A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học công nghệ thông tin đã
đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với
ngành giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã từ lâu không
còn là việc làm mới lạ. Nhưng với cấp Tiểu học, do đặc thù mục tiêu và quản
lý giáo dục, công việc này dường như đang là những bước đi khởi đầu.
Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) để tạo ra một phương thức công tác, học tập và giảng
dạy nhẹ nhàng đặc biệt là trong việc lưu trữ hồ sơ sổ sách và báo cáo. Trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nếu chúng ta có sự cân nhắc và chọn
lựa nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lý thì chỉnh sửa giáo
án mới chỉ là khâu giảm nhẹ thời gian soạn giảng của GV công việc đổi mới
phương pháp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng mà học sinh nắm bài đạt hiệu quả cao
và thu hút học sinh vào học tập thì giáo án điện tử là một trong những hình
thức đổi mới hiệu quả. Lợi ích của nó là thông tin được cập nhật nhanh chóng
và chính xác, việc quản lý nhân sự, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Hoà
nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà
trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.
Là một người quản lý Tôi luôn trăn trở suy nghĩ nếu CB,GV,NV và HS biết
việc vận dụng CNTT một cách đồng bộ vào quá trình quản lý, công tác vào
giảng dạy và học tập sẽ đem lại một hiệu quả tốt hơn trong vấn đề nâng cao
chất lượng GD nói chung và cấp Tiểu học nói riêng trong xu thế toàn cầu hóa.
Chính vì vậy, Tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào công tác, giảng dạy và học tập”.
Bằng thực tế và khả năng của mình tôi tin tưởng và hy vọng rằng: nếu được
định hướng chỉ đạo đúng đắn thì trước mắt và trong tương lai không xa
CB,GV,NV của trường sẽ thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn.
1
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. THỰC TRẠNG.
a. Ưu điểm:
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành ngành Giáo dục đào tạo đã
được triển khai từ khá sớm với các phần mềm quản lý tài chính, quản lý thi và
tuyển sinh, quản lý cơ sở vật chất, hệ thống thư viện và học liệu. Việc ứng
dụng CNTT vào quản lý giáo dục bậc Tiểu học đã được phòng GD Yên Định
tập trung ở một số hoạt động: Soạn thảo văn bản, báo cáo, quản lý điểm, quản
lý học sinh, xây dựng một hệ thống mạng nội bộ …. Việc sử dụng CNTT để
quản lý hồ sơ, thời khóa biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh cũng
mới chỉ tập trung ở một số trường.
Tại thời điểm hiện nay các Trường TH nói chung và trường Tiểu học Định
Hưng nói riêng nhìn chung bước đầu đã có CSVC hạ tầng tin học có kết nối
mạng intenet. Đội ngũ cán bộ, viên chức đã có nhận thức về vai trò sự cần
thiết trong việc ứng dụng CNTT.
b. Hạn chế:
- Hạ tầng tin học còn thiếu và yếu chủ yếu mới chỉ dừng lại 2 đến 3 máy
phục vụ cho công tác hành chính.
- Việc sử dụng CNTT và truyền thông như một công cụ dạy học, hỗ trợ
quá trình dạy và học ở bậc Tiểu học mới dừng ở mức sử dụng các phương tiện
nghe nhìn, như xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tư liệu hình
ảnh. Một số giờ dạy bước đầu có sử dụng, máy chiếu nhưng thiếu kỹ năng ảnh
hưởng đến thời gian của tiết dạy chưa được tổ chức một cách có hệ thống và
hiệu quả chưa cao. Giáo viên tin học ở tiểu học, và giáo viên Tiểu học có hiểu
biết về CNTT để ứng dụng trong giảng dạy còn rất ít.
- Việc xây dựng nguồn nhân lực ƯDCNTT và việc đầu tư hạ tầng trang
thiết bị tin học để sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm dạy học, đồng thời
thiết lập chính sách duy trì, bảo dưỡng tài sản CNTT cũng như không ngừng
nâng cấp, cập nhật các phần mềm quản lý chưa được chú trọng
2
- Việc sử dụng công nghệ thông tin vào quản lí và làm việc của CBQL ở
nhà trường còn có nhiều hạn chế, chưa đồng bộ còn mang tính tự phát, chưa
có phần mềm lõi về Quản lý điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu chung. Nhân
lực phụ trách và trực tiếp chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong các nhà
trường nói chung còn yếu và thiếu dẫn đến việc chỉ đạo GV soạn giảng theo
hướng đổi mới hay việc quản lí hành chính của nhà trường trong nhiều năm
qua chỉ được thực hiện bằng hô hào và kinh nghiệm đúc rút qua thực tế.
- Việc tổ chức cho hội đồng nhà trường nghiên cứu khoa học để xây dựng
tập thể sư phạm thành tổ chức giảng dạy và học tập ƯDCNTT còn nhiều lúng
túng, mang tính hình thức.
