Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của công ty TNHH MTV cao su quảng trị giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.25 KB, 71 trang )

́H

U

Ế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

K

IN

H



KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP
ÂAÛI HOÜC

Đ
A

̣I H

O

̣C

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU


CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Loan
Lớp: K45A KHĐT
Niên khóa: 2011 - 2015

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thùy Linh

i


Đ
A
̣C

O

̣I H
H

IN

K

Ế

U


́H



HUẾ, 5/2015

ii


Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, kết
hợp với kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đến nay tôi đã hoàn thành khóa

U

Ế

luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của

́H

công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2012-2014”.



Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn

IN

tâm của bạn bè và người thân.


H

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự quan

K

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng các thầy

O

̣C

giáo, cô giáo trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến

̣I H

thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học qua.

Đ
A

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Nguyễn Thùy Linh,
người đã dành nhiều thời gian công sức trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban,
trực tiếp là phòng Kế hoạch - Đầu tư, phòng Tài chính - Kế toán cùng toàn thể
nhân viên trong công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại Công ty.


i


Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế và thời gian cũng
như kinh nghiệm thực tập nên khóa luận nhất định không thể tránh khỏi sai
sót. Kính mong quý thầy giáo cô giáo bổ sung, góp ý để khóa luận hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

U

Ế

Huế, ngày 16 tháng 5 năm 2015

́H

Sinh viên thực hiện

H



Nguyễn Thị Kim Loan

K

IN

MỤC LỤC


̣C

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

O

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

̣I H

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2

Đ
A

4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4
1.1 Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................................................4
1.1.1 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh............................................................4
1.1.2 Mục đích của việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: ..................................5
1.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh ..............................................................5
1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ..........................................5

ii



1.2 Đặc điểm ngành sản xuất cao su................................................................................5
1.2.1 Khái quát về cây cao su ..........................................................................................5
1.2.2 Đặc điểm của cây cao su ........................................................................................7
1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su ..........................................................................7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..........8
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ......................................................................8
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp....................................................................11

Ế

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ..............................14

U

1.4.1 Chỉ tiêu tổng lợi nhuận .........................................................................................14

́H

1.4.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận......................................................................................15
1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...............................................................15



1.4.4 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...........................................................................16
1.4.5 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi ................................................................................16

H

1.6 Vài nét về tình hình phát triển, sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh Quảng Trị ....20


IN

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU CỦA

K

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ (2012-1014)....................................22
2.1 Tình hình cơ bản của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị..............................22

O

̣C

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ...................................................22

̣I H

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty....................................................................23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công tyTNHH MTV Cao su Quảng Trị ...............................24

Đ
A

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị............27
2.1.5 Tình hình lao động của Công ty ...........................................................................30
2.1.6 Tình hình tài sản, nguồn vốn Công ty ..................................................................32
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cao su của Công ty TNHH MTV Cao su
Quảng Trị.......................................................................................................................35
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................................35

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty .......................39
2.2.3 Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu và thu mua cao su tiểu điền của Công ty ..............46
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả của Công ty ................................................................50
2.3.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................50

iii


2.3.2 Những mặt tồn tại .................................................................................................51
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.....................................................................51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO .....................52
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU QUẢNG TRỊ..................................................................................................52
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị......................52
3.1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................................52

Ế

3.1.2 Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ ...................................................................53

U

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su của Công ty

́H

TNHH MTV Cao su Quảng Trị.....................................................................................53
3.2.1 Biện pháp về mặt tổ chức .....................................................................................53




3.2.2 Biện pháp về quản trị sản xuất kinh doanh ..........................................................53

H

3.2.3 Biện pháp về mặt tài chính ...................................................................................54

IN

3.2.4 Biện pháp về cải tiến kỹ thuật trong công tác sản xuất ........................................54
3.2.5 Biện pháp về đầu tư, mở rộng và khai thác thị trường .........................................55

K

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................56

̣C

3.1 Kết luận....................................................................................................................56

O

3.2 Kiến nghị .................................................................................................................58

Đ
A

̣I H

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60


iv


Ế
U
́H

IN

H

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ABS: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.



ANRPC: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới.



BHXH: Bảo hiểm xã hội.

̣C

O

CBCNV: Cán bộ công nhân viên.


̣I H



K



DN: doanh nghiệp.



DNTN: Doanh nghiệp tư nhân.

