Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo kinh nghiệm giúp học sinh học tốt tiết thực hành nghị luận về hiện tượng đời sống ở lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.23 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2014
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Minh
1/ Tên kinh nghiệm: “Giúp học sinh học tốt tiết thÁực hành nghị luận về
hiện tượng đời sống ở lớp 9
2/ Cơ sở lý luận:
- Căn cứ Nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của thủ tướng chính phủ về
việc: “Ngành giáo dục thực hiện dạy sách giáo dục theo phương pháp dạy học mới”
- Căn cứ vào công văn 1112/SGDĐT- GDTrH ngày 12/09/2013 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2013-2014 của sở Giáo dục và
Đào tạo Kiên Giang.
- Căn cứ vào công văn 67/PGDĐT- THCS ngày 15/09/2013 về nhiệm vụ giáo
dục THCS năm học 2013-2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận.
- Căn cứ vào kế hoạch số 22/KH-NH ngày 02/08/2013 về việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2013-2014 của Trường THCS Bình Minh.
3/ Thực trạng yêu cầu:
* Ưu điểm:
Kiểu bài nghị luận này thường là kiểu bài về một sự việc, hiên tương có ý
nghĩa đối với đời sống xã hội. Nó rất gần gũi với lứa tuổi học sinh lớp 9. Bên cạnh
đó, các em có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, rất thích bình phẩm , đánh giá các hiện
tượng xã hội, thích bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng
khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Thích phân tích mặt sai, mặt đúng,
mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định của
người viết.
* Hạn chế: Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết và
nói bài tập làm văn thường khô cứng, chưa hiểu đề, lạc đề, sơ sài, lúng túng và


máy móc. Sử dụng các câu trong giao tiếp chưa đủ các thành phần chính , viết câu
còn sai nhiều lỗi, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ chưa được lưu lóat… Các em
thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy
cô cho sẵn mà viết hoặc nói lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc. Trước một đề
văn nghị luận về một hiện tượng đời sống làm thế nào để có một bài văn hay câu
hỏi đó không hề dễ trả lời.
4/ Các nội dung chính của kinh nghiệm:


Bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực sau:
4.1/: Tìm hiểu sự việc hiện tượng đang xảy ra
Muốn có nội dung sắc sảo, có sức thuyết phục thì người làm bài nghị luận
phải tìm hiểu những sự việc, hiện tượng đang xảy ra xung quanh; đồng thời phải có
một quan điểm đúng đắn minh bạch để nhìn nhận đánh giá sự việc, hiện tượng một
cách khách quan, khoa học. Tránh thái độ đánh giá thiếu trung thực, thiếu khách
quan , thiếu công bằng. … Đây là cơ sở của bài dạy mà giáo viên phải bám chắc
vào làm đòn bẩy để hướng học sinh sử dụng tối đa các kiến thức, kĩ năng nhằm đạt
kết quả cao trong tiết học.
4.2/Chia vấn đề ra từng mặt:
Trong quá trình nghị luận, cần chia vấn đề ra từng mặt để phân tích, giảng
giải, bày tỏ ý kiến,… hoặc có thể phối hợp sử dụng phép chứng minh, giải thích,…
để có thể khẳng định, phủ định, khuyên răng, kiến nghị,…
4.3/ : Chọn các đối tượng học sinh:
Biện pháp này giúp cho tiết học tránh được trình trạng một vài em làm việc,
còn cả lớp ỷ lại hoặc làm việc khác. Chọn HS Giỏi, khá, trung bình , yếu.
4.4/ Quan hệ giữa thầy và trò trong giờ thực hành:
Muốn học sinh thể hiện được sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ trong giờ luyện
tập, giáo viên phải xác định được quan hệ thầy trò. Giáo viên cần tôn trọng sắc thái
cá tính của học sinh nó thể hiện ở vốn từ, dáng điệu hoặc giọng nói. Đối với học
sinh, giáo viên cần xác lập cho các em mối quan hệ bạn bè. Các em đang là bạn bè

với nhau bổng nhiên trở thành “Người nói, kẻ nghe”, bởi vậy khi bạn nói, người
nghe phải ghi chép, phải tôn trọng để nhận xét bổ sung cho bạn.
4.5/ Đánh giá và cho điểm :
Trong giờ luyện tập, nếu không đánh giá và cho điểm thì không động viên
được không khí học tập của các em. Theo tôi đánh giá học sinh trong giờ này cũng
rất khó. Theo tôi muốn đánh giá kết quả và cho điểm, giáo viên phải có tiêu chuẩn:
Nội dung nói như thế nào? Hình thức nói, cách diễn đạt như thế nào? Tác phong
nói, văn phong lúc viết? Trong quá trình đánh giá, có chiếu cố đến những học sinh
mạnh dạn, cách thể hiện ngữ điệu khi nói.
4.6/ Ngôn ngữ của giáo viên trong giờ thực hành:
Theo tôi, cái mẫu để làm trực quan cho học sinh trong giờ luyện tập tập làm
văn là lời nói của giáo viên. Đây là phương tiện để hướng dẫn học sinh tập nói, tập
viết. Lời nói còn có mục đích giảng dạy của giáo viên. Giáo viên phải chuẩn bị
giáo án thật kỹ trước khi đến lớp. Trên lớp giáo viên ít nói hơn học sinh nhưng tác
dụng về giáo dục, giáo dưỡng lại lớn.
4.7/ Những yêu cầu trong giờ thực hành:
4.7.1 Xác dịnh dạng đề: Đọc kĩ đề bài, chú ý những từ trọng tâm. Đây là
bước đầu tiên giúp các em định hướng được cơ câu của bài.


