Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp : Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.05 KB, 15 trang )

SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

I.TÊN ĐỀ TÀI:
"Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp"
II.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận.
Trường học nơi đào tạo thế hệ trẻ thành con người có trình độ văn hố và
cũng là nơi có trách nhiệm luyện cho các em có ý thức học tập,từ đó các em thực
hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
Tiếp tục phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.Đánh giá học sinh theo thông
tư 30 vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải đánh giá đúng
và thực chất năng lực của từng học sinh,làm tốt công tác chủ nhiệm.
Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp
mình, khéo léo tạo mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu,
tiếp cận gần với các em nhất.Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh
sống của học sinh (nhất là học sinh có hồn cảnh đặc biệt) để động viên, nhắc
nhở kịp thời các em.
“Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc.Con trẻ có được ni dưỡng,
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập.”
(Trích “Trẻ em Việt Nam”- Hồ Chí Minh 1942 ).
Chính vì lý do đó, ở bất kỳ giai đoạn cách nào, Đảng và Nhà nước ta đều
giành sự quan tâm đặc biệt chu đáo cho trẻ thơ.
Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ
Chí Minh:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Hơn ai hết, người Giáo viên chủ nhiệm nói riêng, và nhà giáo nói chung
phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho
học sinh yêu thích học tập và hăng hái tham gia các hoạt động tập thể; làm cho
các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến


trường của các em thực sự là một ngày vui.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Năm học 205 - 2016, là năm học thứ 5 liên tục tôi được Nhà trường phân
công giảng dạy đối tượng học sinh lớp 1.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình chung của học sinh lớp 1: Các em
chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập, sẽ gị bó hơn về
thời gian, bị ràng buộc chặt chẽ bởi các nội quy – quy định của lớp học; đặc biệt
các em hoàn toàn lạ lẫm với trường lớp, bạn bè và thầy cô giáo.
*Khái quạt chung của lớp 1 A:
Tổng số HS 37 em, Nữ 24, Dân tộc 2
Tất cả các em vừa bước vào mơi trường mới nên cịn rụt rè,chưa mạnh
dạn trong mọi hoạt động.
Từ những lý do trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã
thực hiện trong một số năm học gần đây về công tác chủ nhiệm lớp:
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

1

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

“Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp"
2. Mục đích nghiên cứu:
Bậc Tiểu học cơng tác chủ nhiệm lớp quan trọng hơn bao giờ hết.Các em
cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý
thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngồi xã
hội.... Hơn nữa đối tượng lớp 1 các em bắt đầu hình thành những phẩm chất đạo
đức.Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh

hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên
phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa Nhà
trường.
Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh :
Có hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và pháp luật phù hợp
với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà
trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo
chuẩn mực đạo đức đó.
Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện
các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ cụ thể của cuộc
sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con
người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, khơng đồng tình với cái ác, cái sai, cái
xấu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn nề nếp,đạo đức cho học sinh lớp 1, nhắm làm tốt
cơng tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng – hiệu quả giáo dục.
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Công tác chủ nhiêm tại lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng-Hướng
Hóa –Quảng Trị.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu cơ sở lí ḷn của đề tài.
Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở lớp 1A trường
Tiểu học Hướng Phùng
Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác trên để làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp.
6.Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương,
hỏi đáp,trò chuyện ...
Các phương pháp hỗ trợ: tốn, thống kê ...
Người thực hiện: Hờ Thị Hùn

2

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động.
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
7.1.Phạm vi:
Năm học 2015 – 2016.
Trong khuôn khổ của sáng kiến này, tôi xin báo cáo các kinh nghiệm đã
được đúc kết và vận dụng từ những năm học trước vào lớp 1A (năm học 20152016).
7.2 Kế hoạch:
Tháng 10/2015:Đăng kí đề tài lập đề cương,điều tra thực trạng nề nếp lớp
học.
Tháng 11-12/2015: Thu thập và xử lí số liệu điều tra.
Tháng 1/2016: thống kê phân tích các số liệu
Tháng 2/2016: Viết bài và báo cáo sơ bộ.
Tháng 3/2016: chỉnh sửa hoàn thiện đề tài.

