Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.64 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU VIỆT HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU VIỆT HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

Hà Nội 2009



MỤC LỤC
Chƣơng 1
1.1
1.2
1.3
Chƣơng 2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
Chƣơng 3
3.1

Lời nói đầu
Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn
thông thƣờng
Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thường, quản lý
chất thải rắn thông thường
Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường
Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý chất thải rắn thông
thường
Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Các quy định đối với các chủ thể phát sinh chất thải rắn thông
thường
Các quy định về thu gom chất thải rắn thông thường
Các quy định về vận chuyển chất thải rắn thông thường

Các quy định đối về lưu giữ chất thải rắn thông thường
Các quy định về chủ thể xử lý chất thải rắn thông thường
Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản
lý chất thải rắn thông thường
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp
luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Cơ sở để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải rắn thông thường

1
5
5
19
27
36
36
48
55
60
62
68
71
71

3.1

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường

85


3.2

Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý
chất thải rắn thông thường
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

94
99
101


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới
đã đạt được những thành công lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều
vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về môi trường sống. Kinh tế
càng phát triển thì vấn đề về môi trường càng đặt ra cấp bách. Môi trường là
vấn đề quan trọng không chỉ với một ngành, một nghề, không chỉ đối với
một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Hiện tượng nhiệt độ trái đất
ngày càng nóng lên, băng ở hai đầu cực đang tan dần, lỗ thủng tầng Ozon
ngày càng to ra….đang là mối lo ngại đối với sự tồn tại của loài người. Đã
qua rồi thời kỳ phát triển bằng mọi giá, mà phải gắn phát triển với bảo vệ
môi trường. Nguyên lý phát triển trong thời đại hiện nay là phát triển bền
vững.
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết
với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát
triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra
trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường.

Hiện nay, với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao
đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Theo Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp, vì vậy
trong giai đoạn hiện nay cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhưng cũng do vậy khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh thì chất thải, chất
thải rắn thông thường ngày càng nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống của con người. Xuất phát từ tầm quan trong của chất thải, nhất là chất
thải rắn thông thường, vấn để quản lý khai thác nó như thế nào để chất thải
trở thành nguồn tài nguyên phục vụ cho đời sống con người là vấn đề hết
1


sức cần thiết. Hiện nay, các hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường
còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các
chủ thể trong quá trính quản lý . Vì thế việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải rắn thông thường là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
ở Việt Nam. Chính vì các nguyên nhân trên nên tôi quyết định lựa chọn đề
tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt Nam” làm
luật văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số Luận án Tiến sĩ về quản lý chất thải:
Nguyễn Văn Phương, Pháp luật môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu
năm 2007; Vũ Thị Duyên Thuỷ, Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoà Bình, Điều tra, đánh giá tình
hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp quản lý có hiệu quả năm 2004. Bên cạnh đó còn có khoá luận tốt
nghiệp của các sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội: Phạm Thị Liễu,
Đánh giá các quy định của pháp luật về quản lý chất thải năm 2008. Ngoài
ra các nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên

ngành. Có thể kể đến một số bài viết như: Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù
hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp tháng 11 năm 2002; TS. Nguyễn Văn Phương, Khái niệm chất
thải và quy định về xuất nhập khẩu chất thải của Cộng hoà liên bang Đức
trong cuốn “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” do nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2008; TS. Nguyễn Văn Phương, Chất
thải và quy định quản lý chất thải, được đăng trên tạp chí Luật học Số 4 năm
2003; TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề về khái niệm chất thải, được

2


đăng trên tạp chí Luật học Số 10 năm 2006… Nhưng những bài viết này mới
chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp luật
quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải nguy hại nói riêng còn hầu như
không đi sâu nghiên cứu vần đề về quản lý chất thải rắn thông thường. Vì
vậy, với đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt
Nam” tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn
thông thường tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về quản lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải
rắn thông thường; nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác
động đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực
hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh,
các vi pham pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề

xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật
về quản lý chất thải rắn thông thường.
* Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về quản lý chất thải là một phạm trù nghiên cứu rộng, vì vậy
Luân văn không thể nghiên cứu hoạt động quản lý của tất cả các loại chất
thải hiện nay, cũng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của

3


quản lý chất thải mà chủ yếu đề cấp đến các vấn đề pháp lý liên quan đến
quản lý chất thải rắn thông thường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương
pháp khảo sát thực tiễn và đánh giá, phương pháp phân tích…
5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học. Một số
kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ
chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về quản lý chất
thải nói chung và pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường nói riêng.
6. Nội dung của luận văn:
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn
thông thường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn
thông thường.