Đ
A




ĐVT: đơn vị tính



FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc.



GSO: Tổng Cục thống kê.




HĐKD: Hoạt động kinh doanh.



ISRG: Tổ chức nghiên cứu cao su Quốc tế



KTCB: Kiến thiết cơ bản.



NSLĐ: Năng suất lao động.



PTNT: Phát triển nông thôn.

v


QLNN: Quản lý nhà nước.



SXKD: Sản xuất kinh doanh.




TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.



TSCĐ: Tài sản cố định.



TSLĐ: Tài sản lưu động.



Tr.đ: triệu đồng.



VCSH: Vốn chủ sở hữu.



WB: Ngân hàng thế giới.



WTO: Tổ chức thương mại thế giới.

H




́H

U

Ế



IN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

K

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2012-2014).................................31

̣C

Bảng 2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2012-1014) .................33

O

Bảng 3: Kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2012-2014)..................................35

̣I H

Bảng 4: Doanh thu theo giá bán và khối lượng sản phẩm.............................................36
Bảng 5 : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm (2012-2014) .......39


Đ
A

Bảng 6: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty (2012-2014) ................................41
Bảng 7: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty (2012-2014)........................43
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm (2012-2014) ....................44
Bảng 9: Diện tích kinh doanh, trồng mới và KTCB (2012-2014).................................46
Bảng 10: Diện tích khai thác, năng suất, sản lượng của công ty...................................47
Bảng 11: Tình hình xuất khẩu, thu mua tiểu điền của công ty (2012-2014).................48

vi


Ế
U
́H

H

K

IN

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị ................24

̣C

Sơ đồ 2: Các khâu SXKD của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị......................28


O

Sơ đồ 3: Sơ đồ khâu chế biến của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị ................30

̣I H

Sơ đồ 4: Sơ đồ chuỗi cung tiêu thụ của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị .......49

Đ
A

Biểu đồ 1: Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu ..........................................17
Biểu đồ 2: Sản lượng và năng suất cao su tự nhiên ......................................................19
Biểu đồ 3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu hàng năm ...................................................19
Biểu đồ 4: Kết quả hoạt động sản xuất cao su của công ty ..........................................38

vii


Ế
U
́H

H

K

IN

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Qua quá trình thực tập, nghiên cứu phân tích và đánh giá tại Công ty TNHH

O

̣C

MTV Cao su Quảng Trị, với đề tài: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của

̣I H

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2012-2014”, cùng với việc thu
thập, xử lý số liệu và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty, tôi đã

Đ
A

nhận ra được tầm quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy những mặt khó khăn, hạn chế của công ty để
từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian sắp tới.

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang tiến hành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Đất nước nhằm đưa Đất nước trở thành một nước giàu mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh. Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới WTO thì tạo điều kiện thuận lợi cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp

Ế

trong nước. Các doanh nghiệp muốn hội nhập, tồn tại và phát triển thì cần phải có

U

nguồn nhân lực dồi dào, năng động, sáng tạo, tiếp thu được khoa học kỹ thuật hiện đại

́H

để sản xuất ra nhiều sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ của thị trường thế giới.



Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phương châm, mục tiêu quan trọng của
các doanh nghiệp khi tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất. Một doanh nghiệp

H

muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trước tiên cần phải có một đội ngủ

IN

quản lý đúng đắn, luôn đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp với từng thời điểm

K


để tiêu thụ được nhiều sản phẩm; cần nắm bắt được sự biến động của thị trường trong
nước cũng như trên thế giới để từ đó phát huy, tiếp thu những điểm mạnh, hạn chế

O

̣C

những điểm yếu và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra; Bên cạnh đó, doanh nghiệp

̣I H

cần phải phân tích, xem xét tình hình hoạt động sản xuất của công ty qua các năm,
những tác động ảnh hưởng đến hiệu quả công ty để đưa ra kế hoạch, biện pháp cho các

Đ
A

năm tiếp theo.

