Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng tổ chức kế toán tại Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.34 KB, 58 trang )

Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

MỤC LỤC


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
GTGT: Giá trị gia tăng
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TK: Tài khoản
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Nguyễn Thị Thúy Liễu


Lớp: Kiểm toán 54B

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch khoan và
Hóa phẩm dầu khí trong 3 năm gần đây (2012 – 2014)...............Error:
Reference source not found

Bảng 2.1:

Sổ chi tiết TK 131 – SP (AL)..........Error: Reference source not found

Bảng 2.2:

Sổ chi tiết tài khoản 131 – DV(MQ).........Error: Reference source not
found

Bảng 2.3:

Sổ tổng hợp tài khoản 131..............Error: Reference source not found

Bảng 2.4:

Sổ chi tiết tài khoản 331- NT..........Error: Reference source not found

Bảng 2.5:

Sổ chi tiết tài khoản 331-PH...........Error: Reference source not found


Bảng 2.6:

Sổ tổng hợp tài khoản 331..............Error: Reference source not found


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

LỜI MỞ ĐẦU
Gần 30 năm qua, với sự phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường định
hướng XHCH, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình lớn. Các
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt
ra đời. Tuy nhiên, muốn tồn tại và phát triển trong thời buổi cạnh tranh khốc
liệt như hiện nay, các doanh nghiệp này đều phải tự tìm cách vươn lên khẳng
định sự có mặt của mình, khắc phục những yếu kém đồng thời học hỏi, phát
huy những ưu thế riêng. Để quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kế
toán là một công cụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Thời gian kiến tập giúp
em ý thức được rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc hoàn thiện kiến thức
không chỉ trong lý thuyết mà còn trong thực tế. Em nhận thấy rằng, ở trường
em được thầy cô chỉ bảo, trang bị những kiến thức không chỉ chuyên ngành
mà còn các kiến thức chung về kinh tế- xã hội để em có cái nhìn tổng quan,
đúng đắn về các vấn đề mình tiếp nhận.Trong khoảng thời gian kiến tập tại
Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí được tiếp xúc với công
việc kế toán thực tế, cụ thể thì em có rất nhiều bỡ ngỡ, được sự hướng dẫn
của thầy và sự chỉ bảo của các anh chị phòng kế toán giúp em hiểu rõ hơn
việc áp dụng từ lý thuyết vào thực tế.
Bài báo cáo kiến tập của em gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu

khí
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tại Tổng Công ty Dung dịch khoan
và Hóa phẩm dầu khí
Chương III: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Tổng Công ty Dung
dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí và giải pháp đề xuất
Trong quá trình hoàn thành báo cáo, em được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của cô giáoTS. Nguyễn Thị Minh Phương. Em xin chân thành cảm ơn cô
giáo!

1


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH
KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Dung dịch
khoan và Hóa phẩm dầu khí
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM
DẦU KHÍ
Tên giao dịch quốc tế: DRILLING MUD CORPORATION
Tên giao dịch viết tắt: DMC
Vốn điều lệ ban đầu: 120.000.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ: 340.229.360.000 VNĐ
Mã số thuế: 0100150873
Trụ sở chính: Tầng 6&7 , Tòa nhà Viện Dầu khí, số 173, Trung Kính, Yên
Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84.4) 35140350 – (84.4) 38562861

Fax: (84.4) 38562552
Mail:
Website: pvdmc.com.vn
Ngày 8/3/1990, theo Quyết định số 182/ QĐ-TCDK của Tổng Cục Dầu
khí (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam), Công ty Dung dịch khoan
và Hoá phẩm dầu khí đã được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các hoá phẩm
và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam và trong
khu vực. Mục tiêu của công ty là từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ
dung dịch khoan ở Việt Nam , khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại vật tư hoá phẩm được sản xuất
từ nguyên liệu sẵn có trong nước và các dịch vụ kỹ thuật công nghệ do lực
lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của công ty nghiên cứu và triển khai áp dụng.
Các sản phẩm truyền thống của công ty như Barite API DAK, Bentonite API
DAK, Xi măng giếng khoan G DAK, Calcium Carbonate DAK mang thương

