Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan bao la, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 136 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Tôn Nữ Hoài Anh
Là học viên cao học K14A, chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Kinh tế Huế.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của
sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh

Ế

Thừa Thiên Huế” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và nghiêm

́H

tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.

U

túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng

Học viên

Đ
A

̣I H

O

̣C

K



IN

H



Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

i

Tôn Nữ Hoài Anh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện cho tôi tham gia theo học chương trình đào
tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh trong 2 năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn đã thường xuyên
hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình quá trình thực hiện đề tài nghiên

Ế

cứu này. Xin chân thành cảm ơn ông Võ Văn Dinh, chủ nhiệm HTX mây tre đan

U

Bao La đã cho tôi thông tin và những ý kiến rất có giá trị giúp tôi hoàn thành luận

́H


văn này.



Xin cảm ơn các Thầy cô giảng viên Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác
quốc tế - Đào tạo sau đại học; các thầy cô giảng viên khoa quản trị kinh doanh

H

thuộc Trường Đại học kinh tế Huế; các bạn học viên K14A-QTKD và xin cảm ơn

IN

các cô chú xã viên HTX mây tre đan Bao La, đặc biệt là chị Hằng, về những giúp
đỡ, hỗ trợ và động viên dành cho tôi trong suốt thời gian học và nghiên cứu đề tài

K

Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong gia đình

̣C

tôi, bạn bè và các đồng nghiệp của tôi về những tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ,

O

những lời động viên chân tình có giá trị đã dành cho tôi trong suốt quá trình tham

̣I H


gia khóa học. Việc hoàn thành Luận văn không chỉ là nghĩa vụ mà còn là tình cảm,

Đ
A

là lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đối với mọi người.

Trân trọng cảm ơn!

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TÔN NỮ HOÀI ANH
Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHẮC HOÀN
Tên đề tài: “Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại
HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ế

Ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói chung, mây tre đan nói riêng là một bộ

U


phận kinh tế - xã hội góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống cũng như giải quyết

́H

việc làm, tạo thu nhập cho lao động nông thôn. Ở Thừa Thiên - Huế nghề mây tre



đan chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40% mức độ hoạt động chiếm gần 50% trên tổng số số
các làng nghề thủ công mỹ nghệ đang hoạt động. HTX mây tre đan Bao La, huyện

H

Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập với mục đích tạo việc làm cho

IN

người dân trong khu vực cũng như vực dậy ngành thủ công truyền thống. Tuy
nhiên, với mức độ cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm khác, mặt hàng mây tre

K

đan tại HTX mây tre đan Bao La vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trên con

̣C

đường phát triển.

O


Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực tiếp

̣I H

cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Đ
A

2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp quan sát, phương pháp thu thập số

liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê mô tả, và phân tích hồi quy
tương quan… thông qua việc xử lý số liệu bằng phầm mềm SPSS và Excel.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tiếp cận thị trường
trong doanh nghiệp bằng các số liệu cụ thể từ đó phân tích và đánh giá được các nhân
tố tác động đến năng lực tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra của HTX mây tre đan
Bao La. Nêu được những ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực tiếp cận thị trường, phát triển bền vững cho HTX mây tre đan Bao La.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin

CNH


Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

EU

Cộng đồng chung Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc gia

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KH

Khách hàng



Lao động


NVL

Nguyên vật liệu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SP

Sản phẩm

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

Tp


U
́H


H
IN

K

̣C

O

Trách nhiệm hữu hạn

̣I H

TNHH

Ế

CNTT

Đ
A

UBND
USD

Thành phố

Uỷ ban nhân dân
Đô la Mỹ

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix

Ế

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU ................................................................................1

U

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1

́H

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................3



3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................3

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................4

H

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4

IN

6. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .....................................................................................7
7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC..............................................7

K

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TIẾP
CẬN THỊ TRƯỜNG .................................................................................................9

̣C

1.1. Cơ sở lý luận về năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại

O

các làng nghề...............................................................................................................9

̣I H

1.1.1 Lý luận chung về thị trường và năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm
mây tre đan ..................................................................................................................9

