Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.12 KB, 31 trang )

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG SỐ ĐỎ CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tác giả - Tác phẩm
1.1. Tác giả
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn
Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được
7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn
học.
Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi
làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo
dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm
tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục
bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn
hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở
các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo,
viết văn chuyên nghiệp.
Cũng thời gian này, gia đình lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nên dù không
thích ông vẫn chọn thi vào trường sư phạm, để có học bổng, nhưng Vũ Trọng Phụng đã bị
trượt. Thế là mới 15, 16 tuổi ông đã phải đi làm kiếm sống. Tháng 10-1926 Vũ Trọng
Phụng làm thư kí ở nhà hàng Godard, được hai tháng thì mất việc, vì ham mê văn
chương, không chuyên tâm vào công việc.
Thời gian sống ở phố Hàng Bạc và thời gian làm việc ở nhà hàng Gôđa và nhà in
Viễn Đông đã giúp Vũ Trọng Phụng có vốn sồng và ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn xã
hội đương thời. Vốn có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ (biết đánh đàn nguyệt, vẽ giỏi, biết
làm thơ .), lại đam mê văn chương, nên sau khi thất nghiệp Vũ Trọng Phụng đã chuyển
qua viết văn, bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.
Trong khoảng thời gian 1930-1939, ông cộng tác với rất nhiều tờ báo: Ngọ Báo,
Nhật Tân, Hà Thành, Tiến Hóa, Tương Lai, Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, và viết đủ các
thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, chính luận, phê bình Ngoài ra, ông còn dịch


vài vở kịch của Victo Hugo.
Năm 1933, khi trên tờ báo Nhật Tân xuất hiện thêm phóng sự Cạm bẫy người của
tác giả Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Sau đó là những phóng sự khác như: Kỹ nghệ lấy Tây,


Cơm thầy cơm cô thì cái tên Vũ Trọng Phụng nổi lên như cồn. Vũ Trọng Phụng được văn
hữu tôn vinh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, nhưng đặc biệt thành công trong lĩnh vực
tiểu thuyết Giông Tố, Số Đỏ là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của ông.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Hương con một gia đình
buôn bán nghèo ở Nhân Mục – Thanh Xuân– Hà Nội. Cuối năm đó có con đặt tên là Vũ
Mỵ Hằng. Vì phải làm việc quá sức, đời sống nghèo khổ, nên căn bệnh lao càng thêm
trầm trọng và làm ông kiệt sức.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao
động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn,
thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy
ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên
với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có chết non như thế
này”
Tròn 27 tuổi đời với 9 năm tuổi nghề ngắn ngủi, vậy mà tính từ truyện
ngắn Chống nạng lên đường, Con người điêu trá (1930-1931), ông đã để lại một di sản
đồ sộ mang gía trị hiện thực và nhân bản sâu sắc, chứng tỏ một khả năng sáng tạo dồi
dào, một sự lao động cần mẫn: 9 truyện dài và vừa, 24 truyện ngắn, 6 vở kịch và 2 tác
phẩm dịch, nhiều bài phê bình, 7 kí sự phóng sự…

1.2. Tác phẩm
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội
báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Tác
phẩm cũng được dựng thành kịch và phim.
Số Đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng “vô tiền khoáng hậu”. Mỗi chương là
một màn hài kịch đặc sắc. Nghệ thuật hài hước, châm biếm phong phú, đa dạng. Tác

phẩm ném ra hàng loạt chân dung biếm họa tài tình, bút pháp phóng đại tưởng như hết
sức phóng túng, tùy tiện mà vẫn phản ánh được chân thực xã hội đương thời, tạo nên
những điển hiện thực chủ nghĩa có thể sống mãi với thời gian.
Đánh giá cao công lao của Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu đã nói: “Vũ Trọng Phụng
không phải làm cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái
thực xấu xa của xã hội ấy”. Còn Lưu Trọng Lư trong điếu văn đọc bên mồ Vũ Trọng
Phụng khẳng định: “Tất cả cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo
tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, một xã hội,
một thời đại, của Vũ Trọng Phụng cũng như Banzdac với thời đại của Banzdac”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Đọc Số Đỏ thấy mỗi chi tiết dường như chứa
đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó và đằng sau những chi tiết ấy ẩn hiện thấp
thoáng một nụ cười thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẩn của nhà văn đối
với một lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch, đú đỡn, rủng mỡ vừa láo cá, bịp bợm, đã không


biết xấu hổ lại còn vênh váo, hí hửng, phô phang thái độ của những kẻ hãnh tiến, tiểu
nhân
đắc
chí”.
Phan Cự Đệ khi đánh giá lại Số Đỏ đã viết: “Mặc dầu còn có những hạn chế trong thế
giới quan, trong lập trường phê phán xã hội, nhưng với Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cắm
một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong
nghệ thuật trào phúng của văn xuôi Việt Nam”. Số đỏ là một tác phẩm xuất sắc của Vũ
Trọng Phụng, của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm
lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống
nhất cho đến năm 1986.

Nội dung tác phẩm

Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần
vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên
bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân
đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc “cải cách xã
hội”. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi
là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với
những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn
ngoại tình. Xuân còn được bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú
mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được
mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lí lịch trước
kia rồi đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo
trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp
thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tỉnh giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc
trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng
hiểu hành động "hi sinh vì tổ quốc của mình", được mời vào hội Khai trí tiến đức, được
nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.

2. Nghệ thuật trào phúng
2.1. Khái niệm “trào phúng”
Trào phúng là sự khái quát chung cho những tác phẩm nghệ thuật (không cứ gì
văn chương), lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện thái độ gì đó, nhằm vào một
đối tượng nhất định.
Đứng về phía nội dung, trào phúng có những cấp độn sau (xếp theo mức độ từ
thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng)
+ Tiếng cười khôi hài
+ Tiếng cười mải mai


+Tiếng cười chấm biếm
+ Tiếng cười chế giễu, nhạo bang

+ Tiếng cười đả kích
Những khái niệm cụ thể trên thể hiện mức độ khác nhau của tiếng cười, nhưng trong đời
sống cũng như trong nghệ thuật, đây đó còn có sự lẫn lộn.

2.2. Nghệ thuật trào phúng
Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa
phê phán, lên án, đả kích xã hội. Trước hết, nó đòi hỏi phải vạch ra được mâu thuẫn đáng
cười của đối tượng, rồi dùng biện pháp phóng đại (cường điệu) để tô đậm làm nổi bật
mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở nên đáng cười. Nhà văn trào phúng tài năng
là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, tạo nên những tình huống trào
phúng, dựng lên những chân dung trào phúng.

CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TÁC PHẨM
SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng đầy độc đáo
1.1. Môi trường của tình huống trào phúng
Là một nhà văn hiện thực, ông luôn quan tâm sâu sắc đến môi trường xã hội, xem đó
là cơ sở để giải thích tính cách nhân vật cũng như hướng đi cho tác phẩm. Ví dụ như
trong tiểu thuyết Số đỏ, mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề của chương truyện
XV: “Hạnh phúc của một tang gia”. Thông thường tang gia phải là bất hạnh, bao trùm lên
một gia đình có người chết, phải là cảnh buồn đau nhưng ở đây, cái chết của cụ cố Tổ lại
đem đến cho toàn gia một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Điều này thật trái khoáy ngược đời!
Cả cái đại gia đình ấy, ai cũng nóng lòng sốt ruột mong đợi cái chết ấy. Và người ta chỉ
chờ đợi phát tang để mà được thể hiện. Người ta tíu tít đi đưa cáo phó, thuê xe tang, tung
tăng tung tẩy đặt thứ này, sắm thứ khác... Mặt khác đây là một đám tang thật to tát, thật
gương mẫu “to nhất tất cả”. Đám có mấy trăm người cả tai to mặt lớn cho đến nam
thanh nữ tú, có lợn quay đi lọng vàng, kiệu bát cống, với hàng trăm vòng hoa, rồi cờ,
trướng, câu đối. Riêng âm nhạc cũng đã đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, từ bát âm cho đến
bú dích, lốc bốc xoảng...Tất cả cứ tưng bừng náo nhiệt. Đám đi đến đâu cũng nở mày nở
mặt! Sự to tát nếu không làm người chết nhổm lên thì cũng phải gật gù đầu. Nhưng sự

nực cười là ở chỗ, cái đám tang vào loại to nhất Hà Thành, có đầy đủ các thức chỉ thiếu
duy nhất một thứ: ấy là lòng xót thương dành cho người chết. Không có một ai thương
xót cho người trong quan tài. Mà thiếu điều này thì tất cả trở thành vô nghĩa, thành lừa
bịp, giả dối. Mâu thuẫn trào phúng này đã giúp Vũ Trọng Phụng vạch trần, lật tẩy được