2


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

hiệu DMC có mặt tại 12 nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Úc,
Newzealand, Malayxia, Indonesia, Singapore, Philippin, Brunei, Nga, Nhật,
Hàn Quốc,Thái Lan, Băngladesh...) Trung Đông và Trung Mỹ. Khả năng tiêu
thụ hàng trăm ngàn tấn sản phẩm mỗi năm.
Ngày 28/04/2005, theo quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công
nghiệp, Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí thực hiện cổ phần
hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngày
30/5/2008, Công ty chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Dung dịch

khoan và Hoá phẩm dầu khí - CTCP.
Sự phát triển của công ty được thể hiện rõ nhất qua việc mở thêm các chi
nhánh trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cụ thể như sau:
Ngày 8/3/1990 thành lập Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí với
một chi nhánh tại Vũng Tàu;
Tháng 12/1990, thành lập Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Yên Viên;
Ngày 12/8/1991 thành lập Công ty ADF - Việt Nam (nay là Công ty Liên
doanh M-I Viet Nam), là liên doanh giữa Công ty Dung dịch khoan và Hoá
phẩm dầu khí với Công ty Anchor Drilling Fluids A/S Na Uy (năm 1996 ADF
A/S Na Uy đã chuyển 50% vốn sở hữu trong ADF- Việt Nam cho M-I Hoa
Kỳ);
Tháng 6/1999, thành lập Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi;
Năm 2000, thành lập Xí nghiệp Vật Liệu cách nhiệt- DMC tại Khu Công
nghiệp Phú Mỹ, Vũng Tàu;
Ngày 28/4/2005, Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí chuyển
thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công
Nghiệp;
Ngày 18/10/2005, Công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí
chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103009579 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/10/2005. Giấy chứng nhận
ĐKKD này được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ
3 vào ngày 26/10/2007;

3


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B


Tháng 6/2007, thành lập Công ty cổ phần CNG Việt Nam với các đối tác:
• Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí : 51% vốn
điều lệ,
• Công ty IEV Energy SDN.BHD: 42% vốn điều lệ,
• Công ty TNHH Sơn Anh: 7% vốn điều lệ
Ngày 15/11/2007, cổ phiếu của Công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hóa
phẩm dầu khí chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại TTGDCK Hà Nội với
mã chứng khoán PVC.
Ngày 4/1/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Yên Viên thành Công ty
TNHH 1 thành viên DMC – Yên Viên.
Ngày 24/1/2008, thành lập Công ty TNHH 1 thành viên DMC – Hà Nội.
Ngày 29/1/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Quảng Ngãi thành Công ty
TNHH 1 thành viên DMC – Quảng Ngãi.
Ngày 20/2/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Vũng tàu thành Công ty
TNHH 1 thành viên DMC – Vũng Tàu.
Ngày 30/5/2008, Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí
chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm
Dầu khí – CTCP.
Đến nay, sau 25 năm ra đời và phát triển, Công ty tự hào là đơn vị hàng
đầu Việt Nam chuyên cung cấp cho thị thường trong và ngoài nước các hóa
chất và dịch vụ kỹ thuật : dung dịch khoan, xử lý giếng khoan, làm sạch bằng
hóa chất, xử lý môi trường, cung cấp các loại hóa chất phục vụ tìm kiếm,
thăm dò, vận chuyển, chế biến và phân phối dầu khí; cung cấp các sản phẩm
hóa dầu; sản xuất hóa phẩm phục vụ ngành công nghiệp dầu khí và nhu cầu
của nên kinh tế quốc dân...
Với phương châm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, DMC luôn nỗ lực
phấn đấu mang đến những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất cho
khách hàng, khẳng định thương hiệu DMC ở trong và ngoài nước.