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

3


Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

III.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ Sở lý luận
1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 .
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt,hiếu động,các em rất ham hiểu biết, thích
bắt chước và đặc biệt thích được thể hiện và được khen nhiều. Chuyển từ mẫu
giáo lên học lớp 1, các em cũng có những ý thức nhất định .
1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân
cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức
của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của trường phổ thông. Giáo
dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với
trẻ. Bởi lẽ : Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, thích chinh phục những cái
lạ. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất.
Trong tâm trí trẻ nếu khơng có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó
ngồi dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại
sẽ là khó khăn gấp bội.
Với hào hứng được tiếp thu cái mới lạ trong hoạt động học tập giúp các
em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ở dạng hành vi cụ thể
không quá khó khăn, từ đó làm nảy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và
những tư duy của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở thời điểm
này thì đó là điều sai lầm mà chính chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu
hậu quả đó .
2. Thực trạng ngiên cứu:
2.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.

Năm học 2015 – 2016, lớp 1A do tôi chủ nhiệm, ở thời điểm đầu năm học
do sự điều động của nhà trường nên tôi chưa nắm bắt hết tình hình của lớp.
Đến tháng 12/2015 tơi được nhận lớp và đã bắt đầu nắm tình hình lớp có những
thuận lợp và khó khăn nhất định.
2.1.1 Thuận lợi:
Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy thuận lợi:
phịng học thống mát, đủ ánh sáng, cơ sở vật chất khá đầy đủ.
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng GD&ĐT và Ban giám hiệu
Nhà trường.
Được sự hợp tác hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh, của các tổ chức Đoàn
thể trong và ngoài nhà trường
Đa số học sinh đều ở gần trường, nên thuận tiện trong việc liên lạc và trao
đổi cùng phụ huynh học sinh.Học sinh có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Lớp được nhà trường và phụ huynh đầu tư cơ sở vật chất để học bán trú 2
buổi/ ngày.
2.1.2 Khó khăn:
Năm học áp dụng đổi mới chương trình Tiếng Việt- CNGD kiến thức
nặng và khó với các em,đổi mới sách giáo khoa nên khó cho việc giúp đỡ các
em học bài ở nhà của phụ huynh.
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

4

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

Trình độ học sinh khơng đồng đều, việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
Trình độ văn hóa của phụ huynh còn hạn chế nên sự phối hợp giữa nhà

trường và gia đình trong việc giáo dục con em tại nhà chưa đạt kết quả.
Từ những thực trạng trên tơi đã tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục
khó khăn để hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm lớp.
2.1.3. Số liệu điều tra .
Cuối học kì I
Học tập
Nề nếp
Hồn thành
Chưa hồn thành
Tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
37 100 %
25
67,6
12
32,4
Nhìn chung lớp học đã có nề nếp,có ý thức tự quản nhưng chưa cao.Một
số em còn mải chơi,đến lớp với tâm lí sợ sệt hoặc một số em thích gì làm nấy.
3. Những biện pháp thực hiện.
3.1. Đối với giáo viên Chủ nhiệm:
Cần hướng dẫn học sinh kỹ càng, tỉ mỉ ngay từ ngày đầu nhận lớp như là
người chị, người bạn lớn để dìu dắt nâng đỡ các em, giúp các em thích nghi với

mơi trường mới để học tập và rèn luyện tốt hơn.
Từng bước thăm dò để nắm bắt được nơi ở cũng như hồn cảnh gia đình,
đặc điểm cá tính của từng em, từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù
hợp với từng em, nhất là một số em có hồn cảnh khó khăn.
Thường xun theo dõi để phát hiện học sinh nào tích cực chăm học, học
sinh nào nhút nhát và học sinh nào còn nói dối.....Với những em nhút nhát, tơi
thường động viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen khi các
em chăm học.Với những em còn nhút nhát, chưa có thói quen học tập..., tơi kiên
nhẫn giảng giải để các em hiểu được, khơng hồn thành bài học là một tật xấu
mà các em phải tránh.
Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc thuộc và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy
Thiếu nhiên và nhi đồng. Các em phải có tính thật thà, khơng lấy đồ dùng học
tập của bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất, có tính khiêm tốn và
lịng dũng cảm.
Ví dụ: lớp tơi có em Anh nhặt được bút của bạn và đã trả lại cho bạn.
Trước hành động của em Anh, tôi đã kịp thời động viên khen ngợi biểu dương
trước tập thể lớp để cho các bạn trong lớp cùng noi theo.
Hướng dẫn các em biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
tuổi, biết nhường nhịn em nhỏ
Tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản. Thành lập đội ngũ Cán
sự lớp là việc làm không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm lớp. Đội ngũ Ban
cán sự của lớp tơi gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng. Tơi phân cơng
nhiệm vụ cụ thể cho từng em.Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo
đức, về cách quản lí lớp,Thành lập đơi bạn cùng tiến...Để các em trở thành
những tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo.
Những công việc này học sinh cần thực hiện một cách cụ thể và đều đặn.
Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ tôi
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

