Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ĐAI TUONG VO NGUIYEN GIAP NGUOI AN HCA CUA QUAN ĐOI NHAN DAN VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 43 trang )

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP- NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TIỂU SỬ TÓM TẮT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.
Đại tướng sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
Từ năm 1925 đến 1926, Đại tướng tham gia phong trào học sinh ở Huế,
năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1930, Đại tướng bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, Đại
tướng tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh
niên, học sinh. Năm 1936, Đại tướng hoạt động trong phong trào dân chủ
bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng:
“Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”...
Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, Đại tướng được bầu làm Chủ
tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.
Tháng 6/1940, Đại tướng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương
và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Đầu năm 1941, Đại tướng về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi
nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.
Tháng 12/1944, Đại tướng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm
vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, Đại tướng được cử vào Ủy
ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, Đại tướng là Tư lệnh các lực
lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng
quân; tháng 6/1945, Đại tướng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao
nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.
Tháng 8/1945, Đại tướng được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Đại
tướng được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng


Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 3/1946, Đại tướng là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ
Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân
ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ
tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và
Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, Đại tướng được phong quân
hàm Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đại
tướng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được
Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, Đại tướng là Phó Thủ tướng, kiêm
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đại
tướng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành
Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đại
tướng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành
Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, Đại
tướng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
Từ tháng 1/1980, Đại tướng là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng
4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Phó Thủ tướng Chính phủ).
Đại tướng liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa
VII.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy
tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng,

Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí
Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý
khác của Việt Nam và quốc tế.
Vào hồi 18h 09 phút ngày 4/10 năm 2013, Đại tướng VÕ NGUYÊN
GIÁP - người anh cả của QQĐND Việt Nam, một vị anh hùng dân tộc đã
ra đi mãi mãi, tại bệnh viện 108, đây là một tổn thất lớn lao không gì có
thể bù đắp được đối với Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân và gia đình
Đại tướng .


Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Năm 37 tuổi, ông
được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.

Đại tướng và phu nhân, bà Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại
Hà Nội. Bà là người vợ đầu của tướng Giáp, là em nhà cách mạng
Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà
Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.


Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần
đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính
quyền.


Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kỷ niệm tròn
một năm thành lập, Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên
đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội


Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng

10/1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh,
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường
vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ
được cử vào Nam Bộ công tác


Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến k
u Việt Bắc năm 1949.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Biên Giới (1950).


Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến chiến
dịch Điện Biên Phủ (1954).

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng
công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng
công (ngày 13/5/1954)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
tiếp ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối
cao Liên Xô ngày 20/5/1957.


Đại tướng trong giờ phút nghỉ ngơi trò chuyện cùng các
hiến sĩ.

Năm 1950, trên đường đi chiến dịch biên giới, Đại tướng thăm Chủ

tịch Hồ Chí Minh.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng cùng Trung đoàn trưởng Thái
Dũng (ngồi bên trái) nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch biên
giới.


Đại tướng cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng
dự đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà
Nội (1959).

Cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó thủ tướng Phạm Hùng với Đoàn
đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân giải
phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (11/1/1965).

Khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận
tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vận
chuyển hàng ra tiền tuyến (1968).


Thăm thương binh, bệnh binh ở Quân y viện 108 nhân ngày
thương binh liệt sĩ 1969.

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh
B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở chỉ huy Quân
chủng Phòng không - Không quân


Đại tướng đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch rà phá

thủy lôi thành công (tháng 3.1973). Trên boong tàu hải quân, Đại
tướng khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo
của Tổ quốc".


Cùng Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy Đoàn 559 Đặng Tính
nói chuyện tại một
lán rừng Trường Sơn (3/1973).


Thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đơn vị bắn rơi
máy bay Mỹ bằng súng trường tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc
khánh 2/9/1973.

Đại tướng thăm bộ đội xe tă
g.


Đại tướng chụp ảnh cùng Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô
Leonid Brezhnev (giữa) và Nguyên soái Dmitriy Ustinov.

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí
Minh (tháng 4/1975). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu
Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái
(Phó tổng tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó
chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư
lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung
tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)



Tướng Giáp thăm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế
(4/1976).

Thăm trung tâm huấn luyện Gagarin, Liên Xô (tháng 7/1980). Tro
g ảnh, từ trái sang phải: Anh hùng Lao động Phạm Tuân, phi công vũ trụ
Bùi Thanh Liêm, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Tham tán Đại sứ quán Việt
Nam tại L


Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro
trong chuyến thăm Cu ba.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa
Kỳ Robert McNamara thăm Việt Nam (9/11/1995). Nhân dịp gặp
các phái đoàn Mỹ, Đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về
chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là
nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam
bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".


Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bàn làm việc.

Giáo sư - Anh hùng Lao động, Nhà văn hóa Vũ Khiêu đến thăm và
chúc sức khỏe Đại tướng tại nhà riêng năm 2001


Sáng sáng ngồi thiền...



... và tập thái cực quyền.


Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano.


ên Xô Vũ Khoan, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Năm 37 tuổi, ông
được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.

Đại tướng và phu nhân, bà Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại
Hà Nội. Bà là người vợ đầu của tướng Giáp, là em nhà cách mạng
Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà
Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.


Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần
đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền.


×