Đ

A

1.2 Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối
với sản phẩm mây tre đan tại các làng nghề. ...........................................................19
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản
phẩm mây tre đan ......................................................................................................19
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao năng lực tiếp
cận thị trường đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ..................................................23
1.3 Tình hình nghiên cứu về làng nghề thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế...30
1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế ....................................................................................30
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................31

v


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA HTX MÂY TRE
ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..............36
2.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc điểm, tiềm năng
phát triển sản phẩm mây tre đan tại các làng nghề ..................................................36
2.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế .....................................36
2.1.2 Thực tiễn phát triển hàng Mây tre đan.............................................................39
2.2 Tình hình chung về HTX mây tre đan Bao La....................................................42

Ế

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................42

U


2.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức....................................................................................47

́H

2.2.3. Cơ sở vật chất và nguồn vốn ...........................................................................48



2.2.4. Quy mô sản xuất..............................................................................................48
2.2.5. Công cụ và các công đoạn trong đan lát .........................................................54
2.2.6. Công đoạn trong đan lát ..................................................................................55

H

2.2.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan Bao La ........56

IN

2.2.8 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh HTX mây tre đan Bao La........58

K

2.3 Phân tích thực trạng năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre tại
HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế .............................60

̣C

2.3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................60

O


2.3.2 Tổng quan về mẫu điều tra các hộ sản xuất .....................................................61

̣I H

2.3.3 Phân tích năng lực tiếp cận thị trường của HTX mây tre đan Bao La.............64
2.4 Phân tích mô hình hồi quy ..................................................................................76

Đ
A

2.4.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................76
2.4.2 Giả thiết nghiên cứu .........................................................................................78
2.4.3 Phân tích hồi quy tương quan ..........................................................................79
2.4.4 Phân tích Anova ...............................................................................................85
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HTX MÂY TRE ĐAN
BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................91
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển các làng nghề của tỉnh Thừa Thiên Huế ....91
3.1.1. Mục tiêu phát triển các làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh ................................91

vi


3.1.2. Phương hướng phát triển các làng nghề truyền thống ....................................91
3.2. Cơ sở để đề ra giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm
mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
...................................................................................................................................92
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại
HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................93

3.3.1 Đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả......93
3.3.2 Tăng cường mở rộng quy mô lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho các xã

Ế

viên ............................................................................................................................93

U

3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của HTX ...............................................................94

́H

3.3.4 Tăng cường hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức quảng bá sản phẩm, quan



hệ công chúng ...........................................................................................................95
3.3.5 Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu , đảm bảo đủ số lượng nguyên vật liệu
cho sản xuất...............................................................................................................96

H

3.3.6 Đề ra chiến lược phân phối sản phẩm phù hợp................................................96

IN

3.3.7 Chính sách giá phù hợp....................................................................................97

K


3.3.8 Mở rộng diện tích, mặt bằng sản xuất..............................................................97
3.3.9 Đặc biệt chú ý đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm.......................................97

̣C

3.4 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................98

O

KẾT LUẬN .............................................................................................................102

̣I H

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................105
PHỤ LỤC................................................................................................................106

Đ
A

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của HTX........................................................47

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu luận văn ................................................................60
Hình 2.1: Một số sản phẩm của HTX mây tre đan Bao La.......................................70
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của luận văn.............................................................77

́H



ĐỒ THỊ

U

Ế

Hình 2.3: Đồ thị tuyến tính của mô hình hồi quy bội Y2 .........................................83

Đồ thị 2.1: Số vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các hộ ................................62

H

Đồ thị 2.2: Thu nhập bình quân tháng của các hộ sản xuất mây tre đan ..................62

IN

Đồ thị 2.3: Cách thức sản xuất sản phẩm của các hộ trong mẫu điều tra .................63
Đồ thị 2.4: Nguồn nguyên vật liệu của các hộ sản xuất trong mẫu điều tra .............65

K

Đồ thị 2.5: HTX thường xuyên liên kết các tour tham quan du lịch làng nghề........69


̣C

Đồ thị 2.6: Chất liệu sản xuất sản phẩm của các hộ trong mẫu điều tra ...................71

O

Đồ thị 2.7: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ trong mẫu điều tra .................73

Đ
A

̣I H

Đồ thị 2.8: Các hình thức quảng bá hình ảnh của HTX mây tre đan Bao La ...........74

