Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.04 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------



HÀ HUYỀN NGA




ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC VÀ
NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ







THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------



HÀ HUYỀN NGA



ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC
VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM HÙNG VIỆT


THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm của các

thầy cô giáo, đồng nghiệp, người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Phạm Hùng Việt, người
thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô
trong tổ Ngôn ngữ, phòng Sau Đại học, Thư viện, của trường ĐHSP Thái
Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Tạ Văn Thông, nhà nghiên
cứu Văn hoá Dân gian Hoàng Triều Ân,, đã cung cấp tư liệu và nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong qúa trình nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp, đã động viên
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.


Thái Nguyên, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Hà Huyền Nga




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………. 1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………. 2
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu………………………….. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………… 8

6. Đóng góp của luận văn……………………………………………... 9
7. Bố cục luận văn…………………………………………………….. 9

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Cơ sở lí thuyết………………………………...
10
1.1.
Tục ngữ trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học…………… 10
1.1.1. Quan niệm của Nguyễn VănTu và Đái Xuân Ninh………………… 10
1.1.2. Quan niệm của Cù Đình Tú………………………………………… 11
1.1.3. Quan niệm của Nguyễn Đức Dân…………………………………... 11
1.1.4. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu………………………………………. 12
1.1.5. Quan niệm của Hoàng Văn Hành…………………………………... 13
1.2.
Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ và ca dao…………… 14
1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ……………………………………. 14
1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao………………………………………... 17
1.3.
Tục ngữ dân tộc Tày……………………………………………… 19
1.3.1.
Tục ngữ Tày trong môi trƣờng tự nhiên, lịch sử, văn hoá……… 19
1.3.2 Tục ngữ Tày và ngôn ngữ Tày……………………………………… 24
1.4.
Một số quy ƣớc khi sử dụng ngôn liệu tục ngữ Tày…………….. 27
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………. 27

Chương 2: Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày
29

2.1.
Vần, nhịp, của câu tục ngữ dân tộc Tày…………………………. 29
2.1.1. Vần và đặc điểm của vần trong tục ngữ Tày………………………. 29
2.1.2. Nhịp và đặc điểm của nhịp trong tục ngữ Tày……………………… 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.
Cấu trúc câu tục ngữ dân tộc Tày………………………………... 38
2.2.1. Tính chất, đặc điểm của cấu trúc câu tục ngữ Tày………………….. 38
2.2.2. Các kiểu cấu trúc câu tục ngữ Tày………………………………….. 41
2.3. Những phƣơng thức xây dựng hình tƣợng trong cấu trúc hình
thức của tục ngữ Tày……………………………………………..
44
2.3.1. Cấu trúc so sánh…………………………………………………… 44
2.3.2. Cấu trúc ẩn dụ ……………………………………………………… 50
2.3.3. Cấu trúc ngoa dụ …………………………………………………… 55
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………. 58

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày
60
3.1.
Tính đơn nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày………………………… 60
3.1.1. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm làm ăn, lao động sản xuất…….. 61
3.1.2. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm dự đoán thời tiết, thời gian……. 68
3.2
Tính hàm nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày………………………... 73
3.2.1. Kinh nghiệm chọn con dâu, con rể…………………………………. 74
3.2.2. Các mối quan hệ trong gia đình…………………………………….. 77
3.3.
Biểu trƣng động vật trong tục ngữ Tày………………………….. 85
3.3.1. Biểu trƣng trong tục ngữ……………………………………………. 85

3.3.2. Động vật và nghĩa biểu trƣng của động vật trong tục ngữ Tày…….. 86
Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………………. 92




KẾT LUẬN

94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngƣời Tày (còn có tên gọi khác là Thổ, cùng nhóm địa phƣơng với
Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí) là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có số dân vào
khoảng 1,5 triệu ngƣời - số dân lớn thứ 2 sau ngƣời Kinh. Địa vực cƣ trú của
ngƣời Tày thƣờng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc nhƣ Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn...Đây là một trong
những dân tộc có bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Ngôn ngữ của ngƣời Tày nói chung và tục ngữ nói riêng là một phần
quan trọng trong nền văn hoá này. Vì vậy việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày
trƣớc hết là để hiểu rõ hơn về văn hoá Tày, góp phần giới thiệu và tôn vinh nền
văn hoá của dân tộc Tày.
1.2. Tục ngữ Tày có thể coi là bộ bách khoa thƣ về cuộc sống muôn màu
muôn vẻ của cộng đồng dân tộc Tày, là bộ phận quan trọng của nền văn hoá
Tày. Vì thế tục ngữ Tày nói riêng cũng nhƣ tục ngữ nói chung đã trở thành đối
tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các ngành
khoa học xã hội nhƣ: văn hoá, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học...Cho

đến nay việc nghiên tục ngữ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc
Tày còn ít. Cụ thể, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu tục ngữ Tày ở
góc độ ngon ngữ học về phƣơng diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Vì vậy có thể cho
rằng, việc tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày là góp phần khai
thác vốn văn hoá của dân tộc Tày ở một bình diện mới, làm rõ thêm nét đặc sắc
của nền văn hoá dân tộc Tày.
1.3. Là ngƣời con của dân tộc Tày, đang sinh sống và làm việc nơi mảnh
đất mà đa phần là ngƣời Tày đang sinh sống và học tập, tác giả luận văn thiết
tha với tiếng nói và văn hoá của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu dân tộc và
tiếng mẹ đẻ của mình bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về tục ngữ Tày, nơi chứa
đựng nhiều giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Bên cạnh đó,
tác giả luận văn cũng hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu về tục ngữ Tày sẽ giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
cho giáo viên và học sinh ở các tỉnh miền núi hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân
tộc Tày, đồng thời có thể vận dụng, học tập cách tƣ duy, cách diễn đạt mang bản
sắc riêng của ngƣời Tày.
Trên đây là những lí do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài "Cấu trúc hình
thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày"
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Việc sƣu tầm, biên soạn, nghiên cứu tục ngữ nói chung
Ở nƣớc ta, trƣớc thế kỉ XIX, các tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm đã
có ít nhiều dấu vết của các tƣ tƣởng dân gian vốn là nội dung của các câu tục
ngữ. Nguyễn Trãi là một trong những ngƣời đầu tiên sử dụng một cách phổ biến
tục ngữ dân gian vào sáng tác của mình. Bài thơ số 21 trong tập "Bảo kính cảnh
giới" là một bài thơ tiêu biểu: "Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, xấu tốt đều thì rắp
khuôn... ở đấng thấp thì nên dáng thấp, đen gần mực, đỏ gần son". Mấy chục
năm sau đó phải kể đến các sáng tác chữ Nôm nhƣ "Hồng Đức quốc âm thi tập"