- Nguồn tài chính cho việc mua sắm nâng cấp sửa chữa hạ tầng tin học
chưa được quan tâm đúng mức.
c. Nguyên nhân của hạn chế nêu trên:
- Do đội ngũ CBQL các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Định
Hưng nói riêng, cha được trang bị về CNTT và Qu¶n lý CNTT.
- Do CSVC, hạ tầng tin học của nhà trường và của mỗi Giáo viên phục vụ
cho yêu cầu công tác, giảng dạy còn thiếu trầm trọng.
- Do CBGV,NV hiện nay còn hạn chế về thuật ngữ Tin học yếu, thiếu về
kỹ năng, tin học và Ngoại ngữ.
- Do thường xuyên, mất điện; mạng thông tin nhiều lúc còn quá tải, vì
vậy mà các nhà trường chưa sử dụng được CNTT một cách thường xuyên.
- Do một số CBQL có thâm niên quản lí chưa được học tập bồi dưỡng
về công nghệ thông tin còn ngại ngùng hoặc sợ hư hỏng, nên chưa tích cực
chủ động hoặc chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT vào công tác,
cũng như định hướng chỉ đạo cho CBGV trực tiếp truy cập mạng để tìm
dữ liệu cho dạy và học.
- Do thu nhập từ lương của CBGV Tiểu học mới chỉ ổn định được đời sống
chưa có tích luỹ nên chưa mạnh dạn mua sắm máy tính phục vụ tốt cho truy
3
cập web, dùng mạng rẻ tiền dẫn đến tốc độ đường truyền kém, hạn chế về
Ngoại ngữ, thời gian làm việc cả ngày nên truy cập intenet chưa thường
xuyên.
- Việc kiểm tra đánh giá công tác của ngành GD nói chung và Phòng GD
Yên Định nói riêng về ƯDCNTT còn chưa kịp thời.
- Một bộ phận CBGV còn có tâm lý sợ hỏng hóc, sợ vi rus trên mạng làm
hỏng máy tính nên chưa mạnh dạn trong truy cập tìm dữ liệu phục vụ cho
công tác nghiên cứu giảng dạy.
2. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG TRÊN.
Thống kê thực trạng CB-GV-NV-HS thời điểm tháng 8 năm học 2010.
Trình độ tin học và
khả năng UDCNTT
CBQL GV
NVHC
HS
VP YTH§ KT TV-TB
Tổng số
3 25 2 1 1 1 422
GĐ có máy VT
2 6 1 0 0 0 34
Có kết nối mạng
2 2 1 0 0 0 12
Có CC tin học
3 19 2 0 0 1
Biết SD
máy
tính
GA in
3 6 0 0 0 0
B cáo
3 0 2 0 1 1
GAĐT
1 0 0 0 0 0
Biết sử
dụng
phần
mềm
MT
QLGV
2 0 1 0 1 1
QLHS
2 9 1 0 0 0
PMKT
1 0 0 0 1 0
TVTB
1 0 0 0 0 1
CSVC
1 0 1 0 0 0
Tìm dữ liệu trên website
2 2 1 0 0 0
Có khả năng đưa TL lên
trang website
1 0 1 0 0 0
Từ thực trạng trên, để đáp ứng với yêu cầu của ngành trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học có ý nghĩa và được thực hiện
nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình chỉ đạo việc dạy-học
Tôi đã ý thức được tác dụng hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ dạy-học và nghiên cứu. Chỉ có con đường đó mới có thể giúp nhà
trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ở bậc Tiểu học với hiệu quả cao nhất.
4
Chính vì vậy trong những năm qua, bản thân tôi đã tự nghiên cứu tổ chức
tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và giáo viên của trường những kỹ
năng cơ bản để vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Nhưng do tính
pháp lý trong thực hiện chưa cao nên hiệu quả còn nhiều bất cập. Trong năm
học này Tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch chủ động mục tiêu cải tiến nội
dung, phương pháp tích lũy cho mình và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào công tác, giảng dạy
và học tập”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tuyên truyền năng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch học tập, nâng cao
năng lực, quản lý ứng dụng CNTT .
2. Giải pháp tập huấn, bồi dưỡng CB-GV-NVHC vận dụng CNTT vào quá
trình công tác .
3. Giải pháp ưu tiên đầu tư hạ tầng tin học và xây dựng cơ sở dữ liệu.
4. Giải pháp chỉ đạo và quản lý tạo ra môi trường thuận lợi và bền vững
UDCNTT vào hoạt động giảng dạy cña GV:
5. Giải pháp vận dụng CNTT vào các hoạt động phong trào tại trường.
6. Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý: tài sản, tài chính, hành chính,
kiểm tra và thi đua khen thưởng.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch học
tập, nâng cao năng lực lãnh đạo, ứng dụng,quản lý CNTT .
Bước1: Tuyên truyền cho CBGV-HS và Phụ huynh thấy được hiệu
hiệu quả của việc UDCNTT trong giảng dạy và học tập
Bước 2: Xây dựng kế hoạch chung và phân theo giai đoạn. Lên lịch
thực hiện cụ thể cho từng thời gian:
Thời gian Công việc
Tháng - Tham dự chuyên đề do PGD tổ chức.