5


Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị
sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh). Hàng ngày các em đều qua
sự kiểm tra của Cán sự lớp trong 15 phút sinh hoạt đầu buổi về việc chuẩn bị
sách vở đồ dùng học tập, từ đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể từng ngày
thực hiện của các em.
Yêu cầu kết hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc
hướng
dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau.
Việc học sinh ôn lại bài học ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng
học tập, rất cần thiết cho việc xây dựng nề nếp học tập của các em. Việc này cần
trở thành một thói quen, một phần khơng thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy
mới phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp trong học tập. Công tác
này giáo viên cũng cần kiểm tra thường xuyên (thông qua các Cán sự lớp) để
các em ý thức được việc học tập của mình.
Thường xuyên cập nhật nhật kí chủ nhiệm trên hệ thống thơng tin để nhà
trường kịp thời theo dõi,xin ý kiến chỉ đạo trong công tác.
Đồng thời tôi cũng luôn rèn luyện tác phong giờ nào việc ấy tạo ấn tượng
tốt cho học sinh; luôn trau dồi kiến thức, xây dựng các giờ học mẫu mực, vui vẻ
nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm hứng thú trong học tập "học mà
chơi,chơi mà học", Do vậy người giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy, nghiên cứu tích cực vận dụng các kỹ thuật dạy học mới đã được tiếp
thu trong dịp bồi dưỡng chuyên môn, gây hứng thú học tập cho học sinh để việc
học tập trở thành niềm vui, tạo khơng khí học tập phấn khởi hăng say cho học
sinh.

3.2. Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh.
Ngay từ đầu tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề nếp
mà Nhà trường đã qui định như: cách chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp; thói quen
sinh hoạt 15 phút đầu mỗi buổi học…. Tơi khơng phó mặc sự quản lí lớp cho
đội ngũ Cán sự lớp mà đã cùng các em (ở những tuần đầu) đơn đốc, nắm bắt tình
hình để kịp thời hình thành thói quen, nề nếp cho lớp.
Để dạy một tiết học đủ thời gian (40 phút đối với mơn Tốn, Tiếng Việt
và 30-35 phút đối với các môn học khác theo chỉ đạo của Nhà trường) thật
khoa học, hiệu quả tôi đã đưa các em vào nề nếp, u cầu các em làm theo hiệu
lệnh của mình.
Ví dụ: + Tơi qui định các kí hiệu khi sử dụng đồ dùng học tập: B: bảng;
V: vở; S: sách; G: Ghép bảng cài và tín hiệu giơ bảng con, đọc bài cá nhân, tổ,
cả lớp .v.v...
+ Trong giờ Học vần, khi đánh vần, đọc trơn tôi chỉ từng chữ ghi âm hay
cả tiếng - từ. Khi yêu cầu học sinh phân tích tiếng, tơi đặt ngang thước dưới
tiếng, từ cần phân tích. Học sinh thực hành nối tiếp theo dãy, theo nhóm, cả
lớp...
Trong tiết học, khi cần phát biểu, tôi hướng dẫn học sinh cách giơ tay phát
biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, bàn tay khép lại. Khơng
nói leo, gây ồn ào trong giờ học.
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