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2012.
..........................................................................................................................41

Bảng 2.2:

Tình hình chung về năng lực của HTX mây tre đan Bao La qua 3 năm 20122014 ..................................................................................................................46

Bảng 2.3:


Tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao La qua 3 năm .........................49
2012-2014.........................................................................................................49
Chủng loại sản phẩm sản xuất của HTX mây tre đan Bao La .........................51

Bảng 2.5:

Ước lượng nguyên liệu tiêu thụ/năm và giá theo các nguồn............................53

Bảng 2.6 :

Các loại công cụ trong sản xuất mây tre đan....................................................54

Bảng 2.7:

Doanh thu của HTX mây tre đan Bao La qua 3 năm 2012-2014.....................57

Bảng 2.8:

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của HTX mây tre đan Bao La ............59

Bảng 2.9:

Số lao động tham gia sản xuất của các hộ trong mẫu điều tra .........................61

Bảng 2.10:

Trình độ nghề của các lao động trong mẫu điều tra .........................................64

Bảng 2.11:


Đánh giá của các hộ trong mẫu điều tra về chất lượng nguyên vật liệu ..........66

Bảng 2.12:

Đánh giá của các hộ trong mẫu điều tra về mức độ phù hợp của mô hình quản

IN

H



́H

U

Ế

Bảng 2.4:

K

lý HTX..............................................................................................................67
Đánh giá của các hộ trong mẫu điều tra về năng lực quản lý của HTX.....................68

Bảng 2.14:

Chủng loại sản phẩm sản xuất của các hộ trong mẫu điều tra .........................70


Bảng 2.15:

Hình thức phân phối của các hộ trong mẫu điều tra.........................................72

Bảng 2.16:

Danh sách đại lý, điểm trưng bày của HTX mây tre đan Bao La ....................72

Bảng 2.17:

Chi phí cho hoạt động quảng bá, thông tin 2 năm 2013-2014 .........................74

Đ
A

̣I H

O

̣C

Bảng 2.13:

Bảng 2.18:

Hiệu quả của việc áp dụng CNTT vào quảng bá sản phẩm .............................75

Bảng 2.19:

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy Y1 ..........................79


Bảng 2.20:

Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy Y2 ..........................80

Bảng 2.21:

Hệ số của mô hình hồi quy bội Y1...................................................................80

Bảng 2.22:

Hệ số của mô hình hồi quy bội Y2...................................................................81

Bảng 2.23:

Hệ số phù hợp của mô hình hồi quy của 2 mô hình hồi quy............................82

Bảng 2.24:

Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng và số lao
động tham gia sản xuất của các hộ ...................................................................85

ix


Bảng 2.25:

Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng và số vốn
đầu tư và sản xuất của các hộ ...........................................................................86


Bảng 2.26:

Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng và trình độ
nghề lao động tham gia sản xuất của các hộ ....................................................86

Bảng 2.27:

Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ
và cách thức quảng bá sản phẩm của HTX ......................................................87

Bảng 2.28:

Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ
và việc liên kết với các tour du lịch tham quan làng nghề của HTX ...............88
Phân tích Anova mối quan hệ giữa thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ

Ế

Bảng 2.29:

U

và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ........................................................88
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của luận văn .............................89

Bảng 2.31:

Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu của luận văn .................................................90

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

Bảng 2.30:

x


PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó thủ công mỹ nghệ là bộ phận
quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ
luôn gắn liền với những làng nghề, phố nghề sản xuất các sản phẩm thủ công để


Ế

phục vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội. Trải qua thăng trầm của thời

U

gian, cho đến nay ngành nghề thủ công mỹ nghệ vẫn có một vai trò quan trọng

́H

trong đời sống kinh tế và xã hội tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong năm qua, các làng



nghề ở Huế đã giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động, góp phần nâng cao đời
sống cho người dân ở vùng nông thôn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm

H

tiểu thủ công nghiệp tăng 15 triệu USD. Ngành du lịch, dịch vụ đóng góp tới 48%

IN

GDP của địa phương, thu hút từ 2,5 đến 3 triệu lượt người/năm.

