Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và đỗ vào các trường đại học tại trườg THPT ngũ hành sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.56 KB, 4 trang )

Ngũ Hành Sơn, ngày 10 tháng 8 năm 2015
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TỈ LỆ HỌC SINH
TỐT NGHIỆP THPT VÀ ĐỖ VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI TRƯỜNG THPT NGŨ HÀNH SƠN
Chúng ta biết rằng mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đối với nhà trường phổ thông là
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trước khi chú trọng bồi dưỡng nhân tài, mỗi
nhà trường cần phải quan tâm trước hết đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực nói chung.
Muốn đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng được nhiều nhân tài,
đòi hỏi mỗi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà giáo
và chất lượng học tập của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao tỉ lệ
học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như đỗ vào các trường đại học và cao
đẳng.
I. Tình hình nhà trường
1.Thuận lợi
- Trường nằm trên địa bàn quận Ngũ Hành Hành Sơn, là một quận có truyền thống
anh hùng trong kháng chiến cứu quốc, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có truyền
thống hiếu học, nhà trường đã có lịch sử hơn 15 năm xây dựng và phát triển.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có thâm niên công tác, có năng lực về
chuyên môn, có trình độ trên chuẩn cao (28/75 giáo viên chiếm tỉ lệ 37,3 %). Đội ngũ
nhà giáo tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao trong giảng dạy và công tác đặc biệt là
công tác chủ nhiệm.
- Phần lớn học sinh động cơ học tập rất rõ ràng: “Học để ngày mai lập nghiệp”, học
để sau này có nghề và để “thoát nghèo”.
- Ban đại diện và Cha mẹ học sinh quan tâm, luôn chăm lo đến việc học tập của con
em cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục những học sinh cá biệt vi phạm nội quy
nhà trường.
- Chi bộ, BGH và các tổ chức đoàn thể của nhà trường như: Công đoàn, Đoàn TN,
Ban Đại diện CMHS luôn năng động, sáng tạo trong công việc, phối hợp nhịp nhàng,
đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở giáo dục và đào
tạo; của Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn.


2. Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất đối với nhà trường là chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp
(thấp nhất trong địa bàn thành phố, có năm điểm tuyển vào trường chỉ có 20 điểm trong
đó có 2 điểm ưu tiên. cụ thể năm 2012: 26 đ; 2013: 22 đ; 2014: 20 đ; 2015: 23,5 đ )
- Đời sống nhân dân các phường trên địa bàn quận còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ
nghèo có con học tại trường chiếm trên 25%).Vì hoàn cảnh khó khăn một bộ phận học
sinh ít được tiếp xúc với các kênh thông tin hỗ trợ cho việc học tập. Nhiều em hoàn
1


cảnh gia đình còn rất khó khăn (ở nhà tình thương, mồ côi cả cha và mẹ, ở với ông ,bà).
Với hoàn cảnh đó, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
3. Kết quả
- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT qua nhiều năm được giữ vững từ 98- 99% (năm học 20142015 đạt tỉ lệ 89,19%).
- Tỉ lệ đỗ vào đại học- cao đẳng nguyện vọng 1 trong những năm gần đây từ 25- 30
%.
II. Các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
Với những đặc thù thuận lợi và khó khăn như đã nêu ở trên, trường THPT Ngũ
Hành Sơn có những giải pháp lâu dài nhằm đạt được kết quả thi tốt nghiệp có tỉ lệ bền
vững đồng thời nâng cao số lượng học sinh đỗ vào đại học và cao đẳng. Để đạt được
mục tiêu trên nhà trường thực hiện nghiêm túc từ công tác nâng cao chất lượng giáo
dục trong trong suốt cả 3 năm học (của một niên khóa) và công tác lên kế hoạch ôn thi
tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.
1.Các giải pháp tổng quát trong những năm qua
1.1. Xây dựng nền nếp kỷ cương, môi trường học tập tích cực
- Xây dưng nội quy học sinh phù hợp với quy định và điều kiện nhà trường, các quy
định về khen thưởng, kỷ luật được phổ biến đến học sinh và cha mẹ học sinh từ đầu
năm học. .
- Nhà trường tập trung triển khai, chỉ đạo, kiểm tra để việc thực hiện tốt nội quy
ngay từ những ngày tựu trường.

