Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI lợn THỊT ở THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 154 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những
thông tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.

́H

U

Ế

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




NGUYỄN MẠNH HÙNG

i


LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các đơn vị và cá
nhân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của
PGS.TS.Hoàng Hữu Hòa trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Ế

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô giáo của

U

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời

́H

gian vừa qua.



Tôi xin cảm ơn Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư nghiệp và
Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê thị xã Hương

H


Thủy đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, thu thập số liệu để thực hiện đề tài này.

IN

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,

K

ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sĩ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế và

̣C

thiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến

O

của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc.

̣I H

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Đ
A

Nguyễn Mạnh Hùng

ii



TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chuyên ngành

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Niên khóa: 2010 - 2012

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG HỮU HÒA
Tên đề tài: “PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ HƯƠNG
THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài

U

Chăn nuôi lợn thịt là một trong những hợp phần sản xuất quan trọng của

́H

ngành chăn nuôi thị xã Hương Thủy, có vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm



và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển đã bọc lộ những hạn chế yếu kém, nhiều vấn đề về mặt kinh tế - xã


H

hội vẫn chưa được giải quyết. Vì thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt là việc

IN

làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm khai thác tối đa các lợi thế của địa
phương.

K

2. Phương pháp nghiên cứu

̣C

- Phương pháp duy vật biện chứng;

O

- Phương pháp thu thập số liệu và thông tin;

̣I H

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu;
- Các phương pháp phân tích;

Đ
A


- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết về bức tranh phát triển

chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô. Trên
cơ sở đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành
chăn nuôi lợn thịt của địa phương trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận
văn là tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học và các nhà
hoạch định chiến lược, đồng thời làm luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách
phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững.

iii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bán công nghiệp

BCR

Tỷ số lợi ích - chi phí

BQC

Bình quân chung

CN

Công nghiệp

CS


Thu gom - giết mổ

DEA

Phân tích màng bao dữ liệu

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

N-L-TS

Nông - Lâm - Thủy sản

NPV

Giá trị hiện tại ròng


U

Quy mô lớn
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa

̣C

K

QML

QMV

́H



H

Bình phương bé nhất

IN

OLS

QMN

Hiệu quả kỹ thuật


TT

Truyền thống

̣I H

O

TE

Ế

BCN

Xây dựng

VA

Giá trị tăng thêm

Đ
A

XD

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Số lượng vật nuôi của thế giới năm 2009 ...........................................34

Bảng 1.2.

Tình hình xuất khẩu thịt lợn của thế giới 1967 – 2007 .........................36

Bảng 1.3.

Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2011 ....................................................................43

Bảng 1.4.

Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi năm 2011................................45

Bảng 2.1.

Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Thủy
Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Hương Thủy

U

Bảng 2.2.

Ế

qua 3 năm 2009 - 2011 ........................................................................50
qua 3 năm 2009 - 2011 .......................................................................52

Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của thị xã Hương Thủy

́H

Bảng 2.3.
Bảng 2.4.



giai đoạn 2009 - 2011..........................................................................55
Sản lượng thịt các loại vật nuôi ở thị xã Hương Thủy

H

giai đoạn 2007 – 2011 .........................................................................56
Tổng đàn lợn nái của thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 – 2011 ......58

Bảng 2.6.

Quy hoạch phát triển đàn lợn thị xã Hương Thủy năm 2010..............59

Bảng 2.7.

Cơ cấu đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy phân theo giống .............62

Bảng 2.8.

Số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở thị xã Hương Thủy

̣C


K

IN

Bảng 2.5.

O

giai đoạn 2007 - 2011..........................................................................65
Cơ sở dịch vụ đầu ra của hoạt động chăn nuôi lợn thịt.......................71

Bảng 2.10.

Lượng chất thải hàng ngày của động vật ............................................72

Bảng 2.11.

Tình hình sử dụng hầm Biogas ở thị xã Hương Thủy.........................73

Bảng 2.12.

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra..............................75

Bảng 2.13.

Tình hình sử dụng đất đai của các hộ chăn nuôi lợn thịt ....................76

Bảng 2.14.


Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ................78

Bảng 2.15.

Tình hình đầu tư vốn và phương tiện kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Đ
A

̣I H

Bảng 2.9.

của các hộ điều tra ...............................................................................79
Bảng 2.16.

Quy mô đàn lợn của các hộ điều tra....................................................81

Bảng 2.17.

Nguồn cung giống lợn thương phẩm để nuôi thịt của các hộ
điều tra.................................................................................................81

Bảng 2.18.

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các hộ điều tra ...........82

v



Bảng 2.19.

Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra .........83

Bảng 2.20.

Kiểm định giả thiết các nhóm cơ sở chăn nuôi lợn thịt có trị
trung bình bằng nhau (Phân tích phương sai – ANOVA)...................86

Bảng 2.21.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra phân theo
quy mô chăn nuôi ...............................................................................87

Bảng 2.22.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra phân theo
loại hình chăn nuôi .............................................................................88

Bảng 2.23.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra phân theo

Ế

đối tượng nuôi ....................................................................................89
Thống kê mô tả dữ liệu .......................................................................90

Bảng 2.25.


Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS ...............91

Bảng 2.26.

Số lượng cơ sở chăn nuôi theo quy mô và tính chất



́H

U

Bảng 2.24.

công nghệ nuôi ....................................................................................93
Bảng 2.27.

Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi cung lợn thịt ở thị xã
Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra phân theo

IN

Bảng 2.28.

H

Hương Thủy ........................................................................................97

Bảng 2.29.


K

quy mô chăn nuôi ................................................................................99
Tình hình sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn của các hộ

̣C

điều tra...............................................................................................100
Tình đầu tư xây dựng hầm Biogas của các hộ điều tra .....................101

Bảng 2.31.

Hiệu quả đầu tư xây dựng công trình khí sinh học Biogas

̣I H

O

Bảng 2.30.

tại các hộ điều tra .............................................................................102
Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng môi trường trước và sau khi

Đ
A

Bảng 2.32.

sử dụng Biogas ..................................................................................103


Bảng 2.33.

Kiểm định giả thiết về chất lượng môi trường trước và sau khi sử dụng
Biogas được đánh giá là như nhau (Kiểm định dấu - Sign Test) ......104

Bảng 2.34.

Ma trận SWOT ..................................................................................105

Bảng 3.1.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS .....................................109

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên sơ đồ, hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển......................................15

Hình 1.2

Mô hình DEAVRS ...................................................................................................................... 30


Hình 1.3

Sản lượng thịt vật nuôi của thế giới thời kỳ 1961 – 2009.................35

Hình 1.4

Tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam
thời kỳ 1996- 2011 ............................................................................37
Phân bố đàn lợn ở Việt Nam .............................................................38

Hình 1.6

Tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi của tỉnh Thừa Thiên Huế

Ế

Hình 1.5

U

thời kỳ 1996 – 2011 ..........................................................................41
Sản lượng thịt lợn hơi của các tỉnh Bắc Trung Bộ

́H

Hình 1.7




thời kỳ 1996 – 2011 ..........................................................................42
Hình 2.1

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở thị xã Hương Thủy ........57

Hình 2.2

Số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi của thị xã

H

Hương Thủy ......................................................................................60
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lượng đàn lợn thịt và sản lượng

IN

Hình 2.3

thịt lợn hơi của TX. Hương Thủy .....................................................60
Sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người .....................................61

Hình 2.5

Cơ cấu đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy phân theo hướng

̣C

K

Hình 2.4


O

chăn nuôi ...........................................................................................63
Phân phối tần suất các hộ chăn nuôi lợn thịt phân theo quy mô

̣I H

Hình 2.6

ở thị xã Hương Thủy .........................................................................64

Đ
A

Hình 2.7

Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện của các loại dịch bệnh ở lợn..69

Hình 2.8

Ý kiến đánh giá về mức độ thiệt hại do các loại dịch bệnh gây ra ...69

Hình 2.9

Đội ngũ cán bộ thú y của thị xã Hương Thủy...................................70

Hình 2.10

Tổng hợp số lượng công trình Biogas ở trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2011 .................................................74

Hình 2.11

Phân phối tần suất của các chỉ số hiệu quả ......................................92

Sơ đồ 2.1

Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy ....66

Sơ đồ 2.2

Chuỗi cung lợn thịt ở thị xã Hương Thủy.........................................94

Sơ đồ 2.3

Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các hộ
điều tra ........................................................................................................... 99

vii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii
Danh mục các thuật ngữ viết tắt................................................................................ iv
Danh mục các bảng .....................................................................................................v
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ ....................................................................................vii


Ế

Mục lục.................................................................................................................... viii

U

PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

́H

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................6



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................6
1.1. Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt ................................................................6
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi lợn...........................................................................6

H

1.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn thịt .....................................................8

IN

1.1.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt.................................................10

K

1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt .........................................................12


̣C

1.2.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế............................................12

O

1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững ................................................................16

̣I H

1.2.3. Phát triển chăn nuôi lợn thịt.....................................................................17
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt..........................21

Đ
A

1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt .....................23
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................28
1.3.1. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA ......................................28
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan ở Việt Nam ...................................32
1.4. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở trên thế giới và Việt Nam ....................34
1.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở trên thế giới ...................................34
1.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam.......................................37
1.4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.....................41

viii


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........................................................47

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế....47
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................47
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................49
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy ........................56
2.2.1. Khái quát về ngành chăn nuôi ở thị xã Hương Thủy...............................56

Ế

2.2.2. Phân tích tăng trưởng và cơ cấu đàn lợn thịt ...........................................59

U

2.2.3. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt.................64

́H

2.2.4. Tình hình phát triển nguồn cung thức ăn.................................................65
2.2.5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y.....................................................68



2.2.6. Tình hình phát triển các cơ sở dịch vụ đầu ra..........................................70
2.2.7. Tình hình phát triển công nghệ khí sinh học Biogas ...............................72

H

2.3. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi lợn thịt.................................74