của Lê Thánh Tông (TK XV), "Bạch vân quốc ngữ thi tập" của Nguyễn Bỉnh
Khiêm (TKXVI), "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, hay "Lục Vân Tiên" của Nguyễn
Đình Chiểu...(TKXVIII,XIX). Trong các tác tác phẩm này, các tác giả đã sử dụng
khá nhiều câu tục ngữ. Trong điều kiện chƣa phát hiện đƣợc một công trình sƣu
tầm tục ngữ nào thì các sáng tác của các tác giả kể trên đƣợc các nhà nghiên cứu
tục ngữ đặc biệt coi trọng.
Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về
tục ngữ nhƣ: cuốn "Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn" xuất bản năm 1897 của Huỳnh
Tịnh Của, "Tục ngữ và cách ngôn" (1920) của Hàn Thái Dƣơng, "An Nam tục
ngữ" (1933) của Vũ Nhƣ Lâm và Nguyễn Đa Gia, "Phong giao, cao dao, phƣơng
ngôn, tục ngữ" (1936) của Nguyễn Văn Chiểu, "Ngạn ngữ phong dao" (1941)
của Nguyễn Can Mộng...Bên cạnh đó còn có những cuốn tục ngữ Việt Nam dịch
sang tiếng Pháp của ngƣời Pháp nhƣ: Bài viết "Croyanceset dictosn populaires
de la vallée Nguon Sơn, Quang Binh" (Tín ngưỡng và tục ngữ dân gian ở thung
lũng Nguồn Sơn, Quảng Binh) của linh mục L.Cadiere, hay sƣu tập "Pro verbes
nanamites" (tục ngữ An Nam) của V. Barbier [14; 18]. Nhìn chung nội dung của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
công trình trên chủ yếu sƣu tầm tổng hợp gồm cả ca dao, phong dao, thành ngữ,
bƣớc đầu đã có cả sự phân tích và bình luận.
Cùng thời kì này phải kể đến công trình "Tục ngữ phong dao" của Nguyễn
Văn Ngọc, xuất bản năm 1928 đã tổng hợp và giới thiệu 6.500 câu tục ngữ và
thành ngữ. Cho đến nay công trình này vẫn đƣợc đáng giá rất cao trong việc sƣu
tầm tục ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một công trình sƣu tầm, chƣa
có sự nghiên cứu sâu về tục ngữ.
Sau Cách mạng tháng tám (1945), có sự xuất hiện khá nhiều các công trình
nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam. Cuốn "Tục ngữ và dân ca" của tác giả Vũ
Ngọc Phan, xuất bản lần đầu vào năm 1956, sau đó tái bản và bổ sung vào năm
1971, 1972. Công trình này đã biên soạn và trình bày tách biệt phần tục ngữ và

ca dao, đây là điểm mới so với các cách trình bày trƣớc đây. Ở cuốn sách này,
tác giả Vũ Ngọc Phan đã cố gắng đi đến việc đƣa ra những tiêu chí để phân biệt
giữa thành ngữ với tục ngữ, ông đã viết nhƣ sau: "Tục ngữ là một câu, tự nó
diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiêm...,còn thành ngữ là một
phần câu có sẵn, là một bộ phận của câu mà nhiều người quen dùng, nhưng tự
nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn" 47; 31]. Có thế thấy đây là những nhận
định khá mới mẻ so với những công trình trƣớc đó, tuy những nhận định này còn
mang tính khái quát, chƣa cụ thể. Vì thế, các nhà ngôn ngữ học trong quá trình
nghiên cứu về tục ngữ đã chú trọng đi sâu tìm hiểu, đƣa ra những tiêu chí phân
định giữa thành ngữ và tục ngữ (phần này sẽ đƣợc phân tích rõ hơn ở chƣơng 1
của luận văn).
Cuốn "Tục ngữ Việt Nam" của nhóm tác giả (Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn
Đang, Phƣơng Tri), là công trình nghiên cứu công phu về tục ngữ Việt Nam. Ở
công trình này, tác giả đã đƣa ra quan điểm nghiểm nghiên cứu về tục ngữ trên
hai bình diện, đó là nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học, tức là nghiên cứu tục
ngữ với tƣ cách là một hiện tƣợng ý thức xã hội và nghiên cứu tục ngữ ở bình
diện là một hiện tƣợng ngôn ngữ, tức nghiên cứu tục ngữ với tƣ cách là một đơn
vị thông báo có tính nghệ thuật. Từ đó tác giả khẳng định kho tàng tục ngữ Việt
Nam "là một văn liệu quí giá do nhân dân lao động sáng tạo và tích luỹ từ hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
nghìn năm nay, trong đó kết tinh được những đặc điểm cơ bản nhất của lối nói
dân gian, lối nói dân tộc" [16; 41]
Những năm 90 trở về đây, xuất hiện nhiều cuốn tục ngữ của các tác giả
nhƣ: Mã Giang Lân, Châu Nhiên Khanh, hay nhóm tác giả Nguyễn Cừ, Nguyễn
Thị Huế, Trần Thị An... Các công trình của các tác giả này chủ yếu là sƣu tầm,
biên soạn, tổng hợp và giới thiệu các đơn vị tục ngữ Việt Nam. Bên cạnh đó, có
sự xuất hiện rất nhiều bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu về tục ngữ Việt về
nhiều bình diện khác nhau, rất phong phú và đa dạng, đạt đƣợc nhiều thành tựu

rất đáng kể. Đây chính là cơ sở lí luận, là nguồn tƣ liệu quí giá, là tiền đề khoa
học cho việc nghiên cƣú tục ngữ các dân tộc khác trên đất nƣớc Việt Nam, trong
đó có tục ngữ dân tộc Tày.
2.2. Việc sƣu tầm, nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày
Tục ngữ Tày đã thể hiện đƣợc lối nói của ngƣời dân Tày, đây là lối nói có
hình ảnh, có hình tƣợng, gắn liền với tƣ duy của ngƣời Tày và là văn hoá của
ngƣời Tày. Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến giá trị của tục ngữ
Tày.
Đầu tiên phải kể đến cuốn "Tục ngữ Tày - Nùng" (1972), (nhiều tác giả)
đã liệt kê đƣợc một số các đơn vị tục ngữ Tày - Nùng đáng kể. Đến năm 1984,
các tác giả Hà Văn Thƣ, Nguyễn Văn Lô, viết cuốn "Văn hoá Tày - N ùng".
Trong công trình này, các tác giả đã sƣu tầm, tổng hợp và giới thiệu 34 câu tục
ngữ về ứng xử của ngƣời Tày với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Trong cuốn
"Văn hoá dân gian Cao Bằng" (1993), nhóm nghiên cứu, Hội văn nghệ Cao
Bằng, ở trang 13 bài viết về "Bình diện Folklore vùng Cao Bằng" tác giả Hoàng
Triều Ân có đề cập đến tục ngữ Tày với mục đích giới thiệu chung và dẫn 06
câu tục ngữ Tày về các khía cạnh khác nhau. Nói về bài học đạo lí làm ngƣời có
câu "Giú ngay kin bấu lẹo, gổt ghẹo kin bấu đo" (Ngay thẳng ăn chẳng hết, dối
trá ăn chẳng no); "Tua nẩu ấu tằng khương " (Một con cá ƣơn thối cả giỏ), hay
những nhận xét sơ khai của vật lí học về sự dẫn nhiệt "Toong kheo tèo tằng bản"
(Lót lá xanh chạy quanh làng bản), nhận thức rõ về sức lao động của hai bàn tay
"Cúa tin mừng nặm bó, cúa vỏ mẻ nặm noòng" (Của bàn tay nƣớc nguồn, của bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
mẹ nƣớc lũ). Năm 1996, tác giả Triều Ân, Hoàng Quyết viết cuốn "Từ điển
thành ngữ- tục ngữ dân tộc Tày", Nxb Văn hoá Dân tộc. Có thể thấy rằng, cuốn
sách này là nguồn tƣ liệu vô cùng quý giá, giúp cho ngƣời nghiên cứu muốn
nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày. Vì đây là cuốn từ điển nên tác giả
chủ yếu tổng hợp đƣa ra cách giải nghĩa tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày với số