5
8/2010
- Điều tra, thống kê, khảo sát, XD phương án dạy;
- XD hạ tầng tin học (Mua sắm máy tính, bổ sung hệ thống
mạng, đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định ).
- Xây dựng kế hoạch, phối hợp với nhà cung cấp máy tính và
dịch vụ mạng, họp CBMR,họp HĐ.
Tháng
9/2010
- Phân loại trình độ tập huấn cho CBGV . Phân loại trình độ HS
thành lập đội tuyển học sinh dự thi VioLympic.
- Trao đổi cùng Cha mẹ học sinh về giảng dạy ƯDCNTT.
Tháng
10/2010
-Thực hiện chuyên đề ƯDCNTT
-Thi GVG trên 3 lÜnh vùc: Kiến thức,Tin học,Thực hành
(Lần 1)
Tháng 11
12/2010
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ƯDCNTT.
- Lên KH xây dựng GAĐT
Tháng
01/2011
- Nhận định, đánh giá chất lượng HS sau HKI, rút kinh nghiệm
đề ra phương hướng cho HKII.
- Thi GVG trên 3 lÜnh vùc: Kiến thức,Tin học,Thực hành
(Lần 2)
Tháng
02/2011
- Học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua internet.
- Kiểm tra học tập của học sinh thông qua giải toán qua mạng
internet.
Tháng
3/2011
- Chuẩn bị công tác tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dạy
học theo hướng theo hướng ƯDCNTT.
Thi GVG trên 3 lÜnh vùc: Kiến thức,Tin học,Thực hành (Lần 3)
Thời gian Công việc
Tháng
4/2011
- Công tác tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quản lý, công
tác, giảng dạy, học tập theo hướng ƯDCNTT.
Tháng
5/2011
Xây dựng trang Website riêng cho trường để đưa và lưu thông
tin, cơ sở dữ liệu chung của nhà trường.
Bước 3: Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài
nhà trường tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong CBGVCNV.
6
Sau khi xây dựng kế hoạch Họp CBGV phân tích cho CBGV nhận thức
rõ về vai trò việc sử dụng CNTT trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục
và là một việc làm vô cùng hợp lý và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhằm hướng
mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và
rèn luyện của học sinh và hiệu quả làm việc của các thầy cô giáo trong việc
chủ động tích cực tham gia các hoạt truy cập intenet trên cơ cở đó đưa ra một
số yêu cầu có tính chất bắt buộc như soạn giáo án, đề thi và kiểm tra giáo án,
đề thi trên máy vi tính, kiểm tra tự học tin học 3 lần kết hợp thao giảng trong
năm để xếp loại GV giỏi cấp trường.
Bước 4: Tham mu cho Đảng -Chính quyền ®Çu t hÖ thèng CSVC, x©y
dùng h¹ tÇng CNTT cho nhà trường. Phối hợp với công ty viễn thông đăng ký
mua máy tính trả góp để hưởng gói dịch vụ mạng (C. ty: viễn thông; Vietel)
Trên cơ sở máy tính và gói dịch vụ mạng hiện có bố trí sắp xếp lại theo
yêu công cầu việc và tìm nguồn tài chính để bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp
đảm bảo duy trì cho hệ thống mạng hoạt động thường xuyên.
Tôi thiết lập 1 máy chủ
PHT + tổ trưởng 2 máy tính (Mỗi PHT và tổ trưởng có 1 máy vi tính)
Nhân viên hành chính (3 máy tính)
Gồm: - Kế toán 1 máy tính
- TV-TB 1 máy tính
- NVYT, NVHC 1 máy tính
*
Từ những việc làm nêu trên, CB-GV-NV đều nhận thấy vai trò việc
áp dụng những thành tựu CNTT và đều hòa mình vào tập thể để cùng thực
hiện tốt việc ƯDCNTT chung sức nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với
yêu cầu xã hội hiện nay.
2: Biện pháp tập huấn bồi dưỡng ƯDCNTT vào quá trình công tác (CB-
GV-NVHC).
- Ngay từ đầu năm học,tôi đã cùng các đồng chí trong BHG nhà trường đã
quán triệt với đội ngũ tinh thần làm việc. Chọn cử CBGV theo học chương
7
trình tin học lấy chứng chỉ (Từ chương trình 100 tiết và chương trình A tin
học). Mọi bộ phận cần vận dụng những kỹ năng về CNTT để thực hiện nâng
cao hiệu quả công tác của mình. Các bộ phận có thể gửi kế hoạch tổ chức hoạt
động của bộ phận do mình phụ trách cho BGH thông qua địa chỉ Gmail nội
bộ. Sau đó BGH sẽ góp ý và bổ sung những thiết sót để bộ phận hoàn chỉnh
kế hoạch. Trong các buổi họp HĐ để triển khai những nội dung trọng tâm
trong tháng, BGH đều thực hiện dưới hình thức trình chiếu để GV dễ theo dõi,
nắm bắt đồng thời rút ngắn thời gian hội họp.
