Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ phương PHÁP GIÚP TRẺ 4 TUỔI HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.66 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ phương PHÁP GIÚP TRẺ 4 TUỔI
HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung của giáo dục thẫm mó
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua các hoạt đông vẽ, nặn, xé, dán, trẻ
có nhiều cơ hội để luyện tập vận động thô, vận động tinh và sự dẻo dai của các
ngón tay.
Hoạt động tạo hình đòi hỏi các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát hoá…Khi trẻ tìm hiểu tri giác các sự vật hiện tượng như màu sắc,
kích thước, hình dạng, hoạt động tạo hình cũng đòi hỏi trẻ phải biết vận dụng các
kinh nghiệm và vốn hiểu biết để tạo ra các hình ảnh mới cho mình.
Qua đó phát triển ở trẻ khả năng độc lập sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú
góp phần bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ hình thành những tình u đối với cái đẹp, với
vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống con người và nghệ thuật.
Đây là môn học nghệ thuật nên đòi hỏi phải có tính sáng tạo, bản thân
người học phải có sự yêu thích có óc thẫm mó và phải có chút năng khiếu mới đạt
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải ở trẻ nào cũng có sẵn cái năng khiếu đó, đối
với trẻ 4 tuổi tập trung chú ý của trẻ chưa cao, lại không bền, trẻ chưa trả lời
những câu hỏi tốt, trẻ chưa thể hiện được hoàn thành sản phẩm, vì vậy tôi rất
băm khoăn lo nghó và cần tìm ra “Một số phương pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt
môn tạo hình” nhằm tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nâng cao khả nâng thể
hiện sản phẩm tạo hình của trẻ, đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Ngay đầu năm học tôi được BGH trường phân công đảm nhận lớp mẫu
giáo Nhỡ với sỉ số là 28 cháu, vì lứa tuổi này là lứa tuổi nhận thức sâu, hiểu rộng
thích tìm tòi, khám phá. Cái khó của lớp là có nhiều cháu mới vào lớp học năm
đầu tiên chưa qua lớp bé nên có hiện tượng rụt rè nhút nhát, thậm trí còn khóc cứ
chạy ra ngoài không chòu ngồi học đòi mẹ và dẫn đến tiếp thu kiến thức chậm,


việc cầm bút của trẻ còn lúng túng, khó khăn. Do đó tôi tiến hành thống kê tình
hình cháu qua việc thăm dò tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, gần gũi với trẻ,
trò chuyện cùng trẻ như thế giúp tôi nắm vững hơn về trình độ năng lực của học
sinh lớp mình phụ trách sau khi khảo sát xong tôi đã nắm rõ được đặc điểm của
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
từng trẻ. Vì thế tôi yên tâm bắt tay vào việc chú ý đến các cháu yếu, rèn luyện
cho trẻ làm quen với giấy bút, chơi với đất nặn, hay xé giấy vụn….
Vì hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng
tạo cách tổ chức dạy hoạt động tạo hình cho trẻ tích hợp thêm các hoạt động phù
hợp với nội dung bài dạy và gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia học tập. Đồng
thời hình thành ở trẻ những kỹ năng kỹ xảo như kỹ năng cầm bút vẽ, kỹ năng vẽ
những đường nét cơ bản, kỹ năng sử dụng màu sắc hay kỹ năng nặn, xoay tròn
lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm, bẻ cong, miết từ một đất nặn, hoặc xé theo giấy gấp
đôi, xé đường tròn…. Qua đó trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm phản ánh hiện
thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trẻ thấy mình tự thể hiện và
trẻ sẽ thích thú với những sản phẩm mình làm ra.
Bên cạnh đó vai trò hoạt động tạo hình trong việc phát triển toàn diện cho
trẻ như phát triển nhận thức trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu các đối tượng miêu tả để
có được sự hình dung về chúng, từ đó xây dựng các biểu tượng, trẻ đánh giá được
đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ
và ngôn ngữ được mạch lạc. Từ đó trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt
trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, trẻ sẽ rèn luyện
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
kỹ năng hoạt động thực tiễn và thói quen làm việc một cách tự giác tích cực.
Ngoài ra giáo dục thẫm mó cho trẻ bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực
quan sát như đường nét, màu sắc, hình dạng, bố cục,….phát triển thể chất cho trẻ
điều chỉnh hoạt động của mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động
của tay, từ đó giúp cho trẻ cầm bút dễ dàng hơn.

