Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa thừa thiên huế dưới góc độ năng suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.77 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1

uế

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG

tế
H

SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT ..................................................................................3
1.1. QUAN NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG.......3
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................................3

h

1.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế...............................................................................3

in

1.1.1.2. Các yếu tốc tác động đến tăng trưởng kinh tế.........................................................4

cK

1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ..................................................................................7
1.1.2.1. Quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế.........................................................7

họ



1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến Chất lượng tăng trưởng kinh tế.....................................8
1.2. QUAN NIỆM VỀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT............................10

Đ
ại

1.2.1. Các khái niệm về năng suất ......................................................................................10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất ................................................................................12
1.2.2.1. Năng suất lao động ................................................................................................12

ng

1.2.2.2. Năng suất vốn ........................................................................................................12

ườ

1.2.2.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) ....................................................................13
1.2.3. Sử dụng các chỉ tiêu năng suất các nhân tố sản xuất để đánh giá chất lượng tăng

Tr

trưởng kinh tế .....................................................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ DƯỚI GÓC ĐỘ NĂNG SUẤT

CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT ..............16

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ....................................................................................................................................16

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................16
i


2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................16
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết....................................................................................................17
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ..........................................................................................17
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .........................................................................................18

uế

2.1.2.1. Về kinh tế ...............................................................................................................19
2.1.2.2. Về phát triển kết cấu hạ tầng.................................................................................20

tế
H

2.1.2.3. Về văn hóa - xã hội ................................................................................................20
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................21
2.1.3.1. Thuận lợi................................................................................................................21

h

2.1.3.2. Khó khăn................................................................................................................22

in

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THỪA

cK


THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2002 – 2011..........................................................................22
2.2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế, về vốn đầu tư và lao động của Thừa Thiên

họ

Huế......................................................................................................................................22
2.2.1.1. Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................22

Đ
ại

2.2.1.2. Về vốn đầu tư ........................................................................................................25
2.2.1.3. Về lao động............................................................................................................29
2.2.2. Năng suất vốn, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp của Thừa

ng

Thiên Huế giai đoạn 2001-2011 .........................................................................................31
2.2.2.1. Năng suất và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư............................................................31

ườ

2.2.2.2. Năng suất lao động ................................................................................................33

Tr

2.2.2.3. Năng suất các nhân tố tổng hợp.............................................................................37
2.2.3. Đóng góp của các nhân tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế ..............40
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THỪA

THIÊN HUẾ DƯỚI GOC ĐỘ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ .......................................42
2.3.1. Thành tựu..................................................................................................................42
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................43
ii


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ ................................................................................44
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................44
3.1.1. Quan điểm.................................................................................................................44

uế

3.1.2. Định hướng ...............................................................................................................44

tế
H

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ ..........................................................46
3.2.1. Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế......................................................46

h

3.2.2.Phát triển khoa học, công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................46

in


3.2.3. Điều chỉnh chính sách vốn đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng ..............................47

cK

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................50
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................50

họ

2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................50

Tr

ườ

ng

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................51

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng

Trang


Số lượng lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2002 - 2011

31

2.2

Năng suất vốn của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2002-2011

33

2.3

Năng suất lao động của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2002-2011

35

2.4

Tốc độ tăng năng suất của toàn tỉnh và các khu vực kinh tế giai đoạn

tế
H

2002-2011

uế

2.1

37


2.5

Tốc độ tăng GDP, K, L và TFP của TT-Huế giai đoạn 2002-2011

39

2.6

Đóng góp của các nhân tố trong tăng trưởng kinh tế của TT-Huế

42

in

h

giai đoạn 2002-2011
STT Tên hình

Trang

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế từ 2002-2011

25

2.2

Cơ cấu ngành kinh tế của TT-Huế


26

2.3

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn

28

2.4

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế

29

2.5

Chỉ số ICOR của TT-Huế giai đoạn 2002-2011

34

2.6

Tốc độ tăng NSLĐ và GDP của TT-Huế

38

2.7

Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động, TFP của TT-Huế


41

2.8

Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng của TT-Huế

43

2.9

Đóng góp của tăng TFP vào TTKT của TT-Huế

44

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

2.1

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tổng sản phẩm quốc nội

TFP

Năng suất các yếu tố tổng hợp

NLN-TS

Nông lâm nghiệp, thuỷ sản

CNXD

Công nghiệp xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

GDP

v


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung có tốc độ

uế

phát triển khá cao, đang dần vươn lên trở thành một những trung tâm kinh tế của cả
nước. Nằm trong khu vực này, với mức tăng trưởng GDP hằng năm trung bình hơn

tế
H


10% và các ngành dịch vụ du lịch cũng như công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền
kinh tế thì có thể nói rằng Thừa Thiên Huế đang dần trở thành một trong những trung
tâm kinh tế lớn cả miền Trung nói riêng và của cả nước cả nước nói chung.