-

bộ mặt giả dối, hào nhoáng, bên ngoài thì phô trương ồn ào, ầm ĩ mà bên trong thì thối
nát.
Có thể phân loại các tình huống trào phúng khá tiêu biểu Vũ Trọng Phụng trong Số
đỏ như sau:
Tình huống ngẫu nhiên (rủi hoá may, may hoá rủi)
Tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của nhân vật
Tình huống "Chiếu tướng" nhân vật một cách đột ngột, tình huống hiểu lầm (ông
nói gà, bà nói vịt).
Hai là sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Ngẫu nhiên được xem như một
nguyên tắc xây dựng cốt truyện hài, trở thành một mô típ phổ biến trong sáng tác Vũ
Trọng Phụng nói chung "Số đỏ" nói riêng. Song cái ngẫu nhiên cũng là con dao hai lưỡi:
hoặc tạo ra những đột ngột, bất ngờ, lạ lầm gây hứng thú thẩm mỹ cho người đọc, hoặc
gây tính giả tạo, gò ép cho cốt truyện. Tài năng của Vũ Trọng Phụng là đã tìm ra hạt nhân
hợp lý của cái ngẫu nhiên trong cái xã hội nhiễu loạn tạo nên sự thật về cái nhìn "vô
nghĩa lí" trước "xã hội chó đểu".
“Số đỏ” tiêu biểu cho sự kết hợp giữa thật - giả, ngẫu nhiên tất yếu này. Đó là cái
ngẫu nhiên mang vận đỏ trùm lên cuộc đời nhân vật Xuân. Con đường tiến thân vùn vụt
của Xuân từ hạ lưu đến thượng lưu thật quá sức tưởng tượng, như toàn được lót bằng
chiếu hoa của sự ngẫu nhiên may mắn. Nhưng ngẫm kỹ Xuân tóc đỏ may mắn đâu chỉ là
chuyện "chó ngáp phải ruồi", tất cả đều có tính quy luật của nó. Theo cách lý giải của Vũ
Trọng Phụng một phần là ở tư tưởng định mệnh (là số tử vi mở đầu tác phẩm đã dự báo
vận đỏ của Xuân). Song toát lên từ hình tượng nghệ thuật của tác phẩm đó là quy luật

hiện thực. Cái xã hội thượng lưu trưởng giả bịp bợm, dối lừa, lố lăng đã là môi trường tốt
cho những tính cách lưu manh như Xuân nảy nở.
Ba là sự đối lập các hình diện quan sát, miêu tả. Đối lập các hình diện quan sát,
miêu tả với Vũ Trọng Phụng cũng là hình thức tương phản để tạo hài. Bởi vì cái hài vốn
là một tương phản. Nội dung xấu lẩn vào hình thức đẹp, cái nhếch nhác lẩn vào cái trang
nghiêm... Nghệ thuật đẩy tương phản lên tính thẩm mĩ, gây khoái cảm nhận thức. Vũ
Trọng Phụng tạo ra tương phản bằng cách tạo ra những đối lập lệch pha trong bản thân
đối tượng bị châm biếm, nhằm nêu bật cái cọc cạch khấp khểnh ở đối tượng, buộc đối
tượng phải phơi lưng trước tiếng cười. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng tạo đối
lập trong những trang miêu tả đám ma cụ cố Tổ. Chi tiết thứ nhất là cảnh cậu Tú Tân bắt
bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta…chụp
ảnh. Chi tiết thứ hai là ông phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ trong gia đình
thượng lưu nữa vời kia đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người
khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi
ông ta là “người chồng mọc sừng”, chính là cái công gián tiếp khiến cho cụ cố Tổ chết.


Nhà văn đã kết hợp hai hình diện quan sát của điện ảnh: vừa viễn cảnh vừa cận cảnh và
cho hai hình diện này đối lập nhau để tạo tiếng cười.
Bốn là trần thuật không xuôi chiều. Đọc văn Vũ Trọng Phụng độc giả thấy đầy
những cú vấp, cú sốc lời văn kể chuyện của ông không phẳng lặng mà luôn trồi lên
những mâu thuẫn, nghịch lý, mâu thuận nọ đẻ ra mâu thuẫn kia. Đều này thể hện rõ nhất
ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Hắn vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam,
sau đó được bà Phó Đoan bảo lãnh. Bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm
may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng
những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường
thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có
thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được
bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ
Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn… Tiếng

cười chưa kịp lắng xuống đã lại bùng lên, kết chuỗi nhau trong “Số đỏ”. Có thể kể ra rất
nhiều những cuộc xung đột, những màn hài kịch mà sự kiện mở đầu và kết thúc là một
chuỗi những tình huống kế tiếp nhau tạo thành dây kịch tính.
Có thể xem mỗi chương trong Số đỏ là một màn sân khấu mà cái xung đột diễn ra
đầy kịch tính. Trong xã hội đó, xã hội chó đểu, kẻ vô học đào luyện trong nền văn hóa vỉa
hè trờ thành anh hùng cứu quốc, vĩ nhân, quả là sự châm biếm sâu cay. Tác giả thể hiện
sự tố cáo mãnh mẽ đối với xã hội đương thời - xã hội thực dân đầy rẫy thói dâm ô, bịp
bợm vô liêm sĩ mà Xuân Tóc Đỏ là một điển hình. Thông qua bức tranh xã hội đầy những
ngẫu nhiên, vô nghĩa lý của cuộc đời trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm sâu
cay, đả kích, vỗ vào mặt của những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo
đức trong xã hội lúc bấy giờ. Bằng bút pháp châm biếm sâu sắc, bằng tiếng cười tung hê
vào mặt xã hội “Âu hoá” kệch cỡm. Vũ Trọng Phụng xây dựng Xuân Tóc Đỏ không chỉ
là tính cách của một cá nhân mà là sự tổng hợp các loại người trong xã hội thối tha
ấy. Những kẻ luôn vỗ ngực tự coi mình là văn minh, là tân tiến thực chất bọn họ là những
bầy hề sống thượng lưu, thác loạn. Chỉ trong xã hội thực dân thì những kẻ như Xuân Tóc
Đỏ mới có “vai trò quan trọng” đứng trên thiên hạ làm xã hội điên đảo, mục nát.
Tiểu thuyết Số đỏ nổi bật giữa những tác phẩm cùng thời không chỉ bởi khám phá ra
một góc nhìn mới lạ về xã hội thực dân nửa phong kiến mà còn bởi tính hiện thực cao của
tác phẩm. Bằng kinh nghiệm, tài năng, cái nhìn độc đáo nhưng chân thật về cuộc sống
nhà văn đã phác họa chân dung xã hội đương thời một cách tài tình và thấu đáo, tiếng
cười được tạo ra với nhiều cấp độ, đánh thẳng vào cái xã hội “chó đểu”, “Âu hóa nửa
vời”… Tất cả quả là một tấn trò hề, là một vở đại kịch, một xã hội vô nghĩa lí mà thôi.
Với tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nhìn vào nỗi đau của xã hội đương thời, phát
hiện ra con bệnh, phải chăng ông cũng như nhà văn Lỗ Tấn, muốn dùng văn chương như


một công cụ góp phần thay đổi xã hội. Đọc Số đỏ ta nhận thấy nó là một chuỗi cười
không đơn giản chỉ là cười. Vì càng đào sâu vào bản chất xấu xa của con người bằng cái
cười trào phúng, tác phẩm càng chỉ ra một sự thực đáng buồn, con người đã đánh mất đi
bản chất người của mình. Số đỏ chính là một cuộc hành trình đi tìm bản chất của con

người, theo cái cách của Vũ Trọng Phụng, là từ mặt trái, và theo cái kiểu của riêng ông,
kiểu cười. Đúng như ông đã viết, “Tôi sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau của xã hội,
may ra tìm được những thuốc khiến cho những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da”. Số
đỏ chính là tác phẩm tố cáo hiện thực xã hội độc đáo bằng tiếng cười ào ạt, bằng một
hình tượng “kì dị” mà nổi bật, đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách Vũ Trọng Phụng.

1.2. Cái kết mang yếu tố bất ngờ đầy tính hài hướt:
Tiểu thuyết Số đỏ kết thúc khi Xuân đã leo lên nấc thang cuối cùng của danh vọng:
Xuân - vĩ nhân - anh hùng cứu quốc đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng, gọi
quần chúng là “mi”. Bằng hành động bịp bợm, tên nhặt banh quần vợt ngày nào đã giả
thua đối thủ nước Xiêm để tránh thảm họa chiến tranh. Trong xã hội tư sản nhố nhăng đó,
kẻ vô học như Xuân được biểu dương, tán tụng đến không ngờ.
Kết thúc của Vũ Trọng Phụng luôn là sự hoà giải tạm thời của xung đột này để mở ra
một xung đột khác. Mở nút chỉ là cách tạm thời để xoa dịu những cú sốc. Số đỏ hài hước
trong từng chương và xuyên suốt cả tác phẩm. Ta có thể thấy kết thúc cuốn tiểu thuyết
thật thú vị: Xuân tóc đỏ một tên ma cà bông thành anh hùng cứu quốc, bà phó Đoan dâm
đãng được nhận bảng "Tiết hạnh khả phong xiêm la"; Cụ cố Hồng “được” gả Tuyết cho
Xuân sung sướng đến ngứa ngáy chỉ muốn ai đấm vào mặt mình... Không ai lường trước
được một kết cục lạ lùng như thế. Tính bất ngờ của nó gây nên tiếng cười giòn giã nhưng
cũng thật sâu cay.
Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự
thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối
trá. Kịch hoá trần thuật là một nỗ lực đổi mới hình thức tự sự của Vũ Trọng Phụng. Nhờ
nét mới mẻ này, tiếng cười của Số đỏ mang giá trị nhân bản và dân chủ sâu sắc hơn. Nghệ
thuật trần thuật độc đáo đã góp phần tạo nên giá trị của kiệt tác Số đỏ. Nó cũng góp phần
tạo nên phong cách tài năng Vũ Trọng Phụng và là đóng góp quí giá cho nghệ thuật tự sự
của văn học Việt Nam hiện đại.

2. Nghệ thuật trần thuật
2.1 Nhịp điệu trần thuật mạnh bạo, bất ngờ

Sự tương tác giữa các vận động tự sự sẽ tạo ra nhịp điệu kể chuyện của tác phẩm.
Genette cho rằng, nếu đem số trang dành cho một (một vài) sự kiện hoặc một (một vài)
phần của văn bản truyện để chia cho khoảng thời gian thực tế (năm, tháng, ngày...) tương
ứng của câu chuyện được kể thì sẽ thấy được sự biến đổi của nhịp điệu kể chuyện.