6

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

Việc sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học

tập của các em. Vì thế ngay trong từng tiết học tơi đã hướng dẫn các em cách
sắp xếp đồ dùng sách vở cho khoa học để thao tác cho thuận tiện theo yêu cầu
của GV trong tiết học.Phát động phong trào thi “ Vở sạch viết chữ đẹp” trong
lớp .
Rèn thói quen học tập ở nhà cũng là một việc rất quan trọng trong việc
hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. Hình thành cho các em thói quen
tự học và soạn sách vở, đồ dùng học tập, tôi còn chuẩn bị vở,viết mẫu để cho các
em tập viết ở nhà. Điều này tôi đã trao đổi và thống nhất với cha mẹ học sinh.
Hằng ngày đến lớp tôi thường xun gần gũi, chuyện trị ân cần với các
em. Tơi dạy cho các em biết ăn ở sạch sẽ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn, biết sống
trung thực, thật thà. Trong lớp, tơi xây dựng các mơ hình đơi bạn học tập như:
"Đơi bạn cùng tiến", "Đơi bạn vượt khó" ...tôi xếp những em hiếu động ngồi
cạnh những em ngoan để các em dễ noi gương và học tập bạn mình. Đối với
những em học kém tơi tranh thủ thời gian để kèm riêng trong những giờ giải
lao, giờ sinh hoạt đầu buổi.....
Đối với những em giỏi, tơi có kế hoạch bồi dưỡng và tăng cường lượng
bài tập khó, giúp các em phát huy hết khả năng của mình, góp phần đưa chất
lượng của lớp ngày một cao hơn,giúp các em tham gia các hội thi như giải Toán
qua mạng đạt kết quả tốt.
Song song với các hoạt động học tập, tơi cịn tổ chức cho các em vui chơi
giải trí, rèn luyện sức khoẻ qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,sinh hoạt
chào cờ. Hoạt động này giúp các em sảng khối tinh thần, mở mang trí tuệ, tăng
cường sức khoẻ, làm cho các em thêm yêu trường lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo
và mọi người xung quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn
nghệ là u cầu khơng thể thiếu đối với học sinh.
Việc duy trì nề nếp đi học chuyên cần của học sinh cũng rất quan trọng,
nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Cứ
như thế các em hồ hởi đến trường được vui cùng các bạn, được chơi các trò chơi
các em yêu thích và lại được nghe đọc tiếp kể tiếp những câu chuyện hấp dẫn
một cách hồn nhiên. Bằng cách làm trên, thời gian qua lớp 1A của tôi đã có rất ít

tình trạng học sinh vắng học tùy tiện, thiếu lý do; các em rất tích cực đến lớp.
3.3.Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp .
Thời gian đầu,hàng ngày tôi cùng với Ban cán sự lớp kiểm tra từng em.
Khi đã thành nề nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra cho Ban cán sự lớp. Đầu giờ các
bạn tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn, như: soạn sách vở,
đồ dùng học tập đầy đủ theo đúng thời khoá biểu, ý thức xem trước bài mới rồi
tổ trưởng báo cáo với giáo viên.
Đầu giờ 15 phút tôi luôn cho các em ôn lại bảng chữ cái, bảng âm vần.
Cuối mỗi tuần, vào giờ sinh hoạt, tôi đã kiểm điểm cụ thể. Tổ nào, cá
nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp
thời bằng những món q nhỏ: Khi thì cây bút chì, lúc thì cục tẩy, hoặc cây
thước, cái nhãn vở,bơng hoa .v.v. Còn em nào hay quên đồ dùng, sách vở hoặc
khơng học bài cũ thì tơi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp trong buổi sinh
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

7

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

hoạt lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên trao đổi với phụ huynh biết
để kịp thời đôn đốc các em thực hiện tốt các nề nếp học tập.
3.4. Phụ huynh học sinh:
Kết hợp với phụ huynh học sinh:Tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng
phối hợp rèn nề nếp cho con em họ, như:
Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em.
Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao.
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu.

Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của
con qua điện thoại.
Cùng với chi hội trưởng tới nhà học sinh động viên những em còn nghỉ
học nhiều để các em đến lớp.
3.5. Nêu gương, khích lệ và khen thưởng:
Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được
động viên, nên tơi đã lập bảng chấm thi đua theo tổ, mỗi tháng tổ nào có thành
tích tốt có nhiều lời khen sẽ được tặng thưởng 1 bông hoa và học sinh sẽ tự tay
gắn bông hoa lên phần của tổ mình:
Chấm hàng tuần sơ đồ các em học tập tốt được thưởng hoa điểm tốt thì sẽ
gắn vào nơi có tên mình bằng sơ đồ.
Những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên, khen
ngợi trước lớp để các em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó
tơi cịn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hồn cảnh đặc biệt và
những em chậm tiến để động viên các em cố gắng bắt nhịp với cả lớp . . .
Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn
nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức mới.
Nêu gương những bạn học tốt,biết quan tâm giúp đỡ bạn như Bạn Bảo
Ngọc,Bạn Hiền Linh...trong các buổi sinh hoạt
4. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên,tơi thấy lớp tơi có
chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết
hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng,khơng khí học tập sơi nổi.Các em rất
hứng thú say mê trong học tập.Các em không cịn đi học muộn, khơng cịn qn
đồ dùng học tập.Như vậy rõ ràng việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp làm cho
các em ln có thói quen chuẩn bị tốt.
* Kết quả về hạnh kiểm: Đạt: tỷ lệ 100%