lƣợng các đơn vị tục ngữ Tày khá phong phú. Cuốn "Địa chí Cao Bằng" (2000),
Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, ở chƣơng V phần văn
học dân gian (trang 593) có trích 29 câu tục ngữ Tày trong mảng văn học dân
gian Tày. Cuốn "Văn hoá dân gian Tày" (2002), Hoàng Ngọc La (chủ biên), Sở
Văn hóa thông tin Thái Nguyên, có nhắc đến tục ngữ Tày với một thể loại trung
gian nằm trong hệ thống văn học dân gian của dân tộc Tày. Mới đây nhất là
cuốn "Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam" tập 1 xuất bản
năm 2007 và tập 2, xuất bản năm (2008), Viện Nghiên cứu văn hóa, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã tổng hợp đƣợc số lƣợng rất phong phú về tục
ngữ các dân tộc nói chung trong đó có khoảng hơn 2.000 câu tục ngữ Tày. Đây
thực sự là nguồn tƣ liệu vô cùng quý giá, và mới mẻ giúp cho ngƣời nghiên cứu
có nhiều điều kiện để đi sâu nghiên cứu mọi mặt của tục ngữ Tày.
Luận văn tốt ngiệp của thạc sĩ Hà Ngọc Tân về đề tài” Văn hóa ứng xử của
người Tày qua tục ngữ về quan hệ gia đình xã hội, (2007, Đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên) đã có những nghiên cứu khá sâu về tục ngữ Tày, nhƣng do mục đích
của luận văn nên công trình chỉ đi sâu nghiên cứu về văn hóa ứng xử của ngƣời
Tày trong quan hệ gia đình và xã hội.
Điểm lại quá trình nghiên cứu, sƣu tầm tục ngữ Tày từ những năm 70 của
thế kỉ trƣớc trở về đây, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý sau:
Một là: Tục ngữ Tày với tƣ cách là đơn vị của ngôn ngữ Tày, là một loại
hình trong kho tàng văn chƣơng truyền khẩu của ngƣời Tày. Đã từ lâu, tục ngữ
Tày đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Đã có
những công trình nghiên cứu về tục ngữ Tày đƣợc công bố. Đây là tài sản có giá
trị của một cộng đồng dân tộc, là nguồn tƣ liệu vô cùng quý hiếm, rất hữu ích
cho việc nghiên cứu tiếp theo về tục ngữ Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Hai là: Những công trình nghiên cứu trên phần lớn tập trung sƣu tầm, giới
thiệu về các đơn vị tục ngữ Tày, trong đó đã có công trình nghiên cứu tục ngữ

Tày về khía cạnh văn hoá ứng xử của ngƣời Tày trong quan hệ gia đình và xã
hội. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu tục ngữ Tày về
phƣơng diện ngôn ngữ.
Ba là: Dù đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, nhƣng bình diện cấu tạo và ngữ
nghĩa của tục ngữ Tày vẫn chƣa đƣợc chú ý một cách thích đáng. Tìm hiểu,
nghiên cứu về cấu tạo và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày chính là để khám phá và
giới thiệu về tục ngữ dân tộc Tày một cách toàn diện hơn, để mọi ngƣời thấy rõ
tục ngữ Tày là nơi tinh tuý, đúc kết kinh nghiệm và khả năng sáng tạo trong tƣ
duy của ngƣời Tày, đồng thời thấy đƣợc tài năng của các tác giả dân gian trong
quá trình sáng tác kho tàng văn hoá phi vật thể này.
Chính vì thế đề tài “Cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày”
không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc thiểu số
mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc giới thiệu và góp phần bảo tồn, gìn giữ và
phát triển kho tàng về văn hoá vô giá của ngƣời Tày.
3. Mục đích, đối tƣợng, tƣ liệu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm đạt tới mục đích sau:
Tìm hiểu tục ngữ Tày và mô tả các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của
tục ngữ Tày để làm sáng tỏ đặc trƣng ngôn ngữ độc đáo của dân tộc Tày, góp
một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn ngôn ngữ của dân tộc Tày và
làm đa dạng, phong phú hơn cho văn hóa các dân tộc thiểu số trên đất nƣớc Việt
Nam.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng khảo sát
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tục ngữ của dân tộc Tày.
- Tƣ liệu phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn đƣợc thống kê chủ yếu dựa
vào cuốn “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam" (2008),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội và cuốn “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc
Tày” (1996) của tác giả Triều Ân, Hoàng Quyết.
Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê tục ngữ Tày qua việc điền dã ở một số địa
phƣơng và một số gia đình trong tỉnh Cao Bằng
Luận văn khảo sát và tổng hợp đƣợc 2089 câu tục ngữ dân tộc Tày.