IN


2.3.1. Thông tin chung về nguồn lực của các hộ điều tra ..................................74

K

2.3.2. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra .....................80
2.3.3. Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra .........................................93

O

̣C

2.3.4. Công tác xử lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn thịt..................98

̣I H

2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt ở thị xã Hương Thủy...............................................................................104

Đ
A

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY .....................................................108
3.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã
Hương Thủy.........................................................................................................108
3.1.1. Quan điểm..............................................................................................108
3.1.2. Định hướng ............................................................................................108
3.1.3. Mục tiêu .................................................................................................109
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở
thị xã Hương Thủy ............................................................................................110


ix


3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ...................................................................110
3.3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật...................................................................112
3.3.3. Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ .................117
3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách...............................................................118
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................121
1. Kết luận ...........................................................................................................121
2. Kiến nghị .........................................................................................................123

Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................125

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

PHỤ LỤC

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợn thịt là vật nuôi truyền thống có tính thích nghi rộng, được nuôi phổ biến
ở hầu khắp các vùng, các địa phương từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng ở
nước ta. Đây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp phần lớn
lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của con người. Kể từ khi công cuộc Đổi mới
được bắt đầu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát

Ế

triển ngành chăn nuôi, trong đó chương trình “Nạc hóa đàn lợn” đã góp phần cải

U

tạo đàn giống, nâng cao sản lượng và chất lượng thịt, đáp ứng nhu cầu thị trường

́H


trong nước.



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 1986 - 1990 số đầu lợn
chỉ tăng xấp xỉ bình quân 1%/năm và đến năm 2011 số đầu lợn đạt 27,8 triệu con,

H

gấp trên 2 lần so với năm 1990 (12,26 triệu con), trong đó số lợn thịt xuất chuồng

IN

đạt 22,8 triệu con, chiếm 84,27% trong cơ cấu đàn lợn của cả nước [43]. Hiện nay,
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt ở nước ta nói riêng giữ một vị trí

K

quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, là hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế

̣C

nông nghiệp của các địa phương.

O

Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều lợi thế và

̣I H


tiềm năng để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Từ những năm 80 trở về trước, người dân
ở huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) đã biết tận dụng được nguồn

Đ
A

nguyên liệu sẵn có trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi lợn. Các giống lợn
được người dân đưa vào nuôi ở thời kỳ này chủ yếu là giống lợn địa phương pha
tạp, chất lượng kém và trọng lượng xuất chuồng thấp. Đến đầu những năm 90, khi
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai chương trình "Móng Cái hóa đàn lợn", "Nạc
hóa đàn lợn" thì phong trào chăn nuôi lợn thịt bắt đầu phát triển; đặc biệt việc triển
khai chương trình “phát triển giống cây trồng - vật nuôi” của tỉnh vào năm 2002 đã
khuyến khích các nông hộ nhân rộng mô hình nuôi lợn thịt giống ngoại với trình độ
đầu tư thâm canh ngày càng cao, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở cấp nông hộ đã dần
thay thế bằng hình thức gia trại và trang trại [32].

1


Nếu như năm 2000 tổng số đàn lợn của Hương Thủy là 19,4 nghìn con thì
đến năm 2011 tổng đàn lợn lên đến 30,4 nghìn con, nâng cao sản lượng thịt hơi từ
2,2 nghìn tấn năm 2000 lên 3,10 nghìn tấn năm 2011, góp phần quan trọng trong
việc xóa thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn, lao động, tăng
thu nhập và xóa đói giảm nghèo [6, 7, 8, 9, 10].
Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi lợn thịt ở đây phần lớn vẫn còn mang tính
chất sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nuôi còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, sản lượng và chất lượng thịt vẫn

Ế


còn thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, sản xuất gặp nhiều rủi ro. Thị trường tiêu

U

thụ ở đây là thị trường cấp thấp, kém chất lượng, giá cả tiêu thụ còn bấp banh và

́H

phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, thu nhập của người chăn nuôi chưa cao, chưa



thực sự là nguồn thu vững chắc.

Vì thế, chăn nuôi lợn thịt đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà

H

khoa học và hoạch định chính sách phát triển. Nhưng các công trình nghiên cứu này

IN

mới tập trung chủ yếu về kỹ thuật chăn nuôi và thú y, tiềm năng quy hoạch phát triển
và nhiều vấn đề về mặt kinh tế xã hội còn bỏ ngõ, nhiều câu hỏi cần có lời giải đáp:

̣C

vừa qua như thế nào?

K


- Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy trong thời gian

O

- Hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và đầu tư tài chính ra sao?

̣I H

- Thị trường tiêu thụ và chuỗi cung lợn thịt trên địa bàn?
- Việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển chăn nuôi với công tác bảo vệ

Đ
A

môi trường sinh thái và phòng trừ dịch bệnh?
- Đâu là giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn thịt của thị xã trong thời gian

tới hiệu quả và bền vững hơn? Cùng nhiều vấn đề khác...
Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã

Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, góp phần cải
thiện sinh kế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

2



2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn thịt của
thị xã Hương Thủy;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu

U

Ế

- Nội dung nghiên cứu: là những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức - quản

́H

lý liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.