4


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG
1.1. Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thƣờng, quản lý
chất thải rắn thông thƣờng
1.1.1. Khái niệm chất thải
Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất mà con người
bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại
trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều
tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. Chất thải,
CTRTT là vấn đề quan trọng trong cuộc sống ngày nay vì vậy chúng ta cần
phải nghiên cứu và tìm hiểu để từ đó biết cách để quản lý, phân loại, và tận
dụng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi không
tuân thủ quy trình xả, thải theo quy định của pháp luật.
Dưới giác độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không
còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau.
Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì
được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thì gọi là rác thải; Chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu
trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình
sử dụng nước thì gọi là nước thải… [14, tr. 8].
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là
rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm
này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn
và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại [14, tr.8].
5



Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt – Anh định nghĩa “Chất thải
(waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra
nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ” [15].
Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi
trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel
định nghĩa: “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý
định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật quốc gia”. Theo
đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc một đồ vật đó có bị chủ
sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ” hay không [14, tr.
9].
Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết
chính trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của
EU về vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định
nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục
phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ”.
Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được
tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [14, tr.
10].
Theo Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo
xử lý các chất thải phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ
sung ngày 25/8/1998 của CHLB Đức: “Chất thải là tất cả các động sản thuộc
Phụ lục I của luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốn từ bỏ hoặc bắt buộc
phải từ bỏ. Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa
vụ thực hiện các biện pháp tái chế. Trong trường hợp không tái chế được thì
chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý”. Theo định nghĩa này, chỉ có động sản mới có
6



thể trở thành chất thải, bất động sản không thể trở thành chất thải. Một động
sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá động
sản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không [14, tr. 11].
Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác
định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, cả hai luật
này đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất nào vào
trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào Phụ
lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở hữu
thải bỏ thì sẽ được xác định như thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật
cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi
chung ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định
các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ
thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp
luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh
trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dang khác nhau: Khí,
lỏng, rắn…
Quan niệm về chất thải còn được xem xét trên khía cạnh kinh tế. Theo
quan điểm chung thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi
trường; làm cho môi trường suy thoái, hoặc gây ra sự cố môi trường. Nguồn
gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử
dụng và thải bỏ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu hiện tại không muốn sử dụng và
thải bỏ có thể vì nhiều lý do khác nhau như công nghệ, sở thích, nhu
cầu.v.v.. Việc thải bỏ bao gồm từ thu gom, xử lý cho đến chôn lấp an toàn
chất thải đều có ý nghĩa là cá nhân hay xã hội phải bỏ ra một khoản chi phí
nhất định. Việc ít thải bỏ chất thải cũng có nghĩa là nguyên vật liệu, năng
lượng … được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày càng

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 301
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC

2. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về
quản lý chất thải rắn, Hà Nội
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Hà Nội
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về
hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2005, Hà Nội
5. Quốc hội (1993), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội
6. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

7. Quỳnh Anh (2008), Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp
tối ưu cho môi trường, Hà Nội mới số tháng 3/2008
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường
toàn quốc năm 2005 - Phần tổng quan
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường
Việt Nam năm 2004 – Chất thải rắn
10.C.Mác, Ph.Ăng-ghen toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1994
11.Đức Trường, Quản lý chất thải và chất lượng môi trường, Hà Nội mới
11/6/2008