Dù vậy nền kinh tế Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém mà

h

nếu không sớm được nhận diện và giải quyết sẽ trở thành những trở ngại lớn cho sự

in

phát triển về lâu dài. Một trong những hạn chế đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế

cK

còn thấp. Vậy, chất lượng tăng trưởng kinh tế là gì và làm thế nào để nang cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa Thừa

họ

Thiên Huế dưới góc độ năng suất”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đ
ại


- Mục tiêu nghiên cứu:Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa
Thiên Huế dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất, xác định những thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao

ng

chất lượng của tỉnh Thừa Thiên Huế.

ườ

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Trình bày tổng quan về chất lượng tăng trưởng kinh tế và đánh giá chất lượng

Tr

tăng trưởng kinh tế dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất;
+ Sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế

của Thừa Thiên Huế dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất;
+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tăng trưởng kinh tế dưới góc
độ năng suất các nhân tố sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh


uế

tế củatỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ 2002 – 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu

tế
H

Ngoài các phương pháp chung như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp với mục đích cụ thể sau:

- Sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế để tính toán các chỉ tiêu cho phép

h

đánh giá chất lượng tăng trưởng của Thừa Thiên Huế.

in

- Sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để ước lượng mức độ đóng góp

cK

của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của TT-Huế.

- Các số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là các số liệu thứ cấp liên quan đến
chất lượng tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2002-2011

Thiên Huế năm 2011.


Đ
ại

5. Kết cấu của đề tài

họ

được thu thập từ Niên giám thống kê TT-Huế năm 2010 và các báo cáo của tỉnh Thừa

Chương 1.Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và năng suất các nhân tố sản
xuất

ng

Chương 2.Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế dưới góc độ

ườ

năng suất các nhân tố sản xuất
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của Thừa Thiên

Tr

Huế

2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT

uế

1.1. QUAN NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế

tế
H

1.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu
hết đều thống nhất: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh

h

tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là sự tăng thêm về mặt quy mô của sản lượng sản

in

phẩm vật chất và dịch vụ được nền kinh tế sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

tiêu là: GDP, GNP và GNI.
-

cK

Để đo lường quy mô sản lượng của nền kinh tế người ta thường dùng hai chỉ


GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị sản phầm hàng hóa, dịch vụ

họ

cuối cùng được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời
kỳ nhất định, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu ở trong hay ngoài
nước.

GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ do công

Đ
ại

-

dân của một nước (kể cả đang làm việc ở nước ngoài) tạo ra trong một thời
kỳ nhất định.

GNI (Tổng thu nhập quốc dân) là tổng giá trị thu nhập do công dân của một

ng

-

nước tao ra trong một thời kỳ nhất định, không kể là ở trong nước hay ngoài

ườ

nước.


Trong ba chỉ tiêu trên, chỉ tiêu GNI là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình

Tr

độ kinh tế ở tầm vĩ mô. Đó là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ
các yếu tố sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia
hay ở nước ngoài. Tổng thu nhập quốc gia bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với
chênh lệch giữa thu nhập của công dân làm việc ở nước ngoài chuyển về trừ đi thu
nhập của người nước ngoài làm việc trong nước (bao gồm chênh lệch giữa thu và chi
trả lợi tức sở hữu về các nhân tố sản xuất).
3


Mức độ tăng trưởng kinh tế được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của GNI và
GDP qua các thời kỳ. Theo cách chọn giá cả để tính toán, chúng ta có GNI, GDP danh
nghĩa- tính theo giá hiện hành (giá của năm tính) và GNI, GDP thực tế- tính theo giá
so sánh (giá của một năm dùng làm gốc). Do đó, cũng có mức tăng trưởng danh nghĩa
và tăng trưởng thực tế. GDP tính theo giá hiện hành thường được dùng để nghiên cứu

uế

cơ cấu kinh tế. Còn tính theo giá so sánh, do đã loại trừ được biến động của yếu tố giá
cả qua các thời kỳ nên thường được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh
1.1.1.2. Các yếu tốc tác động đến tăng trưởng kinh tế
(i)Vốn đầu tư

tế
H

tế, thể hiện sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ qua các thời kỳ.


Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh

h

tế.Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tư. Vốn sản xuất vừa là

in

yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là

cK

cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền
kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần
đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn

họ

đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở
ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng

Đ
ại

vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
đất nước.Các quốc gia đang phát triển,trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhu cầu
vốn đẩu tư rất lớn.Vốn đầu tư được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho sự phát

ng


triển của nền kinh tế nhưng chủ yếu cho các mục đích sau:
-

Nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng bởi hạ tầng là cơ sở nền móng đầu tiên cho sự

ườ

phát triển. Nhu cầu đầu tư cho giáo dục đào tạo.Qua kinh nghiệm phát triển của
các nước phát triển cho thấy, những nước thành công nổi bật trong phát triển

Tr

kinh tế là những nước chú trọng đầu tư và đầu tư lớn cho giáo dục và đào tạo.

-

Nhu cầu đầu tư cho tiến bộ kĩ thuật khoa học công nghiệp.Phát triển khoa học
công nghệ là một hoạt động đồi hỏi phải đầu tư lớn, lâu dài, phải có đủ vốn và
phải chấp nhận những rủi ro trong quá trình nghiên cứu,áp dụng.Tuy nhiên việc
tăng cường đầu tư tài chính cho khoa học – công nghệ sẽ tạo ra cơ sở vật chất
,kĩ thuật cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

4


-

Nhu cầu đầu tư vốn cho sản xuất,kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu
động.Trong cơ chế thị trường và nhiều thành phần kinh tế,nhu cầu vốn đầu tư ở

đây được xem xét cả khu vực công và khu vực tư nhân.
(ii)Tài nguyên và môi trường
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể sử

uế

dụng,khia thác và chế biến tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho cuộc sống của con
người.

tế
H

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc khai thác,sự dụng và bảo vệ tài

nguyên cũng như bảo vệ môi trường.Vì vạy vai trò của tài nguyên và môi trường đối
với phát triển kinh tế - xã hội bao gồm :
-

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu sản xuất,mức

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình tích lũy vốn ban đầu

in

-

h

độ chuyên môn hóa và sự phân bổ lại lực lượng sản xuất


-

cK

và phát triển ổn định

Môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau – Môi trường là địa
bàn,là đối tượng của sự phát triển.Vì vậy môi trường có một vai trò vô cùng

-

họ

quan trọng đối với phát triển kinh tế.

Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế,đồng thời tiếp nhận

Đ
ại

chất thải cho hệ kinh tế,chất thải đó có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên
nhiên hoặc được chế biến rồi trở lại hệ kinh tế.Những tác động gây tổn haijcho
môi trường sẽ gây nên những những thiên tai thảm họa đối với đời sống sản

ng

xuất của con người,đồng thời gây tổn hại cho nền kinh tế.
-

Phát triển kinh tế và quản lí bảo vệ môi trường thiên nhiên cso mối quan hệ chặt


ườ

chẽ với nhau trong cùng một chương trình hành động.

-

Môi trường xã hội: là môi trường chính trị ,xã hội,văn hóa,kinh tế.Môi trường

Tr

xã hội có tác động rất lớn đới với sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế của một
quốc gia chỉ có môi trường chính trị ổn định,là môi trường xã hội văn hóa, kinh
tế thuận lợi.Môi trường chính trị có tính quyết định đến cơ chế xã hội,cơ chế
quản lí kinh tế quốc gia.Chính trị và kinh tế là bạn đồng hành với nhau,luôn đi
song hành với nhau.

5


(iii)Lao động
Lao động là một loại hang hóa đặc biệt, dịch vụ lao động cũng như những hàng
hóa và dịch vụ khác được mua bán trên thị trường lao động.
Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Để tạo ra nhieuf của cải vật chất
cho xã hội cần số lượng lao động và chất lượng lao động.Số lượng lao động phản ánh

uế

sự đóng gớp của lao động vào phát triển kinh tế.
Nói đến dân số, lao động và sự phát triển là nói đến vai trò của con người trong


-

tế
H

sự phát triển.Vai trò của con người đối với sự phát triển thể hiện ở hai mặt:

Thứ nhất với tư cách là người lao động đã tạo ra sản phẩm bằng sự lao động trí
óc sang tạo và tay nghề lao động cảu mình.

-

Thứ hai con người với tư cách là người tiêu dung các sản phẩm, dịch vụ và tiếp

h

thu kho tang văn hóa lịch sử của nhân loại và của dân tộc

in

Để tồn tại và phát triển co người phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho cuộc

cK

sống.Sự tiêu dung của con người chính là nguồn gốc của động lực phát triển xã
hội.Với tư cách là người sản xuất con người cso vai trò hết sưc quan trọng đối với sự
phát triển ,con người với khả năng trí tuệ và thể lực của mình là yếu tố cơ bản

họ


nhất,quyết định nhất cho sự phát triển sản xuất của xã hội.Có thể nói vai trò hai mặt
của con người trong dân số và lao động luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau và

Đ
ại

nó là một trong những nhân tố quyết định của sự phát triển.
(iiii)Khoa học và công nghệ
Khoa học là một hệ thống trí thức của con người về thế giới khách quan, là tổng

ng

hợp nhận thức của con người về bản chất và quy luật vận động của thế giới khách quan
đó.