K

Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề
thủ công mỹ nghệ ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thì


̣C

còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Theo thống kê, Thừa Thiên -

O

Huế là địa phương hiện còn lưu giữ khá nhiều làng nghề truyền thống với 88 làng

̣I H

nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công. Những sản phẩm thủ công truyền thống

Đ
A

gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa Huế, góp phần sáng tạo nên
những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên - Huế đều có bề dày lịch sử
lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng góp nhiều đến quá trình bảo
tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền thống. Một số nghề và làng
nghề truyền thống phát triển mạnh vừa cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội, vừa
thu hút khách du lịch như: đúc đồng Phường Ðúc, nón lá Ph ủ Cam, mây tre đan
Bao La, cẩn khảm xà cừ Ðịa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, kim hoàng Kế Môn, gốm
Phước Tích, tranh giấy Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, dệt zèng (thổ cẩm) A

1


Lưới... tạo nên những sản phẩm đặc trưng, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa

của vùng đất cố đô Huế.
Trong đó, ngành nghề mây tre đan là ngành thủ công chiếm tỷ trọng xấp xỉ
40% trong tổng số 12 ngành nghề thủ công mỹ ngệ truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, mức độ hoạt động chiếm gần 50% trên tổng số số các làng nghề thủ công mỹ
nghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiêu biểu cho các làng nghề
mây tre đan ở tỉnh Thừa Thiên Huế chính là làng nghề mây tre đan Bao La.

Ế

Nghề mây tre đan tại HTX Bao La, thuộc làng Bao La, huyện Quảng Điển,

U

tỉnh Thừa Thiên Huế hiện vẫn đang có nhiều lợi thế cạnh tranh với các mặt hàng gia

́H

dụng công nghiệp đang xâm chiếm thị trường. Thêm vào đó, HTX mây tre đan Bao



La với hơn 140 lao động, có 2 nghệ nhân được nhà nước công nhận chuyên về mẫu
mã sản phẩm đã sản xuất được khoảng 500 mẫu mã sản phẩm, đưa về mức thu nhập

H

bình quân cho mỗi lao động từ 1,7 triệu đồng đến 2,2 triệu đồng/ tháng. Đây là một

IN


tín hiệu đáng mừng cho HTX mây tre đan Bao La nói riêng, ngành nghề mây tre
đan và hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh nói chung.

K

Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm công nghiệp

̣C

cũng như sản phẩm thủ công của thị trường trong nước và quốc tế, mặt hàng mây

O

tre đan tại HTX mây tre đan Bao La vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trên

̣I H

con đường phát triển. Năng lực tiếp cận thị trường đầu vào cũng như đầu ra của sản
phẩm mây tre đan còn thấp, nhất là thị trường đầu ra. Chính vì vậy, việc nâng cao

Đ
A

năng lực tiếp cận thị trường nhằm đưa sản phẩm mây tre đan gần hơn với khách
hàng, đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động trong vùng cũng như bảo tồn
văn hóa nghề, giữ gìn bản sắc dân tộc là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực tiếp
cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


2


2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về năng lực tiếp cận thị trường và nâng cao
năng lực tiếp cận thị trường, phân tích đánh giá năng lực tiếp cận thị trường đối với
sản phẩm mây tre đan tại làng nghề mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế, để đề xuất giải pháp và khuyến nghị các chính sách nhằm nâng
cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại làng nghề mây tre

Ế

đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

U

Mục tiêu cụ thể:

́H

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm
mây tre đan, các phương pháp pháp phân tích năng lực tiếp cận thị trường đối với



sản phẩm mây tre đan và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

Hai là, phân tích, đánh giá năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm


H

mây tre đan tại làng nghề truyền thống Bao La, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên

IN

Huế. Nhận diện các nhân tố cơ bản tác động; xác định nguyên nhân, rào cản làm
hạn chế năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre

K

đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

̣C

Ba là, Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản và

O

khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản

̣I H

phẩm mây tre đan của HTX Bao La nói riêng, cũng như các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Đ
A

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm mây

tre đan và năng lực tiếp cận thị trường của sản phẩm mây tre đan Bao La.
Đối tượng khảo sát:
+ Các nghệ nhân, hộ sản xuất, người lao động, quản lý, ban chủ nhiệm HTX
mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, TT. Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các làng nghề truyền thống trên địa

3


bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, đi sâu nghiên cứu làng nghề mây tre đan Bao La, Quảng
Điền, Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực tiếp cận thị
trường đầu vào: vốn, nguyên vật liệu, lao động, đất đai và năng lực tiếp cận thị
trường đầu ra: giá cả, sản phẩm, phân phối và quảng bá, thông tin của mặt hàng mây
tre đan tại HTX mây tre đan Bao La.
- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong thời gian 5 năm
gần đây (2011 -2015) và các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1 đến tháng 4

U

Ế

năm 2015.