3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chú trọng vào việc tìm
hiểu và phân tích đặc điểm về cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày,
nghĩa là tập trung nghiên cứu tục ngữ Tày ở phƣơng diện ngôn ngữ học.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để miêu tả, phân tích cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày
một cách chính xác, trƣớc hết, luận văn cần phải xác định đƣợc cơ sở lí luận của
tục ngữ.
- Đối chiếu phần dịch nghĩa tiếng Việt với nghĩa trong ngôn ngữ dân tộc
Tày của các câu tục ngữ đã sƣu tầm, tổng hợp đƣợc, để dạt tới cách hiểu nghĩa
của các đơn vị tục ngữ Tày một cách chân thực và chuẩn xác nhất.
- Khảo sát, thống kê, phân tích và phân loại các câu tục ngữ để chỉ ra đƣợc
các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu là căn cứ vào mục đích và đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài. Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau.
5.1. Phương pháp thống kê phân loại đƣợc sử dụng trong quá trình thống kê và thu
thập tƣ liệu, đó là toàn bộ các đơn vị tục ngữ Tày để phục vụ cho việc nghiên cứu của
đề tài. Luận văn tiến hành thu thập và xử lí 2.089 câu tục ngữ Tày.
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ những đặc
điểm về cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày có sự so sánh với tục
ngữ Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Ngoài ra các thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, phƣơng pháp quy nạp, tổng
hợp cũng đƣợc chúng tôi sử dụng để tìm ra các đặc điểm về cấu trúc và ngữ
nghĩa của tục ngữ Tày và rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên
cứu về tục ngữ Tày.

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Luận văn bổ sung cho việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày ở bình diện
hình thức và ngữ nghĩa. Đặc biệt luận văn cung cấp những tƣ liệu về tục ngữ
Tày xét từ phƣơng diện ngôn ngữ học, đồng thời góp phần làm nên sự phong
phú, đa dạng hơn cho các công trình nghiên cứu về tục ngữ Tày.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần thúc đẩy việc sƣu tầm và nghiên cứu tục ngữ của dân
tộc Tày trong kho tục ngữ chung của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bên cạnh
đó luận văn còn là nguồn tƣ liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, những
ngƣời có nhu cầu tìm hiểu tục ngữ Tày và văn hoá Tày.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ dân tộc Tày
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.Tục ngữ trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học

* Khái quát
Trong nghiên cứu văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đã xem tục ngữ
nhƣ một thể loại ra đời vào loại sớm nhất, có số lƣợng phong phú và có sức sống
lâu bền trong "folklore" của các dân tộc trên thế giới. Họ quan niệm tục ngữ là
sự đúc kết trí tuệ và tâm hồn của nhân dân lao động, vì thế mỗi câu tục ngữ
không chỉ là một phán đoán, một triết lí mà còn là một văn bản nghệ thuật có giá
trị. Trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học, tục ngữ đƣợc xem xét ở một
góc độ khác. Có thể khẳng định, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã kế thừa
thành tựu nghiên cứu về tục ngữ của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, đƣa
ra những quan điểm riêng về tục ngữ dƣới góc nhìn của mình. Dƣới đây là một
số quan niệm về tục ngữ của các nhà ngôn ngữ học.
1.1.1. Quan niệm của hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Tu và Đái Xuân Ninh
Cả hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Tu và Đái Xuân Ninh đều có
chung quan điểm cho rằng tục ngữ không phải là đơn vị ngôn ngữ mà là lời nói
liên quan đến cụm từ cố định. Trong cuốn "Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại", tác
giả Nguyễn Văn Tu đƣa ra chủ trƣơng: "Trong tiếng Việt, những tục ngữ,
phƣơng ngôn, ngạn ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không
phải là đối tƣợng của từ vựng học mà là đối tượng của văn học dân gian. Nhƣng
chúng là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ đƣợc dùng đi dùng lại để trao đổi tƣ
tƣởng, cho nên chúng có điểm gần với cụm từ cố định. Thực ra chúng là những
câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ, không cần những thành phần ngữ pháp
nào cả" 58; 87]. Tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn "Hoạt động của từ Tiếng
Việt" cũng viết: "Cụm từ tiếng Việt bao gồm cả thành ngữ lẫn tục ngữ, ngạn
ngữ, quán ngữ, cùng là những đơn vị có sẵn trong tiếng nói" [40; 25].
Có thể thấy hai tác giả Nguyễn Văn Tu và Đái Xuân Ninh chịu ảnh hƣởng của
các nhà nghiên cứu văn học dân gian, đều xem tục ngữ là đơn vị của lời nói chứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
không phải đơn vị của ngôn ngữ. Quan niệm này đã chứng tỏ rằng tục ngữ là