4



Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa
phẩm dầu khí
DMC được thành lập với chức năng chuyên về khai thác, chế biến, sản
xuất và kinh doanh các loại khoáng sản, hóa chất, hóa phẩm, nguyên vật liệu
và các thiết bị phục vụ khoan thăm dò, khai thác dầu khí; nghiên cứu chuyển
giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia và dịch vụ kỹ thuật về dung dịch
khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí, xử lý vùng cận
đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu,…
DMC có nhiệm vụ phát triển và sản xuất các mặt hàng, dịch vụ về lĩnh
vực dầu khí theo quy định của nhà nước và Tập đoàn; tiếp tục hoàn thiện mô
hình tổ chức quản lý, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ và đẩy
mạnh các hoạt động an sinh xã hội và cộng đồng theo mục tiêu đã đề ra. Đồng
thời đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đồng thời thân thiện với môi trường nhằm không ngừng nâng
cao uy tín của DMC trên thị trường cũng như cải thiện đời sống của cán bộ
công nhân viên.
1.2.2 Mục tiêu hoạt động của DMC
Huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả trong việc phát triển các
ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký.
Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông, thu lợi nhuận tối đa, tăng cổ
tức cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng
góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển DMC.

Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh của DMC
 Khai thác, sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu, hoá chất, hoá
phẩm dùng cho dung dịch khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí;
phục vụ khoan thăm dò khai thác dầu khí, các ngành công nghiệp và

5


Nguyễn Thị Thúy Liễu





















Lớp: Kiểm toán 54B

dân dụng như: barite, bentonite, silica flour, biosafe, xi măng giếng
khoan, calcium carbonate, bazan, polime, dolomite, fleldspar, thạch
anh, thạch cao, ben dak, zeolite, các chất diệt khuẩn, bôi trơn, chống
nấm mốc, các chất có hoạt tính sinh học, các loại vật tư bao bì, hoá
chất, các sản phẩm trên cơ sở silicat, làm dịch vụ kinh doanh các sản
phẩm hoá dầu hoá khí;
Kinh doanh các hóa chất (trừ loại nhà nước cấm), hóa phẩm, nguyên
vật liệu và các thiết bị phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận
chuyển, tồn chứa, chế biến dầu khí và các ngành nghề kinh tế;
Xuất nhập khẩu hóa chất (trừ loại nhà nước cấm), hóa phẩm, thiết bị,
nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí, phục vụ xử lý,
chống ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác;
Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia và dịch
vụ kỹ thuật về dung dịch khoan, xi măng giếng khoan, dịch vụ hoàn
thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí; xử lý vùng cận đáy giếng, tăng
cường thu hồi dầu và các công trình dân dụng khác;
Kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ dầu khí và các ngành kinh tế;
Kinh doanh khí đốt và các sản phầm từ khí đốt, nhiên liệu sinh học;
Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ dung dịch khoan,
dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí, xử lý vùng cận
đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí khác;
Kinh doanh vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp;
Khai thác mỏ và sản xuất, mua bán khoáng sản trong và ngoài nước
(trừ loại nhà nước cấm); Kinh doanh thiết bị, máy móc phục vụ cho
ngành khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp khác;
Kinh doanh dịch vụ kho bãi và vận chuyển (logistics);
Đại lý phân phối và kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng, đồ điện
gia dụng, hàng hóa vật tư thiết bị, điện máy, điện tử;

Xuất nhập khẩu các mặt hàng DMC kinh doanh;
Xây dựng và kinh doanh cao ốc;
Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong và ngoài nước.

Sản phẩm của công ty bao gồm 3 dòng sản phẩm chính như sau:
Sản phẩm chính do công ty sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước
Barite API: gồm các sản phẩm là Barite API DAK nội địa và Barite API DAK
xuất khẩu.