́H


4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ tập



trung giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau:

+ Câu hỏi 1: Thực trạng năng lực tiếp cận thị trường của các sản phẩm mây tre đan

H

nói chung và sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan Bao La đang diễn ra như

IN

thế nào?

+ Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến năng lực tiếp cận thị trường của sản

K

phẩm mây tre đan Bao La? Trong những nhân tố tác động đó, nhân tố nào ảnh

̣C

hưởng lớn nhất?

O


+ Câu hỏi 3: Làm thế nào để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các sản

̣I H

phẩm mây tre đan của HTX Bao La?
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đ
A

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính về doanh thu, tình hình
tiêu thụ, nguồn vốn, lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế hoạt
động… của HTX mây tre đan Bao La. Ngoài ra, các số liệu liên quan đến tình hình
tổng quan về các làng nghề được thu thập từ các niên giám thống kê, sách báo, tạp

4


chí chuyên ngành liên quan đến các làng nghề truyền thống và các làng nghề mây
tre đan...
5.1.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập dựa trên các bảng hỏi nhằm phỏng
vấn các chuyên gia, nghệ nhân, người lao động và các khách hàng mua và sử dụng
các sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan Bao La.
5.1.2 Phương pháp quan sát


Ế

Quan sát là phương pháp được sử dụng cả trong nghiên cứu khoa học tự

U

nhiên và khoa học xã hội. Trong phương pháp quan sát người nghiên cứu chỉ quan

́H

sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất kỳ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng



thái của đối tượng nghiên cứu.

Tác giả thực hiện quan sát người lao động, các xã viên làm việc tại các hộ

H

và tại HTX mây tre đan Bao La, quan sát quá trình bán hàng hóa của HTX, thái độ

IN

của khách hàng, ghi chép lại những hoạt động của HTX, qui trình làm việc của
người lao động và những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu đề tài.

K


5.1.3 Phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling):

̣C

Chọn mẫu thuận tiện nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính

O

dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp

̣I H

được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể hẹn bất cứ người nào mà họ
gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng

Đ
A

vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác.
Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý
nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm
hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà
không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản
của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá

5



trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng
các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu...
5.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được phân tích và xử lý kết quả dựa trên các phép thống kê, các
mô hình nghiên cứu và được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS.
5.2.3 Kiểm định các giả thiết thống kê
5.2.3.1 Kiểm định giá trị trung bình mẫu One Sample Test

Ế

Giả thiết: H0:    0

U

H1 :    0

́H

Bằng phần mềm SPSS xử lý cho ra kết quả, với độ tin cậy của kiểm định là 99

-



% hoặc 95% tương ứng với mức ý nghĩa  = 0,01 hoặc  = 0,05.
Nếu: Sig- Observed significance level (mức ý nghĩa quan sát ) <  hay Sig

H


< 0,01: Giả thiết H0 bị bác bỏ vì lúc này, mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn mức ý nghĩa
cho phép của kiểm định.

Nếu ( sig >  = 0,01) : mức ý nghĩa quan sát > mức ý nghĩa của kiểm định.

IN

-

K

Vì thế giả thiết H0 được chấp nhận.

̣C

5.2.3.2 Kiểm định One-way ANOVA

O

Giả sử biến được chia nhóm theo một tiêu thức nào đó. Mức ý nghĩa được

̣I H

chọn  = 0,05 và  = 0,01.
Gọi xij là giá trị của biến định lượng đang nghiên cứu tại quan sát thứ j thuộc

x 1, x 2, x 3... x k là các trung bình nhóm và 

Đ
A


nhóm thứ i.