Muốn thể hiện được hoạt động tạo hình tôi sẽ cho trẻ quan sát các sự vật
hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống xung quanh để giúp trẻ có những hình
ảnh những biểu tượng. Cho trẻ quan sát thiên nhiên như quan sát hoa đang nở
rực, những búp chồi non xanh mơn mởn, những giọt sương đọng lại trên lá, bầu
trời, hay màu sắc trang trí của các ngày hội ngày lễ,.…để trẻ cảm nhận được vẻ
đẹp muôn màu muôn màu xung quanh trẻ.
Cho trẻ quan sát tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật như xem tranh truyện
cổ tích có màu sắc tươi sáng, đường nét hài hoà, rõ ràng để cảm nhận được bức
tranh đó.
Khi cho trẻ quan sát xong tôi thường gợi hỏi trẻ: Bông hoa có màu gì? Lá
màu gì? Ai trong tranh truyện? Bầu trời màu gì?……Từ đó trẻ biết phân biệt vẻ
đẹp và bột lộ cảm xúc vẻ đẹp đó.
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Ở trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh các đường nét để vẽ nhiều loại
hình hình học như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và dùng
chúng để vẽ như ôtô, nhà, con vật, cây… đó là những sự vật gần gũi với trẻ, trẻ
bắt đầu tập sử dụng “màu bắt chước” tương ứng với màu của mọi vật trong hiện
thực. Trong quá trình vẽ trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt màu sắc của một số đồ
vật, hoa quả như thân cây tô màu nâu, lá tô màu xanh lá cây, gà con có bô lông
tô màu vàng …
Để trẻ có kỹ năng vẽ cần đạt yêu cầu thì tôi hướng dẫn trẻ cách cầm bút
như cầm bút bằng tay phải, cầm ba ngón tay, ngồi thẳng lưng, như cho trẻ vẽ ngôi
nhà gồm có thân nhà hình vuông, mái nhà hình tam giác, cửa cái hình nhật nhỏ,
cửa sổ hình vuông nhỏ. Tôi giới thiệu mẫu xong trước khi cho trẻ vẽ thì tôi dạy
trẻ vẽ trên không sử dụng bằng ngón tay trỏ.
Trước khi trẻ học môn Tạo hình tôi thường cho trẻ làm quen trước với vật
thật hay tranh ảnh như thế thì trẻ dễ nắm bắt, dễ tiếp thu theo chương trình đổi
mới, khi vào tiết học thì trẻ thích hơn.
Từ một khung cảnh hiện thực với không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ trẻ

tập sắp xếp các hình ảnh, lúc đầu trẻ quan sát và làm quen cách sắp xếp theo các
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
vật xen kẽ, khoảng cách khác nhau, nhờ lặp đi lặp lai mà trẻ sắp xếp được các
vật như vẽ đường phố thì thể hiện sự sắp xếp xen kẽ giữa các loại nhà, cây, hoa.
Hay muốn nặn bát ăn cơm thì tôi cho trẻ quan sát hình dáng những chiếc bát
nhỏ, lòng của bát sâu, miệng bát tròn, đáy bát nhỏø và có đế. Để làm được các
cháu làm như thế nào? Sau đó cô làm mẫu từ viên đất đã xoay tròn, cô dùng
ngón tay ấn lõm, miết đều cho lòng bát rộng dần ra, đệm viên đất nhỏ làm đế.
Khi trẻ làm ra những sản phẩm thì nhận xét đầu tiên của cô giáo là khen trẻ, như
vậy sẽ gây chú ý cho trẻ vào các sản phẩm trưng bày.
Để giờ học trở nên phong phú, sôi động, trẻ cảm thấy yêu thích môn học tạo
hình, tôi luôn tạo môi trường lớp sạch đẹp để gây sự hứng thú cho trẻ ở góc trưng
bày sản phẩm, Đặc biệt là góc ‘Bé là hoạ só”.
Ngoài ra tôi cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu mở và tạo cho trẻ cơ hội
hoạt động khác nhau để cho trẻ tránh không nhàm chán như bột màu, dừa phơi
khô pha màu để trẻ vẽ và trang trí hay nhưng dây leo thắt lại thành vòng tròn,
những chiếc lá xếp hình con cá hay chuồn chuồn, những cánh hoa xếp thành
bươm bướm, vỏ hến, hột me, hạt đậu, giấy báo….
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ: Cho trẻ xếp hình con gà, tôi cho trẻ xem hột, hạt và yêu cầu trẻ gọi
tên chúng và cho trẻ chọn nguyên vật liệu mà trẻ thích, sau đó cô xếp cho trẻ
xem, xong cho trẻ thực hiện, cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ và giúp đỡ
trẻ nào còn lung túng và xếp có sáng tạo. Rồi cho trẻ mang sản phẩm lên, rồi
mời trẻ tự nhận xét: “Ai xếp hình con gà đẹp nhất? Vì sao”. Và tôi nhận xét khen
trẻ kòp thời “con xếp đẹp quá” giúp cho trẻ hứng thú với sản phẩm mình làm ra,
từ đó tự tin khi tạo ra sản phẩm.
Tôi luôn luôn dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi đi dạo ngoài trời tôi để trẻ tự do
khám phá sự vật xung quanh để trẻ có ấn tượng sâu sắc về những gì mà trẻ trông