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị là một doanh nghiệp Nhà nước trực

thuộc Tập đoàn công nghiệp Việt Nam. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện về mọi mặt của Tập đoàn và cấp ủy Đảng, chính quyền
các cấp trên địa bàn cùng với sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả nhất định ở giai đoạn
2012-2014 như hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm của Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam giao; có đội ngũ cán bộ lâu năm, dày kinh nghiệm; các khâu trồng
mới, tái canh và chế biến luôn thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật; đảm bảo mức


1


lợi nhuận sau thuế đều dương; chi trả tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đầy đủ cho
người lao động.
Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường thế giới, ảnh hưởng của nền kinh tế
Việt Nam cũng như tác động của ngành công nghiệp cao su, công ty đã gặp những khó
khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau: Năng suất,
sản lượng và thị trường tiêu thụ cao su giảm mạnh; dịch bệnh và thiên tai xảy ra trên
các rừng trồng cao su; đồng thời tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cũng như

Ế

hiệu quả sử dụng lao động liên tục giảm sút từ năm 2012 đến 2014.

U

Như vậy, công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Do đó, để nâng cao

́H

hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thì cần phải tìm ra nguyên nhân và các yếu
tố tác động đến hiệu quả sản xuất của công ty để từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết



hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập, tôi đã chọn đề tài

Quảng Trị giai đoạn 2012-1014”.


IN

2. Mục đích nghiên cứu

H

tài “Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH MTV Cao su

K

2.1 Mục tiêu chung

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh để đề ra các

O

̣C

phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH
MTV Cao su Quảng Trị.

̣I H

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đ
A

- Đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.

- Phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su
của Công ty.
3. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu tại trang web của cục thống kê .

2


+ Thu thập số liệu tại Phòng Kế hoạch, phòng Kế toán-Tài chính, phòng Tổ
chức-Lao động, phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su
Quảng Trị
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng để nghiên cứu tính
quy luật của hiện tượng, đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh cao su. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu để phục vụ cho việc thu
thập, phân tích và tổng hợp các thông tin của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý tổng hợp: Tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin có

Ế

liên quan đến phần hiện trạng và rút ra kết luận để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

U

doanh cao su của Công ty.

́H

- Phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh về kết quả và hiệu




quả qua các năm của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích nhân tố: để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su.

IN

số luận văn khác có đề tài liên quan.

H

- Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo số liệu, các công trình nghiên cứu của một

K

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

O

5. Phạm vi nghiên cứu

̣C

cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị.


̣I H

Phạm vi không gian: khóa luận nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị.

Đ
A

Phạm vi thời gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm

2012-2014.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH
MTV Cao su Quảng Trị.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị.

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi (Nguồn: Luật doanh nghiệp 2005).


Ế

Trong nền kinh tế ngày nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được

U

mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm

́H

trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của đơn vị để thực hiện
các mục tiêu đề ra.



Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét
các quan niệm đánh giá hoạt động kinh doanh.

H

- Về mặt định lượng: Hiệu quả HĐKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả

IN

thu được và chi phí bỏ ra để kinh doanh, hiệu quả HĐKD chỉ đạt được khi kết quả cao

K

hơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao, và

ngược lại.

O

̣C

- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng sử dụng

̣I H

các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự kết hợp những yêu cầu và mục tiêu
kinh tế-xã hội phù hợp với phương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh
doanh.

Đ
A

1.1.1 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu

quả sử dụng các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn
lực đó để đạt được mục đích hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, tiềm
lực kinh tế của đất nước, phát triển nhanh, nâng cao mức sống cho người dân trên cơ
sở khai thác hêt năng lực của nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp
nói riêng và của xã hội nói chung.

4



1.1.2 Mục đích của việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Phân tích từng hoạt động của doanh nghiệp như công tác quản lý, công tác chỉ
đạo sản xuất, công tác lao động tiền lương, công tác tài chính.....các bộ phận phối hợp,
liên kết chặt chẽ với nhau để đem lại hiệu quả cao.
Nhằm đánh giá một cách khách quan các chỉ tiêu kinh tế, đồng thời tìm ra
những tồn tại để khắc phục cũng như phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ế

Phân tích hoạt động SXKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản

U

trị hiệu quả.

́H

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để tìm ra những khả năng
tiềm tàng mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý.



Hiệu quả hoạt động SXKD là mục tiêu của DN trong từng thời kỳ kinh doanh.
Nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả kinh

H

doanh của DN.


IN

1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

K

Thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh
từ các bộ phận, phòng ban của DN.

O

̣C

Phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình

̣I H

thực hiện kế hoạch của DN.

Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tiềm năng và khắc phục những tồn

Đ
A

tại yếu kém của quá trình HĐKD.
Phân tích dự báo, phân tích chính sách, rủi ro trên các mặt của DN.
Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh của DN.
1.2 Đặc điểm ngành sản xuất cao su

1.2.1 Khái quát về cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc HojEuphorbiaceae (Họ
Thầu Dầu). Họ Euphorbiacae gồm rất nhiều cây có mủ dưới dạng cây đại mộc, cây bụi
nhỏ và cây cỏ sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Về phương diện thực vật học, họ này
có đặc điểm chung là có hoa đơn tính đồng chu với hoa cái có tâm bì dính nhau thành

5


một bầu noãn có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một noãn, quả khi chín là quả khô, tự động
nứt để tung hạt ra ngoài.
Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại vùng châu thổ sông
Amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia,
Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp....nói chung là ở khu vực vĩ
độ 50 Bắc và Nam. Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt
độ cao và đều quanh năm có mùa khô hạn kéo dài 3-4 tháng, đất thuộc loại đất sét

Ế

tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH= 4,5-5,5 với tầng đất mặt sâu, thoát nước

U

trung bình.

́H

Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên
30m có khi đến 50m, vanh thân có thể đạt được 5-7m, tán lá rộng và sống trên 100




năm. Ở vùng Rio Tapajoz, nơi Wickham thu lượm hạt, cây Hevea bra. Mọc rải rác hay
mọc tập trung từ 4-10 cây ở mỗi nơi, các cây này cách nhau ít nhất là 400m với mật độ

H

là 1 cây cho 5ha. Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là 2n=36.

IN

Cây cao su là một trong 10 loài cây cho mủ cao su trong họ Euphorbiaceae.

K

Cây cao su được các nhà khoa học nghiên cứu rộng khắp thế giới, đặc biệt là
Đông Nam Á. Năm 1891 nó được du nhập vào Việt Nam. Vùng Tây Nguyên, Đông

O

̣C

Nam Bộ và một số vùng duyên hải miền Trung với đất đỏ bazan rất thích hợp để trồng

̣I H

cây cao su.

Sản phẩm từ mủ cao su: sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các


Đ
A

đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh
tốt, ít phát hiện khi cọ xát, dễ sơ luyện....Mủ cao su là nguyên liệu cần thiết trong công
nghệ chế biến ra các sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của con
người như vỏ, ruột xe; các vật dụng thông dụng như ống dẫn nước, giày dép, vải
không thấm nước, y tế, đồ chơi trẻ em; các gối đệm chống xốc như gối đệm cầu, gối
đệm nhà chống động đất.
Sản phẩm từ gỗ cao su: khi cây cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ
cao su là một sản phẩm rất quan trọng, một kinh tế đáng kể. Gỗ cao su dùng làm đồ
nội thất trong gia đình, các sản phẩm ngoài trời, nguyên liệu củi để nấu.

6


Sản phẩm từ dầu hạt cao su: vườn cây cao su trưởng thành (6 - 7 tuổi trở lên)
hàng năm sẽ sản xuất hạt cao su với khối lượng 200 - 300 kg/ha. Hạt cao su dùng để
sơn, đánh vecni, dùng làm phân bón.
1.2.2 Đặc điểm của cây cao su
Cây cao su phát triển tốt ở địa điểm xích đạo hoặc nhiệt đới gần xích đạo, nóng
và ẩm.
Để trồng cây cao su đạt năng suất và hiệu quả kinh tế ta cần có các điều kiện:

Ế

- Điều kiện địa hình:

U


+ Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <50 là tốt nhất.

́H

- Điều kiện sinh thái:

+ Đất đai: do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu, mực nước ngầm sâu >1m.



+ Vùng đất đỏ: hàm lượng hữu cơ cao khoảng 2,6%.

+ Vùng đất phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện

IN

- Điều kiện khí hậu:

H

để thâm canh và chống xói mòn.

K

+ Nhiệt độ: trung bình 220C - 300C (tốt nhất ở 260C - 280C).
+ Lượng mưa: trung bình 2.000mm.

̣C

- Cao su phù hợp đất hơi chua: pH thích hợp là 4,5 - 5,5.