6


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

• Barite API DAK nội địa: là chất bột mịn màu be, được sử dụng để làm
tăng tỷ trọng của dung dịch khoan lên tới 2,5 g/cm3 nhằm kiểm soát áp
suất vỉa và ổn định giếng khoan. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn API- tiêu
chuẩn của Viện Dầu mỏ Mỹ.
• Barite API DAK xuất khẩu: là chất bột mịn màu be, có nguồn gốc từ
quặng Barite (BaSO4) sạch và tỷ trọng cao, được sử dụng như một
chất làm tăng tỷ trọng cho tất cả các hệ dung dịch khoan. Barite-API
DAK có thể làm tăng tỷ trọng của dung dịch khoan lên tới 2,5 g/cm3 để
kiểm soát áp suất vỉa và ổn định giếng khoan. Tuỳ thuộc yêu cầu cụ
thể của từng giếng khoan, người ta tính toán lượng Barite cần thiết đưa
vào dung dịch khoan cho phù hợp. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn API-tiêu
chuẩn của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Ben Dak: là chất kết dính cho thức ăn chăn nuôi.
Bentonite: gồm 2 dòng sản phẩm là Bentonite API DAK Khoan dầu khí và

Bentonite API DAK khoan cọc nhồi:
• Bentonite API DAK Khoan dầu khí : là khoáng sét hoạt hoá dạng bột
mịn, màu vàng nhạt đến đậm hoặc xám được sản xuất dựa theo tiêu
chuẩn API SPEC 13A và TC 01: 2001/DMC, được sử dụng trong công
nghệ khoan dầu khí.
• Bentonite API DAK khoan cọc nhồi: là khoáng sét được hoạt hoá dưới
dạng chất bột mịn, màu vàng, được dùng trong công nghệ khoan cọc
nhồi, phục vụ các công trình xây dựng, khuôn đúc.
Xi măng giếng khoan: gồm 2 dòng sản phẩm Xi măng giếng khoan nóng
DAK và Xi măng giếng khoan-G DAK.
• Xi măng giếng khoan nóng DAK: là loại xi măng đặc chủng được sản
xuất theo TC 05:2003/ DMC, có đặc tính kỹ thuật đạt GOST 1581-96
và tiêu chuẩn Liên doanh Dầu khí Việt Xô, là loại xi măng bền sunphát
thường nên được sử dụng trong các công trình xây dựng biển, công
trình chịu xâm thực của nước có chứa nhiều SO4 trám các khoảng
không gian vành xuyến, đổ cầu xi măng trong các giếng khoan dầu khí.

7


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

• Xi măng giếng khoan-G DAK: là loại xi măng đặc chủng, có thành
phần hoá học, khoáng vật và các tính chất vật lý đáp ứng yêu cầu của
tiêu chuẩn API hiện hành .Xi măng giếng khoan-G DAK được sử dụng
để trám khoảng không gian vành xuyến (giữa thành giếng và ống
chống, giữa các cột ống chống), đổ cầu xi măng trong các giếng khoan
dầu khí. Xi măng giếng khoan-G DAK (như xi măng bền sun phát cao)