thấy. Cho trẻ đi tham quan triển lãm tranh, các điêu khắc, làng gốm… tìm hiểu qua
sách tranh ảnh.
Như vậy, những gì mà trẻ trông thấy ngoài cuộc sống thực sẽ giúp trẻ khắc
sâu vào trí óc trẻ và trẻ biết nhiều hơn, với kiến thức phong phú hơn, đầy đủ giúp
trẻ tự tin, mạnh dạn khi vào tiết học bởi trẻ được trải nghiệm từ cuộc sống thực.
Khi tôi xây dựng và thử nghiệm thành công các phương pháp trên tôi không
quên chú trọng đến vấn đề trang trí lớp sao cho trẻ dễ tiếp cận cái mới, thay đổi
bố trí sao cho nó phù hợp với chủ điểm.
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài ra tôi còn tích hợp môn MTXQ: Trò chuyện vềà côïng việc của bố mẹ
Môn Văn học: Thơ cái bát xinh xinh
Môn Âm nhạc: hát “ Cháu yêu bà”ø thì trẻ vẽ chân dung về bà củõa mình
Môn LQVT: So sánh nhà cao, nhà thấp
Hoạt động ngoài trời: Vẽ trên sân ( ông mặt trời, mây,…), dùng que xếp hình.
Tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi: “ Tạo dáng” từ đó trẻ biết hình dáng của sự vật,
giúp trẻ gợi nhớ để tạo ra những hình ảnh đẹp. Kết hợp nghe nhạc giúp trẻ thích
thú khi chơi.
Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học của trẻ, để
phụ huynh phối hợp trong việc dạy con ở nhà, các dung cụ giấy, bút, đất nặn…tuy
nhiên không nên gò ép trẻ. Như vậy thì giúp trẻ tiến bộ hơn trong việc học.
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với những biện pháp và cách làm trên tôi nhận thấy các cháu có sự tiến bộ
hơn, thích thú với môn tạo hình như vẽ, nặn , xé dán….sau một giờ học cháu đều
làm được sản phẩm. Khi thấy tôi xếp bàn là trẻ hỏi: “Xếp bàn làm gì vậy cô” với
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
những lời nói rất hồn nhiên của trẻ. Tôi trả lời: “Cô cho các bạn vẽ” các cháu reo
lên vui mừng, thấy trẻ thích học thì tôi cảm thấy rất vui và sung sướng.
Tuy nhiên bản thân tôi không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và

học luôn có biện pháp giáo dục các cháu phù hợp với từng đối tïng, từng thời
điểm để tạo nhiều phương pháp dạy học mới lạ, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ trong tiết
học, luôn mở rộng vốn từ giúp trẻ mở mang kiến thức. Tôi nhận thấy, nhờ vận
dụng các phương pháp trên các cháu điều phát triển rõ rệt và gây hứng thú khi
học môn Tạo hình so với năm đầu.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Luôn thay đổi hình thức dạy học, đòi hỏi cô giáo dạy các cháu phải chính
xác rõ ràng. Để tạo ra sản phẩm đẹp, đòi hỏi vật liệu để tạo ra sản phẩm đẹp, dễ
sử dụng. Khi dạy trẻ phải nhẫn nại kiên trì. Để làm được như vậy điều đầu tiên
đối với người giáo viên là phải có lòng yêu thương tận t đối với trẻ như câu
“cô giáo như mẹ hiền”, yêu thích công việc.
Qua môn tạo hình giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, muốn làm ra cái đẹp. Tâm lý
của trẻ là thích được khen ngợi.Sưu tầm các tranh ảnh, sách báo…
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Khi lên lớp việc chuẩn bò giáo án thật tốt, có đầu tư, vì giáo án là lý thuyết
là nền tảng vững chắc để giáo viên dựa vào đó mà truyền thụ kiến thức cho trẻ.
Luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm với các chò em đồng nghiệp, dưới sự giúp
đỡ tận tình của BGH và Hiệu phó chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình cho trẻ học tốt Tạo
hình. Mặc dù những việc làm trên đạt một số kết quả khá khả quan, nhưng bản
thân tôi vẫn chưa hài lòng tôi sẽ cố gắng luôn phấn đấu học hỏi, tìm hiểu các
phương pháp tốt hơn để giờ dạy môn Tạo hình ngày càng đạt hiệu quả cao hơn ở
cuối học kì và những năm tiếp theo.
Cuối lời kính mong sự đóng góp của quý cô nhằm giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Xin trân thành biết ơn.
Trường Khánh, ngày 19 tháng 11năm 2009
Nhận xét của BGH Người viết
GV: Đoàn Thò Cẩm Loan Trang 10
Saựng kieỏn kinh nghieọm

ẹoaứn Thũ Caồm Loan
GV: ẹoaứn Thũ Caồm Loan Trang 11

×