Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.7 KB, 53 trang )

Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của xã hội luôn gắn liền với sự phát triển
của giáo dục và giáo dục quyết định cho sự phát triển của xã hội. Với yêu cầu của
đất nước, của xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay thì công tác giáo dục
chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ
cao. Như vậy muốn đất nước ngày càng phát triển thì phải đổi mới toàn diện hệ
thống giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó việc cải tiến và đổi
mới phương tiện dạy học (PTDH) là một trong những biện pháp hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, việc đổi mới PTDH trên phạm vi cả nước vẫn gặp rất nhiều khó
khăn. Trong đó việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa được
sử dụng đồng bộ, chủ yếu tập trung nhiều ở những trường thành phố, còn ở
vùng nông thôn và miền núi thì vẫn chưa được đáp ứng đủ và còn gặp rất nhiều
khó khăn.
Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ dạy học môn Lịch sử ở tiểu học hiện nay là
cung cấp cho học sinh (HS) một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt
Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS
các kĩ năng như quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử,
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp;
phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó báo cáo kết
quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; đặc biệt là vận dụng các kiến
thức đã học vào thực tiễn đời sống… Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS
những thái độ và thói quen tích cực trong học tập.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử hiện nay là học
Lịch sử không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy
đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, HS học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
1


Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
khoa mà là: HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các
hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. "Ngay ở tiểu
học HS cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt
động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ
đẳng nhất." (Sách tra cứu về lí luận dạy học lịch sử. Duesseldorf, 1992, tr. 544).
Là một giáo viên (GV) tiểu học tương lai, tôi vẫn luôn suy nghĩ môn Lịch sử
là một môn học khó hứng thú đối với HS. Như vậy phải làm cách nào để khơi gợi
cho các em sự hứng thú học tập môn này. Muốn vậy, GV không chỉ cần có kiến
thức lịch sử một cách chính xác mà còn phải vận dụng những phương pháp,
PTDH một cách linh hoạt và phù hợp.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử
dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu
học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế.”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng PTDH môn Lịch sử
và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng những phương tiện
này trong việc nâng cao tính tích cực, hứng thú cho HS lớp 4A trường Tiểu học
Phú Sơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng PTDH trong dạy học môn Lịch sử 4 trường Tiểu học
Phú Sơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
4.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
4.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng PTDH trong môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học
Phú Sơn.
+ Thiết kế phiếu điều tra:
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm

2
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thiết kế phiếu điều tra HS để tìm hiểu thái độ, ý thức, sự hứng thú và mong
muốn của HS đối với việc học tập môn Lịch sử cũng như đối với việc sử dụng
PTDH trong môn Lịch sử của GV.
+ Điều tra, xử lí kết quả để rút ra kết luận về thái độ học tập, mong muốn
của HS về việc sử dụng các PTDH lịch sử của GV. Đồng thời biết được hiệu quả
của việc sử dụng các phương tiện đó thông qua cái nhìn của HS.
+ Phỏng vấn GV để tìm hiểu về cơ sở vật chất của trường và việc sử dụng
các PTDH môn Lịch Sử (các PTDH thường dùng, thuận lợi và khó khăn khi sử
dụng phương tiện, hiệu quả sử dụng phương tiện); tìm hiểu hoàn cảnh chung, thái
độ học tập của HS.
+ Dự giờ một tiết dạy lịch sử của GV để tìm hiểu GV sử dụng các phương
tiện dạy học như thế nào, có đảm bảo các yêu cầu không.
+ Xem vở ghi của HS để biết được việc ghi chép và mức độ hiểu bài của các
em như thế nào.
4.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong quá trình
dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi sử dụng PTDH để dạy môn Lịch sử cho HS lớp
4A trường Tiểu học Phú Sơn.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tìm hiểu được thực trạng và đề xuất một số biện pháp hiệu quả trong
việc sử dụng PTDH môn Lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn này ở trường Tiểu học Phú Sơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu cơ sở lí luận
nhằm làm rõ vấn đề khoa học

7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra đối tượng và lấy kết quả
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
3
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
khách quan nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.
7.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn HS và GV tại trường từ
đó thống nhất tối đa kết quả nghiên cứu.
7.4. Phương pháp thống kê toán học: dựa trên những số liệu thu thập được
từ bảng hỏi, từ đó xử lí số liệu để đưa ra kết luận.
7.6. Phương pháp quan sát: dự giờ để biết được GV sử dụng các PTDH
trong môn Lịch sử như thế nào; quan sát sản phẩm giáo dục, cụ thể ở đây là vở
ghi của HS để biết được trong quá trình dạy học Lịch sử, cùng với viêc kết hợp
sử dụng các PTDH thì HS hiểu bài đến đâu, các em ghi chép được những nội
dung gì…
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
4
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện dạy học
trongdạy học môn Lịch sử lớp 4
1.1. Khái niệm
1.1.1. Phương tiện dạy học là gì?
Phương tiện dạy học (bao gồm thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học…) “là tất
cả những phương tiện vật chất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp
lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học” (Theo
Lotx,Klinbơ (Đức)).
Theo các chuyên gia thiết bị dạy học của Việt Nam, thiết bị dạy học là thuật
ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng

với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS thì đó là các
nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật,
thuyết khoa học…hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo,đảm bảo phục vụ mục
đích dạy học.
PTDH bao gồm máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hóa chất,
tranh ảnh, đồ dùng giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các
thiết bị trực quan khác.
• Thiết bị dạy học lịch sử là loại phương tiện chứa đựng, chuyển tải lượng thông
tin đối với GV trong quá trình giảng dạy và là nguồn tri thức phong phú đa dạng,
nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức đối với HS.
Sử dụng các thiết bị dạy học một cách hiệu quả sẽ góp phần đổi mới phương
pháp dạy học của thầy và trò, chống lại việc “dạy chay”, “học chay”, một tình
trạng phổ biến ở nhiều trường hiện nay.
1.1.2. Phân loại phương tiện dạy học
Có thể phân loại các PTDH theo một vài cách khác nhau tùy theo quan điểm
sử dụng.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
5
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện,
PTDH có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm.
+ Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên
lý thiết kế về cơ, điện, điện tử theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các
phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy dạy
học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình
Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong
nhiều thế kỷ. Khi sử dụng phần cứng, người GV đã cơ giới hóa và điện tử hóa
quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt.
+ Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư

phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho HS một khối lượng kiến thức hay cải
thiện hành vi ứng xử cho HS.
Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu
giáo khoa
- Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các PTDH thành hai loại: phương
tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá
trình dạy học.
+ Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết
bị và dụng cụ được GV sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Đó có thể là:
• Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim,
máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy
quay phim
• Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra
cứu, sách bài tập, chương trình môn học )
• Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi
âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim
dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình )
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
6
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, máy
luyện tập, các phương tiện sản xuất
+ Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương
tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên
tục.
Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định,
bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng
Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến

trình học tập, về thành tích học tập của HS.
- Dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại PTDH thành hai loại:
các PTDH truyền thống và các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
1.2. Đặc trưng môn Lịch sử lớp 4
1.2.1. Khái quát môn Lịch sử lớp 4
Tổng quát Phân bài
Buổi đầu dựng nước và giữ
nước (khoảng thế kỉ VI trước
công nguyên đến khoảng năm
179 trước công nguyên)
Bài 1. Nước Văn Lang
Bài 2. Nước Âu Lạc
Hơn một nghìn năm đấu
tranh giành lại độc lập (từ
năm 179 TCN đến 938)
Bài 3. Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến
phương Bắc
Bài 4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(năm 938)
Bài 6. Ôn tập
Buổi đầu độc lập (từ năm
938 đến năm 1009)
Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất (năm 981)
Nước Đại Việt thời Lý (từ
năm 1009 đến năm 1226)
Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Bài 10. Chùa thời Lý

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ hai (1075-1077)
Nước Đại Việt thời Trần (từ Bài 12. Nhà Trần thành lập
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
7
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
năm 1226 đến năm 1400) Bài 13. Nhà Trần và việc đắp đê
Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên –
Mông
Bài 15. Nước ta cuối thời Trần
Nước Đại Việt buổi đầu thời
Hậu Lê (thế kỉ XV)
Bài 16. Chiến thắng Chi Lăng
Bài 17. Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Bài 18. Trường học thời Hậu Lê
Bài 19. Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Bài 20. Ôn tập
Nước Đại Việt thế kỉ XVI –
XVIII
Bài 21. Trịnh Nguyễn phân tranh
Bài 22. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII
Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm
1786)
Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
Bài 26. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua
Quang Trung
Buổi đầu thời Nguyễn
(từ năm 1802 đến năm 1858)

Bài 27. Nhà Nguyễn thành lập
Bài 28. Kinh thành Huế
Bài 29. Tổng kết
1.2.2. Đặc trưng môn Lịch sử lớp 4
Đặc trưng nổi bật của môn Lịch sử lớp 4 là:
- Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá
khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử.
Nhận thức lịch sử phải thông qua những dấu tích của quá khứ, cũng như chứng
cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Do đó, việc đầu tiên, tất yếu không thể
không tiến hành là cho HS tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức
khác nhau. Ở tiểu học cần có những biểu tượng về các sự kiện đã diễn ra, cần
phải tạo ra được nhận thức của HS những hình ảnh cụ thể, sinh động, rõ nét về
các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những
điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ thể.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
8
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp
vào trí nhớ của HS theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, HS học thuộc
lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà: HS thông qua quá trình làm việc với sử
liệu, tự tạo ra cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra
trong quá khứ. “Ngay ở tiểu học, HS cũng phải được làm quen và học tập các
thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ của nó
chỉ dừng lại ở các hình thức sơ đẳng nhất”. Điều đó cũng có nghĩa là, ngay ở tiểu
học, quan niệm học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử cần được bỏ đi,
phải được thay thế quan niệm mới: học tập lịch sử là làm việc với các nguồn tư
liệu lịch sử theo nghĩa rộng của nó”
Cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện
lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho HS những thông tin về các sự