- Đối tượng khảo sát: là các cơ sở chăn nuôi lợn thịt và các tác nhân trong



chuỗi cung lợn thịt ở thị xã Hương Thủy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

H

- Về không gian:


IN

Nghiên cứu được thực hiện ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian:

K

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trong thời kỳ

̣C

1997 – 2011; phân tích tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra năm 2011; đề

O

xuất giải pháp phát triển đến năm 2015.

̣I H

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Đ
A

Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài như là cơ sở phương pháp
luận để giải quyết vấn đề theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và hệ thống.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
4.2.1. Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế; các
báo cáo, tài liệu của các ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Thủy, đặc
biệt của Sở NN&PTNT, Chi cục chăn nuôi tỉnh và Phòng Kinh tế của thị xã Hương
Thủy; thông tin đã được công bố trên các tạp chí khoa học, công trình và đề tài khoa
học, từ các hội thảo khoa học...trong và ngoài nước.

3


4.2.2. Số liệu sơ cấp
Căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt của các địa phương ở thị xã
Hương Thủy, chúng tôi tiến hành phân bổ mẫu điều tra như sau:
- Chọn điều tra các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ và gia trại tại 2 xã Thủy
Vân và Thủy Phù đại diện cho 2 vùng sinh thái của thị xã, đồng thời đây cũng chính
là những địa phương dẫn đầu về phát triển chăn nuôi lợn thịt trong những năm vừa
qua, cụ thể là:
+ Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ: Tổng số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tại xã Thủy

Ế

Vân là 609 hộ và xã Thủy Phù là 623 hộ, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 39 hộ chăn

U

nuôi của mỗi xã (tương ứng với 6% tổng số hộ chăn nuôi) để tiến hành điều tra;

́H

+ Gia trại: Dựa trên tổng số gia trại hiện có ở xã Thủy Vân là 8 gia trại và




Thủy Phù là 10 gia trại, chúng tôi chọn ngẫu nhiên ở mỗi xã 6 gia trại để điều tra
phỏng vấn;

- Do số lượng trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy phát triển

H

chưa nhiều, tính đến thời điểm này chỉ có 03 trang trại được phân bố ở 3 địa phương

IN

(Thủy Vân, Phú Bài và Thủy Phương). Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra cả 03

K

trang trại này để đưa vào nghiên cứu.

- Thông tin thu thập từ các hộ điều tra được tiến hành theo phương pháp

̣C

phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi và câu hỏi nghiên cứu được thiết kế sẵn.

O

- Ngoài ra, đề tài còn tiến hành điều tra, khảo sát các cơ sở giết mổ, các

̣I H


thương lái thu mua lợn thịt (tác nhân quan trọng tham gia trong chuỗi cung lợn thịt
ở thị xã Hương Thủy).

Đ
A

4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để hệ thống hoá và tổng hợp

tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Việc xử lý và tính toán các số liệu và chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành
trên máy tính theo các phần mềm EXCEL, SPSS 15.0 và DEAP 2.1.
4.4. Các phương pháp phân tích
- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương pháp
phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn
thịt trên cả phương diện vĩ mô (ngành) lẫn vi mô (cơ sở chăn nuôi).

4


- Đặc biệt, đề tài sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA
(Data Envelopment Analysis) để phân tích hiệu quả kỹ thuật và quy mô đầu tư của
các hộ điều tra (được trình bày cụ thể ở mục 1.3.1 ở chương này).
- Dùng phương pháp phân tích chuỗi cung để mô tả kênh phân phối sản
phẩm lợn thịt, xác định các tác nhân chính tham gia trong chuỗi và quá trình tạo lập
giá trị nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu.
- Dùng phương pháp phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả
đầu tư xây dựng công trình khí sinh học Biogas thông qua các chỉ tiêu: NPV (giá trị


Ế

hiện tại ròng), BCR (tỷ lệ lợi ích - chi phí) và IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ).

U

- Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để

́H

đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi



lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu.
4.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá của các nhà

H

chuyên môn, các nhà quản lý, các lão nông tri điền có nhiều kinh nghiệm về chăn

5. Kết cấu của Luận văn

K

thực tiễn địa bàn nghiên cứu.

IN


nuôi lợn thịt làm căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với

̣C

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

O

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

̣I H

Chương 2: Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

Đ
A

Chương 3. Định hướng và một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị

xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Hạn chế của Luận văn
Đề tài chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng
phát triển chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu. Hay nói cách khác đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu theo hướng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại
hình chăn nuôi lợn thịt mà chưa tập trung sâu vào khía cạnh kỹ thuật để cải thiện
chất lượng sản phẩm lợn thịt. Vì thế, giải pháp đề xuất chủ yếu tập trung về mặt tổ
chức quản lý hơn là kỹ thuật.


5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn là một trong hai hợp phần xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
phát triển nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta (cùng với trồng lúa nước), đóng vai

Ế

trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người.

U

Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.