còn có thể được sử dụng trong xây dựng các công trình biển, công trình
chịu xâm thực của nước chứa nhiều ion sun phát (SO4-2).
Super lub: Là chất bôi trơn có chất lượng cao, dùng cho hệ dung dịch khoan
gốc nước.
Sản phẩm chính do Công ty kinh doanh: Bao gồm các sản phẩm như CMCEHV,CMC-LV, Đá vôi trắng, KCl, CaCl2, Kaolin và các hoá chất phục vụ
khoan khai thác dầu khí, đạm…
Các dịch vụ khoa học kỹ thuật: Bao gồm các dịch vụ kỹ thuật dung dịch
khoan và các dịch vụ khoa học kỹ thuật (dịch vụ nghiên cứu khoa học công
nghệ, chuyển giao công nghệ...) liên quan tới việc khai thác, thăm dò và tăng
cường thu hồi dầu; cung cấp chuyên gia dung dịch khoan cho các giàn khoan,
giám sát khoan cho các công trình xây dựng, khoan nước ngầm, địa chất công
trình,….
1.2.4 Tình hình kinh doanh của DMC
Luôn thực hiện theo phương châm và mục tiêu đề ra, Tổng công ty Dung
dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí đã chủ động đáp ứng các nhu cầu từ khách
hàng, tích cực tham gia đấu thầu. Vì lẽ đó, DMC đã nắm bắt được nhiều cơ
hội cung cấp hóa chất cho các nhà thầu, các nhà máy lọc dầu trong nước.
Không dừng lại ở đó, trong năm qua hệ thống kinh doanh của DMC còn thành
công trong mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài. Song song với việc
bám sát cung ứng theo hoạt động của Tập đoàn, DMC cũng nắm bắt được
một số cơ hội kinh doanh cho một số lĩnh vực khác góp phần vào sự tăng
trưởng của toàn ngành.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch
khoan và Hóa phẩm dầu khí trong 3 năm gần đây (2012 – 2014)

8


Nguyễn Thị Thúy Liễu


Lớp: Kiểm toán 54B

Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu

1

2

3

4

5

6
7

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Doanh
thu bán
hàng & 3.755.220.819.379 3.846.929.856.548 4.608.824.669.749
cung
cấp
dịch vụ

Các
khoản
giảm
46.639.047.943
231.894.323.675
296.949.497.721
trừ
doanh
thu
Doanh
thu
thuần từ
bán
3.708.581.771.436 3.615.835.532.873 4.311.875.172.028
hàng &
cung
cấp
dịch vụ
Giá vốn
hàng
bán & 3.040.734.357.597 3.074.347.690.600 3.471.162.818.103
dịch vụ
cung
cấp
Lợi
667.847.413.839
540.687.842.273
840.712.353.925
nhuận
gộp

Doanh
thu hoạt
18.858.926.492
19.150.712.398
30.790.635.724
động tài
chính
Chi phí
39.117.579.661
35.830.269.107
50.051.700.206
tài

9


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

chính
8
9

10

11
12
13


14

15

Chi phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Lợi
nhuận
thuần từ
hoạt
động
kinh
doanh
Thu
nhập
khác
Chi phí
khác
(Lỗ)/
Lợi
nhuận
khác
Lợi
nhuận
kế toán

trước
thuế
Chi phí
thuế
TNDN
của
doanh
nghiệp
hiện
hành
Chi phí/
(Thu

47.178.636.047

68.713.336.661

68.961.604.110

243.564.964.344

247.057.574.205

302.348.166.881

356.845.160.279

208.237.374.698

450.141.518.452


30.285.364.725

9.138.558.955

11.057.318.154

10.568.487.282

6.259.499.489

29.007.222.530

19.716.877.443

2.879.059.466

(17.949.904.376)

376.562.037.722

211.116.434.164

432.191.614.076

95.400.518.169

64.384.861.888

101.837.248.851


10


Nguyễn Thị Thúy Liễu

16

17

nhập)
thuế
TNDN
của
doanh
nghiệp
hoãn lại
Lợi
nhuận
sau thuế
TNDN

Lớp: Kiểm toán 54B

9.534.824.931

(10.723.888.400)