kiện đã diễn ra mà HS phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự
phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức biểu
tượng về chúng.
1.3. Các phương tiện có thể sử dụng trong quá trình dạy học môn Lịch sử
lớp 4
PTDH phân môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng: hình vẽ trên bảng, các
loại tranh ảnh lịch sử, sơ đồ, bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa, phim tư liệu, máy
chiếu, các phần mềm ứng dụng phục vụ việc soạn bài, băng hình, đĩa CD,…
Cụ thể như sau:
• Các phương tiện truyền thống:
 Bảng dạy học:
Ngày nay, tuy đã có nhiều phương tiện khác như máy chiếu, slide, video
bảng dạy học vẫn được sử dụng rộng rãi trong lớp học. Đặc biệt đây là phương
tiện không thể thiếu trong dạy học Lịch sử.
Tác dụng:
+ Bảng dạy học là một phương tiện hỗ trợ cho giáo viên để truyền thụ
kiến thức cho học sinh.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
9
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Bảng dạy học là một phương tiện đặc biệt cần thiết để dạy ngôn ngữ,
khoa học cơ bản, kỹ thuật Sử dụng giúp cho buổi dạy thêm sinh động, giúp
cho HS tiếp thu bài giảng dễ dàng và tập trung.
+ Bảng dạy học tạo điều kiện thuận lợi (mà nhiều phương tiện khác không
có được) cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng, hình vẽ biểu diễn và nêu
trọng tâm vấn đề cần truyền thụ cũng như nhấn mạnh các đặc điểm cần ghi nhớ
của vấn đề trình bày.
 Hình vẽ trên bảng (HVTB):
Hình vẽ là một trong những loại phương tiện truyền thống thường được sử

dụng trong dạy học lịch sử. HVTB thường được GV trực tiếp vẽ trong quá trình
giảng dạy và phải đạt được các yêu cầu khi sử dụng loại phương tiện này. HVTB
có thể được vẽ một cách tổng quát hoặc theo chi tiết, HVTB có thể là hình hai
chiều hoặc hình ba chiều.
Hình vẽ trên bảng chỉ được thực hiện khi có GV vì nó không có khả năng
truyền đạt tất cả các tính chất của đối tượng nghiên cứu, của các hiện tượng và
quá trình xảy ra. Trong quá trình giảng bài, GV có thể bổ sung các chi tiết để
minh họa các vấn đề được nêu. Hình vẽ trên bảng cần được xuất hiện trong thời
gian dạy học khi cần minh họa các vấn đề được giáo viên thuyết giảng bằng lời,
vì vậy việc vẽ sẵn các hình vẽ trước giờ học làm cho hiệu quả sử dụng của nó
kém đi rất nhiều.
 Tác dụng:
+ HVTB có thể được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm dẫn dắt sự tiếp thu
liên tục của HS. Hình vẽ trên bảng có thể được dùng trong các công việc: nghiên
cứu tài liệu mới, làm việc độc lập và kiểm tra.
+ GV có thể dùng hình vẽ trên bảng để kiểm tra kiến thức của HS, làm rõ
hơn các vấn đề cần truyền đạt, tăng mức độ giao tiếp giữa thầy và trò.
+ HVTB truyền đạt tốt nhất các lượng tin qua hình phẳng vì vậy giúp cho
HS dễ quan sát và học tập.
+ Giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách trực tiếp và dễ
hiểu.
 Các loại tranh ảnh lịch sử:
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
10
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tranh ảnh lịch sử được sử dụng trong dạy học môn Lịch sử lớp 4 bao gồm
những tranh ảnh về các sự kiện, nhân vật lịch sử, các hiện vật lịch sử,…
 Tác dụng:
+ Tranh ảnh lịch sử giúp cho GV tiết kiệm được thời gian vẽ hình trên lớp,

nhờ đó GV có thể truyền đạt nhanh hơn hoặc khi cần có thể bỏ qua lượng thông
tin không cần thiết cho việc dạy và học.
+ Tranh, ảnh lịch sử tạo điều kiện cho việc tổ chức thảo luận tập thể ở lớp,
cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề.
+ Nhờ có tranh, ảnh lịch sử GV có thể truyền đạt cho HS những sự kiện,
nhân vật lịch sử của quá khứ, giúp cho HS có cái nhìn trực quan, sinh động và có
thể tưởng tượng các sự kiện đã diễn ra như thế nào, nhân vật LS có hình dáng ra
sao…
 Bản đồ, lược đồ:
Đồ dùng trực quan nói chung, lược đồ, sơ đồ, đồ thị lịch sử… nói riêng là
một phương tiện quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Tác dụng:
+ Đặc trưng của môn Lịch sử là không thể “ trực quan sinh động” quá khứ.
Lược đồ, bản đồ là phương tiện giúp người học có biểu tượng lịch sử để hình
thành khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm.
+ Lược đồ, sơ đồ, đồ thị lịch sử được sử dụng hợp lý sẽ làm cho tiết học
sinh động và đặc biệt là kích thích nhận thức, phát triển tư duy, khả năng hoạt
động độc lập của học sinh, tăng sự chú ý tìm tòi, hấp dẫn đối với người học;
+ Thông qua việc hướng dẫn, tổ chức cho HS làm việc với bản đồ, lược đồ
sẽ hình thành cho HS các kĩ năng làm việc với bản đồ, rèn sự quan sát nhanh
nhạy, nắm bắt sự kiện,…
+ Các trò chơi ô chữ sử dụng bản đồ có thể tạo sự hứng thú cho HS, tránh
sự nhàm chán.
 Sách giáo khoa:
SGK là một phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong mỗi tiết học lịch
sử. SGK có hệ thống kiến thức chính xác và phù hợp với HS. Ở cuối mỗi bài
đều có các câu hỏi nhằm củng cố kiến thức.
 Tác dụng:
+ Sách giáo khoa đặc biệt cần thiết khi ra bài tập làm ở nhà, khi cần định
hướng chú ý của học sinh vào những khía cạnh cơ bản của các hiện tượng và đối