- Qua chuyên đề, giáo viên nòng cốt cùng BGH nhà trường đã hướng dẫn
giáo viên thực hành một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy: chèn hình
ảnh, âm thanh, cắt đoạn phim, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy
cập vào các trang web để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim cần thiết để
phục vụ soạn giảng GAĐT. Kết hợp với chuyên đề chính tả, giáo viên các
khối đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả qua các slide để giáo viên toàn
trường cùng tham khảo và học tập. Để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất
để giáo viên tích cực giảng dạy GAĐT với những nội dung bài phù hợp. BGH
đã định hướng nguồn tài nguyên giáo án trên Website trong đó kết hợp hướng
dẫn các các phần mềm chuyển đổi phong chữ, cách cài đặt phần mềm dạy học
Toán, TV, phần mềm QL, phần mềm dịch ngôn ngữ tiếng việt tạo điều kiện
thuận lợi cho CBGV khi Daoloas tài liệu và chỉnh sửa fon chữ, kiểm tra chính
tả ngoài ra, BGH còn xây dựng kế hoạch đầu tư cho các giáo viên nòng cốt tại
các tổ khối để phát triển phong trào giảng dạy GAĐT tại trường: Cử GV tham
gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức như : Phương pháp tích hợp các bộ
môn, phương pháp tổ chức các trò chơi trong dạy học
- Kêu gọi CBGV tăng cường dạy thay hỗ trợ tài chính và đảm bảo chế
độ cho những Đ/C có nhu cầu học tập ứng dụng CNTT để tạo cơ sở tâm lý
cho CB, GV yên tâm theo học.
8
Về quản lý hành chính và thực hiện thông tin 2 chiều:
Tôi thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu bộ phận văn thư thu thập những
thông tin về giáo viên để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương
trình quản lý cán bộ. Sử dụng những hiệu quả của chương trình để nhanh
chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Sở, Phòng
Ngoài ra, bộ phận văn thư cũng thường xuyên truy cập website để kịp thời
nắm bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các hoạt động theo lịch công tác
của PGD để BGH, các bộ phận trong nhà trường chủ động thực hiện công
việc của mình.
Tôi yêu cầu truy cập mạng internet để lấy những thông tin cần thiết, phục
vụ cho nhu cầu của nhà trường: ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong tháng,
tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, thực hiện tuyên
truyền cho cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”.
Đối với các bộ phận như: TV-TB, tài chính – kế toán, công đoàn, chi đoàn,
đội Tôi đã chỉ đạo đẩy mạnh việc vận dụng CNTT vào quá trình thực hiện
công việc để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại cao (Soạn thảo văn bản,
kế hoạch hoạt động, thể hiện chứng từ, sổ sách )
*
Từ việc làm nêu trên, các tổ chức trong nhà trường Nhận thức được
những tiện ích mà CNTT đã mang lại trong công việc, đã hoạt động đồng
đồng bộ theo qui lát định sẵn.BGH công khai địa chỉ gmail để khi cần, giáo
viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc. Qua việc thực hiện trao đổi
thông tin, BGH đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số giáo viên,
qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên
trong quá trình giảng dạy, công tác. Công đoàn, Đoàn TNCS HCM và Đội
TNTP HCM là những bộ phận chủ động và thường xuyên ƯDCNTT vào quá
trình công tác và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Từ đó phần nào giải
tỏa những khó khăn, khúc mắt từ phía giáo viên, đồng thời tạo cho đội ngũ có
9
sự tin tưởng hơn đối với BGH nhà trường cũng như việc xây dựng khối đoàn
kết trong cơ quan đơn vị.
3. Giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng tin học và CS dữ liệu.
- Đối với cá nhân: Cho GV vay vốn trả dần thông qua quỹ du lịch công
đoàn và nguồn tiết kiệm TX để mua máy tính và dịch vụ khuyến mãi của các
công ty theo hướng trả góp, học tập nâng cao trình độ về Tin học, BGH cũng
có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cao để giáo viên có những
điều kiện thuận lợi khi giảng dạy GAĐT:
- Đối với tập thể: Trang bị phần mềm hổ trợ dạy học School với môn toán
TV Khoa học, LSĐL, phần mềm xếp Thời khóa biểu và nhiều đĩa nhạc, hình
ảnh, phim tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng GAĐT (GV là cán bộ TV-TB
liên hệ tại cửa hàng băng đĩa – Trung tâm Dịch vụ, sưu tầm những giáo án hay
của các hội thi giáo viên để giáo viên tham khảo, cung cấp thêm những nguồn
tài nguyên thiết thực.