1,



2,



3

...



n

là các trung bình thực của các nhóm sau khi được phân chia theo tiêu thức đó.
Giả thiết của kiểm định:

+ H0 :



1

=


2

=



3

= ... =



n:

Không có sự khác biệt giữa các trung bình

nhóm theo tiêu thức được phân loại.
+ H1 : Tồn tại ít nhất một giá trị trung bình của nhóm thứ i khác ít nhất một giá trị
của một nhóm khác trong số các nhóm còn lại.

6


+ Nếu sig của ANOVA >  thì kết luận rằng không có sự khác biệt một cách có ý
nghĩa thống kê giữa các trung bình nhóm của biến được phân chia đó.
+ Nếu sig của ANOVA <  thì bác bỏ giả thiết H0 nghĩa là có sự khác biệt giữa
trung bình các nhóm của biến đó một cách có ý nghĩa thống kê.
5.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan là: xác định các phương trình hồi
quy để phản ánh mối liên hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa giữa một hay nhiều


Ế

tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối

́H

tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số xác định…

U

liên hệ tương quan thông qua việc tính toán các hệ số tương quan tuyến tính, tỷ số

Phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ thuộc



là năng lực tiếp cận thị trường của các sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan
Bao La. Biến độc lập là các nhân tố tác động đến năng lực tiếp cận thị trường thông

IN

Mô hình:

H

qua 4P trong marketing là: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp.

K


6. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

̣C

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục thì luận văn bao gồm 3 chương:

O

+ Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực tiếp cận thị trường thông qua chiến lược

̣I H

marketing mix của doanh nghiệp
+ Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng năng lực tiếp cận thị trường thông

Đ
A

qua chiến lược marketing mix tại HTX mây tre đan Bao La
+ Chương 3: Định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho
HTX mây tre đan Bao La
7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi hoàn thành, luận văn dự kiến đạt được những kết quả sau đây:
- Nêu được tổng quan nhất các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tiếp cận thị
trường và chính sách marketing mix trong doanh nghiệp.
- Nêu và phân tích được các nhân tố tác động đến năng lực tiếp cận thị trường
đầu vào và đầu ra của HTX mây tre đan Bao La, nhất là 4P trong marketing, nêu

7



rõ đánh giá của các hộ sản xuất về 4P trong chiến lược này. Chỉ ra nhân tố nào
là quan trọng nhất, và tác động ra sao tới năng lực tiếp cận thị trường của HTX
Bao La.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực tiếp cận thị

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

trường của HTX mây tre đan Bao La trong những năm sắp tới.


8


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TIẾP
CẬN THỊ TRƯỜNG

1.1. Cơ sở lý luận về năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan
tại các làng nghề
1.1.1 Lý luận chung về thị trường và năng lực tiếp cận thị trường đối với sản
phẩm mây tre đan

Ế

1.1.1.1Thị trường và năng lực tiếp cận thị trường

́H

U

+ Thị trường
Có rất nhiều khái niệm thị trường khác nhau:



Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định

H


theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản

IN

phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có

thỏa mãn nhu cầu đó.

K

một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để

̣C

Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại

̣I H

O

lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất

Đ
A

định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng
khoán, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi
nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với
nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.

Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan
hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong
kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị
trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

9


+ Năng lực tiếp cận thị trường:
Sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm,
thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng
tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ
một hệ thống hay vật chất.
Theo Robert W.Bly trong quyển “Hướng dẫn hoàn hảo phương pháp tiếp cận
thị trường” thì tiếp cận thị trường là quá trình tìm kiếm, phát hiện và đánh giá

Ế

những nhu cầu thị trường từ đó lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, lựa chọn thị

U

trường mục tiêu, xâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng để đạt mục tiêu của quá

́H

trình sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận.




Thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Có nhiều
phương pháp tiếp cận thị trường khác nhau, quan trọng là nắm được thông tin về thị

H

trường đầy đủ, kịp thời và chính xác hình thức tiếp cận từ đó có chiến lược trong

IN

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp cận về sử dụng các yếu tố đầu vào: thị trường đầu vào hay còn gọi là thị

K

trường tư liệu sản xuất bao gồm các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, khoa học

̣C

công nghệ, đất đai…

O

- Tiếp cận các yếu tố đầu ra: là tiếp cận với khách hàng thông qua quá trình

̣I H

tiêu thụ sản phẩm. Thị trường đầu ra bao gồm các yếu tố: số lượng, chất lượng, mẫu
mã sản phẩm, thông tin thị trường, kênh phân phối, giá cả, các hình thức quảng bá


Đ
A

sản phẩm, chính sách của nhà nước…
1.1.1.2Những chính sách marketing trong tiếp cận thị trường
1.Sản phẩm

Sản phẩm được hiểu nôm na là 1 đối tượng hữu hình có thể đo đếm
được hoặc dịch vụ là 1 đối tượng vô hình không đo đếm được bằng khối lượng tất
cả đều được coi là sản phẩm của 1 doanh nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường
người tiêu dùng. Ví dụ về sản phẩm là : điện thoại, xe đạp, xe máy, lương thực v.v
còn về dịch vụ là du lịch, khách sạn, cung cấp giải pháp phần mềm.

10


2.Giá
Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của
nhà cung cấp. Giá sẽ được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh
tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng
đối với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô
cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp
sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu

Ế

đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về

U


giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, rủi ro mất tiền, thời gian quay vòng

́H

vốn của sản phẩm và rất nhiều yếu tố khác nữa.
3.Kênh phân phối



Kênh phân phối được hiểu là đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có
thể được mua. Kênh phân phối có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các

H

cửa hàng ảo trên Internet miễn sao nó có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận được với

IN

việc mua sản phẩm. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách

K

hàng yêu cầu là một trong những việc quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch
Marketing nào mà các doanh nghiệp đều hướng tới.

̣C

4.Hỗ trợ bán hàng, xúc tiến bán hàng


O

Hỗ trợ bán hàng là các hoạt động đảm bảo rằng khách hàng dễ dàng mua

̣I H

, nhận hàng và có ấn tượng tốt về sản phẩm sau khi mua sản phẩm. Những hoạt
động này bao gồm quảng cáo, catalogue, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là

Đ
A

quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản
phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh
được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách
hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản
phẩm tận nhà, gởi catalogue cho khách hàng, quan hệ công chúng.
1.1.1.3 Làng nghề truyền thống
* Quan niệm về làng nghề
Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho rằng:
làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó làm

11


nghề sinh sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề hiện không có nhiều. Có
quan niệm cho rằng: làng nghề là làng có làm nghề thủ công nhưng không nhất
thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này, rất khó xác định thế nào là
làng nghề, bởi vì hầu như ở các làng, xã ở nước ta đều có nghề thủ công như nghề:
rèn, đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm...

GS Trần Quốc Vượng quan niệm: “làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã

Ế

nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên

U

nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số

́H

thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử
ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản



xuất ra các mặt hàng thủ công. Tuy nhiên quan niệm này chưa phù hợp với làng
nghề mới.

H

Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí

K

gồm 2 yếu tố làng và nghề.

IN


cụ thể về lao động, thu nhập...Từ một số quan niệm cho thấy thuật ngữ làng nghề

Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ

O

̣C

quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui

̣I H

chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên,xã hội và bản thân họ. Về cơ
bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới hình thức:

Đ
A

- Tổ chức theo khu đất cư trú; theo hình thức này làng được chia thành
nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng; xóm phân thành
nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà...
- Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí quan trọng trong
làng; có làng nhiều dòng họ và có làng chỉ có một dòng họ.
- Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức tự
quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu
vật...), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối...)

12



- Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn;
dưới thôn có xóm.
Làng giữa các miền cũng có những nét khác nhau. Làng Bắc bộ hình
thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ
sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng gần như
đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ
với xóm làng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng nghề càng

Ế

năng động, bớt những lệ làng.

U

Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công, cụ thể như: nghề dệt vải, nghề

́H

đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia
đình nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ



công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ
nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay, ngoài nghề thủ công trên, các hoạt động

H

cung ứng dịnh vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung


IN

là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp còn được gọi là

K

ngành nghề nông thôn “Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi

̣C

nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch

O

vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống”.