- Theo dõi, kiểm tra ý thức học tập của học sinh thường xuyên hoặc đột xuất, học
sinh vi phạm được thông báo công khai, nhanh chóng đén cha mẹ học sinh ngay để có
biện pháp phối hợp giáo dục.
- Giáo dục cho học sinh niềm tin vào nhà trường, ý thức xây dựng nhà trường, phát
huy truyền thống nhà trường hăng say học tập tạo nên môi trường học tập sôi nổi tích
cực.
1.2. Đánh giá, bồi dưỡng, sử dụng, phát huy nhân tố của đội ngũ nhà giáo
- Đánh giá đúng năng lực của từng giáo viên để xác định những “giáo viên thực sự
giỏi”, giáo viên dạy tốt, những giáo viên còn có mặt hạn chế. Bố trí giáo viên phù hợp
theo khả năng của từng người. Giáo viên dạy giỏi, có năng lực chuyên môn, tâm huyết
với nghề được nhà trường trân trọng và được giao trọng trách, tạo mọi điều kiện để phát
huy khả năng.
- Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giáo viên có nguyện vọng được
học tập nâng cao trình độ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có “Tâm” với nghề, trách nhiệm
với nhiệm vụ được giao, hết lòng vì học sinh thân yêu và có quan hệ xã hội tốt.
1.3. Đổi mới công tác quản lý và chỉ đạo công tác dạy và học
- Từ đầu năm học, BGH nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn triển khai,
duy trì tốt nền nếp chuyên môn như việc tự bồi dưỡng, nghiên cứu, thực hiện các quy
định về giáo án, soạn giảng, hồ sơ số sách.
2


- Lãnh đạo nhà trường thường xuyên dự giờ, thăm lớp; kịp thời rút kinh nghiệm về
thực hiện nền nếp chuyên môn và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Thực hiện nguyên tắc “vừa sức”: Giáo viên nắm được tình hình, sức học của học
sinh lớp mình phụ trách đồng thời chuyển tải nội dung kiến thức theo các mức độ phù
hợp với khả năng tiếp thu của từng nhóm học sinh. Đối với nhóm học sinh trung
bình,cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trên lớp và biết vận dụng thực hành những bài
tập đơn giản, nhóm học sinh khá giỏi giải được những bài tập khó hơn, kiến thức được

mở rộng…nhằm chuẩn bị tốt kiến thức cho các em dự thi TNPT và Đại học cao đẳng.
- Các tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, theo
hướng học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, gợi mở của thầy. Để
tăng thêm phần sinh động và đáp ứng đổi mới phương pháp giảng dạy khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy giáo án điện tử. Trường có 6 phòng học chức
năng dành cho giáo viên dạy giáo án điện tử.
- Thực hiện phong trào: quyết tâm “Vượt khó - học tập tiến bộ”: Những học sinh
thuộc diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm, theo dõi,
hội CTĐ nhà trường hỗ trợ toàn bộ học phí và các khoản thu. Những học sinh vượt khó,
học tập tiến bộ, học sinh đạt kết quả xuất sắc được động viên, tuyên dương kịp thời, là
tấm gương vượt khó tiêu biểu, phát động học sinh toàn trường học tập.
1.4. Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên trong
việc rèn luyện giáo dục và động viên khen thưởng học sinh.
- Xây dựng mối liên hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để rèn luyện,
chăm lo cho học sinh, nhất là các học sinh ý thức học tập chưa tốt.
Những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được giáo viên chủ nhiệm
báo cáo nhà trường ngay từ đầu năm học, được các lớp, giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường quan tâm động viên giúp đỡ.
- Đoàn thanh niên tổ chức các đợt “thi đua học tốt”, “các hội nghị học tốt”, nhấn các
điển hình tiên tiến.
1.5. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên.
- Chi bộ nhà trường luôn phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong các hoạt
động của nhà trường, phát huy sức mạnh tập thể, sự đoàn kết trong triển khai và thực
hiện nhiệm vụ.
- Lãnh đạo nhà trường đoàn kết, tâm huyết xây dựng nhà trường phát triển.
- Các tổ nhóm chuyên môn đoàn kết giúp đỡ nhau: Chia sẻ kinh nghiệm, khắc phục
tồn tại hạn chế trong chuyên môn, giúp đỡ nhau về phương pháp giảng dạy, về công tác
chủ nhiệm,...
- Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, quan tâm động viên nhau khi gia