- Đối với ngành GD&ĐT: Đề xuất hợp tác tìm kiếm tập huấn sử dụng các
phần mềm VNPTSCHOOL.Tham mưu với ngành GD trang bị thêm một máy
chiếu đa phương tiện, một phòng máy giảng dạy tin học GAĐT cho giáo viên,
một máy tính sách tay và 01 projector để phục vụ cho việc giảng dạy.
Đối với chính quyền địa phương: Tôi đã cùng BGH tham mưu cho Đảng
Ủy chính quyền bổ sung phòng học tin học có kết nối mạng cho HS.
Đề xuất với UBND huyện phân bổ GV dạy tin học, phân bổ ngân sách
hàng năm cho việc duy trì hoạt động cũng như bảo dưỡng đồng thời ổn định
nguồn điện cho CSVC hạ tầng tin học của trường.
*
Qua việc thực hiện biện pháp trên CSVC hạ tầng tin học đã được
duy trì thường xuyên đảm bảo phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu học tập
của CB-GV-NV.Đến nay, nhà trường đã được trang bị thêm 16 máy tính và
10
một đèn chiếu đa năng để nâng cao chất lượng dạy học. 100% CBGVNV
trong trường đã có máy tính kết nối mạng Intenet.
4. Biện pháp Chỉ đạo và quản lý tạo ra môi trường thuận lợi và
bền vững ƯDCNTT vào hoạt động giảng dạy cña GV.
- Đối với công đoàn: Việc tổ chức tuyên truyền về TTCT và công tác
tuyên huấn cho đội ngũ thường xuyên được triển khai và phổ biến dưới dạng
trình chiếu : quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đố vui nhân các ngày lễ như :
20/10, 08/03
Đối với chi đoàn: Thường xuyên truy cập mạng internet để lấy những hình
ảnh và thông tin về Bác Hồ để thực hiện tốt nhật ký “Hành trình theo chân
Bác!”, tìm hiểu thông tin về gương anh hùng qua các thời kỳ, tổ chức đố vui
bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm qua các slide nhân kỷ niệm ngày truyền
thống sinh viên học sinh 09/01.Đồng thời thực hiện tốt các bài thi tìm hiểu do
cấp trên phát động.
Đối với hoạt động Đội – Sao NĐ: Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp , TPT Đội
là thành viên ban quản trị website của trường, thường xuyên tra cứu vào các
trang WEB trên mạng để lấy những thông tin thực hiện cho công tác tuyên
truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh: Tìm hiểu về ý nghĩa của các ngày lễ kỷ
niệm trong tháng để sinh hoạt với học sinh vào mỗi thứ hai hàng tuần, thực
hiện bảng tin đoàn – đội với những nội dung thiết thực như: đố vui ATGT,
góc thư giãn; thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ; những mẩu chuyện về Bác;
sưu tập thơ, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày 20/11V.V…
Đối với BGH: Trong năm học này, việc tổ chức triển khai, báo cáo các
hoạt động của nhà trường cho đội ngũ đều có UDCNTT: thực hiện việc lồng
ghép những hình ảnh, tư liệu, đoạn phim với nội dung báo cáo để tránh mất
thời gian mà hiệu quả lại thuyết phục đội ngũ (Sơ, tổng kết hoạt động của nhà
trường, cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
11
Minh”, triển khai kế hoạch năm học, hội nghị cán bộ - công chức, Họp Đại
diện CMHS).
Đồng thời tập trung xây dựng ngân hàng đề thi nội bộ nhà trường nhằm
giảm thời gian nghiên cứu ra đề kiểm tra trên cơ sở dữ liệu đề thi tải về nghiên
cứu ra đề kiểm tra, tập trung đánh giá phân loại học sinh giỏi học sinh yếu
trong các buổi 2 của từng tháng- tuần đối với các môn Toán , Tiếng việt.
Thực hiện giảng dạy GAĐT của GV: Xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh
lý lứa tuổi và mục tiêu cấp học, phương pháp dạy học ở tiểu học được xác
định là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực; học lý
thuyết gắn liền thực hành. Từ đầu năm học 2010 – 2011 đến nay, toàn trường
đã thực hiện được 5 giáo án điện tử giảng dạy tại tất cả các khối lớp. Đa số
GV đã ứng dụng CNTT một cách nhuần nhuyễn, các GAĐT có chất lượng
cao, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt
động dạy học.Giáo viên đã có sự chọn lựa các bài dạy với những nội dung phù
hợp để đầu tư giảng dạy GAĐT. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy
tối đa những ưu thế của CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh
động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, mà giảng dạy bằng GAĐT
mới tạo được những hiệu quả tích cực này.
VD : Một số bài TNXH, lịch sử, địa lý, khoa học và các bài toán có yếu tố
hình học đã được giáo viên các khối lớp giảng dạy bằng GAĐT.