̣I H

O

1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su
Đặc điểm tổ chức cao su tiểu điền: cao su tiểu điền được phát triển theo từng hộ

Đ
A

gia đình tại các địa phương trong vùng. Hộ gia đình được giao đất có thời hạn để tổ
chức sản xuất theo hình thức tự trồng, tự chăm sóc, khai thác; những năm gần đây
được sự tập huấn hướng dẫn công tác kỹ thuật của Ban dự án phát triển cao su tiểu
điền, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị và các chuyên gia cao su
của công ty hỗ trợ nên chất lượng vườn cây ngày càng một tốt hơn.
Các hộ gia đình tự thuê lao động,chăm sóc, khai thác mủ bán cho tư thương, các
tư thương khi mua phân loại mủ sẽ đem bán cho nhà máy chế biến của công ty hoặc
các nhà máy chế biến tư nhân trong khu vực theo giá thị trường.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: Công ty
tổ chức sản xuất theo hình thức giao khoán cho các Nông trường, đội sản xuất và đến

7


từng công nhân (6 nông trường, 24 đội sản xuất), quy mô sản xuất theo từng Nông
trường, diện tích Nông trường lớn nhất trên 1.300 ha, Nông trường nhỏ nhất 250 ha.
Công ty tổ chức giao khoán cho công nhân từ khi bắt đầu trồng mới diện tích từ 5-10
ha tùy theo năng lực lao động của công nhân nhận khoán. Công nhân quản lý, chăm
sóc và sau 7 năm thì đi vào khai thác (gọi là vườn cây cao su kinh doanh), được giao

khoán bình quân diện tích cho một công nhân ít nhất là 2-3 ha để đảm bảo công nhân
cạo mủ bình quân 450-500 cây/ngày. Hằng năm, công ty tổ chức bón phân cho cao su

Ế

theo quy trình, cung cấp vật tư kỹ thuật cho công nhân. Mọi chi phí do công ty trả.

U

Công nhân là người chịu trách nhiệm trực tiếp lô cao su nhận khoán mà công ty đã

́H

giao hằng năm về diện tích, chăm sóc, sản lượng khai thác, hàng tháng của công ty tổ
chức kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Nếu công nhân



vi phạm quy trình kỹ thuật hoặc không đạt sản lượng giao khoán sẽ bị xử lý các hình
thức theo quy định của Công ty.

H

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

IN

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh

K


biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Muốn
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp thì phải xác định được

̣C

các nhân tố tác động kết quả, hiệu quả kinh doanh.

O

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

̣I H

 Nhân tố con người

Đ
A

Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo
thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có hiện đại
đến đâu cũng phảI phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng
máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ
thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao đống sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng
phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán
được tạo cơ sở để nâng coa hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực
tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.


8


 Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân
phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn
kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và
quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là
sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Ế

 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

U

Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

́H

doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp



một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất
lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự
thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là

H


các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình

IN

có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của

K

một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ

̣C

thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ

O

chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

chức đó.

̣I H

từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ

Đ
A

 Nhân tố trình độ kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác, công nghệ chế biến
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng


cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này
tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm,
sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh
của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái
sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không
những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm
sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp

9


nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng
cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su việc đầu tư kiến thiết cơ
bản tốt sẽ đưa lại hiệu quả cao trong khai thác vì vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng
vai trò rất quan trọng. Với đặc điểm sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay, công
nghệ chế biến quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó cho thấy doanh nghiệp kinh
doanh cao su nào có trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến thường có

Ế

lợi thế trong cạnh tranh mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

U

Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

́H


Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị



trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi
kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp
cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật,

H

về người mua, về các đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các

IN

thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong

K

nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của

̣C

Nhà nước và các nước khác có liên quan.

O

Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh

̣I H


tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mối
quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp

Đ
A

nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin đó kịp thời là một
điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin
chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định
phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
 Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thể
tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng. Quan hệ, uy tín của doanh
nghiệp sẽ cho phép mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyền

10


lựa chọn những gì có lợi cho mình. Hơn thế nữa quan hệ và uy tín cho phép doanh
nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá...
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
 Thị trường và giá cả
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Nó là yếu tố quyết định qúa trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị
trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy

Ế

móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và


U

hiệu quả của qúa trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu

́H

của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường



đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc thù thị trường đầu ra của các doanh
nghiệp kinh doanh cao su ở nước ta là các nước phát triển, sản lượng cao su nước ta

IN

biến động giá cả thị trường thế giới.