Trong Số đỏ, ba chương đầu có thời gian sự kiện là 1 ngày được thuật lại trong 28
trang (0,035 ngày/trang). Tác giả vừa xây dựng những hoạt cảnh đối thoại giàu kịch tính
vừa đan xen kể lại quá khứ của Xuân Tóc đỏ, bà Phó Đoan, Văn Minh, cụ cố Hồng...
trong khoảng thời gian chỉ có một ngày. Một ngày ấy đã xảy biết bao nhiêu chuyện và
đến hôm sau thì thằng Xuân Tóc đỏ từ thân phận kẻ ma cà bông, đầu đường xó chợ bỗng
chốc leo lên địa vị có thể “tham dự vào cải cách xã hội”!
+ Bốn chương tiếp theo có thời gian là 2 tuần với 43 trang (0,33 ngày/trang); Mới chỉ có
14 ngày mà thanh thế của thằng Xuân đã “mỗi ngày một to tướng mãi ra... Nó chờ số
phận lôi nó lên cao chót vót”!
+ Mười hai chương tiếp sau thuật lại sự kiện diễn ra trong 13 tuần với 111 trang (0,9
ngày/trang), các sự kiện không được đặt vào những điểm thời gian cụ thể như ở các
chương trước và sau đó. Người đọc không thể xác định được các sự kiện như xảy ra vào
lúc nào, thời điểm nào. Dấu hiệu thời gian rất mờ nhạt, tác giả chỉ cho biết chúng xảy ra
vào “hai giờ chiều hôm ấy” (chương VIII), “buổi sáng hôm ấy” (chương XII), “buổi
chiều hôm ấy” (chương XIV), “tối hôm ấy” (chương XV và chương VIII). Đây là biểu
hiện của các tỉnh lược giả định nhằm đẩy câu chuyện tiến triển nhanh hơn với những
bước thăng tiến như diều gặp gió của Xuân từ “giáo sư quần vợt” rồi “nhà thơ” đến “cây
hi vọng của Đông Dương”.
+ Hai chương cuối có khoảng thời gian là 5 tuần với 27 trang (1,2 ngày/trang) có sự tăng
tốc rất nhanh qua việc tỉnh lược hơn 3 tuần (khoảng gần 1/5 thời gian của câu chuyện) và
khép lại khi Xuân Tóc đỏ lên ngôi, lăng nhục, thoá mạ quần chúng mà vẫn được cả xã hội
thượng lưu tang bốc, phỉnh nịnh, bợ đỡ.
Như vậy, nhịp điệu kể chuyện trong Số đỏ là chậm – nhanh dần – nhanh - rất
nhanh nghĩa là tăng dần, đẩy nhanh về cuối. Ở phần đầu của truyện, sự kết hợp luân

phiên giữa các hoạt cảnh với các ngừng nghỉ tạo nên độ căng của thời gian sự kiện. Các
trần thuật trùng lặp (kể nhiều lần sự kiện diễn ra một lần) và các đảo thuật (kể lại những
sự kiện diễn ra trước thời điểm “bây giờ” của truyện) thực chất cũng là những đoạn
ngừng nghỉ. Một khoảng thời gian ngắn của câu chuyện được kể với số trang tương đối
lớn (trong tương quan chung với các khoảng thời gian khác trong truyện) tạo nên một sự
giảm tốc đáng kể để tác giả có thể đi sâu khai thác các tình huống, tạo nên một sự dồn
nén tich tụ mâu thuẫn truyện.
Ở phần giữa của truyện, khi các tỉnh lược, các lược thuật xuất hiện và gia tăng
cùng với các hoạt cảnh đã dần làm đảo ngược độ chênh giữa thời gian của câu chuyện và
thời gian kể chuyện so với phần đầu. Thời gian giả bị co dần lại, thời gian sự kiện bị gấp
khúc và chùng xuống, kéo theo sự gia tốc trong trần thuật.


Nhịp điệu sẽ bị đẩy lên cao nhất khi các tỉnh lược rõ ràng, tỉnh lược mơ hồ và lược
thuật mở rộng phạm vi thời gian, đồng thời các hoạt cảnh giảm xuống (hoặc không xuất
hiện) tạo ra một sự gia tốc cực đại. Đây là tốc độ ở phần cuối của các tiểu thuyết - phóng
sự.
Nhịp điệu kể chuyện nhanh dần, dồn dập, khẩn trương đã phản ánh rõ nét cấu trúc
và tính chất của các sự kiện trong các tiểu thuyết - phóng sự. Các sự kiện dần được tích
đầy, dồn nén, giãn nở đến căng thẳng và bật tung vào điểm chót. Đó là nhịp điệu của sự
căng bức, phản ánh những mâu thuẫn sục sôi trong cuộc sống xã hội. Điều này thể hiện
cách nhìn cuộc sống của Vũ Trọng Phụng trong sự xung đột căng thẳng đầy kịch tính với
những mâu thuẫn chồng chéo, đan xen, giẫm đạp lên nhau tạo thành những cơn lốc của
cuộc đời. Đây là mô hình về thế giới thực tại đã bị “dốc ngược”, bị “lộn trái”, “bóc trần
và vạch trần” không thương tiếc.

2.2. Giọng điệu trần thuật
Vũ Trọng Phụng nhận thấy xã hội thực dân nửa phong kiến là một xã hội vô
nghĩa lý, do đó ông quyết định dùng giọng điệu trào phúng, đả kích, giễu nhại để lột
tả cái xã hội đầy những cái ác, cái dâm, cái đểu giả, nhố nhăng, bịp bợm ấy. “Cùng

một dòng văn chương trào phúng với Nguyễn Công Hoan, chất trào phúng, cái hài,
tiếng cười trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng dữ dội hơn, cay độc hơn”. Vũ Trọng
Phụng đã tạo nên giọng điệu rất đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhân vật, từng
tính cách, từng tình huống...
2.2.1. Giọng điệu châm biếm - đả kích
Trong Số đỏ, giọng điệu châm biếm sâu cay được dùng để thể hiện những cảnh
nghịch lý, mâu thuẫn, vô nghĩa lý bằng những ngôn ngữ pha tạp, lộn xộn, phi lôgic, ...
Đó là một yếu tố góp phần bộc lộ tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Vũ Trọng Phụng
đã gây cười bằng cách sử dụng những kết hợp từ trái với thông thường trong các
tiêu đề của từng chương, trong đó tiêu biểu nhất là: “Hạnh phúc của một tang gia”.
Mất đi người thân là nỗi đau thương không gì có thể sánh được. Vì thế tang gia
bao giờ cũng là bối rối, là nước mắt, là nỗi đau khổ vô bờ bến của những người ruột
thịt và sự chia buồn chân thành và xót xa của người thân quen. Cho nên tang gia mà
hạnh phúc, điều ấy thật trái với luân thường đạo lý. Và những kẻ mừng vui, sung
sướng vì cái chết của người thân thì không còn chút nhân tính nào nữa. Vũ Trọng
Phụng đặt tiêu đề như vậy và miêu tả một đám tang tưng bừng vui vẻ của cả tang chủ
và những kẻ đến viếng khiến người đọc không thể không căm uất đám con cháu bất
hiếu, giới thượng lưu vô nhân đạo và xã hội thực dân phong kiến nhố nhăng, phi đạo
đức, phi nhân luân.


Một ví dụ nữa về phép nghịch lý ngôn ngữ: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại
vạn tuế!”, hay như một câu reo khá ngớ ngẩn của cô Tuyết: “Âu hóa vạn tuế! Vú cao
su vạn tuế!”. Từ “vạn tuế” là từ biểu hiện mong muốn duy trì vị trí xứng đáng của
các đấng quân vương. Khi dùng vào trong đời thường thì ít nhất nó cũng phải ca ngợi,
đề cao những gì xứng đáng. Nhưng Xuân Tóc Đỏ là kẻ vô học, lưu mạnh, bịp bợm
không có gì đáng để ngợi ca cả. Sự đại bại đương nhiên càng không thể được tôn
vinh. Vú cao su là một đồ vật hết sức tầm thường, không có lý do gì để phải dùng
đến từ “vạn tuế” để ca ngợi nó. Chúng ta có thể thấy đây là minh chứng cho sự vô
lí, ngu ngốc của những kẻ thượng lưu mà đầu óc lại của kẻ hạ lưu. Khi Xuân Tóc Đỏ

đến hiệu may tân thời Âu hóa, người thợ dán chữ trên bảng hiệu: “Im đi, đồ ngu! Cái
thẹo lộn xuôi thì mới là chữ U, còn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ A. Thợ
thuyền gì mà không hiểu một tí mỹ thuật gì cả! Nghe đây này. Trước nhất anh
đóng cho tôi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôi. Thế là A, U tức là Âu. Rồi
thì đến cái miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng là chữ H, rồi đến miếng gỗ tròn thủng
giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là hóa, nghĩa là cửa hiệu Âu
hóa! Có thế thôi mà phải dặn đi dặn lại mãi, thợ với thuyền, ngu như lợn!”.
Đây là cách biểu hiện Âu hóa bằng cách mã hóa. Người thợ mù chữ như
những người bình dân khác và Xuân Tóc Đỏ cũng thế. Do đó, các chữ cái được miêu
tả là cái thẹo lộn ngược, cái thẹo lộn xuôi, miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng, miếng gỗ
tròn có lỗ thủng ỡ giữa... như vẽ một bức tranh khó hiểu và nực cười. “Điều đó cũng
có nghĩa rằng Âu hóa đồng nghĩa với một mớ tạp-pí-lù, khó hiểu và vô nghĩa hoặc nếu
có nghĩa thì cũng khiến cho loại hạ lưu như Xuân Tóc Đỏ hiểu là cái thẹo mà ở giữa
có một chấm thì chỉ là biểu tượng của một vật xấu xa mà thôi”. Tiếng cười trong Số
đỏ vì thế không bao giờ chỉ là tiếng cười giải trí, cười vào cái tấm biển hiệu toàn thẹo
là thẹo ấy, chính là cười cái xã hội Âu hóa không ra gì, không có cách gì hiểu được.
Làm sao có thể hiểu được một cái gì vô nghĩa và vô nghĩa lý?
Khi Văn Minh đưa Xuân đến tổng cục thể thao hội quán để ghi tên vào bảng
các tài tử gặp một người và người này nói bằng tiếng Pháp. Nhưng Vũ Trọng
Phụng viết: “Một nhà trí thức vội vàng sủa một tràng tiếng Tây vào mặt Xuân”. Nhà
văn dùng từ “sủa” thay cho từ “nói”. “Sủa” thì không dành cho người mà dành cho
chó. Ở đây, Vũ Trọng Phụng muốn đả kích những kẻ sính dùng tiếng nước ngoài,
sính đến độ người Việt nói chuyện với người Việt mà không dùng tiếng mẹ đẻ lại
dùng tiếng Pháp. Ông tỏ thái độ châm biếm cả những kẻ thích đệm những từ Pháp
vào lời nói: voa (tạm biệt), moa (tôi), “Líp líp lơ” của bà Phó Đoan... Vũ Trọng
Phụng phê phán những kẻ dùng tiếng Pháp để khoe mẽ mình là thượng lưu trí thức.


