“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
1. TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN
2. PHẦN MỞ ĐẦU:
2.1. Lý do chọn đề tài
- Chương trình sách giáo khoa mới qui định dạy đủ 6 môn trong đó mỗi môn
điều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các phân môn
để hình thành cơ sở ban đầu về phát triển con người toàn diện cho học sinh.
Cùng với môn Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Nghệ thuật, môn Toán có vị trí
quan trọng vì:
- Việc thay sách Toán Tiểu học là một yêu cầu khách quan thì việc đổi mới
phương pháp giảng dạy là điều không thể chậm trễ. Song việc đổi mới như thế
nào, bắt đầu từ đâu, người thực hiện ra sao thì quả là không dễ dàng chút nào.
Muốn làm được việc đó phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Mà trước
hết là người giáo viên giảng dạy. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản
thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, chủ động nắm bắt để giảng dạy kết
quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thành công bước đầu.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học
sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Toán đối với từng lớp ở tiểu học đã được quy định tại Chương trình sách giáo
dục phổ thông cấp Tiểu học ( ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006 QĐBGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Bên cạnh đó Toán là một môn có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng
cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn
góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc
lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em.
- Mặt khác, trong trường tiểu học hịên nay, cùng với môn Tiếng Việt, môn
Toán là môn có thời lượng giảng dạy cao hơn hẳn các môn học khác. Điều đó
cho thấy môn Toán hết sức quan trọng trong việc dạy học.
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
1
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
- Đặc biệt đối với lớp 2 năm nay là năm thứ bảy thực nghiệm dạy theo
chương trình sách giáo khoa mới.
- Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho
việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công
tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh
dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt
môn toán. Năm học 2015 - 2016 tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học
sinh lớp 2 học tốt môn toán” trong giảng dạy môn Toán 2 phần cộng, trừ có
không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy
mới, một phương pháp mới khoa học và ưu việt.
2.1- 1.Cơ sở lý luận.
Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau
dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn
có của con người. Thông qua học Toán để đức tính đó được thường xuyên phát
huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình Toán Tiểu học là một công trình
khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán Tiểu học phải được
đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, về cung cách lên lớp, về chấm
chữa và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 2 chúng ta thấy
rằng đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ
đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức
của trẻ từ 6 tuổi trở lên. -
- Nghiên cứu để thấy rõ nội hàm của nó, bản chất
của nó mới có phương pháp giảng dạy sát đúng. Sáng kiến kinh nghiệm là một
tập hợp về nhận thức, cách nhận định, đánh giá, phân tích tình hình để tìm ra con
đường đi mang lại kết quả theo mong muốn. Nếu chỉ dựa vào các văn bản của
trên, dựa vào thiết kế bài dạy và sách giáo khoa để giảng dạy theo lối áp đặt thì
quả là phản khoa học, không mang tính sư phạm tí nào, dễ cho người dạy song
khó cho người học. Như vậy thì vai trò của người thầy sẽ không rõ. Qua đó tính
sáng tạo cũng không có. Dạy toán là dạy sáng tạo là dạy cách suy luận lô gíc thì
phải mở rộng ngoài sách giáo viên, sách giáo khoa, sách thiết kế của Bộ. Dạy
toán là dạy cách làm việc sáng tạo, cách suy luận, cách sống nhân văn thời hiện
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
2
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
đại. Thế nên, người giáo viên phải có tầm nhìn. Tầm nhìn đó vừa xa vừa thực tế,
phải nắm được lý thuyết song phải có kỹ năng khái quát vừa hết sức cụ thể. Như
vậy phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều, và phải rút ra được những điều cần thiết để
tận dụng.
Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng,
môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở
tiểu học.
2. 1- 2.Cơ sở thực tiễn
Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết,
ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học
là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời
sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát
triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát
hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, . . . ) Nó giúp học sinh biết tư
duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của
người lao động.
Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn toán
có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là:
Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho
việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức
vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói
quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với
tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại.
2.2. Xác định nghiên cứu
- Tìm hiểu về nội dung qui định Chương trình sách giáo khoa toán 2.
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu có liên quan Chương trình sách giáo khoa
toán 2, trao đổi với đồng nghiệp với học sinh và tự rút ra những kinh nghiệm
hay phù hợp để giảng dạy cho học sinh.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 2.
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
3
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
- Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu toán.
- Nghiên cứu những biện pháp, phương pháp giáo dục hay phù hợp để khắc
sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và để học tốt môn Toán.
2.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Bản thân tôi áp dụng phương pháp rèn nghiên cứu cho học sinh lớp 2G điểm
Hướng Choa, trường Tiểu học Hướng Phùng nơi tôi công tác.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học
sinh lớp 2
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp tổng kết.
2. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ toán lớp 2
- Các lớp 2 tiểu học của trường Tiểu học Hướng Phùng
* Kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian từ tháng 9/2015 khảo sát thực trạng, chọn đề tài nghiên cứu.
- Tháng 03/2016 đánh giá và kết luận, báo cáo lên nhà trường về kết quả thực
hiện đề tài.