́H

Sản phẩm của hoạt động chăn nuôi lợn là thịt lợn và được con người sử dụng thường
xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ



thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt
lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu

H


điểm nổi bật của thịt lợn. Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Harris và Cộng sự

IN

(1956) cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal và 22g Protein [12].

K

Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt

̣C

lợn là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon),

O

thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò

̣I H

mỡ cũng làm từ thịt lợn.

Hoạt động chăn nuôi lợn tạo ra một khối lượng phân hữu cơ rất lớn và có ích

Đ
A

cho lĩnh vực trồng trọt. Phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể
cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Nhiều công trình
nghiên cứu cho biết, cứ một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg

phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao [12].
Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi
và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi
quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.
Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các
giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.

6


Chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm của ngành trồng trọt và công
nghiệp chế biến. Trong chăn nuôi, thức ăn thường chiếm tới 65 – 70% giá thành sản
phẩm. Việc tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương để chế biến thành
thức ăn cho lợn là một trong những biện pháp làm giảm chi phí chăn nuôi. Bên cạnh
những phụ phẩm nông nghiệp, những phụ phẩm của các ngành công nghiệp chế
biến như nấu rượu, bia, chế biến đồ hộp.v.v…cũng là một nguồn thức ăn tốt và có
giá thành thấp.

Ế

Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ

U

sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng

́H

cao sức khỏe cho con người [12].




Đối với nước ta, chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình
nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua

H

chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt

IN

động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.
Chăn nuôi lợn góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất

K

đai, lao động của từng vùng và các địa phương, đặc biệt là sử dụng tối đa nguồn lao

O

nông nghiệp.

̣C

động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất

̣I H

Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp mà
rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó nuôi lợn


Đ
A

và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Ở đồng bằng Sông Hồng, nông dân thường ví cảnh
sung túc với “lúa đầy bồ, lợn chật chuồng”, có nghĩa là nếu đầu lợn tăng sẽ có nhiều
lúa gạo và ngược lại [18]. Như vậy chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện và vững chắc.
Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong
các hoạt động tín ngưỡng như "cầm tinh tuổi hợi" hay ở Trung Quốc có quan niệm
lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới [12].

7


1.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn thịt
1.1.2.1. Kỹ thuật chọn lợn nuôi thịt [12]
Nên chọn lợn lai kinh tế để nuôi thịt. Vì lợn lai kinh tế sẽ lợi dụng được ưu thế
lai, tính di truyền trung gian mà làm cho con lai có tầm vóc lớn hơn, tốc độ tăng trọng
nhanh hơn, chi phí thức ăn thấp hơn và phẩm chất thịt tốt hơn so với giống thuần.
Tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư và điều kiện chăn nuôi mà chọn công thức lai
cho thích hợp: nếu đầu tư trung bình và khá thì chọn lợn lai F1 (50% máu ngoại), nếu

Ế

đầu tư tốt thì nên chọn F2 (3/4 máu ngoại), hoặc Ngoại thuần tuý (Ngoại x Ngoại).

U

Quá trình chọn lọc lợn nuôi thịt được tiến hành như sau:


́H

* Chọn lọc tổ tiên

Chọn những con từ tổ tiên tốt: tổ tiên khoẻ, có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh,



chi phí thức ăn thấp, phẩm chất thịt tốt, không đồng huyết, trẻ. Tránh mua lợn chợ,
lợn không biết nguồn gốc về nuôi.

H

* Chọn lọc bản thân

IN

Chọn sau cai sữa: chọn con to trong đàn (tốt nhất là con đầu đàn), chọn con

K

tai to, mõm bẹ, thân dài, vai mông nở, 4 chân cao khoẻ, bụng gọn, hoạt động nhanh
nhẹn, phàm ăn.

O

̣C

Chọn trong quá trình nuôi: Trong quá trình nuôi, tiếp tục xem xét tốc độ tăng


̣I H

trọng, khả năng chống đỡ bệnh tật v.v.. để cho chính xác, nếu kém thì tiến hành loại
thải sớm.

Đ
A

1.1.2.2. Kỹ thuật chăm sóc
* Phân lô, phân đàn
Tốt nhất nên giữ nguyên đàn từ cai sữa tới xuất chuồng. Còn khi phải phân

đàn chú ý chọn lợn để nhốt chung trong ô phải có độ đồng đều về trọng lượng, tuổi,
tính tình, không xáo trộn nhiều trong quá trình nuôi, khi ghép đàn nên ghép vào
buổi tối, khi ghép nên dùng nước mùi (dầu hoả, thuốc phun ghẻ…) phun lên đàn lợn
để chúng không phân biệt được nhau, đỡ cắn xé [12].
Không nhốt quá đông trong đàn: lợn từ 3 – 6 tháng tuổi: nhốt 10 – 25 con/ô,
nhưng phải đảm bảo diện tích sân chơi trung bình cho 1 con là 0,4 – 0,5m2 nhà ở và