Bởi hơn ai hết, Vũ Trọng Phụng biết rõ những kẻ như vậy không khác gì với người
vô học, hạ lưu. Chúng là trí thức rởm, là trọc phú học làm

sang.
Giọng điệu của Xuân Tóc Đỏ khiến chúng tôi phải chú ý. Địa vị xã hội của
Xuân Tóc Đỏ càng tăng tiến thì giọng điệu của nó càng hách dịch. Đầu tiên khi chỉ là
thằng ma cà bông Xuân, làm nghề nhặt banh sân quần thì Xuân dùng giọng hạ mình,
nịnh hót: “Bẩm”, “Bẩm bà lớn, sao bà lớn lại thương con như thế?”, nhưng khi Xuân
đã bước vào gia đình bà Phó Đoan, rồi trở thành sinh viên trường thuốc, giáo sư quần
vợt, ông đốc tờ, nhà cải cách Âu hóa, cố vấn báo Gõ mõ, cái hy vọng của Bắc kỳ,
nhà tải tử quần vợt thì giọng điệu Xuân cũng đổi sang kiêu ngạo, sỗ sàng, dọa dẫm:
“Tôi thì danh giá gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt ban quần, không đứng đắn, chỉ đáng
nhổ vào mặt!”, “con thì, như ông biết đấy, không cha, không mẹ lêu lổng từ bé, nhặt
quần, bán phá xa, đã làm nhiều nghề hèn”, “Tôi mà đã nổi giận thì có người chết!
Tôi xấu thì cũng chẳng ai đẹp!”. Có khi nó ưỡn ngực vênh váo giới thiệu tự mình là
“Me xừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc kỳ” hoặc “me xừ Xuân nguyên
sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa, phụ nữ tân thời”. Ở
vào tột đỉnh danh vọng, Xuân Tóc Đỏ, một vĩ nhân, một anh hùng cứu quốc, diễn
thuyết cho cái đám công chúng mấy nghìn người mà dùng từ “Mi”. Thông qua giọng
điệu của Xuân và qua việc miêu tả đám đông công chúng mù quáng cổ súy cho Xuân,
cho sự đại bại vạn tuế, Vũ Trọng Phụng châm biếm, đả kích xã hội bịp bợm, giả dối,
dân chúng hèn hạ, ngu dốt.
2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh
Giọng điệu châm biếm đả kích phê phán cay độc, chua chát thì giọng điệu
hài hước, hóm hỉnh tạo nên tiếng cười mang tính phê phán xã hội nhẹ nhàng hơn,
nhưng cũng sâu sắc thấm thía hơn. Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo
những yếu tố hài hước thông qua những thủ pháp việc sử dụng thông thạo ngôn ngữ,
so sánh, phóng đại, chế giễu...
Vũ Trọng Phụng rất thông thạo ngôn ngữ bình dân suồng sã, đặc biệt là thứ
ngôn ngữ vỉa hè đô thị. Trong đoạn mở đầu tác phẩm Số đỏ, đối thoại giữa Xuân và
chị hàng mía Vũ Trọng Phụng sử dụng ngôn ngữ bình dân, đường phố đời thường của
tầng lớp thị dân, vô học ma cà bông Xuân dùng châm ngôn, ca dao tục ngữ rất có
duyên, tạo nên tiếng cười vui vẻ:

- ... Cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!


- Khỉ lắm nữa!
- Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn...
Vũ Trọng Phụng còn thường dùng thủ pháp so sánh mang tính hài hước, phù
hợp với giọng điệu trào phúng. Chẳng hạn như khi miêu tả Xuân Tóc Đỏ đánh thức
một ông thầy số ngủ gật, hành động giật mình thức giấc của ông “chẳng kém
những thầy cảnh sát lúc biên phạt”, khi Xuân Tóc Đỏ tán tỉnh cô hàng mía thì nó dùng
điệu “cười hi hí như ngựa”, khi gặp Victor Ban ở khách sạn Bồng Lai thì nó “đứng
ngây mặt ra như người bằng gỗ”, vào ngày khánh thành sân quần cô Tuyết giục
Xuân đứng lên để phát biểu một bài chúc từ mà Xuân ngúc ngắc “như một cái máy
có người vặn”. Khi Xuân nói thật cho Văn Minh rằng cô Tuyết yêu mình và mình
cũng yêu cô Tuyết, Văn Minh lặng người ra “như gỗ”. Từ khi quảng cáo Xuân là một
vị giáo sư quần vợt, đã khai tên ở bảng các tài tử, Văn Minh luôn luôn đứng bên cạnh
Xuân “như một con chó trung thành với chủ”. Bà Phó Đoan ôm con chó vào lòng một
cách thân yêu “như ôm một người tình nhân”, mặc những bộ quần áo mỏng dính
“chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khỏa thân”, tiếng còi xe của bà Phó Đoan
“un un dữ dội như tiếng gầm của một thứ lợn rừng kỳ quái”. Trong các ví dụ vừa dẫn,
hình ảnh so sánh và đối tượng được so sánh đều trở nên đáng cười và vì thế người đọc
được cười những tràng cười rất thoải mái.
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thủ pháp phóng đại để khắc họa tính cách lố bịch
của cụ cố Hồng. Trong chương XV, khi mất cụ tổ “thằng bồi tiêm đã đếm được đúng
một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố
Hồng”, không ai gắt được từng ấy câu gắt nhưng con số phóng đại ấy vừa có tác dụng
khắc họa một chân dung mang tính châm biếm, vừa kỳ quặc vừa khiến người ta buồn
cười. Trong chương XX, khi Xuân Tóc Đỏ đã trở thành một anh hùng, một vĩ nhân thì
cụ cố Hồng “nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu, và nghĩ cách để bị
đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện”. Làm sao mà có thể hút được 96 điếu thuốc

phiện! Vũ Trọng Phụng đưa những con số phóng đại vào để tạo nên sự hài hước và để
cho thấy ngoài việc hút thuốc phiện và nói đi nói lại câu nói vô nghĩa lý, cụ cố
Hồng không biết dùng đời sống của mình vào việc gì khác nữa.
Vũ Trọng Phụng dùng thủ pháp chế giễu sự đáng cười của nhân vật, đặc biệt là
bà Phó Đoan. Mục đích chế giễu chỉ để gây cười chứ không phải phê phán, đả kích
nhân vật. Ngày khánh thành sân quần vợt, bà Phó Đoan đã mời nhiều người xuống
sân quần:
Khi xuống đến sân thì ai cũng phải cảm động... Ôi! Thật là một triệu chứng tốt
cho thể thao nước nhà, cho tương lai phụ nữ: trên rặng lưới của cái sân quần còn mới


nguyên như một cô gái còn tân, người ta thấy một... hai... ba... bốn... cái quần, quần
đùi, quần ngủ, quần ra phố, quần ở nhà, cái nào cũng bằng lụa, hoặc trơn, hoặc thêu
đăng ten, những cái có thể khiến những ông cụ già trông thấy cũng phải lai láng lòng
xuân, mà chính lại là của bà Phó Đoan!
Điên người, lộn ruột lên, bà Phó Đoan đã gọi ngay người vú già ra mắng
cho một trận kịch liệt, thì vú già cổ hủ và bảo thủ ấy cứ lầu nhầu:
-

Ai biết đâu đấy! Gọi là sân quần thì ai chả tưởng để phơi quần!

Vũ Trọng Phụng vừa chế giễu vú già cổ hủ và bảo thủ không biết đến bộ
môn thể thao rất được ưa chuộng đồng thời vừa chế giễu sở thích thời trang của bà
Phó Đoan.
Như vậy, giọng điệu hài hước là tiếng cười sảng khoái, thoải mái nhất trong văn
chương của Vũ Trọng Phụng với những thủ pháp so sánh, phóng đại...
2.2.3. Giọng điệu giễu nhại
Giọng điệu giễu nhại là một trong những thủ pháp của nghệ thuật trào phúng cơ
bản. Theo sách Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, “nhại là nhắc
lại, là bắt chước lời nói của người khác để trêu chọc, bỡn cợt, là sự miêu tả những

sự vật hiện tượng với bề ngoài có vẻ bóng bẩy, mực thước, khuôn mẫu nhưng nhằm
mục đích phê phán, đả kích, chế giễu, phơi bày cái thối nát mục ruỗng bên trong”. Vũ
Trọng Phụng đã kể chuyện với giọng điệu giễu nhại để cười, để châm biếm, phê
phán xã hội đương thời một cách đích đáng và hả hê. “Giáo sư Đỗ Đức Hiểu là người
có công phát hiện ra tiếng cười nhại của Vũ Trọng Phụng. Ông định nghĩa tiếng cười
nhại: Nhại ai, nhại cái gì là bắt chước người ấy bằng những điệu bộ, ngôn ngữ trào
lộng, nhằm mục đích chế nhạo, gây cười”
Nhờ bà Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ được làm quản lý hiệu may Âu hóa, nhà
mỹ thuật TYPN dạy Xuân học thuộc các tên bộ y phục kiểu phương Tây.
- Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên! Xuân
nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng:
- Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Nhà
mỹ thuật gật gù hài lòng và lôi Xuân ra một cái ma nơ canh khác:
- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi!
Xuân Tóc Đỏ lại đọc theo:


- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây
thơ!
Ở cửa hàng may Âu hóa, ông TYPN đã chế tạo các y phục lẳng lơ và đặt tên rất
buồn cười, lại dạy Xuân nói theo như con vẹt. Vũ Trọng Phụng chế giễu khả năng học
tập của Xuân Tóc Đỏ và chế giễu cả cái mỹ học lãng mạn của phương Tây nữa.
Xuân Tóc Đỏ vô giáo dục, ma cà bông có biệt tài học thuộc nhanh và vận dụng đúng
lúc những ngôn ngữ, cử chỉ hắn học theo Văn Minh và ông TYPN ngay từ hôm bước
vào hiệu may Âu hóa, một xã hội Âu hóa và có trách nhiệm cải cách tân thời phụ nữ.
Ngày khánh thành sân quần, Xuân phát huy lại tài năng dễ nhớ ngôn ngữ và cử chỉ
của người khác:
“Sau ba phút trầm tư mặc tưởng, vốn thông minh tính bẩm, Xuân Tóc Đỏ
nhớ ngay đến những ngôn ngữ và cử chỉ của ông bà Văn Minh và ông Típ Phờ Nờ vẫn
dùng đến, mà nó đã nghe quen tai ngay từ hôm nó nhảy vào gánh vác trách nhiệm