đình có khó khăn, giúp nhau tận tình khi gia đình có công việc lớn.
- Giáo viên có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao và luôn giúp nhau hoàn
thành nhiệm vụ.
2. các biện pháp cụ thể cho việc nâng cao tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đại học- cao
đẳng

3


Trong những năm qua tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đỗ vào đại hoc - cao đẳng của nhà
trường được duy trì trong đó số lượng học sinh đỗ vào đại học- cao đẳng có chuyển
biến tích cực đó là nhờ các giải pháp lâu dài của nhà trường như đã nêu ở trên. Đối với
công tác ôn thi tốt nghiệp của nhà trường được thực hiện cụ thể như sau:
- Phân công giáo viên chủ nhiệm khối 12 là những thầy cô tâm huyết, có kinh
nghiệm trong gảng dạy và có khả năng giải quyết tốt các tình huống sư pham và có khả
năng hướng dẫn các em chọn nghề nghiệp sau này sao cho phù hợp với sức học và năng
lực tài chính của gia đình mỗi em.
- Ngay từ đầu học kì II cuả năm học, các tổ chuyên môn tập trung soạn đề cương ôn
tập cho 8 môn thi sao cho phù hợp với chương trình thi THPT quốc gia.
- Ngay từ đầu học kì II đã tăng tiết cho 3 môn bắt buộc ( Toán, Ngữ văn, Tiếng
Anh) cho khối 12.
- Thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu giải quyết những vấn đề thật cụ
thể về chuyên môn. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, tăng cường giao đổi học tập
kinh nghiệm trong đồng nghiệp.
- Tạo tâm thế tốt cho học sinh trước khi bước vào kỳ thi, do kì thi có tính chất hoàn
toàn mới so với trước nên ngoài việc trau dồi cho học sinh lượng kiến thức thật đầy đủ
để tham gia thi tốt nghiệpTHPT quốc gia thì nhà trường cùng với hội cha mẹ học sinh
phối hợp tạo cho các em một tâm thế tốt trước khi bước vào kì thi bằng việc động viên
khích lệ các em. Phân tích cho các em thấy đây là một kỳ thi quan trọng nhưng sẽ
không quá nhiều áp lực nếu chúng ta chuẩn bị tốt (nhà trường đã tổ chức gặp mặt

CMHS khối 12 vào đầu tháng 3).
- Nhà trường tổ chức cho các em học tập quy chế thi thật nghiêm túc để tránh tình
trạng các em bỡ ngỡ, mắc lỗi khi thi, hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm, tự luận và
tự tin trong làm bài.
- Sau khi thi học kì II kết thúc, phân lớp dạy 4 môn thi tốt nghiệp ( 3 môn bắt buộc
và môn tự chọn). Đặc biệt đối với môn tự chọn tập trung học sinh khá, giỏi học chung
lớp; học sinh trung bình và trung bình yếu học chung lớp để giáo viên phụ trách lớp dễ
dàng ôn tập cho phù hợp với sức học của các em.
- Do sức học của các em hạn chế. Vì vậy, trong đợt ôn tập cuối năm, nhà trường đã
kéo dài thời gian ôn tập cho các em đến tuần thứ 3 của tháng 6. Đây cũng là biện pháp
quan trọng để các em học sinh có sức học trung bình yếu được ôn tập nhiều và nắm
vững kiến thức trước khi bước vào kì thi.
III. Kiến nghị
- Phân luồng mạnh mẽ học sinh tốt nghiệp THCS đối với sức học trung bình yếu,
động viên cho các em học nghề học học trung cấp chuyên nghiệp.
- Nâng điểm tuyển sinh đầu vào cho các trường vùng ven thành phố trong đó có
trường THPT Ngũ Hành Sơn.

4



×