8


0,4 – 0,5m2 sân chơi. Giai đoạn sau mật độ 10 – 15 con/ô, nhưng đảm bảo diện
tích/con là 0,7 – 0,8m2 nhà ở và 0,7 – 0,8m2 sân chơi. Chuồng nuôi phải đủ máng
ăn, máng uống (nên mắc hệ thống vòi tự động cho lợn uống tự do) [11].
* Cho ăn, uống
- Cho lợn ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần (nên cho ăn dạng tự do,
nhưng không để lãng phí thức ăn); cho ăn đúng cách: ăn thức ăn tinh trước, thức ăn
thô xanh, củ quả sau; cho ăn đúng giờ quy định để tạo phản xạ tiết dịch tiêu hóa,


Ế

tăng khả năng tiêu hóa ở lợn; không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột (thay

U

đổi từ từ); thức ăn phải có phẩm chất tốt (tránh ôi, mốc, lên men...); thức ăn, nước

́H

uống luôn sạch sẽ; thức ăn nên ở dạng ẩm, nhưng không quá khô hoặc quá loãng
- Theo dõi lợn khi ăn để kịp thời phát hiện lợn ốm trong đàn [12].



* Vận động và tắm chải

Cũng như các loại lợn khác, lợn thịt cũng cần được vận động và tắm chải.

H

Phương pháp này cần được tiến hành như sau: Lợn ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi cho

IN

vận động 2 - 3 giờ/ngày; Lợn ở giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi cho vận động 1 – 2

* Chuồng nuôi


K

giờ/ngày; Lợn ở giai đoạn 6 - 8 tháng không cần vận động.

O

̣C

Có thể dùng chuồng 1 dãy (K45), hoặc chuồng 2 dãy (K54), chuồng hướng

̣I H

Nam, hoặc Nam Bắc, mặt trời chạy trên nóc chuồng. Chuồng phải đảm bảo Đông
ấm, Hè mát, luôn khô, sạch. Nên có sân chơi để lợn ăn và ở trong nhà, vận động,

Đ
A

uống nước ở ngoài sân [11].
* Phòng trừ dịch bệnh
Trước khi lợn đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 - 12 tuần

tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần
tiêm cho lợn trong thời kỳ lợn con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại.
Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, lợn có thể được tiêm nhắc
lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone,
Dipterex, Levamysone cho lợn trước khi đưa vào nuôi thịt [12].

9



Ngoài ra, nên tự túc con giống hoặc không mua heo chợ về nuôi; khu vực
chăn nuôi không cho người ngoài vào, nếu cho thì phải khử trùng tốt trước khi vào;
có chuồng cách ly: cách ly lợn ốm, mới nhập về, chuồng cách ly phải ở xa chuồng
nuôi, cuối hướng gió.
Thức ăn được mua từ chợ phải xử lý qua nhiệt trước khi cho lợn ăn; dùng các
loại thức ăn kháng sinh thô để vừa kích thích sinh trưởng, vừa phòng bệnh cho lợn;
cần phát hiện điều trị bệnh kịp thời.

Ế

* Xuất bán lợn

U

Cần xuất bán lợn ở thời gian nuôi và trọng lượng thích hợp (lợn lai F1 50%

́H

máu ngoại nên nuôi 4 – 5 tháng, khối lượng xuất chuồng 70kg; Lợn ngoại nên nuôi
3,5 – 4 tháng, khối lượng xuất chuồng 100kg) và thời giá tốt để nâng cao hiệu quả



kinh tế (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) [12].
1.1.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt

H

1.1.3.1. Theo phương thức chăn nuôi


IN

- Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT) là phương thức chăn nuôi được

K

lưu tryền từ xa xưa và ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở những vùng
kinh tế còn khó khăn, ít có điều kiện để tiếp cận khoa học kỹ thuật. Với yêu cầu

O

̣C

chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa của con

̣I H

người hoặc sản phẩm phụ của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm. Các giống
lợn được nuôi phù hợp là giống lợn nội như lợn Ỉ, Móng Cái,... và một số giống lợn

Đ
A

lai (lai F1). Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thời gian chăn nuôi kéo dài,
năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng [11, 12].
- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN) là phương thức chăn nuôi kết
hợp giữa kinh nghiệm nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Sử
nguồn thức ăn sẳn có như cám, gạo, ngô, khoai, sắn,... kết hợp với thức ăn đậm đặc pha

trộn, đảm bảo chế dộ dinh dưỡng cho lợn. Giống lợn được sử dụng chủ yếu là các
giống lai, phương thức này tương đối phù hợp với hình thức chăn nuôi hộ gia đình ở
nước ta hiện nay và là phương thức được người nông dân áp dụng phổ biến [12].

10


- Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN) là phương thức chăn nuôi dựa
trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cao sản cho
năng suất, chất lượng sản phẩm thịt tốt như các giống lợn lai (bao gồm lợn F1, F2)
hoặc giống thuần ngoại. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là yêu cầu đầu tư
vốn lớn, chuồng trại đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trong
quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy trình công nghiệp,
năng suất sản phẩm cao, thời gian của một chu kỳ chăn nuôi ngắn, phù hợp với chăn

Ế

nuôi quy mô lớn. Đây là phương thức chăn nuôi đã được áp dụng phổ biến đối với

U

các nước có nền công nghiệp phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Đức,... và ở Việt

1.1.3.2. Theo hình thức tổ chức chăn nuôi

́H

Nam đang được phát triển mạnh trong chăn nuôi quy mô trang trại.