- Đối với công tác bồi dưỡng học sinh: Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên bộ
môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các em học sinh có năng khiếu về vi
tính ngay từ đầu năm học để các em có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo
của mình, đồng thời thành lập đội tuyển để tham gia hội thi “giải toán qua
mạng internet” do ngành GD và viễn thông phối hợp tổ chức.Kết quả năm
học 2009-2010 đã có 02 học sinh đạt giải cấp huyện và 1 giải cấp tỉnh, năm
học 2010-2011 đã có 04 học sinh đạt giải cấp huyện và được tham dự hội thi
12
cấp tỉnh. Đây cũng là một thành quả đáng khích lệ của các em học sinh trong
năm học này.
*
Từ những việc làm trên BGH đã Thành lập ban quản trị WEBSITE gồm
những thành viên tích cực, nhằm đưa tin về những hoạt động của nhà trường,
trong quá trình thực hiện công tác quản trị mạng, các thành viên đều từng
bước cải tiến những thông tin và hình ảnh trên website sao cho ngày càng kịp
thời và hiệu quả. Chính qua trang website này, đội ngũ giáo viên của trường
phải có những thông tin cụ thể về tất cả các mảng hoạt động của nhà trường:
chính quyền, chuyên môn, công đoàn, chi đoàn, đội, hội CMHS tạo cơ sở
cho lưu dữ và cập nhật thông tin về nhà trường.
5. Biện pháp vận dụng CNTT vào các hoạt động phong trào tại trường.
- BGH, Công đoàn, Chi đoàn, Đội TNTP và các bộ phận thường xuyên
truy cập trên mạng để lấy thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác GDCTTT để
giáo viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ kỷ niệm trong năm như:
20/11, 22/12, 09/01, 03/02, 08/03, 26/03… Đây chính là nguồn thông tin
khổng lồ có ích, chính xác và lý thú, hỗ trợ đắc lực cho công tác GDCTTT
cho đoàn viên. Có thể nói rằng chính hệ thống internet là công cụ thúc đẩy sự
phát triển việc vận dụng CNTT vào các hoạt động chung của nhà trường làm
cho các hoạt động trở nên thuận lợi và đạt được các hiệu quả như mong muốn.
- Ví dụ: Để tổng kết tháng GDTTATGT, với khuôn viên sân trường rộng
mát của nhà trường tổ chức các tình huống giao thông thật kết hợp thực hành
lý thuyết với sự hỗ trợ của CNTT, thông qua các câu hỏi và tình huống lấy
trên mạng, hiển thị trên các side, học sinh đã có thể hình dung và vận dụng từ
lý thuyết vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Tương tự như vậy, các hoạt động tưởng chừng rất khô khan của Đoàn TN như
: Tìm hiểu về truyền thống SVHS 09/01 cũng được chi đoàn biên soạn thành
những side với những câu hỏi gợi ý vui nhộn để các bạn đoàn viên tham gia
giải đáp. Qua đó đã cung cấp và củng cố những thông tin và hình ảnh của các
13
anh hùng dân tộc, truyền thống vẻ vang của SVHS Việt Nam, thu hút sự quan
tâm và chú ý của đông đảo các bạn đoàn viên.
*
Từ những việc làm nêu trên các hoạt động phong trào của nhà trường đã
được đổi mới về nội dung và hình thức và nâng cao hơn, hổ trợ cho việc tổ
chức và giảng dạy phần nào hiệu quả và nhẹ nhàng hơn do việc tìm kiếm các
thông tin để sinh hoạt tương đối đơn giản nhưng lại đầy đủ về nội dung và ý
nghĩa (truy cập và lấy thông tin trên internet).
6. Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý: tài sản, tài chính, hành
chính, kiểm tra và thi đua khen thưởng.
- Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua ứng dụng CNTT. Động
viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh trong nhà trường.
- Khen thưởng cho việc cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành
chính của nhà trường; Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.
- Khen thưởng các giáo viên đã đã có nhiều cố gắng hoàn tất các chứng
chỉ A, B tin học. Giáo viên có bài giảng điện tử thành công nhất.
C. KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Có thể nói từ đầu năm học đến nay, Trường TH Định Hưng đã có những
bước chuyển biến khá tích cực. Từ chỗ có ít CBGV có chứng chỉ biết vận
dụng tin CNTT, đến nay toàn thể giáo viên đứng lớp đã có giấy chứng nhận
hoàn thành khóa học khởi đầu do ngành tổ chức (Kể cả những, giáo viên mới
chuyển đến đầu năm học). Toàn trường có khoảng hơn 65% giáo viên trực
tiếp giảng dạy có bằng A tin học, 02 giáo viên bằng B, các giáo viên còn lại
đều có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để từng bước hoàn thiện kỹ năng sử
dụng vi tính và thực hiện GAĐT. Việc vận dụng CNTT trong quản lý đã giúp
cho BGH và các bộ phận trong nhà trường liên hệ và phối hợp nhịp nhàng hơn
với nhau. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng
14
đã phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người QL và nhân viên văn
phòng (Trang WEB của PGD, mạng internet…). Trong năm học các hoạt
động của nhà trường đều được cụ thể hóa thống qua hệ thống m¹ng néi bé của
trường. Đây là một nỗ lực đáng khích lệ của toàn thể đội ngũ.Hoạt động giảng
dạy của nhà trường đều có sự đổi mới tích cực về phương pháp. Giáo viên đã
chủ động đầu tư soạn giảng GAĐT với những tiết học thật sự lôi cuốn học
sinh. Tất cả những hoạt động này đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu
như trong suốt năm học 2009-2010, toàn trường chỉ có 06 GA so¹n trªn m¸y
vi tÝnh được giảng dạy thì đến nay đã có 25 GA trªn m¸y VT được giảng dạy
trên 14 lớp. Ước tính đến cuối năm học 2010 – 2011, 20% giáo viên dạy
GAĐT trên lớp .Việc tổ chức các hoạt động cho đội ngũ GV và học sinh toàn
trường trong các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, nhà trường đã thường xuyên truy cập để cung cấp cho giáo viên
và học sinh những bài viết hay về Bác trên bản tin chuyên môn; những mẩu
chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức sáng ngời của Người cũng lần lượt được
giới thiệu với đội ngũ thông qua các buổi họp HĐGD của nhà trường. Những
buổi trò chuyện, giáo dục học sinh hiểu biết về ý nghĩa ngày lễ trong tháng .
Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng CNTT trong thực tiễn đã
chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và
nhiệm vụ trong năm học. Với những nền tảng cơ bản này, nhà trường sẽ
không ngừng nổ lực để phát huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác
quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh đó nhà trường sẽ tiếp
tục bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng, kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT
cho đội ngũ để các bộ phận và các cá nhân có thể ứng dụng vào công việc của
mình sao cho hiệu quả nhất.Thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Trình độ tin học và khả năng
UDCNTT
CB
QL
GV NVHC
HS
VP YTH§ KT TV-TB
Tổng số
3 25 2 1 1 1 422
GĐ có máy VT
2 25 2 0 1 1 56
Có kết nối mạng
2 25 2 0 1 1 43
15
Có CC tin học
3 25 2 0 1 1
Biết SD
máy
tính
Giáo án in
3 25 0 0 0 0
Báo cáo
3 25 2 0 1 1
GAĐT
3 25 0 0 0 1
Biết sử
dụng
phần
mềm
MT
QLGV
3 25 2 0 1 1
QLHS
3 25 2 0 0 1
PMKT
2 0 0 0 1 0
TV-TB
2 3 1 0 0 1
CSVC
3 3 1 1 1 1
Tìm dữ liệu trên Website
3 23 2 0 1 1
Có khả năng đưa TL lên trang web
3 23 2 0 1 1
Nhờ ứng dụng CNTT: Nhà trường thực hiện hiệu quả việc ứng dụng
CNTT trong trao đổi thông tin qua mạng; quản lý điểm của học sinh; quản lý
đề thi; quản lý nhân sự; quản lý tài vụ vì vậy, đã giúp cho cán bộ, giáo viên
phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin, tích lũy nhiều kinh nghiệm;
đồng thời, qua đó cũng phát triển được nhiều đề tài sáng kiến.
Bằng việc huy động nhiều nguồn đầu tư, đến nay tập thể nhà trường đã
được đầu tư máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Cá nhân GV của trường tiểu học
kết nối internet ADSL.
- Giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn môn học
mình đảm trách.
- Việc soạn giảng của giáo viên nhẹ nhàng hơn dành được nhiều thời gian hơn
để tìm tư liệu hoặc nghiên cứu cho môn mình đảm trách.
- Có thể thực hiện chỉnh sửa ngay những thiếu sót của mình và rút kinh
nghiệm cho những tiết học sau, đạt được kết quả tốt cho các tiết kế tiếp.
- Giáo viên vững vàng hơn trong việc giảng dạy một số môn sở trường.
- Nhận được sự đồng tình ủng hộ và ca ngợi từ phía Cha mẹ học sinh.
* Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng
CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết là hướng đi đúng
cho tương lai và đem lại hiệu quả thiết thực. hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn
bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. vận
16
dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng
đắn cho đội ngũ trong việc UDCNTT vào công tác là một thử thách và nhiệm
vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những
hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng
hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo dục Tiểu học trong
tương lai.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Người GV đã có tâm huyết với nghề thì cần có nhiều đòn bẫy từ phía
Cán bộ Quản lý để đội ngũ thể hiện được cái tâm của mình trong việc : soạn –
Giảng theo hướng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học.
- BGH cần truyền đạt tinh thần UDCNTT trong mọi hoạt động đến tất cả
các thành viên trong hội đồng. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà
UDCNTT mang lại trong quá trình công tác.
- Hãy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ
được giao với hiệu quả cao nhất. (địa điểm giảng dạy, phương tiện máy móc,
nguồn tài nguyên…)
- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng
UDCNTT trong công việc . (Cho vay vốn để học tập tin học, cử GV cốt cán
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức…)
- Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác,
để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên
đề, hội thảo…
- CBQL luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả
những thành viên trong nhà trường.