tượng học tập.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
11
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Kênh hình trong SGK là nguồn cung cấp thông tin độc lập cho HS, vừa là
phương tiện để minh họa, cụ thể hóa nội dung kiến thức có trong kênh chữ.
+ SGK cung cấp kiến thức cho HS, giúp các em hiểu rõ các sự kiện, hiện
tượng hiện tượng lịch sử, tiến tới hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển toàn diện HS.
+ SGK giúp cho việc học ở nhà của HS được tốt hơn, nó giúp ích cho việc
tự nghiên cứu bài mới và học bài cũ của HS.
+ Các câu hỏi trong sách nhằm củng cố kiến thức cho HS và phát huy tính
tích cực, khả năng tư duy cho HS.
• Các phương tiện nghe nhìn hiện đại bao gồm: máy chiếu(Projector,
Overhead…), máy tính, phần mềm Powerpoint, các phần mềm trình diễn,
phim tư liệu, video,…
 Tác dụng, vai trò:
- Giúp cho những kiến thức lịch sử trong quá khứ được tái hiện lại một cách trực
quan, nhờ đó mà HS có thể hình dung sự kiện, hiện tượng LS đó.
- Giảng dạy bằng phương tiện máy chiếu, GV dễ dàng làm cho bài giảng lịch sử
trở nên sinh động, trực quan thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh,
hình ảnh, màu sắc
- Sử dụng CNTT trong dạy học lịch sử sẽ giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn
và kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, mặt khác tiết
kiệm được thời gian trong bài giảng có sử dụng nhiều đoạn miêu tả, tường thuật.
Khi có sự hỗ trợ của phần mềm, những hình ảnh, âm thanh được truyền tải đến
học sinh (HS) một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học chóng nắm bắt được
mức độ tiếp thu bài của HS, từ đó có sự điều chỉnh trong phương pháp dạy học.
- Làm cho công việc dạy học nhẹ nhàng, thoải mái; hỗ trợ GV hệ thống

hóa kiến thức; có khả năng phóng lớn nội dung bài giảng; sử dụng hình ảnh,
màu sắc, âm thanh phong phú, sống động; tự động hoá việc triển khai bài giảng;
sử dụng nhiều lần nội dung bài giảng; dễ dàng chỉnh sửa nội dung sẵn có;
- Là công cụ hỗ trợ giúp cho HS nhận thức, hệ thống hoá kiến thức, vận
dụng kiến thức…( HS dễ tiếp thu, hiểu sâu, nhớ lâu ), từ đó mà HS học tập một
cách tích cực, hứng thú hơn,…
- Thiết kế bài giảng lịch sử trên phần mềm Microsoft Power Point với
những hiệu ứng đa dạng, phong phú, hình ảnh và tư liệu lịch sử sinh động sẽ có
tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của
HS.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
12
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối với HS, khi được học tập lịch sử trên phần mềm Microsoft Power
Point do GV biên soạn sẽ góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn
diện tri thức lịch sử của các em.
- Giúp HS phát triển một cách toàn diện trong quá trình học tập bộ môn
như năng lực nhận thức (quan sát, hình dung tưởng tượng, tư duy,…), kỹ năng
học tập bộ môn (kỹ năng so sánh, phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện, hiện
tượng lịch sử,…) và các năng lực hành động khác.
Ngoài ra, với vai trò là một PTDH hiện đại, phần mềm này còn có chức năng nổi
trội là giúp GV cung cấp cho HS những thông tin lịch sử dưới nhiều hình thức
phong phú, đa dạng như: minh họa kiến thức bằng biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, đồ thị,
xây dựng trò chơi lịch sử,… làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn và gây
hứng thú học tập bộ môn cho HS.
1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng các phương tiện dạy học trong quá
trình dạy môn Lịch sử lớp 4
1.4.1. Đối với việc sử dụng phương tiện dạy học môn Lịch sử trong việc
nâng cao chất lượng dạy học