Tùy theo điều kiện của các cơ sở chăn nuôi (vốn, lao động, đất đai, mục đích
kinh doanh,...) khác nhau mà quy mô chăn nuôi cũng rất khác nhau.

H

- Quy mô nhỏ (QMN) là quy mô chăn nuôi thường gắn liền với phương thức

IN

chăn nuôi truyền thống của hộ gia đình nông dân, số lượng lợn thịt có mặt thường

K

xuyên là dưới 25 con [37]. Đây là hình thức chăn nuôi khá phổ biến và chiếm tỷ lệ

O

khó khăn.

̣C

cao hiện nay ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế còn gặp

̣I H

- Quy mô vừa (QMV) là cơ sở chăn nuôi có số lượng lợn thịt thường xuyên
có mặt từ 25 con đến dưới 100 con và được gọi là chăn nuôi theo quy mô gia trại

Đ

A

[37]. Hiện nay chăn nuôi gia trại đang có xu hướng phát triển nhanh tại các vùng
đồng bằng ở nước ta, góp phần khắc phục những hạn chế của chăn nuôi lợn quy mô
nông hộ.

- Quy mô lớn (QML) là quy mô chăn nuôi gắn liền với sự đầu tư lớn về
chuồng trại, lao động, vốn,... và chủ cơ sở chăn nuôi lợn là những người năng động,
số lợn thịt thường xuyên có từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) [24, 25, 37].
Những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn này chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lợn, đây
là hình thức chăn nuôi chưa được phổ biến nhiều nhưng đang được nhà nước
khuyến khích phát triển.

11


1.1.3.3. Theo hướng chăn nuôi
- Hướng nuôi lấy nạc là hướng nuôi đem lại sản phẩm nhiều nạc, tỷ lệ nạc
chiếm từ 52 đến 60% trong thân thịt, trọng lượng giết thịt nhỏ (90 – 95 kg). Với
hướng nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn cao sản (Landrace, Duroc,
Large White, Hampshire…), chế độ nuôi dưỡng tốt và chi phí đầu tư lớn [11, 12].
- Hướng nuôi lấy mỡ là hướng nuôi cho ra sản phẩm nhiều mỡ. Tỷ lệ mỡ có
thể lên đến 40-45% trong thân thịt. Với hướng nuôi này yêu cầu phải chọn những

Ế

giống lợn hướng mỡ, chưa cải tiến (các giống lợn nội của nước ta, giống lợn

U


Bershire...). Ngoài ra thường áp dụng hướng nuôi này để vổ béo lợn nái sinh sản

́H

loại thải. Khi nuôi dưỡng chú ý đến mức dinh dưỡng vừa phải, có hàm lượng
protein thấp trong khẩu phần (CP:12 - 10%). Giai đoạn cuối sử dụng một tỷ lệ tinh



bột cao. Thời gian nuôi sẽ kéo dài từ 8 đến 10 tháng [11, 12].

- Hướng nuôi thịt (nạc- mỡ) là hướng nuôi cho sản phẩm mỡ - nạc hoặc nạc -

H

mỡ. Tỷ lệ nạc trong thịt xẻ đạt trên 40%. Với hướng nuôi này yêu cầu phải chọn

IN

những giống lợn cải tiến (lợn ngoại lai với lợn nội), thức ăn có chất lượng vừa, tận

K

dụng các phụ phẩm (protein từ 14 đến 15% trong khẩu phần). Thời gian nuôi dài

O

đến 120 kg [11, 12].

̣C


hơn phương thức nuôi lấy nạc 7 đến 8 tháng, trọng lượng của lợn có thể đạt từ 110

̣I H

1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Đ
A

1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong thực tế người ta thường sử dụng định nghĩa giản đơn về tăng trưởng

kinh tế do Simon Kuznets, nhà kinh tế học đạt giải Nobel đưa ra. Ông cho rằng tăng
trưởng là sự gia tăng liên tục về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công
nhân [14]. Định nghĩa của Kuznets tương tự như định nghĩa do Douglass North và
Robetrt Paul Thomas đưa ra: "Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh
hơn dân số" [14]. Dĩ nhiên, ở đây có thể coi "sản lượng" là bao gồm tất cả hàng hoá
và dịch vụ mà người dân thụ hưởng, cho dù thông thường chúng có được ghi nhận
như các thước đo chính thức của sản phẩm quốc dân hay không. Điều đó có nghĩa

12


tăng trưởng kinh tế là toàn bộ quá trình dẫn đến sản lượng tính theo đầu người cao
hơn. Vì thế, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng mức tăng lên
của tổng sản phẩm hay tổng sản phẩm bình quân đầu người. Mức tăng lên này được
thể hiện cả bằng số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, khi xem xét tăng trưởng
kinh tế trong phạm vi không gian của một vùng hay một ngành thì việc sử dụng chỉ

tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP) là rất khó thực hiện. Vì thế, để
đánh giá đúng mức tăng trưởng kinh tế của vùng, ngành phải sử dụng các chỉ tiêu

Ế

sản lượng (Q), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp

U

(MI) tính trên đầu người để thay thế [17].