ườ

Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kĩ thuật.
Vai trò của khoa học và công nghệ thể hiện trên các mặt như sau:

Tr

-

-

Khoa học và công nghệ giúp con người thực hiện công cuộc cải tạo và chinh
phục thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống con người.
Khoa học và công nghệ là giải pháp thực hiện tăng năng suất lao động và tiết

kiệm lao động trong quá trình sản xuất vật chất cho xã hội.Hai nhân tố cơ bản
nhất làm tăng năng suất lao động đó là:Hợp lí hóa khoa học về tổ chức lao động
và HIện đại hóa khoa học – công nghệ

-

Khoa học và công nghệ là một quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế
6


-

Nhờ có cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,nhờ có khoa học công nghệ đã tạo
nên một sự nhảy vọt trong nhận thức của con người đối với thiên nhiên và sử
dụng các quy luật tự nhiên vào phát triển sản xuất phục vụ cho cuộc sống của
con người,làm biến đổi cơ bản lực lượng sản xuất.

-

Khoa học công nghệ còn là động lực thúc đẩy nhiều quá trình phát triển xã hội

-

uế

khác.
Khoa học công nghệ là cơ sở để nâng cao hiệu quả reong quản lí kinh tế.Bằng

tế
H


tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lí,năng suất lao động trong quản lí
sẽ tăng lên, giảm chi phí trong quản lí, tăng hiệu quả của quản lí.
1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế

h

Chất lượng tăng trưởng kinh tế hiện nay tùy theo quan niệm khác nhau mà cũng

in

có nhiều cách định nghĩa Chất lượng tăng trưởng kinh tế khác nhau.

cK

(i)Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững
Tăng trưởng kinh tế có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển bền
vững. Không đảm bảo duy trì phát triển bền vững khi đó tăng trưởng không có chất

họ

lượng. Từ ngữ “bền vững” ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng trưởng cao và lâu
dài về thời gian như một số người nghĩ. Theo Ngân hàng thế giới phát triển bền vững

Đ
ại

là phát triển theo nguyên tắc “sự thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm ảnh
hưởng tới sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Cụ thể hơn, phát triển bền

vững là bảo toàn và phát triển 3 nguồn vốn: tài nguyên môi trường, nhân lực và cơ sở

ng

vật chất. Trong đó, tài nguyên môi trường hiện nay được quan tâm đặc biệt, vì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia thời gian qua thường dẫn tới huỷ hoại về

ườ

môi trường.

(ii)Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả

Tr

Nguồn gốc của tăng trưởng được chia thành 2 loại. Tăng trưởng theo chiều

rộng, tức là tăng trưởng vốn, tăng lao động và tăng cường khai thác tài nguyên. Tăng
trưởng theo chiều sâu, thể hiện ở tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất nâng cao với thước đo tổng hợp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên.
Như vậy, chất lượng tăng trưởng được quan niệm theo nguồn gốc tăng trưởng. Quan
niệm này thích hợp khi nghiên cứu tăng trưởng của các nước công nghiệp, nơi mà các
yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao, nền kinh tế cần phải phát triển theo
7


chiều sâu. Đối với các nước đang phát triển, chiều rộng vẫn là chủ đạo trong yếu tố
tăng trưởng.
Để tăng trưởng có hiệu quả kinh tế cao, cần đầu tư nâng cao chất lượng ngành
giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan niệm về nguồn gốc và phương thức

(iii)Chất lượng tăng trưởng nhìn từ góc độ năng suất

uế

tăng trưởng tạo thuận lợi cho mục tiêu tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng.

tế
H

Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ
yếu vào 3 nhân tố chính: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP – Total Factor Productivity). Hàm sản xuất có dạng:

Y = F (K,L,TFP) , trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP)

h

Tại mô hình này, tăng trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng kinh

in

tế theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số

cK

lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP.
Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần


họ

đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao
động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai

Đ
ại

yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động.
Đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp
hóa do các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên

ng

nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ còn hạn
chế thì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thường được lựa chọn. Song, nếu nền kinh

ườ

tế phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động thì tốc độ tăng trưởng không cao, kém
tính bền vững và dễ bị tổn thương khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng

Tr

như bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bước tiến mang tính chất đột phá
lớn. Chính vì lẽ đó, chiến lược tăng trưởng kinh tế cần được nghiên cứu theo chiều
sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP.
1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến Chất lượng tăng trưởng kinh tế
(i) Các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế có liên quan

đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

8


Dưới góc độ triết học, tăng trưởng kinh tế có thể được phân tích, mô tả theo hai
mặt của cùng một hiện tượng hay quá trình phát triển; đó là mặt lượng và mặt chất.
Mặt lượng của quá trình tăng trưởng kinh tế chính là quy mô, trình độ, tốc độ của sự
vận động và phát triển. Trong khi đó, mặt chất của quá trình tăng trưởng kinh tế lại là
tính quy định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, bộ phận cấu

uế

thành nó, là phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên nó... Chính vì là hai
mặt của một hiện tượng, trong đó mặt chất lượng giữ vai trò bản chất, chi phối, nên

tế
H

các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng có ảnh hưởng đến chất

lượng tăng trưởng vì một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng đồng thời cũng phải là
nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
(ii) Các nhân tố xã hội

h

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố xã hội có tác động gián tiếp tới tốc độ

in


và chất lượng tăng trưởng kinh tế nên rất khó lượng hóa và đưa vào tính toán trong các

cK

mô hình phân tích, đánh giá chất lượng tăng trưởng. Tuy vậy, theo đà phát triển của
khoa học xã hội, người ta đã cố gắng lựa chọn những nhân tố xã hội quan trọng nhất
có ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế để nghiên cứu lượng hóa và đưa vào

họ

các mô hình phân tích. Một số nhân tố đó là:

- Đặc điểm văn hóa – xã hội, nhân tố này được thể hiện thông qua nhiều khía

Đ
ại

cạnh, từ trình độ phổ cập kiến thức phổ thông đến khả năng tiếp thu và phát triển
những tri thức bậc cao của nhân loại về khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật,
phong tục tập quán và lối sống... Nhìn chung, trình độ văn hóa – xã hội của một quốc

ng

gia càng cao thì chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trình độ quản
lý... của quốc gia đó càng cao; nhờ đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ càng cao. Đặc

ườ

biệt, trong thời đại ngày nay, khi tri thức đóng vai trò cơ bản đối với mọi quá trình

phát triển thì vai trò của văn hoá - xã hội tới chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ càng

Tr

cao.

- Yếu tố thể chế, bao gồm các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định

quan hệ giữa người với người trong quá trình hoạt động. Ví dụ như khung khổ pháp
luật về đầu tư, sản xuất, kinh doanh là một loại thể chế quy định quan hệ giữa các nhà
đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Khi thể
chế được xây dựng hợp lý, tạo ra môi trường hoạt động công khai, minh bạch và bình
đẳng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thì chi phí đầu tư, sản xuất, kinh doanh sẽ giảm
9


xuống; hiệu quả tăng lên. Kết quả cuối cùng là chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ tăng
lên.
- Vai trò của nhà nước, ngày nay vai trò của nhà nước đang được đề cao, nhất
là vai trò xây dựng thể chế và hệ thống các cơ chế chính sách để nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, bền vững đi đôi với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; tức là tăng

uế

trưởng với chất lượng cao. Thực tế, chỉ có dưới sự quản lý, điều tiết của nhà nước thì
mới có sự phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Ngay trong

tế
H


lĩnh vực kinh tế, tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của
bộ máy nhà nước; nếu không có sự quản lý của nhà nước thì với sự độc quyền của
nhiều doanh nghiệp lớn, sẽ khó có thể đạt được sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực
(iii) Các nhân tố tài nguyên, môi trường

h

của nền kinh tế.

in

Thông thường tài nguyên, môi trường là yếu tố chịu ảnh hưởng của quá trình

cK

tăng trưởng kinh tế. Một quá trình tăng trưởng đi kèm với tàn phá tài nguyên, môi
trường dĩ nhiên phải là quá trình tăng trưởng không có chất lượng vì sẽ không thể bền
vững qua các thế hệ. Ngược lại, nếu quá trình phát triển đi kèm với sử dụng hợp lý các

họ

nguồn tài nguyên, môi trường, và phát triển các nguồn này mạnh hơn, thì sẽ tạo cơ hội
phát triển cao hơn cho các giai đoạn tiếp theo; chất lượng cuộc sống của các thế hệ

Đ
ại

càng về sau càng tốt hơn. Do vậy, có thể nói, sử dụng hợp lý và phát triển các nguồn
tài nguyên, môi trường sẽ tạo thêm cơ hội để phát triển với chất lượng ngày càng cao
hơn.