- Không ngừng đổi mới công tác thi đua khen thưởng tạo quỹ thi đua
khen thưởng để công tác khen thưởng được thường xuyên liên tục nhằm duy
trì tốt việc UDCNTT.
3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
17
3.1 Với nhà trường:
- Cán bộ Quản lý phải chuẩn bị mặt bằng cho tất cả các GV: từ nhận
thức, kiến thức đến các kỹ năng. Chúng ta không được chủ quan mà quên
mảng bồi dưỡng những gì đội ngũ còn đang thiếu hoặc mặt bằng chung chưa
đều như nhau.
3.2 Với phòng GD&ĐT
- Thực tiễn triển khai chủ trương này ở các nhà trường cho thấy, còn có
nhiều khó khăn (chủ yếu là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tin học còn
thiếu), số trường Tiểu học tổ chức đưa chương trình môn tin học vào giảng
dạy ở các lớp học hai buổi/ngày còn ít, hầu hết giáo viên Tiểu học có thể sử
dụng được máy tính cũng chỉ để soạn kế hoạch dạy học, hoặc truy cập thông
tin. Vì vậy Cần xem xét việc đầu tư cơ sở vật chất cho CNTT ở các trường
Tiểu học, nhất là, ưu tiên tập trung đầu tư cho khai thác và sử dụng CNTT
hiệu quả. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tiểu học phải được tổ chức tập
huấn về tin học, ứng dụng CNTT trong quản lý, và giảng dạy, đặc biệt về đổi
mới phương pháp. Ngành cũng cần hướng tới xây dựng mô hình chuẩn về ứng
dụng CNTT ở bậc tiểu học, tuyển chọn và giới thiệu những phần mềm CNTT,
giáo án điện tử các môn học để các trường lựa chọn cho phù hợp với thực tế.
3.3 Với UBND các cấp
Thực tiễn trên cho thấy, để đưa môn tin học vào giảng dạy và ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý giáo dục Tiểu học thật sự có hiệu quả và chất
lượng, UBND các cấp cần xem xét:
+ Tăng cường CSVC trang thiết bị hạ tầng tin học cho trường Tiểu học,
gắn với việc cung cấp nguồn tài chính, tài liệu tin học. để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy học, quản lý giáo dục.
+ Biên chế cho giáo viên tin học ở trường tiểu học. Đảm bảo tăng nguồn
tài chính hàng năm cho việc mua sắm bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên cho
18
các nhà trường được ưu tiên nguồn điện, trang cấp máy phát điện cho nhà
trường trong việc ứng dụng CNTT.
+ Có chính sách hổ trợ theo lương để hổ trợ GV mua sắm các thiết bị hạ
tầng tin học .
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của CNTT, UBND các cấp cũng cần quy
định rõ thời gian cho phép các trang GAEM trªn internet hoạt động khắc phục
tình trạng ch¬i GAEM trªn internet của một bộ phận học sinh, bởi đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến lười học, bỏ học.
3.4 Đối với các trường Sư phạm :
Trong nội dung chương trình Đào tạo Giáo viên Tiểu học phải có giáo
trình đào tạo UDCNTT đổi mới phương pháp dạy học.
Đào tạo CBQL cần phải có trình độ tin học - ngoại ngữ (tiếng Anh) biết sử
dụng, khai thác và ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, quản lý.
Định Hưng, tháng 03 năm 2011
Người viết
Hà Văn Chung
MỤC LỤC
19
Ý KIẾN XÁC NHẬN ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TT NỘI DUNG
TRANG
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
01
2
I. LỜI MỞ ĐẦU
01
3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
02
4 1. THỰC TRẠNG. 02
5 a. Ưu điểm: 02
6 b. Hạn chế: 02
7 c. Nguyên nhân của hạn chế: 03
8
2. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG .
04
9
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
05
10
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
05
11
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
05
12
1. Tuyên truyền năng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch học tập,
nâng cao năng lực, quản lý ứng dụng CNTT.
05
13
2 Giải pháp bồi dưỡng CB-GV-NVHC vận dụng CNTT vào quá
trình công tác.
08
14
3. Giải pháp ưu tiên đầu tư hạ tầng tin học và xây dựng cơ sở dữ
liệu.
10
15
4. Giải pháp chỉ đạo và quản lý tạo ra môi trường thuận lợi và bền
vững UDCNTT vào hoạt động giảng dạy cña GV.
11
16
5. Giải pháp vận dụng CNTT vào các hoạt động phong trào tại nhà
trường.
13
17
6. Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý: tài sản, tài chính, hành
chính, kiểm tra và thi đua khen thưởng.
14
18
C. KẾT LUẬN
14
19
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .
14
20
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
17
21
3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.
18
22 3.1. Đối với nhà trường. 18
23 3.2. Đối với phòng GD. 18
24 3.3. Đối với UBND các cấp . 19
25 3.4 Đối với các trường sư phạm. 19
20
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ý KIẾN XÁC NHẬN ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
21