́H

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng



thêm về quy mô, sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường
là 1 năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một địa phương, một ngành,

H

một vùng hay của một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng

IN

trưởng kinh tế là rất quan trọng bởi lẽ vấn đề quan tâm của mọi nền kinh tế chung

K


quy lại chính là khả năng thoả mãn nhu cầu của con người ngày càng tăng.
1.2.1.2. Phát triển kinh tế

O

̣C

Theo Triết học Mác - Lênin, phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến

̣I H

cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). Phát triển là
thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới.

Đ
A

Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật, nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu
tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật [3].
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế. Đã có

nhiều tranh luận về định nghĩa nền kinh tế "thành công nhất" là nền kinh tế đem đến
cho người dân của mình nhiều phúc lợi cao nhất hay là một nền kinh tế cải thiện với
tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, không thể phủ định một điều rằng: sự thành công của
một nền kinh tế bằng cách này hay cách khác có quan hệ trực tiếp đến phúc lợi con
người. Adam Smith đã chỉ ra điều này từ những năm 1776. Ông ta khẳng định rằng
của cải của một quốc gia được xác định không phải bằng lượng vàng trong ngân khố

13



quốc gia, quy mô hải quân và lục quân hoặc sự thành công của một số ngành công
nghiệp của đất nước, mà được xác định bằng lượng hàng hoá và dịch vụ mà toàn bộ
dân số của quốc gia đó có thể có được [14]. Nói cách khác của cải của một quốc gia
là một số hàng hoá và dịch vụ nhất định mà những cá nhân sinh sống tại quốc gia đó
được thụ hưởng. Nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế cung cấp mức phúc lợi cao
nhất cho nhiều người nhất. Có thể không bao giờ có được sự nhất quán hoàn toàn về
cách để đo lường phúc lợi cá nhân một cách chính xác, bởi có thể cái làm tăng mạnh

Ế

phúc lợi của người này lại có thể hầu như không làm tăng gì cả đối với người khác.

U

Thậm chí, nếu có thể thống nhất chính xác cái gì quyết định phúc lợi của con người

́H

thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đo lường chính xác từng yếu tố một làm
tăng phúc lợi của con người [14]. Tất nhiên, chúng ta có thể sử dụng các thước đo



chung, từ đó cho phép có những nhận xét đánh giá về mức sống và chất lượng cuộc
sống của con người được thay đổi như thế nào theo thời gian. Như vậy, nếu tăng

H


trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường thì người

IN

ta coi đó như là sự phát triển kinh tế, nghĩa là tăng trưởng cả về lượng và về chất.

K

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi cả số lượng
và chất lượng của cuộc sống. Nó đặt tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với các

O

̣C

vấn đề xã hội và môi trường. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình

̣I H

tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm
cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và môi

Đ
A

trường. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng

trưởng là điều kiện cần đối với sự phát triển nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ.

Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng xã
hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không thực tế và không tồn tại
[14]. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao liên tục sẽ có điều kiện nâng cao thu
nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, có tích luỹ để tái đầu tư, mở
rộng sản xuất, thu hút lao động đồng thời có khả năng đầu tư cao cho giáo dục và

14


đào tạo, y tế để không ngừng nâng cao chất lượng lao động, có điều kiện để đầu tư
cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và có điều kiện thực hiện các chính sách xã
hội đối với những người thuộc diện bảo hiểm xã hội và những người có công. Kết
quả này là điều kiện đủ cho việc khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo ra
sự phát triển kinh tế. Như vậy, tăng trưởng chỉ nói đến sự gia tăng của sản lượng
trong khi phát triển bao hàm tất cả những thay đổi trong nền kinh tế như những thay
đổi về xã hội, chính trị và định chế đi kèm với sự thay đổi sản lượng [17]. Tuy

Ế

nhiên, không nên bàn nhiều đến những lập luận về mặt ngữ nghĩa, mà chỉ nên thống

U

nhất và khẳng định không thể có tăng trưởng bền vững nếu không có những thay

́H

đổi rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế và xã hội, và thật sự khó nhận thấy sự phát
triển kinh tế nào đáng kể mà lại không có gia tăng của nền kinh tế trong việc sản




xuất ra hàng hoá và dịch vụ.

Tăng
trưởng

̣I H

O

̣C

K

IN

H

Phát triển

Đ
A

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển

Khái niệm của Học viện Phát triển châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp

quốc cho rằng phát triển là sự tăng trưởng có tổ chức, trong đó tăng trưởng được
gắn với yếu tố kinh tế và hiệu quả. Phát triển được xem là sự tăng trưởng cộng với

sự thay đổi về xã hội. Phát triển còn được xem như là sự phát huy hiệu quả của tăng
trưởng thông qua một hệ thống kế hoạch và chính sách phát triển [17].
Định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo phát triển thế giới
năm 1992: Nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, nâng cao
dịch vụ giáo dục, y tế và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của

15


×