H

chưa đủ lớn để điều tiết thị trường vì vậy giá cả trong nước phụ thuộc rất nhiều đến

K

 Môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu, mùa vụ

̣C

Kinh doanh cao su là loại hình kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào


O

điều kiện tự nhiên: Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, địa hình, kết cấu đất, thời tiết khí

̣I H

hậu,…vì vậy để kinh doanh cao su các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ điều kiện
tự nhiên của địa phương, cùng với đặc thù sinh trưởng và phát triển của cây cao su với

Đ
A

những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính
sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ
làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính là
nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Môi trường chính trị, pháp luật, chính sách của địa phương, của Nhà nước
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong
những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của
môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng

11


lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật
hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh.
Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng

lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường này nó tác động trực tiép đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi
vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức
kinh doanh ... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của

Ế

doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế... đặc

U

biệt là khi xuất khẩu hàng còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn

́H

ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc



nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô vì vậy hệ thống

H

Pháp luật hoàn thiện là chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt

IN

động.


K

 Cơ sở hạ tầng

̣C

Do đặc thù của kinh doanh cao su là kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi việc đầu tư trên

O

địa bàn khá dàn trải, sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay tránh hư hỏng thất thoát

̣I H

chính vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các doanh nghiệp này hết sức quan trọng
từ đường sá, điện... đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh

Đ
A

của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận
lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trìng độ dân trí cao sẽ có nhiều đIều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm
chi phí kinh doanh,.. và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở
nhiều vùng có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động như
vận chuyển, mua bán hàng hoá,.. doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh
không cao.
 Môi trường quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh

nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các

12


doanh nghiệp. Nước ta đã gia nhập WTO, ASEAN nó là cơ hội cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên điều mà
các doanh nghiệp phải đối đầu đó là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt.
 Các sản phẩm thay thế và giá cả của nguyên liệu tạo ra sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cao
su tổng hợp được xem là một loại sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, nó được tạo
ra từ dầu mỏ và vì vậy những biến động của giá dầu mỏ sẽ làm thay đổi giá thành và

Ế

giá bán ra của cao su tổng hợp trên thị trường thế giới. Khi giá dầu mỏ giảm sẽ làm

U

cho giá thành và giá bán ra của cao su tổng hợp giảm xuống qua đó kích thích mức cầu

́H

về cao su tổng hợp và làm giảm tương ứng mức cầu về cao su thiên nhiên, do đó làm



giảm giá cao su thiên nhiên. Để dự báo về tình hình thị trường của cao su tự nhiên cần
thiết phải làm rõ xu hướng biến động của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong
từng thời kỳ.


H

 Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

IN

Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh

K

nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của

̣C

việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi

O

vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh

̣I H

nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra
sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh

Đ
A

nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với

mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh
nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá thay
thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh
nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị trường trong
từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể.

13


 Đối thủ cạnh tranh
Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh
nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại, mẫu mã... Như

Ế

vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

U

của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực

́H

phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc




nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một
cách tương đối.

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

H

1.4.1 Chỉ tiêu tổng lợi nhuận

IN

 Tổng doanh thu (TR)

K

Là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt

TR   Qi x Pi

O

̣C

động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

̣I H


Trong đó: TR: doanh thu bán hàng
Qi: khối lượng sản phẩm i bán

Đ
A

Pi: giá bán sản phẩm i
 Tổng chi phí (TC)

Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.
TC = FC + VC
Trong đó: FC: chi phí cố định
VC: chi phí biến đổi
 Lợi nhuận (  )
Tổng lợi nhuận  Tổng doanh thu  Tổng chi phí
Pi = TR – TC

14


Tổng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả
kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở để tính toán các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả DN.
Là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng,
nâng cao đời sống, góp phần vào ngân sách của Nhà nước.
1.4.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí
I  TC 



TC

́H

U

Ế

I
Trong đó: TC là lợi nhuận/chi phí
Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu






TR

H

I  TR 

IN

I
Trong đó: TR là lợi nhuận/doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêu đồng
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh

̣C



K

lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
VKD

̣I H

O

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
Trong đó: VKD: vốn kinh doanh.

Đ
A

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
HS 


TR
VC §

Trong đó: HS là hiệu suất sử dụng vốn cố định.
VCĐ là vốn cố định bình quân.

15


×