ng

1.2. QUAN NIỆM VỀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT
1.2.1. Các khái niệm về năng suất

ườ

Theo quan niệm cổ điển,khái niệm năng suất có nghĩa là năng suất lao động

hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối

Tr

cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là
yếu tố được coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng
nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn,
năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản
ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc
đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với”chi phí thấp hơn”. Đây
10


là thời điểm Adam Smith và Frederick Taylor tập trung vào việc phân chia lao động,
xác định và tiêu chuẩn hóa các phương pháp làm việc tốt nhất để đạt được hiệu suẩt
làm việc cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm năng suất như vậy mới chỉ dừng lại ở năng
suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh của năng suất.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhều năm qua đã đưa ra quan điểm tiến


uế

bộ hơn về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai,
nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố

tế
H

lao động. Nhưng nếu chỉ dừng ở quan điểm như vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu

tố đầu vào mà chưa đề cập đến giá trị đầu ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết
định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Theo cách tiếp cận mới, khái niệm năng suất được hiểu một cách hết sức đơn

h

giản. Nó là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu

in

ra đó. Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện

cK

phương thức để tối đa hóa đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra
được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Đầu ra
thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các kết quả. Đối với các doanh nghiệp,

họ


đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất – kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối
lượng hàng hóa tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô thường sử dụng Tổng giá trị

Đ
ại

sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu vào trong khái niệm này
được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu,
vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kĩ năng quản lý.

ng

Như vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía cạnh đầu
vào và đầu ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Khía cạnh

ườ

đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, những cách tiêp cận mới gần
đây nhấn mạnh hơn vào khía cạnh đầu ra của năng suất để đáp ứng được với những

Tr

thách thức của môi trường cạnh tranh và những mong đợi của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh

tế. Nó được hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Cải
tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với
các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thong qua việc sử
dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý


11


nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu
nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất
1.2.2.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động

uế

cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng
giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động

tế
H

hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan

trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất,
hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều
nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp

in

các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

h

dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của


cK

Năng suất lao động theo khái niệm của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development), trong cuốn sách
“Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành –

họ

2002” là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP
(tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng – Gross Value Added), đầu

Đ
ại

vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao
động đang làm việc.

Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ

ng

so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó.
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh,

ườ

đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động – yếu tố cốt
lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công
nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.


Tr

1.2.2.2. Năng suất vốn
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh

tế.Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tư.Vốn sản xuất vừa là
yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là
cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền
kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần
12


đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn
đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở
ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng
vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
đất nước.Các quốc gia đang phát triển,trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhu cầu

uế

vốn đẩu tư rất lớn.Vốn đầu tư được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho sự phát
triển của nền kinh tế.

tế
H

Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua khái niệm Năng suất vốn. Năng suất
vốn thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong tạo ra giá trị gia tăng.


h

Công thức tính:

in

Giá trị gia tăng (hoặc GDP)

cK

Năng suất vốn = ----------------------------------------Giá trị tài sản

Vì số liệu về giá trị tài sản chưa có sẵn trong niên giám thống kê hang năm của

họ

Việt Nam, nên khi tính năng suất vốn, cần tính giá trị tài sản.
Giá trị tài sản là chỉ tiêu thống kê cộng dồn có đến thời điểm từng kỳ và khi

Đ
ại

nghiên cứu thường dùng chỉ tiêu giá trị tài sản cố định có đến cuối năm (31/12 hàng
năm).

1.2.2.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

ng

Năng suất các yếu tố tổng hợp – Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự

đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức – kinh nghiệm – kỹ năng lao động, cơ

ườ

cấu lại nền kinh tế hay hang hóa – dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất
lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý…Tác động của nó không trực tiếp như năng

Tr

suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động
và vốn.
Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét khi

nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố như lao động và vốn là các yếu tố quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nhưng một yếu tố có tầm quan
trọng không kém trong sự phát triển kinh tế đó là sự đổi mới liên tục và nâng cao năng
suất. TFP phản ánh thế chủ động về kinh tế của một tổ chức hay một quốc gia dựa trên
13


sự đổi mới các quá trình sản xuất và công nghệ, kĩ thuật.
TFP ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện phát triển dựa trên đổi mới
bằng sự nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo, đổi mới và các phương pháp quản lý tiên
tiến cũng như các đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao.
Ở cấp độ nền kinh tế, TFP được đánh giá dựa trên 2 chỉ số chính, đó là tốc độ

uế

tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế.
Các yếu tố chủ yếu đóng góp và sự phát triển kinh tế là tăng lao động, đầu tư


tế
H

vốn cố định và TFP. TFP thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông qua ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế tạo và quản lý.
Đối với các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế
là tương đối cao, còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều trong tiến

h

trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Nhưng nếu không có những

in

giải pháp khoa học và công nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động

cK

một cách cơhọc khó dẫn đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Vì vậy, trong điều kiện
kinh tế toàn cầu ngày nay, yếu tố TFP ngày càng được coi làyếu tố quan trọng trong
phát triển kinh tế.