Trong dạy học Lịch sử, PTDH có một vai trò hết sức quan trọng. Ngoài tác
dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo biểu tượng,
cụ thể hóa sự kiện Lịch sử cho HS dễ tiếp thu kiến thức, thiết bị dạy học còn là
một nguồn tư liệu quan trọng. Trên cơ sở khai thác thông tin từ nguồn tư liệu do
thiết bị mang lại, dưới sự tổ chức, dẫn dắt của GV, HS sẽ từng bước lĩnh hội,
nắm vững kiến thức bài học. Trong quan niệm dạy học hiện nay, kênh hình trong
sách giáo khoa và thiết bị dạy học không chỉ dừng lại ở việc minh họa kiến thức
bài học , làm bài học thêm sinh động mà còn xác định là nguồn sử liệu quan
trọng, một bộ phận cấu thành của bài học lịch sử.
Vì vậy, việc sử dụng các PTDH vào dạy môn Lịch sử góp phần đổi mới
phương pháp dạy học môn này. Điều này không chỉ thay đổi cách thức, phương
pháp học tập của HS mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.4.2. Đối với học sinh
Trong hoạt động giảng dạy, các PTDH có vai trò rất quan trọng, làm tăng
tính trực quan trong quá trình tiếp nhận tri thức của HS. Các PTDH góp phần
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
13
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho HS, rèn
luyện các kĩ năng làm việc với tranh ảnh,bản đồ, biểu đồ…
Các thiết bị dạy học vừa là nguồn tri thức, vừa là giá mang tri thức đến với
cho người học bằng việc tác động đến các giác quan, tạo được sự hấp dẫn, kích
thích lòng ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của HS. Mặt khác
theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới thì thiết bị dạy học là một
phương tiện hữu hiệu giúp HS tự khám phá tri thức, hình thành kĩ năng học tập,
thực hành góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Việc sử dụng PTDH các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng sẽ
giúp cho HS học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và thay đổi thói quen
học tập thụ động, ghi nhớ máy móc

Ngoài ra, PTDH còn giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài
lâu hơn. PTDH giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những
máy móc và thiết bị quá phức tạp.
Tuy nhiên, không phải bao giờ và bất cứ đâu PTDH cũng có tác dụng tích
cực đến hoạt động nhận thức của HS. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng
với những yêu cầu sư phạm cụ thể, các phương tiện đó lại có tác dụng theo chiều
tiêu cực, làm cho HS hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém Vì thế, khi sử dụng
phương tiện, người GV phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như
yêu cầu của phương tiện để từ đó có được hiệu quả dạy học như mình mong
muốn.
1.4.3. Đối với giáo viên
Các phương tiện kỹ thuật không chỉ giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách
thuận lợi mà còn góp phần giảm nhẹ công việc của GV. Có được các phương tiện
thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác
giảng dạy.
Ngoài ra, PTDH còn giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi
tiết học. Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
14
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS
tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (Những gì họ nghe
được không bằng những gì họ nhìn thấy và những gì họ nhìn thấy thì không bằng
những gì họ tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện khoa học kỹ thuật vào
quá trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và
từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành
kỹ năng, kỹ xảo cho HS.
1.5. Các yêu cầu đảm bảo khi sử dụng phương tiện dạy học môn Lịch sử

1.6.1. Các yêu cầu chung đối với các phương tiện dạy học
1.5.1.1. Đảm bảo tính khoa học, sư phạm
Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương PTDH. Chỉ tiêu
này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương
pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm
thể hiện ở chỗ:
- PTDH phải bảo đảm cho HS tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo tương ứng
với yêu cầu của chương trình học, giúp cho GV truyền đạt một cách thuận lợi các
kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề
- Nội dung và cấu tạo của PTDH phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý
thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
- PTDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy
khả năng tiếp thu năng động của HS.
- Các PTDH hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và
hình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
PTDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các
hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.
1.5.1.2. Đảm bảo tính nhân trắc học
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
15
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thể hiện ở sự phù hợp của các PTDH với tiêu chuẩn tâm sinh lý của GV và
HS, gây được sự hứng thú cho HS và thích ứng với công việc sư phạm của thầy
và trò. Cụ thể là:
- PTDH dùng để biểu diễn trước HS phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các
PTDH dùng cho cá nhân HS không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
- PTDH phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.
- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô
hình, tranh vẽ)

- Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.
1.5.1.3. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Các PTDH phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm.
- PTDH phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như
các công trình nghệ thuật.
- PTDH phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm
cho HS nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.
1.5.1.4. Đảm bảo tính khoa học kỹ thuật (KHKT)
Các PTDH phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối
lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những
thành tựu của KHKT mới.
- PTDH phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.
- PTDH phải được áp dụng những tiến bộ KHKT mới nhất nếu có thể.
- PTDH phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.
1.5.1.5. Đảm bảo tính kinh tế
Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay
đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.
- Nội dung và đặc tính kết cấu của PTDH phải được tính toán để với một số lượng
ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.
- PTDH phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
16
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.5.2. Các yêu cầu đặc biệt đối với từng loại phương tiện dạy học trong dạy
học Lịch sử lớp 4
1.5.2.1. Đối với việc sử dụng hình vẽ trên bảng
- Để việc sử dụng HVTB có hiệu quả và tránh làm mất thì giờ, cháy giáo án, GV
cần phải có sự chuẩn bị trước, GV vẽ phải nhanh và phải chính xác.
- Hình vẽ không quá to hoặc quá nhỏ khiến diện tích bảng bị thu hẹp hay ảnh