980.373.559


271.626.694.622

157.455.460.676

329.373.991.666

(Nguồn: Ban Tài chính Kế toán DMC)
Nhận xét: Qua bảng số liệu 1.1, ta thấy: Hoạt động kinh doanh của công ty
nhìn chung tương đối không ổn định, có sự biến động mạnh qua các năm từ
năm 2012 – 2014. Cụ thể như sau:
Về doanh thu
Năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
3.846.929.856.548 VNĐ, tăng 2,44% so với năm 2012 (Năm 2012 là
3.755.220.819.379 VNĐ). Tuy nhiên, doanh thu thuần từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2013 lại giảm đi 2,5% so với năm 2012(Năm 2012 là
3.708.581.771.436 VNĐ còn năm 2013 là 3.615.835.532.873VNĐ). Sở dĩ
như vậy là do các khoản giảm trừ doanh thu của năm 2013 tăng 397,2% so
với năm 2012.
Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
4.608.824.669.749 VNĐ, tăng 19,8% so với năm 2013 (năm 2013 là
3.846.929.856.548 VNĐ). Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2014 cũng tăng 28,05% so với năm 2013(Năm 2013 là
3.615.835.532.873VNĐ còn năm 2014 là 4.311.875.172.028 VNĐ).
Về chi phí
Nhìn chung không có sự biến đổi lớn trong các khoản chi phí của công ty.
Điều này chứng tỏ công ty đã kiểm được chi phí và hoạt động của công ty về
mở rộng thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, quan hệ khách hàng,quản lý…

11



Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

đã ổn định. Sự tăng giảm một lượng nhỏ trong chi phí có thể do các yếu tố
bên ngoài tác động như: tình hình lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, giá dầu thế giới…
Về lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty tăng, giảm liên tục qua các năm cụ
thể như sau: Năm 2013, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty là
157.455.460.676 VNĐ, giảm 42,03% so với năm 2012 là 271.626.694.622
VNĐ. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty tăng 109,19% (Năm
2014 là 329.373.991.666 VNĐ còn năm 2013 là 157.455.460.676 VNĐ).
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa
phẩm dầu khí
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Có thể khái quát mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Dung dịch
khoan và Hóa phẩm dầu khí như sau:

12


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty cổ phần Dung dịch
khoan và Hóa phẩm dầu khí

(Nguồn: pvdmc.com.vn)

Trong đó:
-Hội đồng quản trị của công ty gồm: 01 Chủ tịch và 04 Ủy viên;
-Ban giám đốc của công ty gồm: 01 Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám
đốc;

13


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

-Các ban chức năng gồm: Ban Tài chính - Kế toán, Ban Kinh doanh, Ban
Khoáng sản, Ban Kế hoạch, Ban Đầu tư và Xây dựng cơ bản, Ban Tổ chức và
Phát triển nguồn nhân lực, Ban Kỹ thuật và An toàn môi trường, Văn phòng.
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty do ĐHĐCĐ bầu ra, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền
lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản
trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những
người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ này do Pháp luật và
Điều lệ công ty, các Quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy
định.
Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc hằng ngày của công ty, chịu sự
giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thưc hiện quyền và nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc còn hoạch định chiến lược, định hướng
kinh doanh của công ty, quản lý và sử dụng số nhân viên được công ty tuyển
dụng trên cơ sở bố trí phù hợp để nhằm phát huy tốt đội ngũ nhân viên.
Phó Tổng giám đốc: Hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành chung mọi hoạt động

của công ty, chuyên trách một hay nhiều mảng công việc theo phạm vi được
ủy quyền
Ban Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ phân tích và phản ánh toàn bộ hoạt
động kinh tế tài chính của công ty, giám sát một cách chặt chẽ liên tục tất cả
các loại tài sản, vật tư, vốn, công nợ... của toàn công ty, đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh và kiến nghị với Giám đốc để giúp Giám đốc đưa ra những
quyết định chính xác và kịp thời. Ban này phụ trách các công việc liên quan
đến kế toán và tài chính như:
- Cập nhật số liệu kế toán phát sinh hàng ngày tại công ty.
- Lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định hiện hành.
- Quản lý ngân sách , thu - chi , theo dõi công nợ của công ty.