Âu hóa xã hội.”.
Dĩ nhiên, Xuân gặp nhiều may mắn nhưng chính tính cách lễ độ và tài học
thuộc giúp Xuân nhanh chóng gia nhập vào tầng lớp xã hội thượng lưu và địa vị xã hội
bền vững.
Ở khách sạn Bồng Lai, một thi sĩ lãng mạn đọc thơ tán tỉnh Tuyết, Xuân
“tức mình” ứng khẩu bài thơ quảng cáo thuốc lậu mà thi sĩ lãng mạn bái phục vì nghĩ
đó là thơ trào phúng.
Xuân Tóc Đỏ bèn chắp tay sau lưng, tiến đến nhà thi sĩ ngâm nga rất dõng dạc:
Dù già cả, dù ấu nhi Sương hàn nắng gió bất kỳ - biết đâu?
Sinh ra cảm, sốt, nhức đầu,
Da khô, mình nóng, âu sầu, ủ ê...
Đêm ngày nói sảng, nói mê...
Chân tay mệt mỏi khó bề yên vui.
Vậy xin mách bảo đôi lời:
“ Nhức đầu giải cảm” liệu đời dùng ngay!
Bài thơ này Xuân nói trơn mồm trong những năm bán thuốc lậu, nhờ trí nhớ tốt
mà sau mấy năm Xuân vẫn thuộc và chẳng ngờ đã biến nó thành một bài thơ trào
phúng ngang hàng với những bài thơ của Tú Mỡ.


Có thể nhận thấy giọng điệu chủ đạo của tác phẩm là giọng điệu giễu nhại.
Giọng điệu giễu nhại không xa lạ với tiểu thuyết, Đônkihôtê chàng hiệp sĩ xứ Mantra
của nhà văn Xécvantéc , cuốn tiểu thuyết được bạn đọc mọi thời đại tìm đọc là một
cuốn tiểu thuyết giễu nhại lại tiểu thuyết hiệp sĩ nhan nhản thời bấy giờ.
Giễu nhại là cách mà tiểu thuyết phủ định chính thể loại của mình đồng thời vãn bảo lưu
những đặc trưng cốt lõi của nó trong tiến trình phát triển. Giễu nhại để phá hủy một số
kiểu nhân vật của thời trước hay đang các mẫu nhân vật đang thịnh. Giọng điệu giễu
nhại trong Số đỏ tấn công và phá hủy những kẻ đại diện cho xã hội Âu hóa lúc bây giờ
, phá hủy bọn trí thức rởm , phá hủy bọn lưu manh hãnh tiến, phá hủy phụ nữ tân thời
nhố nhăng , … Số đỏ là một tác phẩm giễu nhại từ đầu đến cuối, bao giờ cũng vậy ,

giễu nhại gắn với tiếng cười để tống tiễn cái xấu, cái ác, chào đón cái thiện, cái tốt đẹp
hơn .
Như đã nói, “lĩnh vực giọng điệu lại là phương diện rất quan trọng của tác
phẩm nghệ thuật” đối với việc sáng tạo tác phẩm thành công. Giọng điệu châm biếm,
đả kích của Vũ Trọng Phụng có vai trò mạnh mẽ để phê phán xã hội giả dối đương
thời. Còn giọng điệu hài hước, hóm hỉnh của ông đã tạo nên tiếng cười một cách
thoải mái, sảng khoái nhưng lại chế giễu nặng nề. Chính vì vậy, giọng điệu nhà văn
Vũ Trọng Phụng rất độc đáo và trong tác phẩm, ngôn ngữ và giọng điệu vai trò rất
lớn.

3. Các thủ pháp nghệ thuật
3.1. Nghệ thuật tương phản
Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác
văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng,
những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội
dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong tiểu thuyết “Số đỏ”, thủ pháp tương phản
được Vũ Trọng Phụng sử dụng triệt để nhằm mang lại những hiệu quả nghệ thuật nhất
định.
Đầu tiên, phép tương phản được nhà văn sử dụng rõ nhất trong cách xây dựng
nhân vật và dựng cảnh. Tác giả chọn những chi tiết tiêu biểu để nêu lên sự tương phản
giữa hình thức và nội dung, giữa lời nói và việc làm, từ đó tạo mâu thuẫn để bật lên giá
trị tư tưởng.
Ta dễ dàng bắt gặp sự tương phản nhan nhản khắp các nhân vật trong “Số đỏ”. Đó
là ông Văn Minh với vai trò là kẻ lãnh đạo phong trào Âu hóa. Ông đã từng đi du học ở
Pháp về nhưng lại không có nổi một tấm bằng, bản chất vô học, ngu dốt nhưng thích ra


vẻ cải cách xã hội. Ông hô hào thể thao nhưng chính mình lại sở hữu một thân hình gầy
gò ốm yếu. Đó là bà Phó Đoan đã qua hai đời chồng, cực kì dâm đãng nhưng lúc nào
cũng tỏ ra là một quả phụ gương mẫu. Đó còn là ông TYPHN lúc nào cũng hô hào đòi

giải phóng nữ quyền, cách tân trong thời trang nhưng y lại cấm vợ mình đổi mới. Hay nổi
bật nhất là nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, một tên ất ơ, vô học, lưu manh từ nhỏ nhưng
nhờ trôi dạt vào xã hội thượng lưu chạy theo phong trào Âu hóa, y lại dễ dàng trở thành
“Docter Xuân”, “Nhà cải cách xã hội”, “Giáo sư quần vợt”, “Nhà chấn hưng Phật
giáo” rồi sau cùng là “Vị anh hùng cứu quốc”. Mâu thuẫn đến mức lố lăng!
Bên cạnh đó, sự đối lập các hình diện quan sát, miêu tả với Vũ Trọng Phụng cũng
là hình thức tương phản để tạo hài. Bởi vì cái hài vốn là một tương phản: nội dung xấu
lẩn vào hình thức đẹp, cái nhếch nhác lẩn vào cái trang nghiêm... Nghệ thuật đẩy tương
phản lên tính thẩm mĩ, gây khoái cảm nhận thức. Vũ Trọng Phụng tạo ra tương phản bằng
cách tạo ra những đối lập lệch pha trong bản thân đối tượng bị châm biếm, nhằm nêu bật
cái cọc cạch khấp khểnh ở đối tượng, buộc đối tượng phải phơi lưng trước tiếng cười.
Điển hình là những trang miêu tả đám ma cụ cố Tổ (chương Hạnh phúc của một tang
gia). Nhà văn đã kết hợp hai hình diện quan sát của điện ảnh: vừa diễn cảnh vừa cận cảnh
và cho hai hình diện này đối lập nhau để tạo tiếng cười. Đám ma của cụ Tổ được cả đại
gia đình bất hiếu tổ chức trọng thể giống như một đám rước. Nhưng lại là một đám rước
thiếu nghiêm chỉnh, nghi thức thì hỗn độn theo cả Tây, Ta lẫn Tàu. Là đám ma của cụ cố
Tổ nhưng con cháu trong gia đình tuyệt nhiên không một ai buồn rầu, đau xót, ngược lại
ai cũng hí hửng với những dự định của riêng mình. Cảnh đưa tang cụ cố Hồng chứa rất
nhiều chi tiết trào phúng, đó là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập trung rất
nhiều điều trái với thuần phong mĩ tục được phóng đại lên để gây cười. Bề ngoài là đám
tang nhưng thực chất lại mang tính chất đám hội, đám rước. Được tổ chức pha tạp, đám
tang có cả âm thanh thuộc về nghi thức tang lễ và âm thanh không thuộc nghi thức tang
lễ song cảm giác chung là nhốn nháo, ầm ĩ. Âm thanh thuộc tang lễ đó là tiếng kèn pha
tạp, lẫn lộn cả kèn ta, tàu và Tây; tiếng khóc “Hứt!...Hứt!...Hứt!.” của Phán mọc sừng –
một thứ âm thanh lạ lùng sẽ khiến người khác bật cười vì ngạc nhiên. Âm thanh không
thuộc tang lễ là tiếng cãi cọ, chê trách nhau của đám người trong nhà. Tiếng cãi cọ này sẽ
phơi bày những mâu thuẫn ngấm ngầm dù luôn được dàn xếp trong vẻ ngoài êm đẹp. Đó
còn là tiếng trêu chọc, đùa cợt thô lỗ, tục tĩu của đám “giai thanh gái lịch” đi đưa đám,
liên tục “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm với nhau, chê bai nhau, ghen tuông
hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”. Chính những

tương phản đó lần lượt được hiện lên qua giọng điệu trào phúng, mỉa mai của tác giả,
càng bộc lộ rõ sự bất hiếu của đám con cháu trong nhà, cũng như sự bát nháo, tồi tệ, vô
liêm xỉ của tầng lớp thượng lưu – những người được coi là tiên phong của công cuộc đổi
mới xã hội theo phong trào Âu hóa.


Như vậy, thủ pháp tương phản được Vũ Trọng Phụng vận dụng tối đa trong “Số
đỏ” nhằm tạo những chi tiết trào phúng, vừa đem lại tiếng cười, vừa thể hiện được dụng
ý nghệ thuật và tư tưởng của tác giả.