hưởng đến sự quan sát của học sinh.
- Hình vẽ phải được vẽ ở nơi thuận lợi để HS dễ quan sát.
- GV cần kết hợp với việc trình bày các kí hiệu, dùng ngôn ngữ để giúp cho học
sinh hiểu các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà GV muốn giảng cho HS biết.
- Hình vẽ trên bảng phải rõ ràng, đơn giản để HS có thể theo kịp với quá trình
giảng bài của GV. Hình vẽ trên bảng không được có quá nhiều chi tiết và phải
được bố trí sao cho giáo viên có chỗ để ghi thêm hoặc vẽ thêm các vấn đề cần
làm rõ.
- Sau khi vẽ xong, GV cần phải cho HS tiến hành theo các bước sau:
+ Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ …
+ Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự
kiện đó.
+ Rút ra nguyên nhân, ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó.
1.5.2.2. Đối với việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa
Để sử dụng một cách có hiệu quả các tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo
khoa, GV cần nắm vững một số yêu cầu sau:
- Nắm chắc và hiểu rõ nội dung bức tranh, ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa (Nói
về cái gì? Về ai? Thể hiện điều gì? ). Nếu không nắm được nội dung, GV không
thể khai thác và sử dụng tốt.
- Sử dụng phải đúng lúc, đúng mục đích, đúng chỗ, đúng thời điểm; có phương
pháp thích hợp khi sử dụng mỗi loại.
- Chú ý đến trình độ của HS, tâm sinh lí lứa tuổi.
- Cần phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ. Bằng
việc ra câu hỏi liên quan đến tranh ảnh, lược đồ, bản đồ hay cho các em chơi các
trò chơi liên quan đến tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
17
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đảm bảo kết hợp giữa lời nói với việc sử dụng các tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để

HS hiểu sâu sắc nội dung lịch sử, đồng thời rèn luyện khả năng trình bày cho HS.
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng quá
mức để làm mất thì giờ hoặc phân tán sự chú ý của HS.
1.5.2.3. Đối với các tranh ảnh lịch sử
Khi sử dụng, điều trước tiên GV yêu cầu HS quan sát bức tranh/ảnh đó. Sau
đó GV đặt nhiệm vụ nhận thức cho HS thông qua các câu hỏi gợi mở: Tên gọi
bức tranh/ảnh đó là gì? Những nội dung gì đã được miêu tả trong bức tranh/ảnh?
(nói về cái gì hoặc về ai?); Bức tranh/ảnh thể hiện điều gì? Qua bức tranh/ảnh em
rút ra nhận xét gì? Cảm nghĩ của em sau khi quan sát bức tranh/ảnh đó?
Cuối cùng, GV mô tả và phân tích nội dung bức tranh/ảnh đó để các em hiểu
một cách đầy đủ hơn.
Ví dụ: Khi dạy về đời sống kinh tế, vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
thời Hùng Vương (Bài 1- Lịch sử 4), GV cho HS quan sát các bức ảnh trong
SGK (hình nhà sàn, cảnh giã gạo, cảnh người nhảy múa trên thuyền), sau đó gợi
ý để HS tìm hiểu: hình nhà sàn thể hiện người Lạc Việt ở như thế nào? Cảnh giã
gạo của đôi nam nữ chứng tỏ người Lạc Việt ăn bằng gì? Cảnh nhảy múa trên
thuyền đã thể hiện điều gì trong đời sống tinh thần của người Lạc Việt? Toàn bộ
những hình ảnh đó cho các em biết được điều gì trong đời sống sinh hoạt của
người dân Lạc Việt?
Tiếp theo, GV mô tả và phân tích: những hình ảnh trên thể hiện gần như toàn
cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. Nó là một bộ sử ghi lại
bằng hình ảnh phản ánh mọi mặt của đời sống con người.
Hình ảnh nhà sàn nói lên cách ở của người xưa. Người Lạc Việt làm nhà sàn
để tránh thú dữ. Những con chim Lạc khắc trên thân trống biểu hiện cho một nền
nông nghiệp trồng lúa nước, vì chim này thường sống ở vùng trồng lúa nước.
Hình ảnh giã gạo chày đôi (một nam một nữ) rất nhịp nhàng, uyển chuyển
không chỉ cho ta thấy cảnh lao động vui tươi mà còn cho ta biết con người ăn chủ
yếu bằng lúa gạo.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
18

Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bức ảnh sau cùng mô tả cảnh múa hát của con người trong lễ hội đua
thuyền. Trên đầu mọi người đều đội mũ long chim cao, có người thổi khèn, có
người cầm vũ khí múa theo một điệu nhạc.
Có thể nói đời sống của người Lạc Việt thật giản dị, mộc mạc nhưng tươi
vui.
1.5.2.4. Đối với việc sử dụng bản đồ, lược đồ
- Khi sử dụng bản đồ, lược đồ, GV cần chọn đúng thời điểm treo bản đồ, lược đồ
(không treo trước hoặc trình bày xong mới treo).
- Không nên treo ở giữa bảng đen, vì bảng còn để viết, phải treo ở chỗ cao ở góc
bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả các HS nhìn thấy rõ.
- GV phải đứng ở bên phải bản đồ, dùng thước chỉ các địa điểm cho thật chính xác.
- Trước khi sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày nội dung bài giảng, GV phải cho
HS quan sát, nắm vững các kí hiệu quy ước trên bản đồ/lược đồ, phải giúp cho
HS hiểu nội dung lịch sử được diễn đạt qua kí hiệu trên lược đồ, bản đồ.
- Cần kết hợp việc sử dụng bản đồ/lược đồ với các phương pháp dạy học khác như:
Đặt câu hỏi nhận thức, dùng lời tường thuật lại trận đánh, kết hợp với tranh ảnh,
tài liệu văn học, phim tư liệu và niên biểu lịch sử để miêu tả, tường thuật,…
Ví dụ: Khi dạy bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(năm 938), GV có thể đặt câu hỏi dựa trên bản đồ “quan sát bản đồ em hãy nêu rõ
Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình như thế nào ở vùng cửa sông Bạch Đằng để
đánh thắng quân Nam Hán?”
Hoặc là kết hợp bản đồ, lược đồ với các đoạn tường thuật , miêu tả: sau khi
nói qua về bối cảnh dẫn tới trận chiến, GV cần mô tả vị trí sông, rừng, từ đó làm
rõ kế sách của Ngô Quyền và tiếp theo là tường thuật trận chiến.
- Cần đặt ra những tình huống có vấn đề buộc HS phải động não để tạo nên sự vận
động tích cực bên trong.
- Đồng thời với việc sử dụng bản đồ SGK, GV phải biết khai thác, lồng ghép nội
dung kiến thức thể hiện bản chất tiềm ẩn đằng sau các con số, sự kiện. Qua đó,