Lớp có 7 em tham gia thi giải Tốn qua mạng cấp trường và cấp huyện
đạt kết quả khá cao.Một em được nhà trường tặng thưởng.
Các em đã đi vào nề nếp,tự học,tự ăn ,tự ngủ nghỉ.
So với cuối học kì I các em đã có sự tiến bộ hẳn cả về học tập và nề nếp
Nhiều lần nhận được cờ thi đua của Liên Đội,và được gắn biển tên trên
con đường lớp nhi đồng vinh dự mang tên.
Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

8

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

Ngồi ra, lớp tơi cịn tham gia rất tốt các hoạt động do Nhà trường phát
động, như:
- Phong trào nuôi heo đất.
- Phong trào đọc,làm theo báo Đội.
- Tham gia sinh hoạt chào cờ.

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

9

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”


IV.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Mức độ và phạm vi tác dụng của Sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng để hình thành nề nếp
học tập cho học sinh và áp dụng các biện pháp nêu trên,học sinh có chuyển biến
rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen.
Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em ln chủ
động trong việc học tập. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm
vui khi đến trường học, được bộc lộ những suy nghĩ và việc làm của mình trước
cơ giáo và các bạn.
2. Kiến nghị về việc áp dụng, triển khai SKKN :
Trong việc giáo dục nề nếp cho học sinh hiện nay, ngoài việc giáo viên
cần làm gương tốt : ‘‘Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức cho học
sinh noi theo’’ thì việc nêu gương – khen thưởng những học sinh thực hiện tốt
nề nếp là rất cần thiết.
Đối với nhà trường: Chân thành góp ý bổ sung để đề tài được phong phú
và hoàn thiện hơn.
Đối với phụ huynh: Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em. Đặc
biệt là giúp đỡ các em trong việc tự học ở nhà.
Đối với học sinh: Cần ngoan ngỗn, lễ phép, chăm học, vâng lời thầy cơ
giáo, cha mẹ.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tơi.rất mong được sự nhận
xét góp ý của hội đồng chấm để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hướng Phùng, ngày 30 tháng 03 năm
2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hồ Thị Huyền

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

10

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trẻ em Việt Nam - HỒ CHÍ MINH - 1942 - NXB Chính trị Quốc gia.
2. Tâm lý học – Phạm Minh Hạc (Chủ biên) - NXB giáo dục (1993)
4. Phương pháp Giảng dạy các môn học tiểu học - (Dự án phát triển giáo
viên tiểu học – NXB GD năm 2004)
4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư Phạm – Nguyễn Kế Hào (Chủ
biên) – NXB ĐHSP (2009)

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

11

Trường Tiểu học Hướng Phùng



SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………................................................................................

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

12

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”

MỤC LỤC
Trang
I.TÊN ĐỀ TÀI:....................................................................................................1
II.PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài:.............................................................................................1
1.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................1
1.2 Cơ sở thực tiễn:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cưu:
́ ...................................................................................................2
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cưu:
́ .................................................................................3
7.1.Phạm vi:........................................................................................................................3
7.2 Kế hoạch:.....................................................................................................................3


III.PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4
1. Cơ Sở lý luận....................................................................................................4
1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 .....................................4
1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát
triển tư duy và nhận thức của học sinh.............................................................4
2. Thực trạng ngiên cứu: ...................................................................................4
2.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.........................................................4
2.1.1 Thuận lợi:....................................................................................................4
2.1.2 Khó khăn:....................................................................................................4
2.1.3. Số liệu điều tra .........................................................................................5
3. Những biện pháp thực hiện............................................................................5
3.1. Đối với giáo viên Chủ nhiệm:......................................................................5
3.2. Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh...............................................6
3.3.Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp ........................7
3.4. Phụ huynh học sinh:.....................................................................................8
3.5. Nêu gương, khích lệ và khen thưởng:........................................................8

4. Kết quả đạt được:.......................................................................................................8

IV.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................10
1. Mức độ và phạm vi tác dụng của Sáng kiến kinh nghiệm: ......................10
2. Kiến nghị về việc áp dụng, triển khai SKKN :..........................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền


13

Trường Tiểu học Hướng Phùng


SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………................................................................................

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Người thực hiện: Hồ Thị Huyền

14

Trường Tiểu học Hướng Phùng



×