3. PHẦN NỘI DUNG:
3.1.Thực trạng (vấn đề nghiên cứu)
- Một số em môn toán còn yếu, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ
động trong việc tiếp thu bài. Song điều đáng nói, đây là vùng sâu dân cư tập
trung tương đối đông. Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế.
Hơn phân nửa số học sinh là con nhà nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia đình để kiếm sống. Một
số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc, . . . Vì
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
4
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
vậy, các em còn lo chơi chưa chú ý về học tập. Những bài học bài tập còn xao
lãng. Như vậy trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng
lớp.
Mặt khác, qua nhiều năm đứng dạy lớp 2 chương trình sách giáo khoa cũ
và thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa môn Toán 2. Bản thân đã có
tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương
pháp giảng dạy toán 2 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều
một số học sinh trung bình, yếu, . . . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc
những kiến thức cơ bản về toán như:
+ Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn,
chục).
+ Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
+ Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn.
+ Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.
Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tôi thật sự băn
khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh
những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán.
3.2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016 như sau
Điể
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
1
3
1
m
Số
1
lượng
3.3.Giải pháp:
Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán, ngay từ đầu năm tôi
được phân công giảng lớp 2. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các
tiết ôn tập toán đầu năm, tôi đã phân loại học sinh cụ thể vào sổ tay như sau:
+ Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 01/05 học sinh.
+ Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 01/05 học sinh.
+ Giải toán có lời văn chưa được: 0/05 học sinh.
+ Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 0/ 05 học sinh.
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
5
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
- Để tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với
con em. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh
đặc biệt là học sinh yếu môn Toán.
- Trong cuộc họp tôi động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho
học sinh.
- Cần tạo điều kiện cho con em có góc học tập ở nhà, Đặc biệt là phụ huynh
nhắc nhở việc học tập của các em và học thuộc bản cửu chương. Thường xuyên
theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.
- Để lớp đủ dụng cụ học tập tôi liên hệ thư viện mượn sách giáo khoa và vở
bài tập cho học sinh, nên lớp tôi có 05/ 05 học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
- Qua hai tháng đầu năm dạy tôi cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn
đến các em học yếu toán.
- Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, biện pháp mới, để
giúp học sinh có kĩ năng, thói quen và căn bản trong quá trình học toán.
A- phép cộng :
Các bài dạng 9 +5; 29+5;49+25
* Bài 9 cộng với một số : 9+5
- Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo nhiều
cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14
- Đặt tính rồi tính
9
+5
14
- Học sinh nắm được thuật tính
- Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất :
“tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”.
Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1
(9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lạp
bảng cộng có nhớ.
- Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn
9+2=
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
6
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
9+3=
9+4=
...
9+9=
+ Cách 1”
Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính .
+ Cách 2:
Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( số hạng thứ nhất của các phép tính đều là
9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với số còn lại của số
sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng
trực quan.
Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học
sinh nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. Thông qua
hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm
bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra
cách giải nhanh nhất.
+ Chẳng hạn:
Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15
9+3= 9+6= 9+8 =
9+7=
9+4=
3+9= 6+9= 8+9= 7+9= 4+9=
+ Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính.
+ Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc (chẳng hạn : 9+1
=10, 10 +2 =12)
-
Diền ngay 9+3=12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không
thay đổi)
-
Bài tập 3 Tính (trang 15)
9+6+3= 9+9+1= 9+4+2=
9+5+3=
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn : 9+9 +1 =18 +1 =19
- Hay 9+9+1=9+10=19
- Bài 29 +5
+ Cách 1 (SGK) 29 +5 =?
29
+ 5
*9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
*2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
7
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
34
+ Cách 2 Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9+5 các em có thể tính như sau: 29 +5 =
29 +1+4=30+4=34
- Bài 49 +25
+ Cách 1 (SGK) 49 +25 =
49
+25
* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
*4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
74
+ Cách 2 Tính nhẩm: 49+25=49+1+24=50+24=74
*Các bài dạng 8+5;7+5;6+5; 28+5;47+5;26+5; 38+25;47+25;36+15
+ Thực hiện tương tự dạng như trên :
Học sinh ghi nhớ: muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số
có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng
kia bấy nhiêu đơn vị.
B. Phép trừ
- Các bài dạng 11-5 ; 31- 5 ;51-15
+ Bài 11trừ đi một số 11-5
- Học sinh thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời bằng
nhiều cách để tìm ra kết quả 11-5
đặt tính rồi tính
11
(Học sinh nắm được thuật tính)
-5
6
- Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 11-5 =11-1-4=104=6
- Hướng dãn thực hiện các thao tác
11-5 =(11+5)-(5+5)
= 16
- 10
= 6
- Phát hiện cách trừ nhẩm : muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ: khi thêm vào số
trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị.
+ Bài tập 1: Tính nhẩm trang 48
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
8
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
9+2=
8+3= 7+4= 6+5= 2+9= 3+8= 4+7= 5+6=
11-9= 11-2= 11-8= 11-3= 11-7= 11-4= 11-5= 11-6=
- Cách 1 : trên cơ sở thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép tính
- Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể điền ngay 9 +2 = 11 ; 2 +9 =11
Còn 11-9 ; 11-2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 +2=11; 2+9 =11 và
cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại thực hiện tương tự.