một đơn vị trung gian giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa từ vựng học và cú pháp
học. Đây là gợi mở quan trọng cho các nhà nghiên cứu tục ngữ về sau.
1.1.2. Nhà ngôn ngữ học Cù Đình Tú trong bài báo trao đổi ý kiến với tác giả
Nguyễn Văn Mệnh "Góp ý kiến phân biệt tục ngữ với thành ngữ" [56], quan
niệm rằng, về mặt ngôn ngữ học thì tục ngữ có chức năng khác với thành ngữ,
khác với các sáng tác dân gian ở chỗ tục ngữ là những thông báo ngắn gọn,
thông báo một nhận định, một kết luận về một vấn đề nào đó của hiện thực
khách quan. Do vậy "mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn
vẹn một ý tưởng". Xét về quan hệ kết cấu và chức năng, tác giả đã chỉ ra điểm
khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ: Thành ngữ thƣờng có kết cấu một trung
tâm với chức năng định danh, còn "tục ngữ có kết cấu hai trung tâm và thường
có chức năng thông báo". Để làm rõ hơn kết cấu của tục ngữ, tác giả còn nhấn
mạnh thêm yếu tố cân đối của tục ngữ: "Tục ngữ triệt để sử dụng các hình thức
cân đối, tỉnh lƣợc, bởi vậy, ở nhiều tục ngữ ta có thể chêm xen thêm các yếu tố
tỉnh lược, nhất là các hư từ". Sử dụng chức năng làm tiêu chí khu biệt giữa
thành ngữ và tục ngữ là một đóng góp quan trọng của tác giả Cù Đình Tú về mặt
kết cấu của tục ngữ. Có thể thấy rằng đây là một cái nhìn mới, những gợi ý mới
mở ra những nghiên cứu mới về tục ngữ .
1.1.3. Tác giả Nguyễn Đức Dân trong bài báo "Ngữ nghĩa của thành ngữ, tục
ngữ" lại dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tác giả
đƣa ra khái niệm: "Thành ngữ phản ánh các khái niệm, hiện tƣợng, còn tục ngữ
phản ánh các quan niệm, những suy nghĩ, những tri thức và cách tư duy của một
dân tộc về các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội" [10; 1]. Từ sự khác
nhau đó đã dẫn tới sự khác nhau cơ bản trong sự hình thành nghĩa: "Nghĩa của
thành ngữ đƣợc hình thành qua sự biểu trƣng nghĩa của cụm từ. Nghĩa của tục
ngữ được hình thành qua sự biểu trưng nghĩa của một câu và qua sự biểu trưng
các quan hệ, còn các thành ngữ không có thuộc tính này" [10; 5]. Nhƣ vậy, quan
niệm về tục ngữ dựa vào mặt ngữ nghĩa của tác giả Nguyễn Đức Dân đã góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
phần hoàn chỉnh thêm cách nhìn tục ngữ trên lập trƣờng của các nhà ngôn ngữ
học.
1.1.4. GS.TS Đỗ Hữu Châu trong cuốn "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt" cho
rằng đứng về mặt nghiên cứu, do tính chất cố định nên "tục ngữ cũng có thể và
là một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, là một đơn vị nghiên cứu của
ngành cú học (phrasesolorie) là hợp lí" [9; 75]. Tác giả còn chỉ ra sự khác nhau
giữa ngữ cố định và tục ngữ và phƣơng ngôn. Tính chất của ngữ cố định là
tƣơng đƣơng với từ, còn tính chất của tục ngữ lại tương đương với câu, ý nghĩa
của cụm từ cố định tƣơng đƣơng với cả cụm từ tự do, thì ý nghĩa của tục ngữ là
một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định về chân lí, một lẽ thƣờng
đối với một nền văn hoá nào đó, nghĩa là một tƣ tƣởng hoàn chỉnh, do đó tục
ngữ không thuộc phạm vi của từ vựng ngữ nghĩa học mà thuộc phạm vi lớn
hơn là câu. Tác giả cũng chỉ rõ rằng thành ngữ có thể có cấu trúc là ngữ danh
từ, ngữ động từ, ngữ tính từ, lúc đó tục ngữ có cấu trúc câu, hoặc có thể có cấu
trúc đơn phần, ví dụ: vải Quang, húng Láng, ngổ Dầm, cá rô Đầm Sét, sâm cầm
Tây Hồ...hoặc cấu trúc là câu phức, ví dụ: Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân
nghĩa, con hư tại mẹ, cháu hư tại bà... [dẫn theo 6; 29], tuy nhiên trong quá trình
sử dụng vẫn có lúc đơn vị này dùng nhƣ đơn vị kia, lúc này diễn ra sự thay đổi
trong tính chất cơ bản của các đơn vị vốn khác nhau về nguyên tắc.
1.1.5. Trong cuốn "Thành ngữ học tiếng Việt" (2004), tác giả Hoàng Văn
Hành trong quá trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, đã dựa trên những
quan điểm về tục ngữ của những ngƣời đi trƣớc, đƣa ra những quan điểm khá
mới mẻ về tục ngữ. Tác giả cho rằng, nếu chỉ nói tục ngữ tự thân là một câu hay
những câu cố định, diễn đạt trọn vẹn, một phán đoán... đó chỉ là những căn cứ để
phân biệt với thành ngữ. Song, trong cách nhìn của ngữ nghĩa học có thể nhận
định "tục ngữ là câu - thông điệp nghệ thuật" [23; 32]. Nghĩa là tục ngữ mang
hai tƣ cách: tục ngữ là câu, nhƣng khác với câu thông thƣờng ở chỗ nó có đặc
trƣng là thông điệp nghệ thuật, nhƣng khác với thông điệp nghệ thuật khác ở chỗ
nó có hình thức một câu. Từ hai đặc trƣng này, có thể thấy tục ngữ là một chỉnh

thể có cấu trúc đa diện. Từ đó khi đi sâu phân tích các đơn vị tục ngữ sẽ cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thấy cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ là một cấu trúc phức tạp nhiều tầng
nghĩa, ở tục ngữ "có sự gặp gỡ giữa chức năng phản ánh và chức năng thông
tin, sự hoà quyện giữa cấu trúc văn học với cấu trúc ngôn ngữ thành một thể
thống nhất không tách rời" [23; 37]. Quan niệm trên đây của tác giả HoàngVăn
Hành là một cái nhìn mới mẻ hơn, hoàn thiện hơn đối với tục ngữ Việt Nam. Nó
phù hợp với việc phân tích, xử lí các đơn vị tục ngữ trong thực tiễn nghiên cứu
văn học và ngôn ngữ học.
Tóm lại, xét về mặt thời gian, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến tục
ngữ và đƣa ra cái nhìn ngày càng đầy đủ và trọn vẹn về tục ngữ. Họ đều xem tục
ngữ là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt, nhƣ nhận định của nhà nghiên cứu
ngôn ngữ Nguyễn Thái Hoà "Tục ngữ là đơn vị trung gian nằm ở giao điểm
giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa đơn vị ngữ cú và câu, giữa câu và văn bản và có
thể nói là giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật" [19; 25].


1.2. Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ, ca dao
Nhƣ ở phần trình bày bên trên, ta thấy không phải ngay từ đầu khái niệm
tục ngữ đã rõ ràng, mà phải trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà
nghiên cứu mới có đƣợc những quan niệm tƣơng đối rõ và cụ thể về tục ngữ. Để
có đƣợc điều đó các nhà nghiên cứu đã đặt tục ngữ trong mối tƣơng quan với
đơn vị thành ngữ, ca dao... Trên thực tế, việc xác định ranh giới giữa các đơn vị
ngôn ngữ này còn có nhiều ý kiến khác nhau.
1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Xét về mặt lịch sử các công trình nghiên cứu về tục ngữ, ta thấy ngƣời
đầu tiên đƣa ra sự phân định giữa tục ngữ và thành ngữ là nhà nghiên cứu

Dƣơng Quảng Hàm. Trong cuốn "Việt Nam văn học sử yếu", xuất bản năm
1943, ông chỉ ra rằng: "Một câu tục ngữ tự nó có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện
dùng nhằm diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè" [21;15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Cùng chia sẻ với quan điểm này nhƣng Vũ Ngọc Phan cho rằng định nghĩa nhƣ
vậy chƣa đƣợc rõ ràng, vì thế chƣa thấy đƣợc tác dụng khác nhau giữa thành
ngữ và tục ngữ. Vũ Ngọc Phan đã đƣa ra quan điểm: "Tục ngữ là một câu tự nó
đã diễn đạt một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có
khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ
phận câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được
một ý trọn vẹn" [47; 108]. Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ mà tác giả
chỉ ra đó là, tục ngữ tự thân nó là một câu, còn thành ngữ là bộ phận của
câu. Ta thấy, tiêu chí phân biệt của Vũ Ngọc Phan là một nội dung có tính kết
cấu ngữ pháp. Những kiến giải của ông đƣợc nhiều ngƣời đồng tình nhƣng cũng
không ít ngƣời còn băn khoăn, bởi thực tế có thành ngữ có kết cấu là một câu,
còn tục ngữ lại có kết cấu chỉ là một cụm từ, nhóm từ (ví dụ: "mèo mù vớ cá
rán", hay “lươn ngắn chê chạch dài” có kết cấu chủ - vị nhƣng lại là thành ngữ)
Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà Việt ngữ học đã tranh
luận khá sôi nổi về vấn đề này và đã đƣa ra đƣợc những tiêu chí phân định giữa
thành ngữ và tục ngữ khá cụ thể và rõ ràng hơn. Nguyễn Văn Mệnh cho rằng về
nội dung thì tục ngữ mang tính quy luật còn thành ngữ mang tính hiện tượng,
về hình thức ngữ pháp tục ngữ tối thiểu là một câu, còn thành ngữ chỉ là một
cụm từ. Nhƣng tác giả Cù Đình Tú ở bài báo "Góp ý kiến phân biệt tục ngữ với
thành ngữ", đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2, xuất bản năm 1970 lại không hoàn
toàn thống nhất với những tiêu chí phân định trên của Nguyễn Văn Mệnh vì ông
cho rằng "Nội dung của tục ngữ và thành ngữ đều là đúc kết kinh nghiệm, là kết
tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hoá hiện thực để rút ra bản chất