HS từ biết sử đến hiểu sử, khêu gợi hứng thú, các em có nhu cầu tìm tòi, tra cứu,
thảo luận, phát biểu ý kiến để hiểu sâu sắc vấn đề.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
19
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Qua bản đồ, GV cần đưa thêm vào bài giảng những kiến thức mới, không được
đề cập trong SGK nhưng có liên quan mật thiết với bài học.
- GV cần biết cách sử dụng bản đồ theo hướng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho
HS. Bên cạnh sử dụng bản đồ để phát huy năng lực nhận thức, khả năng tư duy
độc lập, khả năng phân tích, tổng hợp cho HS thì việc sử dụng bản đồ, lược đồ
còn phải có khả năng giáo dục tư tưởng và tình cảm cho HS.
Ví dụ: Khi dùng lược đồ dạy về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sẽ giúp HS thấy
được tinh thần chiến đấu bất khuất của phụ nữ Việt Nam nói riền , dân tộc ta nói
chung. Từ đó, có thể rút ra kết luận: bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của
tất cả mọi người không phân biệt già, trẻ, gái, trai…
- Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ,… GV phải luôn chú ý đến sự thu nhận của
HS để điều chỉnh hoạt động dạy của mình cho phù hợp.
- Đối với bản đồ in sẵn do nhà nước cấp, khi sử dụng GV cần tuân thủ các yêu cầu
đã quy định. Còn đối với những bài có bản đồ trong SGK, nhưng không có bản
đồ lớn để dùng chung cho cả lớp thì GV nên in phóng to ra giấy hoặc bảng phụ.
Trong trường hợp vẽ ra bảng phụ, GV nên vẽ bảng đồ câm với một vài địa danh
quan trọng, trình bày sự kiện đến đâu, GV cần điền kí hiệu tượng trưng đến đó.
1.5.2.5. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và các phương tiện hiện
đại khác trong dạy học Lịch sử
- Trong tiết học, GV nên kết hợp cả phương tiện hiện đại và truyền thống: ngoài
việc dùng các hình ảnh, đoạn phim ngắn để minh họa nên cho HS thảo luận, kể
chuyện, tự nhận xét và phát biểu ý kiến của mình, các em sẽ tiếp thu nhanh bài
học.
- Khi thiết kế bài giảng, cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch lạc, tính chính

xác và hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của HS, nên làm cho HS
được bộc lộ suy nghĩ của mình qua giờ học. Sự trình diễn đừng quá phô diễn mà
phải chú ý đến mục tiêu đặt ra từ bài học.
1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học
1.6.1. Sự phát triển nhận thức của HS tiểu học
Ở bậc tiểu học, đây là giai đoạn quan trọng trong việc giáo dục nhận thức
cho các em. Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặc lớn của trẻ thơ.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
20
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khi môi trường thay đổi, đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý từ 30-35 phút. Trẻ
chuyển từ hiếu kì, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu
trẻ biết kiềm chế tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỉ luật, nề nếp,
chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của thao tác
tinh khéo đôi bàn tay để tập viết.
1.6.1.1. Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
• Tri giác:
Tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không ổn định:
+ Ở đầu bậc tiểu học: tri giác thường gắn với hành động trực quan.
+ Ở cuối bậc tiểu học: tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát
các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. Trẻ đã tri giác có mục đích,
phương hướng rõ ràng (biết lập kế hoạch học tập, sắp xếp việc nhà…)
1.6.1.2. Nhận thức lí tính
• Tư duy:
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan, cụ
hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu
tượng, khái quát.
Khả năng khái quát phát triển dần theo lứa tuổi. Lớp 4, 5 bắt đầu biết khái