̣I H

Như vậy, có thể quan niệm rằng làng nghề là một cụm dân cư như làng,
thôn ấp, bản,.....(gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn
mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao.

Đ
A

* Tiêu chí về làng nghề
Có một số tiêu chí để xác định làng nghề, người ta thường dùng nhất là tiêu

chí về thu nhập và lao động.

Về lao động, người ta dùng tỷ lệ lao động (hay số hộ) làm nghề so với
tổng số lao động (hay số hộ) của làng. Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định “làng nghề phải có tối thiểu 30%
tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn...”

13


Về thu nhập: người ta dùng tỷ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với thu nhập
chung của làng phải trên 50%
Ngoài ra tuỳ theo nghề cụ thể có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác cho
phù hợp. Đặc biệt là đối với các nghề mà pháp luật không khuyến khích, các nghề
phải đảm bảo môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
* Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên

Ế

cứu; tuy nhiên tập trung một số loại chủ yếu:

U

- Theo lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề, người ta chia làng

́H

nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Đây là cách phân loại phổ
biến và hay dùng nhất. Làng nghề truyền thống xuất hiện có thời gian trên 50




năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, nghề gắn với tên tuổi
của của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

H

- Theo số lượng nghề của làng người ta chia làng nghề thành làng một nghề

IN

và làng nhiều nghề.

K

- T h e o ngành nghề, người ta chia làng nghề thành làng nghề chế biến

O

ươm tơ...

̣C

lương thực, nghề gốm sứ, làng nghề rèn, làng nghề mộc, làng nghề dệt, làng nghề

̣I H

Vai trò của các làng nghề
- Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ

Đ

A

cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Các làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế các làng
nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông
nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Sự
phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó đã tạo ra nền kinh tế
đa dạng ở nông thôn, không chỉ có nông nghiệp thuần nhất mà còn có các ngành
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển lan toả của làng nghề đã

14


mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Cơ cấu kinh tế ở nhiều
làng nghề đạt: công nghiệp, dịch vụ 60 – 80%, nông nghiệp 20 – 40%. Theo tính
toán của các chuyên gia kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo tỷ lệ 30 – 40 – 30
là hợp lý (30% làm nông nghiệp, 40% làm công nghiệp và 30% làm dịch vụ). Để
đạt được cơ cấu này thì cần phải đẩy mạnh phát triển làng nghề để tạo việc làm tại
chỗ là rất cần thiết.
- Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo bình

Ế

đẳng về thu nhập cho phụ nữ. Dân số nước ta hiện nay khoảng 86 triệu người

U


đứng thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số là 254 người/km2, cao gần gấp đôi so với

́H

Trung Quốc (136 người/km2, gấp trên 10 lần so với các nước phát triển). Theo



Liên hiệp quốc để cuộc sống thuận lợi, mật độ bình quân chỉ nên có từ 35 – 40
người/km2; như vậy mật độ dân số của nước ta gấp khoảng 6 – 7 lần tỷ lệ này .

H

Lao động nông nghiệp của nước ta chiếm khoảng 60% dân số, tỷ lệ thất nghiệp

IN

cao 6,5%). Đất canh tác bình quân đầu người thấp (800m2/người), ở miền Bắc

K

chỉ còn khoảng 500m2/người. Hầu hết các vùng quê đều dư thừa lao động, có nơi

̣C

dư thừa từ 27 – 40%. Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa làm diện tích đất nông

O

nghiệp bị thu hồi nhiều (bình quân mỗi năm cả nước mất khoảng 50.000 ha đất


̣I H

nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp). Những vấn đề trên dẫn đến đời
sống của nông dân nghèo, khoảng cách chênh lệch nông thôn và thành thị có xu

Đ
A

hướng gia tăng. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn, nông dân nói
riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Ngoài ra, phát triển làng nghề còn có ý nghĩa khác là góp phần tạo ra bình
đẳng cho phụ nữ. Phụ nữ nước ta chiếm 49% lực lượng lao động, nhưng chỉ có
26% là có công việc chính trong lĩnh vực làm công ăn lương. Phát triển ngành
nghề nông thôn đã thu hút được số lượng lớn phụ nữ với thu nhập ổn định, góp
phần nâng cao vị thế của phụ nữ.

15


×