quy luật mà có" [56; 39]
Tác giả Cù Đình Tú cho rằng khác nhau cơ bản giữa tục ngữ và thành ngữ là về
mặt chức năng, ông cho rằng, tục ngữ có chức năng thông báo nào đó (nhận
định, kết luận) về hiện thực khác quan, còn thành ngữ có chức năng định
danh, vì thế thành ngữ tương đương với từ còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh,
diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng. Xét về mặt kết cấu, tục ngữ có kết cấu hai trung
tâm, có thể chêm xen các yếu tố khác vào nhƣ các hƣ từ, còn thành ngữ có kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
cấu một trung tâm, và không thể chêm xen các yếu tố nào khác vào nhƣ tục
ngữ. [56; 41]
Hoàng Văn Hành trong cuốn" Thành ngữ học tiếng Việt", xuất bản năm 2004 lại
đƣa ra một tiêu chí nữa về sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, ông cho
rằng "Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái niệm một
cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu - ngôn bản đặc biệt, biểu thị những
phán đoán một cách nghệ thuật" [23, 31], có nghĩa là xét về mặt nội dung và
cách diễn đạt của những đơn vị thành ngữ và tục ngữ, ta thấy nội dung của thành
ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của
những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ và thành ngữ phản ánh
quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Ví dụ: Để diễn đạt khái
niệm về sự uổng công, phí công vô ích, đƣợc khái quát qua hàng loạt các hiện
tƣợng có trong các thành ngữ nhƣ "công dã tràng", "nước đổ lá khoai", "nước
đổ đầu vịt"... đây là những hiện tƣợng riêng rẽ đƣợc nhận thức bằng những tri
giác của giác quan. Sự nhận thức ấy nhằm khẳng định một đặc điểm, một thuộc
tính của các hiện tƣợng đó, sự khẳng định ấy đƣợc thể hiện ra bằng bằng những
phán đoán mang tính quy luật "Dã tràng xe cát biển đông, nhọc lòng mà chẳng
nên công cán gì", "Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết", "Nước đổ lá khoai
thì nước lại trôi đi hết"...
Tuy nhiên trong thực tế sử dụng ta thấy giữa tục ngữ và thành ngữ vẫn có hiện tƣợng

trung gian. Chẳng hạn có những câu có thể dùng làm thành ngữ hay tục ngữ đều
đƣợc bằng cách thêm vào một số từ nào nhƣ: thì, mà, lại, mà lại...
Ví dụ:
- Giòn cười tươi khóc (thành ngữ)-> Giòn cười thì tươi khóc (tục ngữ)
(hiện tƣợng) (quy luật)
- Trứng chọi đá (thành ngữ) -> Trứng mà lại chọi với đá (tục ngữ)
(hiện tƣợng) (quy luật)
- Khôn nhà dại chợ (thành ngữ) -> Khôn nhà mà dại chợ (tục ngữ)
(hiện tƣợng) (quy luật)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Từ đó ta thấy giữa tục ngữ và thành ngữ còn có nhiều điểm giống nhau về hình
thái cấu trúc và ngữ nghĩa biểu hiện. Điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục
ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về
các sự vật hiện tƣợng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri
thức của nhân dân.
Điểm khác nhau ở đây có thể nhận thấy là, ở thành ngữ thì nội dung thƣờng
mang tính hiện tƣợng còn ở tục ngữ lại mang tính quy luật. Vì thế, những đặc
điểm khác nhau nêu trên là những đặc điểm tiêu biểu, mang tính lí luận cho việc
nghiên cứu tục ngữ.
Từ những tiêu chí phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ của các nhà nghiên cứu,
có thể khái quát nhƣ sau:
Những đặc trƣng
dùng làm tiêu chí
nhận diện
Tục ngữ Thành ngữ

1.Về hình thức cấu
tạo

Tối thiểu là một câu hoàn chỉnh, có
kết cấu hai trung tâm, có thể thêm,
bớt các yếu tố (hƣ từ)
Cụm từ, tổ hợp từ, có kết cấu
một trung tâm, không thể
thêm bớt các yếu tố

2. Về nội dung
Biểu thị phán đoán mang tính chất
quy luật
Biểu thị khái niệm mang
tính hiện tƣợng

3. Về chức năng
Thông báo (nhận định, kết luận) về
một phƣơng diện của hiện thực
khách quan
Định danh sự vật hiện tƣợng,
tính chất, hành động

