng suất đầu
ra.
Trong đó, Y
i
là sản lượng lúa sản xuất được của hộ i (i= 60 hộ);
hằng số
0
β có thể gọi là tổng năng suất nhân tố, hệ số này thể hiện tác động của
những yếu tố ngoài các yếu tố đầu vào khi đưa vào mô hình nghiên cứu, thể hiện
cho sự tiến bộ của công nghệ hay hiệu quả của nông hộ, hệ số này càng lớn thì
năng suất tối ưu của nông hộ sẽ càng lớn;
Xji (j=1,2,…,7) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất, Bao gồm :
- X1i là diện tích đất canh tác (1.000m
2
/hộ);
- X2i là số lượng giống sử dụng trong cả mùa vụ đơn vị tính
kg/1.000m
2
/vụ.
- X3i, X4i, X5i lần lượt là số lượng đạm, lân, kali được chiết tính từ các
loại phân có sử dụng trong cả mùa vụ, như Phân Đạm (46%N) phân NPK (16-16-
8) hay (20-20-15), các biến này thể hiện hộ nên giảm hay tăng sử dụng lượng
phân bón cho hợp lý để đạt sản lượng tối ưu; đơn vị tính kg/1.000m
2
/vụ.
iiji
=j
ji
UV+Dα+Xβ+β=Y
1i1
7
1
0
lnlnlnln
15
- X6i là chi phí thuốc nông dược được sử dụng trong cả mùa vụ biến này
thể hiện khi sử dụng có làm tăng năng suất hay không để từ đó nên hạn chế hay
khuyến khích sử dụng để làm tăng sản lượng lúa; biến này do đặc tính các hoạt
chất trong từng loại thuốc rất khó xác định (bột (gam), nước (ml)), vì vậy ta thay
biến này thành biến chi phí sẽ thuận lợi hơn và mang tính tương đồng giữa các
nông hộ, đơn vị tính là đ/1.000 m
2
/vụ.
- X7i là số ngày công lao động trong cả mùa lúa Hè Thu biến này thể hiện
số ngày công lao động nhiều hay ích có ảnh hưởng tới năng suất hay không để từ
đó khuyến khích giảm hay tăng số ngày lao động trên cả mùa vụ. Thường là công
lao động gia đình như trong các khâu phun thuốc, làm cỏ, gieo xạ…đơn vị tính là
ngày công/1.000m
2
/vụ.
- D1 là biến giả, là loại giống (giống lúa cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu = 1; giống khác = 0) biến này thể hiện nếu ta sử dụng giống đạt chuẩn thì có
cho năng suất cao hơn giống khác hay không từ đó khuyến khích nông hộ nên áp
dụng giống đạt chuẩn hay ngược lại.
U
it
trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật, hàm này sử dụng để
giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại với hiệu
quả kỹ thuật, đó là các yếu tố về kinh tế xã hội, có dạng như sau:
(4)
Hay:
i3i2i1i1i0i
ξ+ZδZδ+Zδ+Zδ+δ=U
6i6i3i2i
Trong đó: TIE
i
là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zji (j = 1, 2, …, 6)
là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ
thuật,
Bao gồm Z1 là giới tính chủ hộ (biến giả, 1 = nam; 0 = khác) biến này thể
hiện giới tính của chủ hộ là nam có cho năng suất làm lúa cao hơn người nữ hay
không từ đó khuyến khích người nam hay nữ sản xuất sẽ cho hiệu quả hơn.
iji
=j
ji0ii
ξ+Zδ+δ=U=TIE
6
1
16
- Z2 là trình độ học vấn (số năm đi học) biến này thể hiện học vấn càng
cao có làm tăng năng suất hay không từ đó khuyến khích nông hộ nên học tập
nhiều sẽ cải thiện được năng suất tốt hơn;
- Z3 là kinh nghiệm (số năm thâm niên trồng lúa) biến này thể hiện số năm
làm lúa của chủ hộ càng cao có cho năng suất cao hơn nguời có thâm niên trồng
lúa ít hơn hay không từ đó ra quyết định nên khuyến khích người trẻ làm hơn là
người có thâm niên trồng lúa lâu;
- Z4 là số lao động gia đình (số lao động thường xuyên trong hộ gia đình)
biến này thể hiện có nhiều người cùng sản xuất trên cùng hộ có thể làm tăng năng
suất hơn một người hay không để từ đó nên khuyến khích có thêm người cùng
làm sẽ cho năng suất tốt hơn hay ngược lại;
- Z5 là quy mô đất (biến giả, 1 = hộ có quy mô đất trên 0,5 ha; 0 = các
trường hợp khác) biến này thể hiện quy mô đất từ lớn hơn hay nhỏ hơn có làm
ảnh hưởng tới sản lượng hay không để ta có thể ra quyết định nên tập trung liên
kết để sản xuất sẽ ch0 năng suất tốt hơn;
- Z6 là tập huấn kỹ thuật (biến giả, 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm
gần nhất; 0 = các trường hợp khác) biến này thể hiện các chương trình“ ba giảm
ba tăng” hay tập huấn kỷ thuật có đạt hiệu quả hay không để từ đó ra quyết định
áp dụng thêm nhưng chương trình mới hữu ích hay cần cải thiện công tác tập
huấn;
-
it
ξ là sai số thống kê trong hàm phi hiệu quả kỷ thuật.