Dựa vào cách tính nhẩm bài 11-5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp
theo.
+ Bài 31-5
- Cách 1 Đặt tính 31-5 =?
31
*1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 nhớ 1
- 5
26
*3 trừ 1 bằng 2 viết 2
- Cách 2 tính nhẩm
31-5 =(31+5) -(5+5)=
36 -
10 = 26
+ Bài 51-15
- Cách 1 (SGK) 51 -15=?
52
*1 không trừ được 5 lấy 11-5 bằng 6 viết 6 nhớ 1.
-15
*1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
36
- Cách 2 tính nhẩm:
51-15 =(51+5) -(15+5)=
56 -
20 = 36
* Các bài dạng 12-8;32-8; 52-28;13-5;33-5;53-15;14-8;34-8;54-18
Thực hiện tương tự như trên.
3.3-1. Phương pháp điều tra:
- Biện pháp giáo dục: Tôi bắt đầu phân loại đối tượng.
+ Đối tượng chưa biết cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100
+ Đối tượng chưa biết cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100
3.3- 2. Phương pháp nêu gương:
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
9
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
- Luôn động viên, khen thưởng kịp thời một cách công khai công bằng đối với
những em có thành tích xuất sắc, khuyến khích những học sinh yếu, những học sinh
gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
- Uốn nắn, phê bình thận trọng, đúng lúc, đúng chỗ và tế nghị để các em
thấy được khuyết điểm của mình và từ đó khắc phục để tiến bộ.
- Đối với học sinh tiểu học các em rất dễ xúc cảm, dễ bắt chước người
lớn. Con người thầy là thần tượng, các em rất dễ nghe thầy nên tôi rất thận trọng
trong mọi hoạt động, việc làm để học sinh noi theo.
- Tôi hay động viên các em đọc lưu loát, trôi chảy, rõ ràng. Cho cả lớp vỗ
tay hoặc ít cái kẹo, để động viên các em phấn đấu vươn lên
3.4. Kết quả thực hiện:
* Kết quả đạt được môn toán tháng 3/ 2016 của lớp 2 G như sau:
Hoàn thành
%
Chưa Hoàn thành
%
5
100%
0
0
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
4.1. Kết luận:
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm và bồi
dưỡng học sinh học tốt môn toán. Thực tiển cho thấy kết quả học toán của học
sinh có chuyển biến rõ rệt. Bước đầu đã cải thiện được phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học, chất lượng toán được nâng cao. Đồng thời đã hình thành
khắc sâu cho những kĩ năng, thói quen hứng thú, chăm chỉ học toán. Thật đáng
mừng, vì sau mấy tháng áp dụng biện pháp nghiên cứu trên mà chất lượng môn
toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh có kĩ năng, thói quen căn bản
trong quá trình học toán, góp phần nâng cao chất lượng môn toán của lớp, của
trường ngày một tốt hơn.
4.2. Kiến nghị::
Để việc dạy và học đạt kết quả cao, tôi có một số ý đề xuất sau:
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
10
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
+ Nhà trường thông báo cho học sinh đến lớp và tổ chức cuộc họp Phụ
huynh học sinh sớm hơn, để phụ huynh có thời gian chuẩn bị và chăm sóc học
sinh kịp lúc.
+ Phòng giáo dục và nhà trường hỗ trợ đồ dùng học tập kịp thời cho học
sinh (sách giáo khoa, vở bài tập, bảng con, tập viết, . . .). Nhất là học sinh nghèo.
+ Để tiếp cận những phương pháp mới, hay, có sáng tạo và phù hợp với
từng địa phương. Phòng Giáo Dục tổ chức chuyên đề để giáo viên có điều kiện
nâng cao trình độ chuyên môn. (nhất là phương pháp giải toán có lời văn).
+ Phòng Giáo Dục tổ chức báo cáo kinh nghiệm hay cho giáo viên học hỏi,
....
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hướng Phùng ,ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Hải Sơn
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
11
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
MỤC LỤC
TT
1
NỘI DUNG
MỤC LỤC
Trang
1
1.
TÊN ĐỀ TÀI
1
2.
PHẦN MỞ ĐẤU
1
2.1.
Lí do chọn đề tài
1
2.1 -1.
Cơ sở ký luận
2
2.1- 2
Cơ sở thực tiễn
3
2.2.
Xác định nghiên cứu
3
2.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
2.4.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
4
2.5.
Phương pháp nghiên cứu
4
2.6.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
4
3.
NỘI DUNG
4
3.1.
Thực trạng( Vấn đề nghiên cứu)
4
3.2.
Kết quả khảo sát
4
3.3
Giải pháp
5
3.1.-1
Phương pháp điều tra
9
3.2-2
Phướng pháp nêu gương
9
3.3.
Kết quả thực hiện
10
4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
10
4.1.
Kết luận
10
4.2.
Kiến nghị
10
5.
Mục lục
12
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
12
“MSPP giúp HS lớp 2 học tốt MT”
Người thực hiện: Lê Hải Sơn - Trường tiểu học Hướng Phùng
13