1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Theo nhận định chủ quan, chúng tôi thấy sự phân biệt tục ngữ và ca dao
có phần rõ ràng hơn sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ. Có thể thấy nếu
nhƣ ca dao là thơ ca dân gian mang đậm sắc thái tình cảm thì tục ngữ là những
câu nói ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm theo đạo lí của dân
tộc, mang tính triết lí. Trong sinh hoạt, tục ngữ thƣờng nói còn ca dao thƣờng
hát và ngâm. Hoàng Tiến Tựu trong cuốn "Văn học dân gian" nhận xét: "Tục
ngữ thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
về tình cảm...Khi chúng được dùng theo phương thức nói - luận lí thì chúng là
tục ngữ còn khi dùng theo phương thức hát - trữ tình thì chúng là ca dao"
[dẫn theo 6; 36]
Một tiêu chí nữa giúp ta nhận diện tục ngữ và ca dao đó là về kích cỡ của văn
bản, thông thƣờng tục ngữ chủ yếu từ 4 đến 6 tiếng, còn ca dao văn bản ngắn
nhất cũng đã 14 tiếng.
Tuy nhiên, cũng có những câu tục ngữ có dung lƣợng dài hơn cả dung lƣợng
thông thƣờng của ca dao.
Ví dụ :"Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ, thiếu tháng tám mất hoa
ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc". (20 từ)
Thực tế giữa tục ngữ và ca dao cũng có những trƣờng hợp dễ nhầm lẫn. Đó là
hiện tƣợng trong ca dao có xen tục ngữ, chẳng hạn:
Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ sai
Ham chi bóng sắc, hành hài tấm thân
và có câu hình thức là ca dao nhƣng nội dung lại là tục ngữ:
Chim khôn chưa bắt đã bay
Người khôn ít nói ít hay trả lời
Vì thế tiêu chí để phân định giữa tục ngữ và ca dao trong trƣờng hợp này là dựa
vào các yếu tố cảm xúc trong câu, tức là dựa vào "tính tục ngữ" và "tính ca dao"
có trong câu để nhận diện. Tính chất của tục ngữ là đúc rút kinh nghiệm, nên
mang tính triết lí, lí trí, còn tính chất của ca dao là khuyên răn, giãi bày tình cảm
nên đậm chất trữ tình dân gian. Khi những tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc, khi
nó trở thành một vế của câu lục bát thì "tính tục ngữ" của nó bị giảm đi, "tính ca
dao" tăng lên, và ngƣợc lại.
Nhìn chung để phân biệt tục ngữ với ca dao nên dựa vào đặc trƣng và
chức năng biểu hiện của chúng. Tục ngữ cung cấp cho ngƣời nghe những triết lí
dân gian mang tính quy luật, còn ca dao thiên về bộc lộ, giãi bày tình cảm.
Trong sinh hoạt văn hoá, ca dao gắn với hình thức diễn xƣớng còn tục ngữ gắn
liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
1.3. Tục ngữ dân tộc Tày
1.3.1. Tục ngữ Tày trong môi trƣờng địa lí tự nhiên, lịch sử và văn hoá của
dân tộc Tày ở Việt Nam
1.3.1.1. Trong môi trƣờng địa lí tự nhiên
Ngƣời Tày là một trong những dân tộc thiểu số có mặt lâu đời ở Việt
Nam. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày rất đa dạng, núi cao chiếm hai phần ba diện
tích tự nhiên, ở độ cao từ 500 mét, 600 mét đến 1.200 mét. Núi đá xen lẫn núi
đất trùng điệp, hiểm trở. Rừng rậm với nhiều muông thú quý hiếm, nên ngƣời
Tày có tập quán và kinh nghiệm săn bắt hái lƣợm, khai thác các nguồn lợi từ
thiên nhiên, làm phong phú thêm kinh tế tự cung cấp để cải thiện đời sống. Là
vùng núi cao, nhƣng ở các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều sông suối, ao hồ. Hệ
thống sông ngòi ngang dọc đã chia cắt địa hình Việt Bắc thành nhiều dáng vẻ
khác nhau, cùng với sự xâm thực của nƣớc mƣa, của dòng suối lộ thiên và suối
ngầm đã tạo ra nhiều hang động lớn ở núi đá vôi. Quá trình kiến tạo địa chất và
tác động của tự nhiên, sự bồi đắp của các con sông đã tạo nên vùng Việt Bắc có
những thung lũng lòng chảo, những cánh đồng khá rộng nhƣ cánh đồng Hoà An
(Cao Bằng), Tràng Định (Lạng Sơn), Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên)
tạo nên sự đa dạng về động vật và thực vật. Môi trƣờng tự nhiên nhƣ vậy đã tạo
nên một vòng khép kín. Con ngƣời sống trong sự bao quanh bởi núi cao rừng
thẳm, dựa vào thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên, điều này phản ánh khá rõ
trong tục ngữ dân tộc Tày.
1.3.1.2. Trong tiến trình lịch sử
Sống ở địa bàn chiến lƣợc quan trọng, vùng biên giới tiếp giáp với các
nƣớc bạn, đồng bào Tày đã sớm tự ý thức đƣợc sự sinh tồn và phát triển của
mình. Họ dựng cờ khởi nghĩa, chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên
cƣơng Tổ quốc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, dân tộc Tày

sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân tộc Việt Nam để cùng trƣờng tồn, gìn giữ
non sông gấm vóc Việt Nam. Nối tiếp tƣ tƣởng hoà hợp dân tộc, xây dựng và
bảo về nền độc lập của Thục Phán, đồng bào Tày cùng với dân tộc khác liên
tiếp nổi dậy hƣởng ứng ngọn cờ các cuộc khởi nghĩa. Trong các cuộc kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
chiến chống Tống (1075 - 1077), chống Nguyên Mông (thế kỉ XIII) đến thời Lê
(TK XV) đồng bào dân tộc Tày dƣới sự chỉ huy của các tƣớng lĩnh kết hợp với
một số dân tộc khác đã dành nhiều chiến cống trong lịch sử, nhƣng hơn thế nữa,
qua các cuộc khởi nghĩa này đã nêu cao truyền thống yêu nƣớc quật cƣờng của
đồng bào dân tộc Tày.
Khao khát với tự do và độc lập, nên khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đồng
bào Tày đã một lòng trung thành với Đảng, ra sức xây dựng căn cứ địa cách
mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng tám năm
1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và kháng chiến
chống Mĩ (1954 - 1975), cũng nhƣ công cuộc xây dựng hậu phƣơng ở miền Bắc
xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đoàn kết, đồng tâm, dâng hiến của cải, sức lực,
máu xƣơng cho sự nghiệp cách mạng, góp phần thực hiện một nƣớc Việt Nam
hoà bình và thống nhất. Bản chất bình dị, tâm hồn trong sáng, khí phách hào
hùng cùng với tấm lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu con ngƣời thiết tha của
ngƣời Tày, thể hiện trong tục ngữ dân tộc Tày.
1.3.3.3. Trong môi trƣờng văn hoá
*. Văn hoá vật chất
Văn hoá vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất đƣợc sử dụng trong cuộc sống,
đƣợc xem nhƣ một nhu cầu của cuộc sống do con ngƣời tạo ra trong hoạt động
thực tiễn. Vật chất ổn định con ngƣời mới có thể xây dựng các mối quan hệ xã
hội, sản sinh văn hoá tinh thần. Tục ngữ đã đƣợc cha ông đúc kết trong quá trình
con ngƣời tạo ra vật chất để bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của mình. Ở đây
chúng tôi chỉ tìm hiểu khái quát về văn hoá vật chất của ngƣời Tày trong lịch sử