3.2. Thủ pháp phóng đại để tạo tình huống
Phóng đại (hay còn gọi là nói quá) là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô,
tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu
cảm. Cho nên, khả năng mỉa mai của biện pháp tu từ này thể hiện rất rõ. Khảo sát tác
phẩm, biện pháp này được sử dụng khá nhiều, tính chất phóng đại cao, lối nói, cách sử
dụng từ ngữ mang vẻ to tát, nghiêm trọng hóa, tác dụng mỉa mai và tạo tiếng cười rất lớn.
Nét đặc sắc nổi lên ở “Số đỏ” là tác giả đã phóng đại, tạo ra các tình huống bất ngờ gây
tiếng cười xuyên suốt tác phẩm. Nhưng đặc sắc ở chỗ phóng đại mà như không phóng
đại, bởi người đọc thấy nó có lí, có tình và chân thật, phản ánh sâu sắc con người và cuộc
sống xã hội đương thời.
Ví dụ như chuyện của nhân vật Xuân Tóc Đỏ:
Xuân lêu lổng từ nhỏ, lưu manh rồi bị bắt vào tù nhưng may mắn, bất ngờ gặp
được mụ Phó Đoan dâm đãng, rồi nhờ mụ Xuân kiếm được việc làm, bằng những lời nói
hoa mỹ được dạy học cùng với những chiêu lừa đảo từ thời lưu manh Xuân được xem
trọng rồi lọt vào bộ máy Âu hóa của Văn Minh, rồi há miệng mắc quai nên y cứ từng
bước mở đường trên con đường danh vọng của mình. Và cũng vì bất ngờ Xuân làm cho
ông bố cụ cố Hồng khỏi bệnh. Và cũng vì bất ngờ Xuân làm cho ông bố cụ cố Hồng chết.
Thế và rồi y nghiễm nhiên trở thành ân nhân của gia đình Văn Minh, và được cô Tuyết
yêu say đắm, ngưỡng mộ như một chàng trai tài ba. Rồi cũng vì nhờ thua quần vợt y trở
thành một vị anh hùng cứu Quốc và được tôn vinh, được phủ toàn quyền hưởng Bắc đẩu

bội tinh. Cuộc đời lên hương như diều gặp gió của Xuân Tóc Đỏ đã được tác giả phóng
đại lên thành cuộc đời dị biệt, ăn may, để qua đó miêu tả chân thực cuộc sống lố lăng,
kệch cỡm của xã hội thượng lưu thời bấy giờ.
Một ví dụ về thủ pháp phóng đại khác, trong cảnh đám tang cụ cố Tổ, sau khi
miêu tả sự rình rang, náo nhiệt của đám tang với mọi nghi thức, tổ chức công phu, cầu
kỳ, tác giả buông một lời khen chốt hạ: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người
chết ở trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!”.
Cảm động trước sự nhiệt thành của con cháu, thậm chí đến cả cụ cố Tổ cũng được sung
sướng nhờ cái “chết thật” của mình. Nỗi sung sướng, hạnh phúc bất thường, kỳ dị, thậm
chí quái gở này, qua ngòi bút phóng đại của Vũ Trọng Phụng, như có sức lây lan rất rộng,
rất sâu: từ người bề trên đến người bề dưới, từ người trong tang gia đến người ngoài tang
gia, từ khổ chủ đến khách đi đưa đám, từ người sống đến người chết. Nó lại được duy trì


bền bỉ đậm đặc từ hết trang nọ tới trang kia theo diễn biến của đám tang, từ lúc phát phục
đến khi cất đám, đưa đám, và đến cả khi hạ huyệt. Xem thế đủ thấy niềm hạnh phúc mà
cái chết kia mang lại thật là vô bờ bến và niềm sung sướng đúng là không còn bỏ sót ai.
Vũ Trọng Phụng quả là người thích đùa và rất biết đùa.

4. Nét độc đáo của nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết
4.1. Vẻ bề ngoài của những nhân vật trào phúng điển hình trong hoàn
cảnh điển hình
Cũng giống như các tác phẩm có cốt truyện thuộc dòng văn xuôi tự sự (theo quan
niệm truyền thống) như truyện vừa, truyện ngắn, nhân vật trong tiểu thuyết có một vai
trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để
nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự
hóa thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn;
cũng có thể được xây dựng từ những nguyên mẫu của đời kết hợp với những năng lực
tổng hợp và sáng tạo của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn
nhân của bối cảnh xã hội, cũng có thể được coi là chủ nhân lịch sử đủ khả năng làm chủ

vận mệnh của mình… Điều quan trọng là nhân vật ấy phải là điểm xuất phát vàtrung tâm
của sự mô tả nghệ thuật.
Về phía tác giả, nhân vật là yếu tố mang theo cảm hứng nhân văn, là sự thể hiện “quan
niệm nghệ thuật về con người”. Về phía độc giả, nhân vật, vì vậy, luôn là “chìa khoá” để
“giải mã” những vấn đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
Đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, ta thấy một thế giới nhân vật hiện lên sinh động
qua lối kết cấu, cách sử dụng ngôn từ trong sự kết hợp với nhiều biện pháp nghệ thuật
như: tả, kể, đối thoại, độc thoại, triết lý,… Thông qua những cuộc đời, những số phận
của các nhân vật, nhà văn đã phơi bày hiện thực xã hội thành thị Việt Nam đương thời.
Đó là một “xã hội chó đểu”, “đàn ông thì đểu cáng, đàn bà thì dâm ô” (Vũ Trọng
Phụng). Đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật ấy, ta sẽ đọc được bức thông điệp nghệ thuật
nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ tài năng bậc thầy của mình trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật qua ngôn từ mang tính trào lộng, gây cười. Nhà văn cũng chọn lọc những
chi tiết để lột tả nhân vật, vạch trần cái mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức
bên ngoài, tạo ra tiêng cười châm biếm. Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt,
thậm chí bằng những lời ác khẩu. Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật được nói tới
giọng điệu câu văn. Qua việc miêu tả vẻ bên ngoài ,sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm
họa, chân dung, ngôn ngữ hài hước, nét đặc biệt của cây bút trào phúng bậc thầy thể hiện


rõ.Dưới đây là một số bức chân dung biếm họa về vẻ ngoài của những nhân vật điển hình
trong tác phẩm”
+ Bà phó Đoan , người luôn tự cho mình “ tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông”
thế nhưng với sự miêu tả vẻ bề ngoài , người đọc có thể thấy rõ bà với những nét phóng
túng, dâm đãng: “một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ,
mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra
cũng bẩy mươi cân, nhưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn
ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tý hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia
ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất

vả”. Sự phóng túng ấy còn được tác giả đề cập đến nhiều lần trong tác phẩm, tô đậm tính
cách nổi bật của nhân vật này lên nhiều lần: “Lần này thì bà đã bỏ cái áo dài, cái khăn
vành dây. Cái áo lụa mỏng dính bên trong lại không có cóoc-sê, cái quần lụa mỏng dính,
làm cho bà chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khoả thân và làm cho thằng Xuân
cảm thấy như mình là một đứa con nhà vô giáo dục”. Bên cạnh đó, với việc miêu tả chân
dung 1 cách trào lộng, bà Phó Đoan - cựu me Tây giàu có, tích chất lai căng ở bà cũng
được thể hiện rõ qua cái dáng vẻ: "với con chó Tây trong cánh tay, với hai con mắt mơ
màng nhìn lên chiếc quạt, bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn nước Việt Nam trên đường tiến
hoá và giải phóng”
+ Cậu Phước-con trai bà Phó Đoan, là một hiện tượng lai căng thánh thể, tức là
con của người (bà Phó Đoan) và thánh (tuy chuyện cầu tự chỉ là chuyện tầm phào, bà Phó
có đi cầu nhưng không thấy thánh giáng lâm), đẻ ra Cậu với những lời thánh "em chã em
chã". Vậy Cậu là một thực thể nửa người nửa thánh, Cậu là hiện tượng đồng cô bóng cậu,
hiện tượng lai căng bình dân nhất và có hồn dân tộc nhất mà Vũ Trọng Phụng đã tạo ra,
qua những chữ em chã em chã! Bởi thế mà với hiện tượng lai căng thánh thể này, Vũ
Trọng Phụng cũng đã xây dựng đầy châm biếm cái vẻ bề ngoài của 1 cậu bé đã hơn 10
tuổi thế nhưng bộ dạng thì lại vô cùng buồn cười “Trong cái chậu thau khổng lồ, một cậu
bé to tướng béo mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn
một thước tây, ngồi vầy nước như một đứa trẻ lên ba” và tuy gọi là một cậu bé “nhưng
mà cậu đã nhớn lắm. Trần truồng, nồng nỗng, cậu đứng lên cao tồng ngồng mà hôn mẹ.
Cảnh tượng ấy nếu không có cái giá trị quái gở, ít ra cũng hay ho chẳng kém một tấm
ảnh khiêu dâm”. Cái vẻ bề ngoài ấy khiến cho 1 kẻ như Xuân còn phải thốt lên tiếng chửi
“Mẹ kiếp! chứ con với chả cái”
+ Cụ cố Hồng lại mang cho mình một màu sắc trưởng giả khác, với cái dáng vẻ:
“Tuy giữa mùa hè, cụ cũng mặc áo bông và đi giầy da. Chí bình sinh của cụ Hồng chỉ là


được làm một cụ cố. Cho nên chưa 50 tuổi, cụ cũng đã làm ra vẻ già cả sắp chết: ra phố
là cụ phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét cụ đã khoác cái áo ba đờ xuy dầy sù”
+ Chân dung cô Tuyết, con gái yêu của cụ cố Hồng, người từng gây nên những vụ