tăng trưởng kinh tế

họ

1.2.3.Sử dụng các chỉ tiêu năng suất các nhân tố sản xuất để đánh giá chất lượng

Đ

ại

Từ các quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ của nó với
các nhân tố sản xuất có thể thấy rằng: tăng trưởng kinh tế phụ thuộc trước hết vào quy
mô và hiệu quả sử dụng các nhân tố sản xuất. Nếu tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ

ng

yếu vào tăng năng suất của các nhân tố (tăng trưởng theo chiều sâu) thì sự tăng trưởng
đó được coi là có chất lượng và ngược lại.

ườ

Hiệu quả sử dụng các nhân tố sản xuất được đo lường trước hết bằng các chỉ

tiêu năng suất, vì vậy có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ

Tr

tiêu năng suất các nhân tố như: năng suất vốn, năng suất lao động và năng suất của
các nhân tố tổng hợp. Nếu năng suất các nhân tố này có xu hướng tăng cao thì có thể
khẳng định là chất lượng tăng trưởng kinh tế đang được cải thiện và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng các nhân tố sản xuất còn thể hiện ở sự kết hợp có hiệu quả
các nhân tố đó trong quá trình tăng trưởng. Giữa các nhân tố sản xuất có mối quan hệ
với nhau: vốn và lao động là hai nhân tố không thể thiếu nhưng hiệu quả sử dụng hai
nhân tố này lại phụ thuộc rất lớn vào năng suất của các nhân tố tổng hợp, bao gồm các
14


nhân tố như tiến bộ khoa học – công nghệ và kinh nghiệm quản lý… Vì vậy, chất

lượng tăng trưởng còn có thể được đánh giá bằng tỷ phần đóng góp của các nhân tố
sản xuất vào quá trình tăng trưởng. Nếu tỷ phần đóng góp của TFP càng cao thì chất

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

lượng tăng trơngr càng cao và ngược lại.

15



CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI GÓC ĐỘ NĂNG
SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN

uế

HUẾ

tế
H

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với

h

Lào) và giáp biển Đông.Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên

in

dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh

cK

Quảng Trị.Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài
56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.Ở phía Tây, ranh

giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa

họ

Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm
phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân

Đ
ại

chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ
biển dài 120km.

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,52ha (theo niên giám thống

ng

kê năm 2010), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ
biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông

ườ

Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị
trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là

Tr

khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý
Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.Trên thềm


lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m
có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói
chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
16


Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở
vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách
Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

uế

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu
18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không

tế
H

Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.
2.1.1.2.Khí hậu, thời tiết

Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất

h

chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu


in

chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700

cK

mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường
có mưa giông. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 240C. Số giờ nắng trung bình

họ

2.000 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào
tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10.

Đ
ại

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Đất ở Thừa Thiên - Huế có khoảng 10 loại chính. Các loại đất
có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát,

ng

mặn… phân bố trên các vùng khác nhau. Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây
nông nghiệp là 59.710 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên. Đất canh tác cây hàng năm

ườ


là 44.879 ha, chiếm 75,1% diện tích đất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có đất trồng cây
lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng

Tr

vào nông - ngư nghiệp. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2.
Diện tích mặt nước chưa sử dụng là 26.183 ha có thể khai thác để phát triển nuôi trồng
thuỷ sản các loại.
Tài nguyên rừng: Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm
nghiệp có rừng, trong đó: 177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng. Diện tích
rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558
17


ha và rừng đặc dụng 52.605 ha. Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3.
Hiện nay, đất trống, đồi trọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên.
Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng
trong những năm tới.
Tài nguyên khoáng sản:Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120

uế

mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều
khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim

-

tế
H


loại và nhóm vật liệu xây dựng.

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở
phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng

h

tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương,

in

huyện Phong Điền. Trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại

cK

Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. Chất lượng than bùn
Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và
hàm lượng axit humic đạt 30-40%. Hiện tại than bùn ở đây đang được khai

-

họ

thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc,... với trữ

Đ
ại


lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim
loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa
Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá
vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. Đặc biệt là do cấu tạo địa chất, như thân

ng

quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực Thừa Thiên Huế là kết

ườ

thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đá vôi là
nguyên liệu chính. Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai

Tr

thác, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở
thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh.