nhƣ nhà cửa, ăn uống, sản xuất, phƣơng tiện vận tải...có liên quan đến tục ngữ
dân tộc Tày.
Ngƣời Tày sống ở vùng núi cao, lũ lụt thƣờng xuyên và nắng hạn cũng
nhiều, độ ẩm cao, là điều kiện cho côn trùng và muông thú sinh sôi và ẩn náu.
Ngƣời Tày đã làm nhà sàn là ngôi nhà đầu tiên của mình, nhƣng ngôi nhà sàn
đầu tiên nhất, phổ biến nhất là nhà chòi, bởi nhà chòi có sàn cao, thoáng mát,
tránh đƣợc thú giữ và giữ lửa lâu dài, sau đó là những kiểu nhà sàn với kiến trúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
khác nhau. Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, một bộ phận cƣ dân
Tày ở vùng trung du và cả vùng núi thấp đã chuyển sang ở nhà đất. Tuy nhiên
đại bộ phận ngƣời Tày vẫn ƣa thích ở nhà sàn và không dễ gì vứt bỏ thói quen
sinh hoạt mang tính tập quán từ xƣa đến nay.
Về tập quán ăn uống, ngƣời Tày xƣa và nay đã triệt để khai thác các
nguồn lợi tự nhiên vốn rất phong phú của thiên nhiên làm nguồn thức ăn cho
mình. Ngoài những sản phẩm do mình làm ra thì ngƣời Tày còn tìm kiếm thức
ăn có sẵn trong thiên nhiên. Đây là việc làm thƣờng xuyên và còn tồn tại cho
đến ngày nay. Ngƣời Tày gọi chung rau xanh, tôm, cá, thịt ...là "phiắc" (có
nghĩa là "rau"), vì thế trong bữa ăn khi đƣợc mời "kin phiắc" (ăn rau) có nghĩa là
mời ăn những thức ăn nhƣ thịt cá...chứ không phải mời ăn rau xanh nhƣ tên gọi
của nó. Nhìn chung, tập quán ăn uống của ngƣời Tày đã thể hiện bản sắc văn
hoá của ngƣời Tày, điều này đƣợc tục ngữ Tày phản ánh khá rõ.
Nông nghiệp lúa nƣớc của ngƣời Tày xƣa xuất hiện từ rất sớm, có từ
trong truyền thuyết "Cẩu chúa cheng vua" (Chín chúa tranh vua), có trong cuộc
thi nhổ mạ Phiêng Phia ở Nguyên Bình (Cao Bằng), hay cấy ruộng Tổng Chúp ở
Hoà An (Cao Bằng). Ngƣời Tày đã sớm phát hiện và lợi dụng sức nƣớc chảy
không chỉ để nâng cần giã gạo mà còn quay guồng dẫn nƣớc máng để tƣới
những thửa ruộng bậc thang cao thấp khác nhau. Họ đã sớm phát hiện lợi thế
của việc trồng lúa trên ruộng nƣớc hơn là trồng lúa trên nƣơng rẫy. Tục ngữ Tày

có câu: "Síp đon rẩy phya, bấu tấng rẩy nà pác nặm" (Mƣời đám ruộng trên núi
đá không bằng một đám ruộng ở gần nguồn nƣớc)". Vì thế ngƣời Tày rất giỏi
trong việc "dẫn thuỷ nhập điền". Mƣơng, phai, là những công trình thuỷ lợi lớn
đƣợc cả bản làng cùng đồng tâm xây dựng. Tục ngữ Tày có câu "Mác lót slường
hang, phai mương lèo chướng" (Quả nhót đỏ trôn, mƣơng, phai phải sửa) đây là
thời điểm các dòng suối bị khô hạn, bà con thƣờng làm phai, ngăn suối, khơi
mƣơng.
Phƣơng tiện giao thông vận tải của ngƣời Tày rất đơn giản, chủ yếu bằng
đôi chân. Họ đã cũng biết sáng tạo ra thuyền độc mộc, nhƣng loại phƣơng tiện
này cũng rất hạn chế. Ngựa là con vật nuôi rất có ích cho đồng bào Tày, đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
ngƣời dân Tày coi nhƣ ngƣời bạn đƣờng tin cậy, giúp con ngƣời vƣợt qua núi
đèo hiểm trở, vì thế ngƣời Tày có nhiêu kinh trong việc chọn ngựa, tục ngữ Tày
có câu "Mạ khuý xa tua ấc pháng" (Ngựa cƣỡi cần tìm con rộng ngực). Do địa
hình là vùng núi nên đƣờng sá đi lại rất khó khăn, vì thế phƣơng tiện vận chuyển
hàng hoá, nông phẩm đơn giản và chủ yếu nhất của ngƣời Tày là "gùi" và "túi
nải". Điều đó cũng chứng minh vì sao ngƣời Tày đi bộ khoẻ và nhanh trên
những đoạn đƣờng hiểm trở, trong khi nghiệm vai và tay phải mang vác nặng.
Vì thế bắp chân khoẻ, mập đã trở thành một trong những tiêu chí khi các ông bố
bà mẹ Tày lựa chọn con dâu: "Cao nả, kha mẳng" (bắp đùi to, bắp chân mập).
Ngày nay khi nền kinh tế và xã hội phát triển, phƣơng tiện giao thông vận tải
của ngƣời Tày đã trở nên phong phú hơn, tuy nhiên vẫn lạc hậu so với các vùng,
miền khác trong cả nƣớc. Nhìn chung văn hoá vật chất truyền thống của ngƣời
Tày đã phản ánh rõ nét những đặc trƣng của tộc ngƣời Tày, đó là một dân tộc
sống ở vùng núi cao đã biết khai thác, tận dụng nguồn lợi tự nhiên để phục vụ có
hiệu quả cho nhu cầu của cuộc sống, một dân tộc có lối tƣ duy rất sắc sảo, mang
tính khách quan, hiện đại.
*.Văn hoá tinh thần

Ngƣời Tày quan niệm, con ngƣời sinh ra đã có số mệnh, đã đƣợc ông trời
định sẵn dựa trên "lục minh" (ngày, giờ, tháng, năm sinh) của ngƣời đó. Thể xác
và linh hồn là hai yếu tố song hành trong mỗi con ngƣời. Ngƣời Tày gọi phần
hồn là "khoăn", trong đó "khoăn" của con trai có bảy vía, "khoăn" của con gái có
chín vía. Khi con ngƣời khoẻ mạnh là khi thể xác và khoăn dung hợp, ngƣợc lại,
khi con ngƣời bị bệnh tật, ốm yếu là lúc khoăn đang rời khỏi thể xác. Vì thế nếu
khoăn đi xa thì con ngƣời đau yếu luôn, bệnh tật ngày càng nặng hơn, khi đó
phải mời thầy Tào, thầy Pụt đến nhà làm lễ gọi “khoăn” về nhập vào thể xác thì
con ngƣời mới khoẻ mạnh, bệnh tật cũng chóng khỏi. Ngƣời Tày tin rằng "Tảo
ké dẳng chắc sán tua phi" (Tào già mới giỏi sai ma mãnh), khi con ngƣời chết
đi, hồn lìa khỏi xác, biến thành phi (ma), ngƣời còn sống phải lo tang ma thật
chu đáo. Vì vậy nghi lễ tang ma của ngƣời Tày rất phức tạp, nhiều thủ tục còn
mang tính lạc hậu, nhƣng họ vẫn tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

×