bê bối không kém gì cô chị Hoàng Hôn, được tác giả khắc họa như sau: "Hôm nay, Tuyết
mặc bộ y phục ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách
và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn
mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình
chưa đánh mất cả chữ trinh. Với cái tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách
rất nhanh nhẹn, trên cái mặt lại hô có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt của một nhà đang
có đám” Cách ăn mặc hở hang của Tuyết mà lại là biểu hiện của việc còn giữ được chữ
trinh (một nữa chử trinh), thật nhảm nhí, khôi hài.
+ Kẻ lãnh đạo phong trào Âu hóa trong Số đỏ là ông Văn Minh. Ông vô học mặc
dù đã từng đi du học ở tận phương Tây về nhưng lại không có nổi một tấm bằng (Y du
học chỉ để nhảy đầm với các cô gái đẹp), Y hô hào thể thao nhưng chính mình lại sở hữu
một thân hình gầy gò ốm yếu: “đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai
mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn. Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một
thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giầu cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng”.
Và để Văn Minh chồng trông thật “xứng đáng là một bậc son phấn mày râu”, tác giả
cũng không quên điểm thêm vài chi tiết miêu tả bức chân dung con người “Âu hóa” ấy:
“Chải đầu xong, ông ăn vội vã những thức ăn rồi trang điểm cái mặt. Ông giủa móng
tay, bôi đỏ mười đầu ngón tay. Rồi xoa một lượt kem lên mặt, rồi trát một lượt phấn lên
trên, rồi lấy cái khăn bông khô lau đi, rồi lại bôi môt lần phần mỏng nữa, y như một
người lẩn thẩn... Với móo tóc đen và quăn quăn từ đầu cuồn cuộn xuống gáy, cái cổ cao
ngẩng và lộ hầu, đôi con mắt ốc nhồi, lại thêm cái mặt loang lỗ những vòng tròn trắng”
Không chỉ dừng lại ở những nhân vật chính , ngòi bút châm biếm, đã kích của Vũ
Trọng Phụng cũng quyết không buông tha bất cứ tầng lớp, bất kì thành phần nào trong
xã hội. Sư cụ Tăng Phú – đồng thời là cố vấn báo Gõ Mõ, với cái vẻ ngoài “cũng tân thời
Âu hoá theo văn minh vì ông có ba cái răng vàng trong mồm, cái áo lụa Thượng Hải
nhuộm nâu, đi đôi dép làng đế cao su, và nhất là đẹp giai lắm, trông phong tình lắm”.
Chỉ với vài nét phát họa giản đơn, người đọc đã có cái nhìn rõ nét về vị sư này,liệu ngôn
ngữ của Phật có thể cứu nhân độ thế qua kẻ truyền đạo “ phong tình” này hay không ? Ắt
hẳn bạn đọc đều đã có câu trả lời ngay từ những nét vẻ đầu tiên về nhân vật này
Là những người bạn của cụ cố Hồng đến đưa ma Cụ tổ "ngực đầy những huy

chương như Bắc đẩu bội tinh, Long bội tinh... để khoe tài, khoe đức" , với những bộ râu
ria "hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn


quoăn...". Ngòi bút biếm họa của Vũ Trọng Phụng thật hiếm có. Ông đã làm cho độc giả
phải ôm bụng mà cười về những bộ râu ấy!
Với cách viết trào phúng, với những chi tiết miêu tả đầy sinh động, tác giả phác
họa một cách xuất sắc những chân dung biếm họa trào phúng. Và qua tiếng cười còn là
nỗi đau của nhà văn trước con người bất nhân, bất hiếu này. Số đỏ đã chửi thẳng vào cái
xã hội thượng lưu tởm lởm và bỉ ổi thời trước. Cái xã hội mà con người sông với nhau
bằng cái lừa lọc, giả dôi và những ngón đòn xảo trá. Tác giả không khỏi xót xa khi tạo
nên những chuỗi cười trào phúng. Và chỉ có tiếng cười hài hước ấy mới phanh phui hết
cái xấu xa bỉ ổi của hiện thực, mới tố cáo một cách sâu sắc hơn bao giờ hết.

4.2. Sự lố bịch bên trong tính cách của những nhân vật trong tiểu thuyết
Điểm đặc sắc là mỗi nhân vật là mang một tính cánh điển hình, thể hiện rõ bản
chất của nhân vật đó, đồng thời tác giả tô đậm, phóng đại để gây tiếng cười. Nhiều nhân
vật được xây dựng hiện lên như một con rối, hành động và ăn nói ngớ ngẩn, lố bịch, lập
đi lập lại bất chấp hoàn cảnh.
Trong Số Đỏ, thời gian lúc nào cũng nóng, lúc nào cũng ồn ào như sắp nổ tung.
Các nhân vật người – rối của Vũ Trọng Phụng mất đi khả năng suy ngẫm trăn trở nhận
thức về bản thể. Hầu như nhu cầu hướng nội bị triệt tiêu – không còn độc thoại nội tâm
trong Số đỏ. Nhu cầu hướng ngoại cũng chỉ bị cầm tù trong những mục đích thực dụng
và vụ lợi một cách trơ trẽn. Vì thế nên ngôn ngữ nổi bật nhất trong tác phẩm là ngôn ngữ
đối thoại. Trong tác phẩm, lời đối thoại thể hiện rất rõ tính cách nhân vật. Tất cả nhân vật
đều có một đặc diểm chung: háo danh, khoa trương, giả dối. Kẻ nào cũng đại ngôn, cũng
nói lấy được và luôn tự cho rằng mình đúng và chẳng thèm để tâm thực sự đến ý kiến của
người đối thoại. Điển hình thê thảm nhất cho thói háo danh vô nghĩa lý này là cụ cố Hồng
– bố của nhà caỉ cách xã hội Văn Minh lúc nào cũng phải mặc một cái áo vải bông để tỏ
ra là một cụ cố chính hiệu và mặc dù chẳng nghe và chẳng hiểu gì mấy nhưng cứ luôn

mồm: “Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Đây là Đoạn đối thoại giữa cụ Hồng ông với cụ Hồng
bà:
- Ông ạ, tuy vậy tôi vẫn cứ cho mời cụ lang.
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi
- Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi.
Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi làm cho cụ ông phải hỏi
ngay - Thế sao nữa hả bà?


Trong đám tang của người cha, cụ cố Hồng vẫn ung dung hút thuốc phiện và lảm
nhảm gắt: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi” đến 1872 lần. Một câu nói vô vị mà hễ động mồm
là cụ tuôn ra. Có thể thây, nó đã được đi vào đời sống cũng hết sức sinh động như vốn cái
hài hước, mai mỉa của nó. Có lẽ cụ được nói nhiều lần câu nói ấy cũng là một hạnh phúc.
Vì có bao giờ cụ được nói nhiều thế đâu. Ta còn thấy cụ cố Hồng mơ tưởng “Cụ cố Hồng
đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ vừa được mặc đồ xô gai, lụ khụ
chống gậy vừa ho khạc vừa khóc mếu máo, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ khen ngợi ”. Đó
chỉ là một màn kịch để lừa thiên hạ và để hưởng tiếng khen. Tình cảm phụ tử là hoàn
toàn giả dôi, lừa bịp trong cái xã hội bát nháo ấy. Cụ luôn cố tỏ ra mình là 1 người con
hết lòng chăm lo, phụng dưỡng người cha bệnh tật của mình, cụ đưa ra những triết lí chỉ
người con “ hiếu thảo” mới dùng nó làm lí do biện minh cho cái lòng mong mỏi đám tang
của cha sớm xảy ra : “Nên tôi mong cho cụ về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày
ấy chứ sống mà ăn không được ngủ không được, lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì
phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì! Vả lại nếu ngộ nhỡ tôi lại chết trước cụ tôi thì có
phải nhà sẽ mắc phải tiếng vô phúc không? Nếu cụ tôi chết trước thì mới có người trong
nom cho, thiên hạ mới vì tôi mà đi đưa đông, thì đám ma mới được linh đình trọng thể.”
Ông cũng thể hiện lòng “hiếu thảo” của mình với hành động tìm một ông bác sĩ chữa
bệnh cho cha. Thế nhưng, bản chất bất hiếu của con người này luôn được người đọc nhìn
thấu một cách rõ nét bên những lời ngụy biện giả dối, người ta đều rõ cả cái ý đồ thâm
độc này đây: “Thà cụ tôi chết vì đốc tờ còn hơn không thuốc men mà chết. Mời đốc tờ thì

cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lo.Chính
thế. Ta chỉ cần một ông đốc tờ lang băm mà thôi.”
Ta còn thấy được sự lố bịch bên trong tính cách nhân vật này ở chỗ cụ lại còn
kính thờ con cụ bởi con cụ là một nhà cách mệnh trong vòng pháp luật vì làm như Văn
Minh đương làm, chính là cải cách xã hội một cách tha thiết mà có công hiệu, mà lại
không sợ tù tội hay mất đầu như những nhà cách mạng, những người ngu dại mưu hạnh
phúc cho đồng bào mà chẳng làm cho đồng bào được biết cái gì là nhảy đầm, cái gì là y
phục tối tân. Ngần ấy điều kiện đã khiến cụ Hồng trung thành với ông con trai đã Pháp
du của cụ cũng như trung thành với nước Đại Pháp, và nhắm mắt tin theo văn minh
chằng kém những người hủ lậu và ngu dốt khác, những kẻ chẳng hiểu văn minh là cái
quái gì “Cụ đã xưng toa moa với con, hết sức hoan nghênh đủ mọi việc và đủ mọi cử chỉ
Tây Tầu của con cụ.” Một ông già đã gần năm mươi chẳng hiểu văn minh nhưng luôn
hoan nghênh những thứ mà kẻ khác gọi là Âu Hóa, một kẻ hão danh và là kẻ bất hiếu
sống với vỏ bọc bên ngoài luôn là tấm gương tốt , đức độ , hiếu thảo để người khác tán
dương .


Và các nhân vật khác thì sao? Sự bành chướng của nhu cầu tình dục, khiến cho
một quả phụ thủ tiết với chồng là bà Phó Đoan hễ cứ nghe thấy ở đâu có chuyện hiếp
dâm là trợn tròn mắt hỏi dồn: “Ai? Ai? Ai thế? ”. Với lí lẽ rằng luôn là người thủ tiết thờ
chống thế nhưng những hành động của bà lại tố giác một con người với bản chất dâm
đãng , phóng khoáng: “bà vào buồng tắm, cách chỗ Xuân ngồi chờ có vài bước chân. Bà
cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn máy nước... Từ cái bông hoa sen kẽm,
nước trút xuống ào ào! Bà Phó thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi bì bạch. Rồi bà,
than ôi! trái ngược - bà nhòm qua lỗ khoá xem bên ngoài động tĩnh ra sao...” , bà thèm
thuồng cái cảm giác “Bà vẫn ao ước được - bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm
có ấy lại tái hiện. Thành thử bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật - nói có quỷ thần hai vai
chứng giám - bà chẳng được - bị chồng hiếp cho lần nào”. Bà phó Đoan luôn tự nhìn
nhận mình “tôi tuy còn trẻ măng thật”, và chỉ biết “Chỉ còn nên ở vậy nuôi con thôi”.
Thế nhưng, qua cách nhìn nhận, đánh giá của vợ cụ cố Hồng, tính cách của người đàn bà