8



12. Dương Thị Thơ, Tô Kim Oanh(2003), Báo cáo nghiên cứu tổng
quan, Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ
môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi
trường cho cộng đồng, Hà Nội mới 12/2003
13.Khánh Khoa (2009), Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 80%, Hà Nội mới
7/2009
14.Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động
nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học
15.Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải,
tạp chí Luật học số 10/2006
16.Nguyễn Văn Phương(2003), Chất thải và quy định về quản lý chất
thải, Tạp chí Luật học số 4/2003
17.Số liệu quan trắc của CEETIA
18.Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Phòng Tài
nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo về công tác quản lý chất thải
rắn tại thành phố Hải Phòng 2004
19.Thiên Tâm (2009), Cần phải hoàn thiện văn bản pháp luật BVMT,
Tạp chí Công nghiệp 3/2009
20.Tổng cục Thống kê(2008), Dân số và mật độ dân số năm 2008 phân
theo địa phương
21.Tổng cục Thống kê(2008), Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động
trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2008 phân theo vùng
22.TS. Phạm Sỹ Liêm(2007), Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, Tóm
lược tham luận tại Hội nghị xây dựng Châu Á lần thứ 4 tổ chức tại
Đài Bắc từ 26-28/6/2007

9



23.TS. Nguyễn Danh Sơn (2007), Sử dụng chất thải trong quá trình phát
triển kinh tế ở Việt Nam, Hội nghị Môi trường toàn quốc 2005, Tài
liệu Hội nghị
24.Vũ Thị Duyên Thuỷ (2009), Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại,
Luận án Tiến sỹ Luật học
CÁC TÀI LIỆU TỪ TRANG WEBSITE

25.Chất thải nguy hại trộn lẫn rác thường- Hiểm hoạ, Người lao động
9/2008; />26. Chất thải rắn ở đô thị: SOS(2006), Hà nội mới 2/2006;
8 2 06.htm
27. Chiến lược quản lý chất thải rắn của Thuỵ Điển;
/>_pham_dien_tu/MagazineName.2004-0601.4343/2006/2006_00023/MItem.2006-12-07.5833/MArticle.200612-18.2303
28. Công nghệ thông tin giám sát xe chở chất thải, Vietnamnet 8/2009;
/>29. Đỗ Minh (2008), “Bội thực” vì nguồn chất thải ở Hà Nội;
/>30. Hải Châu(2008), Nhiều nơi thưởng cho dân bắt ôtô đổ trộm phế thải;
/>_phe_thai-1-55153.html
31.Hạn chế sử dụng túi nylon, Muộn còn hơn không;
/>
10


32. Huỳnh Hải, Long An đình chỉ hoạt động 10 doanh nghiệp vi phạm
môi trường; />33.Kiên Cường (2008), 75% chất thải vệ sinh đổ bậy ra môi trường Sài
Gòn;
/>_sai_gon-1-44724.html
34. Mức độ thực hiện các công nghệ than thiện môi trường ở Việt Nam
còn thấp;
/>l&_schema=PORTAL&pers_id=408481&item_id=439194&p_details
=1

35.Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng hoạt động;
/>36.Nhân dân Quận 6 tích cực tham gia ngày hội tái chế chất thải lần
2/2009;
/>aspx?news_id=3658
37. Những bài học quản lý đô thị ở Singapore; />38.Phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn ở Biên Hoà ,
VietNam.Net ngày 04/7/2009
39. Phan Võ Thu Phong (2008), Biến rác thải thành tiền, Nhân dân
6/2008; />40. Quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, Báo Vĩnh
Phúc 6/2009;

11


/>d=30606&cn_id=346717
41. Sản xuất sạch hơn giảm được từ 20% - 30% lượng chất thải, Người
lao động 8/2004;
/>42.Thiên Chương (2008), Xử lý rác là bài toán khó ởTPHCM:
/>43.TP HCM: Vận chuyển chất thải nguy hại bằng đường riêng , Việt báo
ngày 24/6/2007; />44.TP HCM: Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ 17 gìơ đến 19giờ, Sài
Gòn giải phóng ngày 11/2007;
/>000006917&idParent=00000000000000002369&idCap=1
45. Từ hôm nay(21/7/2008): Phát hiện đổ bậy phế thải sẽ được thưởng,
An ninh thủ đô 7/2008;
/>_phe_thai_se_duoc_thuong-1-46131.html
46. Việt báo (2005), Quản lý chất thải rắn đô thị, bài toán nan giải;
/>47.Việt báo, Nhà máy xử lý chất thải
/>%C3%BD_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i/
48.Vinh Giang (2008), Biến chất thải

thành tiền;


/>
12


49. Xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin;
/>_pham_dien_tu/MagazineName.2004

13



×