quát hóa lí luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, còn sơ đẳng ở phần đông học
sinh tiểu học (HSTH).
• Tưởng tượng:
Ở HSTH đã phát triển hơn so với trẻ mầm non, cụ thể:
- Đầu bậc tiểu học: hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững, dễ thay
đổi.
- Cuối bậc tiểu học:
• Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ, trẻ đã tái tạo ra
hình ảnh mới.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
21
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển
khả năng làm thơ, vẽ tranh…
• Tưởng tượng bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự
việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động, tình cảm của các em.
1.6.1.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức
Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có năng lực đọc, viết, nhận thức thế giới
xung quanh và khám phá bản thân.
Hầu hết HSTH có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất
hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu về mặt
ngữ pháp, chính tả và ngữ âm.
Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho các quá trình nhận thức cảm tính và lí tính
của trẻ phát triển dễ dàng. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
1.6.1.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức
- Ở đầu bậc tiểu học: chú ý không chủ định chiếm ưu thế, trẻ chỉ quan tâm chú ý
đến những môn học, giờ học có đồ dung trực quan sinh động, có nhiều tranh ảnh
hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu, thiếu

bền vững, chưa tập trung lâu dài và dễ bị phân tán.
- Ở cuối bậc tiểu học: Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế. Ở trẻ đã
có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập, chẳng hạn như học thuộc một bài
thơ, công thức toán, hay một bài hát dài…
1.6.1.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức
Loại trí nhớ trực quan, hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic.
- Ở đầu bậc tiểu học: ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ ý nghĩa.
Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào những
điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi
nhớ tài liệu.
- Ở cuối bậc tiểu học: ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi
nhớ có chủ định đã phát triển. Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
22
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sự hấp dẫn của nội
dung tài liệu, sự hứng thú của các em…
1.6.1.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức
- Ở đầu bậc tiểu học: hành vi của trẻ còn phụ thuộc vào yêu cầu của người lớn (đi
học để bố cho tiền, quét nhà để mẹ cho tiền, học để cô khen). Khi đó, sự điều
chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi của các em còn yếu. Các em chưa đủ ý
chí để thực hiện đến cùng mục đích của mình đã để ra nếu gặp khó khăn.
- Ở cuối bậc tiểu học: các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành
mục đích hành động của mình. Tuy nhiên, năng lực ý chí còn thiếu bền vững,
chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu
phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
1.6.2. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
Nhìn chung, việc hình thành nhân cách của HSTH mang những đặc điểm cơ
bản sau:

- Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên. Trong quá trình
phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình
một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.
- Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất
của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng, chúng
sẽ bộc lộ và phát triển.
- Đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành
nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều được. Với HSTH còn đang trong
quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt, vì thế mà nhân cách của các em được
hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
23
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học
vào dạy học môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Phú Sơn
ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Vài nét về trường Tiểu học Phú Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý của trường Tiểu học Phú Sơn
Hình 2.1: Bản đồ thị xã Hương Thuỷ.
Xã Phú Sơn là một xã miền núi thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phú Sơn tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp với phường Phú Bài;
+ Phía Nam giáp với xã Dương Hòa;
+ Phía Tây giáp với xã Thủy Bằng;
+ Phía Đông giáp với xã Thủy Phù, xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc).
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
24
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4
trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.1.1. Những thuận lợi
Vì Phú Sơn là một xã miền núi nên được tỉnh hỗ trợ xây dựng những cơ sở
vật chất như trường học, trạm y tế, điện, đường, bưu điện… nhằm phục vụ nhu
cầu học tập, khám chữa bệnh, đi lại và các nhu cầu khác của người dân. Trong đó
giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm nhất.
Đặc biệt, vào tháng 6 năm 2011, một trong những nhà tài trợ SAVICE ở Mỹ
đã tài trợ $26,050 USD để xây dựng cho trường Tiểu học Phú Sơn 2 phòng học
mới, một thư viện mới, và 3 phòng hiệu bộ mới. Nhờ vậy các thầy cô và các em
HS hiện nay có thêm phòng và điều kiện để sinh hoạt và học tập. Nhờ sự tài trợ
và ủng hộ của SAVICE, cơ hội học vấn không còn bị hạn chế cho nhiều trẻ em
của các gia đình sống trong vùng lân cận của nhà trường này. “Trường học là một
tòa nhà có bốn bức tường chứa tương lai bên trong.” (Thầy giáo Lon Watters)
Mới đây nhất trường đã được UBND thị xã Hương Thủy đã có chủ trương
mở thêm “lớp nhô” khối 6 đầu tiên tại điểm trường tiểu học Phú Sơn. Nhờ vậy,
tình trạng bỏ học của HS được khắc phục rõ rệt.
Ngoài ra, trường cũng đã được tỉnh quan tâm cung cấp nhiều trang thiết bị
dạy học mới, đảm bảo cho công tác dạy học của GV, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
Không những vậy, trường có đội ngũ GV tâm huyết với nghề, cố gắng vượt
bao khó khăn để đem đến con chữ cho HS.
2.1.1.2. Những khó khăn
Ngoài những thuận lợi ở trên thì trường vẫn còn nhiều khó khăn. Trường
cách trung tâm thành phố Huế gần 24km, cách thị xã Hương Thủy khoảng 12km
vì vậy điều kiện đi lại rất khó khăn cho GV. Những thầy cô giáo ở đây hằng ngày
phải vượt nhiều cây số để đi dạy. Trong khi đó con đường đi lại rất hiểm trở,
không có hệ thống đèn đường,…
Khó khăn thứ hai là đối với HS, các em phần lớn là con cái của những gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm nghề nông, trồng trọt và chăn
GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm
25

×