14


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

Ban Kinh doanh: Có chức năng chủ yếu là phát triển, mở rộng thị trường hiện
có, khai thác thị trường tiềm năng đi đôi với việc quảng bá thương hiệu sản
phẩm và ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn có
nhiệm vụ xây dựng các phương án thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công
ty, chỉ đạo hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bán hàng, marketing, thiết kế
quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng...
Ban Kế hoạch: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực
sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược;
- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;
- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;

- Công tác lập dự toán;
- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Công tác đấu thầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Về nhiệm vụ, Ban Kế hoạch phải xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và
chương trình làm việc của mình đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu
quả của công tác tham mưu; bảo đảm tuân thủ theo quy định của công ty và
pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; thường xuyên
báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; bảo quản, lưu trữ,
quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của mình theo đúng quy định, quản
lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được công ty giao; chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Ban Đầu tư và Xây dựng cơ bản: Là chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn của công ty. Do đó, nhiệm vụ của ban này là: thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của đơn vị chủ đầu tư đối với các dự án được giao theo quy định
của pháp luật.

15


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

Ban Khoáng sản: Có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
về khai thác khoáng sản.
Ban Tổ chức và Phát triển nguồn nhân lực: Tham mưu và giúp Giám đốc về
công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen
thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.

Ban Kỹ thuật và An toàn môi trường: Tham mưu cho Giám đốc về công tác
quản lý công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh môi
trường đạt hiệu quả cao và đúng quy định của pháp luật, công tác quản lý hệ
thống chất lượng công ty theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
Văn phòng: Tham mưu, giúp việc Giám đốc quản lý điều hành và triển khai
công tác văn thư, hành chính và quản trị trong và ngoài nước của Tổng công
ty.
1.3.3 Quan hệ giữa các ban
Quan hệ giữa các ban là hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ chung của công
ty:
Các ban chủ động, trực tiếp trao đổi và đề xuất với các ban liên quan để
cùng giải quyết công việc; khi được hỏi ý kiến hoặc được yêu cầu tham gia,
hỗ trợ, các ban có trách nhiệm tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của ban
mình;
Ban chủ trì lựa chọn gửi các tài liệu liên quan đến các ban tham gia; đôn
đốc ban tham gia thực hiện đúng thời hạn và báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty
những trường hợp thực hiện không đúng hạn; tập hợp kết quả và đề xuất, trình
Lãnh đạo Tổng công ty xem xét, quyết định;
Ban tham gia có trách nhiệm tham gia đúng nội dung, đảm bảo thời hạn
do ban chủ trì đề nghị và chịu trách nhiệm về phần tham gia của mình;
Nếu ban tham gia có ý kiến khác với đề xuất của ban chủ trì thì phòng chủ
trì có trách nhiệm trao đổi để làm rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu
có ý kiến khác nhau thì ban chủ trì có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Lãnh đạo
Tổng công ty để xin ý kiến chỉ đạo;

16


Nguyễn Thị Thúy Liễu


Lớp: Kiểm toán 54B

Lãnh đạo ban được yêu cầu các ban khác hoặc các đơn vị trong Tổng
công ty cung cấp đầy dủ và kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban mình;
Lãnh đạo ban được ký các thông báo nội bộ để đôn đốc, kiểm tra, hướng
dẫn nghiệp vụ các ban khác phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
ban mình;
Trong quá trình thực hiện công việc, nếu có vướng mắc trong phối hợp
giải quyết công việc, các ban có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo
Tổng công ty để có biện pháp giải quyết kịp thời.

17


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG
TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
DMC áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của công ty.
Các công ty con có nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh doanh ở đơn vị mình,
tổ chức kế toán độc lập. Tại các công ty con tổ chức bộ máy kế toán riêng và
thực hiện công tác kế toán từ khâu lập chứng từ, vào sổ kế toán, lập các báo
cáo kế toán sau đó gửi cho kế toán trưởng của DMC.
Tại DMC cũng tổ chức bộ máy kế toán riêng vừa phản ánh toàn bộ nghiệp

vụ kinh tế tài chính phát sinh tại DMC đồng thời tổng hợp số liệu từ các báo
cáo kế toán từ các đơn vị cấp dưới gửi lên, lập báo cáo kế toán cho toàn công
ty.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại DMC được trình bày như sơ đồ dưới
đây:

18


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Tổng công ty Dung dịch khoan và
Hóa phẩm dầu khí

(Nguồn: Ban Tài chính Kế toán DMC)

19


Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng: Hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc kế toán từ lập chứng từ,
vào sổ sách , ... Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tính
chính xác và độ tin cậy của các thông tin kế toán trong toàn bộ báo cáo tài
chính được lập. Đồng thời Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện và

kiểm soát tình hình tài chính của công ty.
Bộ phận tài chính: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính, giám sát thực
hiện kế hoạch tài chính, tình hình thu nhập và phân phối thu nhập, tình hình
kế toán vốn bằng tiền và tiền vay. Mặt khác, đây là bộ phận chỉ đạo nghiệp vụ
về công tác tài chính kế toán đối với các đơn vị, hướng dẫn phổ biến các chế
độ chính sách tài chính kế toán mới ban hành.
Kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng hợp số liệu, báo cáo thu hồi vốn công ty, cập
nhật công tác nhật ký chung, báo cáo quyết toán của công ty. Ngoài công việc
đó Kế toán tổng hợp còn giúp và thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công
việc được phân công.
Kế toán lương: Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh
của Giám đốc, thanh toán BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo
quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của công ty, thanh toán
các khoản thu, chi của công đoàn.
Bộ phận kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế
toán và lập chứng từ thanh toán, phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính
toán chính xác số liệu để hạch toán theo quy định. Bên cạnh đó, cuối quý,
cuối năm phải tiến hành kiểm kê quỹ, lấy xác nhận số dư ngân hàng, lập bảng
kê chi tiết và đối chiếu với các bộ phận có liên quan để phục vụ cho việc tổng
hợp lập báo cáo tài chính.
Kế toán thuế: Căn cứ vào các chứng từ đầu vào, hóa đơn GTGT, kế toán theo
dõi và hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê
chi tiết, tờ khai thuế; đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hóa của công ty.
Kế toán doanh thu, thu nhập: Theo dõi doanh thu bán hàng, kiểm tra đối
chiếu tình hình nhập- xuất - tồn của hàng hóa tại kho. Theo dõi chi tiết về
hàng hóa, về tình hình biến động của hàng hóa trong doanh nghiệp.

20



Nguyễn Thị Thúy Liễu

Lớp: Kiểm toán 54B

Bộ phận kế toán chi phí: Mở sổ chi tiết, theo dõi các khoản mục chi phí theo
từng đối tượng, từng sản phẩm, lập bảng kê chi tiết, tham gia xây dựng kế
hoạch giá thành sản phẩm. Đồng thời thực hiện tính toán, tập hợp chính xác,
đầy đủ các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, tiêu thụ
và chi phí khác làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán công nợ: Kiểm tra chứng từ thủ tục liên quan đến tạm ứng, công nợ
vào sổ chi tiết. Theo dõi các khoản phải thu, phải trả. Có trách nhiệm đôn đốc
khách hàng phải thu nợ, đề xuất biện pháp quản lý nợ quá hạn và giải quyết
khiếu nại từ khách hàng.
Kế toán quỹ: Quản lý tiền mặt và các khoản vốn bằng tiền, thu chi tiền , phản
ánh tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...
Các công việc kế toán được phân công cho các kế toán viên trong mối
quan hệ hỗ trợ mật thiết với nhau dưới sự chỉ đạo điều hành của Kế toán
trưởng.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
DMC áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư số
200/2014/TT-BTC và thông tư số 202/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban
hành ngày 22/12/2014.
Các chính sách kế toán chủ yếu được DMC và các công ty con áp dụng
trong việc lập báo cáo tài chính :
Niên độ kế toán : Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm;
Kỳ kế toán: Theo tháng;
Đồng tiền sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ);
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp tính thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ .
Ước tính kế toán: Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo Hệ thống
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại

21


×