4.7.2 Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài:
Gợi nhắc học sinh luôn nhớ đến trình tự sắp xếp hợp lí các ý tìm được vào bố
cục 3 phần(mở bài – thân bài – kết bài)
4.7.3 Viết thành bài hoàn chĩnh
Tiếp tục hướng dẫn học sinh viết những đoạn văn thuộc phần thân bài, lưu ý
cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các phần mở bài – thân bài – kết bài và chuyển tiếp
giữa các đoạn văn trong phần thân bài.
4.7.4 Đọc lại bài viết khi đã làm xong
Thông thường, học sinh hay bỏ qua bước cuối cùng này, người giáo viên nên
khuyến khích học sinh tập thói quen đọc lại bài để kịp thời sửa lỗi (chính tả, diễn

đạt) bằng cách nhắc nhở học sinh thái độ quý trọng sản phẩm mình đã tạo ra để
tránh những lỗi đáng tiếc không nên có.
Ví dụ minh họa:
Đế: hiện nay, có một số học sinh đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa, hãy góp ý để các
bạn đó có nhận thức đúng vấn đề.
*Bước 1: TÌM HIỂU ĐỀ
- Gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng như đã gạch chân
ở trên.
-Xác định yêu cầu cụ thể của đề bài:
+ Kiểu bài: nghị luận về hiện tượng đời sống.
+ Nội dung: hiện tượng đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa của học sinh hiện
nay…
*Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc hiện tượng
Chúng ta cần có một cái nhìn đúng về trang phục của tuổi teen.
Thân bài:
- Những biểu hiện của việc đua đòi ăn măc thiếu văn hóa của học sinh
+ Chạy theo mốt lòe loẹt, thiếu đứng đắn.
+ Những kiểu dáng không phù hợp lúc đi học.
+ Luôn thay đổi mốt cho phù hợp với kiểu tóc, kiểu giày …
- Tác hại của việc đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa đó.
+Phí thời gian học hành.
+Hao tốn tiền bạc của bố mẹ.
+ Làm thay đổi nhân cách.
+ Ảnh hưởng thuần phong mỹ tục.
- Lứa tuổi học sinh cần ăn mặc như thế nào cho lành mạnh.
Kết bài: Cần nhận thức đúng về trang phục phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp
để tôn thêm vẻ đẹp của lứa tuổi học sinh và thể hiện được trình độ nhận thức,
văn hóa của mình, của dân tộc.
5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:



Khi áp dụng tối đa tất cả các phương pháp trên vào việc giảng dạy tiết thực
hành “Nghị luận về hiện tượng đời sống” tôi thấy đã có một kết quả rõ rệt, học sinh
rất hứng thú học và thực hành tốt nội dung. :
Trước khi áp dụng phương pháp- thăm dò ý kiến học sinh:
Số lượng
Thực hành được bài văn
Không thực hành được bài văn
20
7
35%
13
65%
Sau khi áp dụng phương pháp- thăm, dò ý kiến học sinh:
Số lượng
Thực hành được bài văn
Không thực hành được bài văn
20
15
75%
5
25%
Qua so sánh đối chiếu cho thấy: khi áp dụng phương pháp này đã kích thích
được hứng thú học tập, học sinh hăng hái tích cực xây dựng bài, hiểu bài nhanh nhớ
lâu. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn. Cụ thể
cuối năm học 2012-2013 khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kết quả đạt được
như sau:
Lớp
9A

9B

TS
HS
26
28

G
SL TL%
4
15.4
5
17.9

K
SL
TL%
7
26.9
9
32.2

TB
SL TL%
14
53.8
13
46.4

Yếu

SL TL%
1
3.8
1
3.6

Kém
SL TL%
0

0

Với phương pháp dạy học tích cực này các bạn đồng nghiệp trong tỉnh rất dễ
áp dụng đến với mọi đối tượng học sinh của lớp mình.
6. Những kiến nghị, đề xuất:
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: cần duy trì việc tổ chức thao giảng, hội
giảng để giáo viên được giao lưu, học hỏi, trau dồi thêm những kĩ năng sư phạm.
Về phía nhà trường, tạo điều kiện tổ chức các tiết thực hành tập làm văn ở
thao giảng dự giờ nhiều hơn .
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa
qua. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu
sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, Ban giám khảo để kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người báo cáo

Nguyễn Thị Bích Hạnh




×