2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế năm có diện tích tự nhiên là 5.503,99km, dân số khoảng
1,2 triệu người, được tổ chức thành 7 đơn vị hành chính huyện là: Phong Điền, Quảng

18


Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông, một thành phố loại I là
thành phố Huế trực thuộc tỉnh và một thị xã là Hương Thủy.
Nằm ở vị trí trung độ trục giao lưu Bắc - Nam và trên hành làng kinh tế xuyên
Á (Đông - Tây), Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết

kinh tế với nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới với hệ thống giao thông khá

uế

phát triển cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.Thừa Thiên Huế
là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế

tế
H

trọng điểm niềm Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn của cả nước.
2.1.2.1. Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP của

h

các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông - lâm -

in

ngư giảm dần. So sánh với các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tỷ
trọng khối ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nhanh hơn, tỷ

cK

trọng các ngành công nghiệp xây dựng tăng chậm hơn.

Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy được khuyến khích, song tốc độ phát triển


họ

còn chậm. Khu vực kinh tế hộ gia đình và tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết việc làm
ổn định cho nhiều lao động.

Đ
ại

Các ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn như: sản xuất thực phẩm và đồ
uống, công nghiệp dệt may, chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản, giấy, hoá chất, thiết bị
điện tử... đóng góp một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

ng

Hầu hết các cơ sở công nghiệp đều tập trung ở khu vực thành phố Huế và ven

đô (87% số doanh nghiệp quốc doanh và 40% số cơ sở ngoài quốc doanh). Một số cơ

ườ

sở sản xuất nhỏ phân bố ở Phòng Điền, Hương Trà. Các huyện như Nam Đông, A

Tr

Lưới hầu như không có công nghiệp quốc doanh.
Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng. Chăn nuôi đã có bước

phát triển mạnh do được đầu tư hiệu quả vào kỹ thuật như nạc hoá đàn lợn, sin hoá đàn
bò. Triển khai tốt các dịch vụ về cung cấp giống, dịch vụ thú y.
Về lâm nghiệp: Trong sản xuất lâm nghiệp, khai thác gỗ đã được hạn chế chỉ

giữ ở mức độ hợp lý, công tác bảo vệ, trồng mới và chăm sóc được quan tâm phát triển

19


với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau, và theo phương thức các cơ quan hữu
quan và nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
Thuỷ sản: Nghề đánh bắt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành thuỷ sản. Nuôi
trồng thủy sản bước đầu đã có những bước tiến mạnh, đóng góp lớn vào giá trị sản
xuất ngành thủy sản.

uế

2.1.2.2. Về phát triển kết cấu hạ tầng

tế
H

Các khu vực đô thị được đầu tư đồng bộ hơn về hạ tầng góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân trong đô thị. Trong đó, Thành phố Huếtiếp tụcphát huy
tốt vai trò đô thị hạt nhân, thành phố Festival của Việt Nam, trung tâm văn hóa, du lịch
lớn của cả nước, trung tâm y tế, trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học của

h

miền Trung và cả nước; trung tâm thương mại lớn của Tỉnh. Trên địa bàn khu kinh tế

in


Chân Mây – Lăng Cô,nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu về giao thông đã

cK

hoàn thành đưa vào sử dụng, xây dựng các khu tái định cư để kịp giải phóng mặt bằng
cho các nhà đầu tư vào khu kinh tế.

Vùng ven biển và đầm phá được tập trung phát triển toàn diện nông, lâm, ngư

họ

nghiệp gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng điện, đường,
trường, trạm đang được đầu tư theo hướng kiên cố hoá. Vùng gò đồi, miền núi được

Đ
ại

tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua xây dựng các mô hình sản xuất kinh
doanh và chuyển giao kỹ thuật; ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước
sinh hoạt, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc. Đã có 16/32 xã được công nhận

ng

thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

ườ

2.1.2.3. Về văn hóa - xã hội
Về văn hóa, TT-Huế đãphát huy được vai trò là trung tâm lớn của cả nước với


Tr

các hoạt động đa dạng gắn với du lịch, nhất là thông qua các kỳ Festival. Công tác bảo
tồn, trùng tu và tôn tạo giá trị văn hóa và lịch sử được quan tâm. Quần thể kiến trúc Cố
đô Huế tiếp tục được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Về giáo dục và đào tạo, có chuyển biến tích cực về chất lượng. Tỷ lệ học sinh
đạt khá, giỏi và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông hàng năm đã tăng cao. Đội ngũ giáo viên cơ
bản đủ, đồng bộ, trên 99,8% đạt chuẩn. Mạng lưới trường học phát triển cả về số
lượng và chất lượng, 84% số trường được kiên cố hoá. TT-Huế tiếp tục khẳng định vị
20


×