này đã được thể hiện rõ: “cái con đĩ già dơ đời ấy nữa! Sân quần à? Rõ đĩ mà không biết
rởm”
Đó là sư Tăng Phú, một vị sư luôn mở miệng là “A di đà Phật”, là nhận thức rõ
“đầy đủ bổn phận của kẻ chân tướng công dốc lòng mộ đạo” , là vị sư đức độ lúc nào
cũng “sợ tỗn hại đến quyền lợi nhà chùa’’, luôn một lòng hướng về Phật pháp. Thế
nhưng qua đối thoại, y hiện lên với bản chất khoa trương, sẵn sàng hơn thua “bần tăng
kiện tại toà cho phải thua hộc máu mồm ra đâý!’ Là sư, nhưng y luôn huênh hoang cho
rằng mình “có nhiều thế lực. Những quan đại thần như cái vị toàn quyền, thống sứ, đốc
lý cũng là ân nhân báo Gõ mõ... của bần tăng. Ở tờ báo có đầy đủ những chân dung to
tướng của các vị”. Một sự lố bịch trong tính cách háo danh, khoa trương ẩn sau cái vẻ
hào nhoáng, độ lượng bên ngoài.
Đó còn là thói đua đòi háo danh và khoa trương khiến cho vợ chồng Văn Minh và
ông TYPN hễ cứ mở mồm ra là văn minh, âu hóa, thể thao, cải cách, tân tiến, bình dân,
quốc dân… Rồi sự thèm thuồng được nổi danh bước vào xã hội trưởng giả, được dự phần
vào công cuộc cải cách – chịu trách nhiện quốc dân văn minh hay dã man của một kẻ dốt
nát vô học nhưng có thừa sự láu cá, đểu cáng, biến Xuân Tóc Đỏ từ một kẻ chỉ quen với
những “Mẹ kiếp! nước mẹ gì!” cũng biết véo von như một cái máy hát được vặn sẵn về
Âu hóa, hạnh phúc, gia đình, thể thao, tân tiến, giải phóng phụ nữ, và cuối cùng dám
hùng hồn tuyên bố: “ Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu hết những cái lý lẽ cực kì to tát…
Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lòng hi sinh cao thượng vô cùng … để góp
phần vào việc tiến bộ trong trật tự hòa bình của Tổ quốc! Xả thân cứu nước! … Không
muốn cho hành vạn mạng người làm mồi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng!” (40, tập
2,462- 463) Hơn nữa chỉ bằng mấy câu đại khái như “Mẹ kiếp!” “Nước mẹ gì!” thứ ngôn
ngữ bình dân thường trực nơi cửa miệng của Xuân đã lột tả được bản chất lưu manh của


thằng ma cà bông này ngay cả khi nó đã được tôn vinh là “ thượng lưu trí thức” “ anh
hùng” “vĩ nhân”. Chẳng hạn lúc Xuân còn đang lang thang nơi đầu đường xó chợ, được
ông thầy số đoán “hậu vận khá lắm chỉ mỗi cái tóc không được đen” thì nó đáp ngay
rằng: “Mẹ kiếp!” Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ”; khi Xuân bị bắt bỏ

bóp, nó bĩu môi:”nước mẹ gì! bóp với chả bóp !”; ngay cả khi đã trở thành vĩ nhân thì
vẫn với thứ ngôn ngữ ấy: “ Thế thì nước mẹ gì cơ chứ!”. Lối nói năng của Xuân Tóc Đỏ
là tiêu biểu cho lối nói lấy được, nói như cái máy. Chính việc sử dụng hình thức đối thoại
trong lối nói ấy của Xuân đã góp phần bộc lộ tính cách, bản chất của nhân vật này. Thoạt
đầu, Xuân nhại lời người khác một cách vô ý thức vì trong cái đầu rỗng tuếch của nó
không có gì. Nhưng rồi thấy lối ăn nói của nó đem lại số đỏ một cách bất ngờ, nó đã bắt
đầu tập nói như là một nhà chính trị đại tài của Tây phương với cái tài hùng biện của một
người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái hồn nhiên của một anh lính cờ chạy
hiệu rạp hát. Khi mới bắt đầu làm việc trong hiệu may Âu hóa nó phải học thuộc lòng bài
quảng cáo trang phục của ông TYPN như một con vẹt nhưng ngôn từ rỗng tuếch của ông
Văn Minh và nhà mĩ thuật thấm vào đầu nó rất nhanh: Xuân bị lôi đến một chiếc ma nơ
canh. Nhà mĩ thuật lại nói: - Hở cánh tay và hở cổ là dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là dậy
thì! - Hở đến nách và nửa vú là ngây thơ - … Thế rồi cả bọn ra đi. Xuân tóc đỏ ưỡn cái
ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng nghiên trang: - Tôi? Là …là… một người dự
phần trong việc Âu hóa - À! - Một người cải cách xã hội có trách nhiện quóc dân văn
minh hay là dã man - À! Thế thì tốt lắm! - Thế cô muốn gì? Cái quần “Hãy chờ một phút
nhé” - Tôi có chồng rồi không chờ được một phút nào cả.
Thế đấy! Cả một xã hội toàn những thứ kệch cỡm, vô nghĩa lý, không thể chấp
nhận được. Nó buồn cười đến chớ trêu. Toàn những Ngây Thơ, Chinh Phục, là “Hãy chờ
một phút” là cái gì cơ chứ! Các nhân vật không ngừng liến thoắng. Bà Văn minh không
ngừng liến thoắng trong tiệm may: “ Đây… đây …đây… tiệm may chúng tôi có rất nhiều
kiểu… đây là bộ Lời hứa, nghĩa là để cho thiếu nữ nào mặc bộ ấy có thể như hứa với bạn
lòng một cuộc hẹn hò vậy. Đây là bộ Chiếm Lòng. Mặc bộ ấy ta như nắm vận mệnh của
bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới
nhớn…. Còn đây là bộ y phục tân thời nhất , vừa mới chế tạo được mấy hôn nay thôi,
chúng tôi chưa kịp kẻ bảng nhưng nhất định đặt là bộ Chinh phục, nghĩa là có được bộ
này thì ai cũng phải say mê bà dù là chồng bà!”. Bà Văn minh cũng như hầu hết các
nhân vật không tin vào điều mà chính mình đang phát ngôn một cách đầy sốt sắng như
vậy. Tất cả những gì đag nói ra chỉ là để lừa mị đối tượng, nhưng kẻ nói cũng chẳng hề
biết là kẻ nghe có lọt tai hay không? Dòng thác ngôn từ trôi tuồn tuột theo thói quen ba

hoa, khoe mẽ hoặc theo chương trình đã định sẵn, không viết chán bất chấp hoàn cảnh,
bất biết đối tượng. Thế đấy! Lời của nhân vật trong Số Đỏ chủ yếu dùng để khắc họa
những đặc điểm tính cách tâm lý là háo danh, thói giả dối, sự trắng trợn đến mức vô liêm


sỉ. Lời của nhân vật cũng dùng để cấu tạo các tình huống hài kinh điển: tình huống nói
dối, cãi lộn. Chúng luôn mồm tuôn ra những từ như cải cách, là xã hội , là bình dân, là
Âu hóa nhưng cái lối Âu hóa không phải lối ấy đã biến chúng chỉ như những con vẹt ngu
ngốc. Nói là vậy nhưng trong mớ đầu óc rỗng tuếch kia chúng có hiểu cái gì đâ
Một thành công nghệ thuật khác trong việc khắc họa sự lố bịch trong tính cách
nhân vật không thể không nhắc đến bởi nó góp phần đắc lực tạo ra những tính cách điển
hình sống động: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật. “Hư cấu nghệ thuật là cặp mắt để phát
hiện những hiện tượng điển hình trong cuộc sống” (A. Tônxtôi), là một thao tác không
thể thiếu trong tư duy sáng tạo của nhà tiểu thuyết. Kunđêra - một tiểu thuyết gia dày dạn
kinh nghiệm cho rằng: “Tiểu thuyết là thứ văn xuôi tổng hợp lớn dựa trên trò chơi với các
nhân vật hư cấu”. Cả L. Tônxtôi, Đôxtôiépxki, Tuốcghênhép, Ban dắc, Xtăngđan,
Hêminguê, Lỗ Tấn, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… cùng nhiều tên tuổi lừng danh khác đã
tạo được những hình tượng tiểu thuyết bất hủ nhờ phép tư duy sáng tạo này.
Với danh nghĩa là một cấu trúc tự sự tiếp cận hiện thực đời sống, một cách gần
gũi, người viết tiểu thuyết có thể sử dụng những nguyên mẫu đời thực cho tác phẩm của
mình. Song về nguyên tắc, tiểu thuyết hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu, bởi
sự chi phối chặt chẽ về mức độ xác thực của đối tượng. So với ký, rõ ràng tiểu thuyết đã
dành một phạm vi hết sức rộng rãi để nhà văn phát huy đến mức cao nhất năng lực tưởng
tượng sáng tạo của mình. Nếu ký chỉ đi từ một con người thực trên một bối cảnh có thực
để xây dựng nên một hình tượng điển hình thì tiểu thuyết có thể tạo dựng một điển hình
nghệ thuật từ nhiều con người, nhiều bối cảnh thực. Chính Tônxtôi, người được mệnh
danh là bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực Nga cũng đã chỉ ra rằng: “cần phải quan sát
nhiều người cùng loại với nhau để xây dựng một kiểu người nhất định” và “nếu miêu tả
một con người mà chỉ lấy một người thật làm mẫu thì kết quả sẽ là một cái gì đó đơn
nhất, ngoại lệ và không thú vị”.

Xuân Tóc Đỏ là loại bụi đời trong môi trường thành thị. Nhân vật này được xây
dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng
Xuân Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình hóa. Tác giả kết hợp lối miêu tả chân thật và
phóng đại, phóng đại để biếm họa. Nhiều tình tiết đã được hư cấu rất hấp dẫn như hành
động của Tuyết với Xuân Tóc Đỏ, quan hệ giữa Phó Đoan với Xuân hay là Xuân Tóc Đỏ
chịu thua tài tử quần vợt Xiêm La. Tất cả đều là những tình huống phóng đại đầy tính đả
kích.
Như vậy, với tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật là yếu tố nghệ thuật bộc lộ rõ khả
năng sáng tạo dồi dào của các nhà văn. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu
thuyết được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất và nguồn sinh lực mới, sinh động hơn, chân
thực hơn, thú vị, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là điển hình hơn so với nguyên
mẫu đời thường.


×