Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT QUA CÁC THỜI KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.26 KB, 4 trang )

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA CỦA MẶT TRẬN
DÂN TỘC THỐNG NHẤT QUA CÁC THỜI KỲ
*Một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của cách
mạng Việt Nam là không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết: đoàn kết
toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

I.Thời kì 1930 – 1931
- Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản:
giữa phong kiến với nông dân và giữa nhân dân với đế quốc Pháp.
- Cuối năm 1930, khi phong trào cách mạng 1930 – 1931 trở nên quyết liệt,
Đảng ra chỉ thị về vấn đề lập “Hội phản đế đồng minh” trong đó nêu lên tư
tưởng chiến lược đúng đắn: đoàn kết toàn dân lại thành một tổ chức có lực
lượng tham gia thật rộng rãi, lấy công nông làm 2 động lực chính, là một
điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Hội đã bước đầu phát huy được vai trò tổ chức, tập hợp quần chúng dưới
các hình thức như Hội tương tế, Nông hội đỏ, Công hội đỏ, Hội Phụ nữ giải
phóng, Đoàn Thanh niên phản đế, Hội học sinih, Hội cứu tế đỏ… góp phần
tích cực vào thành quả của phong trào chống đế quốc, chống phong kiến.
II.Thời kì 1936 – 1939
a) Quốc tế:
- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở
các nước để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp, ban hành nhiều chính
sách có lợi cho thuộc địa.
b) Trong nước:
- Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương tăng cường bóc lột, vơ vét, khủng bố.
- Đảng thành lập “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” rộng rãi bao
gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác
nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau đấu tranh đòi tự do,
cơm áo, hòa bình.


- Năm 1937, cả nước có tới 400 cuộc bãi công của công nhân, 150 cuộc
đấu tranh của nông dân. Nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở Hà Nội,
Sài Gòn.


- Tháng 3/1938, Đảng đổi tên “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương”
thành “Mặt trận dân chủ Đông Dương” với các hình thức tổ chức và đấu
tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu quần chúng vào trận tuyến đấu
tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chuẩn bị đưa quần chúng tiến lên
những trận chiến đấu cao hơn.
- Sự hình thành, mở rộng và những hoạt động tích cực của Mặt trận dân
chủ Đông Dương là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên
phong trào cách mạng sâu rộng, phong phú trong những năm 1936 – 1939
và xây dựng được một “đội quân chính trị quần chúng” đông hàng triệu
người.
- Mặt trận dân chủ Đông Dương đã góp phần tuyên truyền, phổ biến tư
tưởng Marx Lenin, nâng cao uy tín và ảnh hương của Đảng, nâng cao trình
độ chính trị và khả năng tổ chức của cán bộ, Đảng viên.
III.Thời kì 1939 - 1945
- Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
- Hội nghị Trung ương tháng 11/1959, chủ trương thành lập “Mặt trận thống
nhất dân tộc phản đế Đông Dương” thay cho “Mặt trận dân chủ Đông
Dương” vì nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.
- Do đó, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch
thu ruộng đát của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.
- Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương VIII nhận định: khơi dậy mạnh mẽ ý
khí cách mạng trong mọi tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng dân
tộc để giải phóng dân tộc, cứu Tổ quốc.
- “Mặt trận Viêt Nam độc lập đồng minh” (Việt Minh) ra đời.
- Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các Hội cứu quốc:

công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ
cứu quốc …
- Đảng và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra
Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra
Đông Dương độc lập Đồng Minh.
- Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và tham gia làm thành viên Mặt
trận Việt Minh như Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6/1944).
- Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện
trong đấu tranh chống Pháp – Nhật theo khẩu hiệu của Việt Minh.
- Mặt trận Việt Minh trở thành trung tâm đoàn kết rộng rãi các lực lượng
yêu nước và tiến bộ.
=> Tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.


IV.Thời kì 1945 – 1954
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của cả
dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ.
- Các tổ chức quần chúng được củng cố và mở rộng thêm: Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời. Với
sự giúp đỡ của Đảng ta, Đảng Xã Hội Việt Nam được thành lập nhằm
đoàn kết những người trí thức yêu nước Việt Nam.
- Ngày 3/3/1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp
quốc dân Việt Nam đã quyết định thành lập một mặt trận duy nhất, lấy tên
là Mặt trận Liên Việt.
- Mặt trận Liên Việt được hình thành và phát triển không chỉ ở vùng tự do
mà cả ở vùng sau lưng địch.
- Do đó, chúng ta đã làm phá sản kế hoạch “dùng người Việt đánh người
Việt” của chúng.
V.Thời kì 1954 – 1975
- Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

- 5/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã quyết định
thành lập “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
- Năm 1960, “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của
cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế gìn giữ lực lượng sang
thế tiến công.
- Phong trào chống Mỹ – Diệm tăng lên nhanh chóng.
- Trong khí thế đó, ngày 20/1/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam ra đời, chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các
giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo để đánh đổ ách thống trị của đế quốc
Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tiến tới thống nhất đất nước.
- Năm 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam
được thành lập.
VI.Thời kì từ 1975 đến 2000
- Sau khi đất nước được thống nhất, ngày 31/1/1977, Đại hội đại biểu các
mặt trận dân tộc ở cả hai miền Nam – Bắc đã họp tại thành phố Hồ Chí
Minh để thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn kết rộng rãi dân tộc trong cả
nước, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong vấn đề đoàn kết toàn dân, đoàn
kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


VII.Kết luận
- Thực tiễn lịch sử từ khi Đảng ra đời cho đến nay đã cho thấy rõ chính
sách mặt trận đúng đắn của Đảng ta.
- Đảng đã có một đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã xây dựng khối
đoàn kết dân tộc thống nhất rộng lớn, thống nhất.
- Mặt trận luôn luôn lấy khối liên minh công – nông - trí làm nền tảng.
- Trong từng thời kì cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất đều có sự thay
đổi để phù hợp tình hình cách mạng thực tiễn.
- Vì thế Mặt trận luôn luôn góp phần tạo được sức mạnh quyết định cho sự

tồn tại và lớn mạnh của toàn dân tộc.



×