Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông trần phú, thnahf phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.35 KB, 14 trang )

KHOA SƯPHẠM

TRẦN THỊ THANH MAI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRẦN PHÚ,
THÀNH PHỐVĨ NH YÊN, TỈ NH VĨ NH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giaó dục
Mã số: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích

Hà Nội – 2008
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng dạy học luôn là mục tiêu của quá trình Giáo dục - Đào tạo ở
các nhà trường trong hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay ở nước ta
là đảm bảo nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng
IX đã xác định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý Giáo
dục và Đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”. Nâng
cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong quá trình phát triển nhà trường phổ thông. Với mục tiêu chuẩn bị cho
học sinh những tri thức và kĩ năng về khoa học xã hội - nhân văn, toán học,
khoa học tự nhiên, kĩ thuật để họ có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học tiếp


theo, nhà trường phổ thông chú trọng phát triển cho học sinh phẩm chất và
năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.
Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học, giáo dục trung học phổ thông
đang thực hiện đổi mới từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình
thức kiểm tra đánh giá và hình thức tổ chức dạy học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá
VIII (12 - 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể
hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4 1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình

2


cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Sự nghiệp đổi mới
giáo dục trong những năm gần đây đã tập trung mọi cố gắng vào đổi mới
chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây có thể
được coi là một cuộc "cách mạng" từ quan niệm, nhận thức, tư duy đến hành
động. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý hoạt
động dạy học, cũng phải có những chuyển biến thích hợp.
Đánh giá về tình hình đổi mới giáo dục những năm qua, văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu
kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng,
năng lực thực hành của học sinh còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và
học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp… Công tác quản lý quá trình
dạy học, giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và có nhiều bất cập” [14, tr.170].
Điều đó cho thấy sự lúng túng trong tìm kiếm biện pháp quản lý, sự chậm

chạp trong thay đổi nhận thức và tư duy giáo dục đã làm cho công tác quản lý
nhà trường nhiều năm qua bộc lộ một số hạn chế, trong đó quan trọng nhất là
chưa có những biện pháp hữu hiệu để thay đổi thật sự một lối học, lối dạy thụ
động đã thành nếp quen.
Là một cán bộ quản lý cấp cơ sở, được đào tạo nâng cao, tôi càng nhận thức
rõ việc kiện toàn công tác quản lý nhà trường, nhất là quản lý hoạt động dạy học, là
hết sức quan trọng và thật sự cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu thực tế quản lý ở cơ sở
để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc lý luận quản lý và tìm ra những biện pháp quản
lý hữu hiệu trong công tác dạy và học ở nhà trường phổ thông là một việc làm có ý
nghĩa thiết thực, đáp ứng yêu cầu của tình hình quản lý nhà trường hiện nay.
Trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hơn
60 năm tồn tại và phát triển, đến nay đã có sự ổn định cả về cơ sở vật chất, đội
ngũ, nền nếp dạy và học. Nhà trường được địa phương tín nhiệm, được quan
tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người. Đội ngũ
lãnh đạo nhìn chung là mạnh, năng động, sáng tạo trong điều hành quản lý đã

3


bảo đảm cho nhà trường ở thế đi lên vững chắc trong tương quan với các
trường THPT trong địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên, cũng như tình hình quản lý
nhà trường nói chung, công tác quản lý của trường THPT Trần Phú chưa tìm
được những biện pháp thật thiết thực nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổi
mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học đối với cả đội ngũ giáo viên
và học sinh. Thực trạng quản lý ở trường THPT Trần Phú vì thế có thể coi
như tiêu biểu cho thực trạng quản lý nhà trường ở tỉnh Vĩnh Phúc, cả về điểm
mạnh và những gì chưa mạnh.
Với mong muốn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy
học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú sẽ tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu của công tác quản lý nhà trường nói chung, từ đó tìm ra nguyên

nhân và những biện pháp thích hợp không chỉ đối với trường Trung học phổ
thông Trần Phú, nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc” để nghiên cứu. Tôi mong muốn xác định được những biện pháp có tính
tổng thể để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung
học phổ thông. Làm tốt đề tài này cũng sẽ góp phần tạo ra mô hình quản lý
chung hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng công
tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, đáp ứng yêu cầu cải cách chương trình và đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú và các trường
Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn dự kiến triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu dưới đây:

4


- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học nói
chung và trong trường THPT nói riêng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và hiệu quả quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;
phân tích những điểm mạnh, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của
những hạn chế trong công tác này.
- Xác định một số biện pháp khả thi cho công tác quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu: Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Để bảo đảm tính khả thi, đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt
động dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2005 đến nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công
tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục THPT và đẩy mạnh sự phát triển của ngành GD&ĐT
Vĩnh Phúc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT Trần Phú nói riêng nhưng cũng có thể khái quát ở mức
độ nhất định cho các trường THPT địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúcđể chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT hiện nay. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT Trần Phú cũng có thể ứng
dụng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Chính vì trường THPT Trần

5


Phú đã được xác định là trường chất lượng cao, cho nên các vấn đề nghiên cứu
về nhà trường càng thể hiện rõ thực tiễn giáo dục THPT hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà
nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý hoạt động dạy học

trong trường THPT; tham khảo, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định khung lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu; Dự giờ,
khảo sát thực tế và xác định tính khả thi của biện pháp ở trường THPT Trần Phú.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ quản lý.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học và nâng cao
chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện
pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường
luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt
lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W.Taylor (1911), G.Mayor,

P.Druckev...
Nhiều nhà sư phạm trong nước như: Hà Thế Ngữ (1991), Hồ Ngọc Đại,
Đặng Vũ Hoạt (1988), Trần Kiều (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Văn
Lê (1996)... đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai
trò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy
học; Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức dạy học trên lớp, bản chất và
mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và
người học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học.
Gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều nhà giáo dục học,
tâm lý học như Phạm Viết Vượng (2000), Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn
Văn Đản... đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với đời sống
thực tiễn sản xuất, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; Những nghiên cứu công
phu của các tác giả như Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo (2004), Nguyễn
Thị Mỹ Lộc (2003), Nguyễn Công Bằng, Cao Duy Bình… đều tập trung
nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.

7


Nhiều cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trong cả nước cũng
đã đầu tư nghiên cứu về các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng dạy học, chẳng hạn như luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý
giáo dục của các tác giả: Đỗ Thị Minh với đề tài: “Các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên tỉnh
Bắc Giang” (2005); Trần Thị Lụa với đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt
động dạy và học theo yêu cầu đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các trường
THPT huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ”(2006); Nguyễn Thị Kim

Chung với đề tài: “Các biện pháp quản lý quá trình dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục ở các trường THPT Thành phố Hải phòng” (2006).
Luận văn của các tác giả hầu hết đã nêu lên những biện pháp quản lý của
Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông, trong đó có các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học. Đó là những công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn,
phù hợp với việc thực hiện chức trách của Hiệu trưởng, đồng thời giúp các
cán bộ quản lý nhà trường nói chung và Hiệu trưởng các trường Trung học
phổ thông tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng
dạy học ở các trường THPT cũng đã được quan tâm nghiên cứu, song việc triển
khai chưa thật hiệu quả. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tác giả muốn dựa
vào cơ sở lý luận của công tác quản lý, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT Trần Phú tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm góp phần thực hiện đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu phân ban hiện nay.
Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học cần nhiều yếu tố tác động, trong đó
hoạt động quản lý, chỉ đạo chuyên môn là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong
suốt quá trình dạy học. Nhân tố quyết định đến chất lượng dạy học chính là đội
ngũ giáo viên; kết quả học tập của học sinh cơ bản phụ thuộc vào kiến thức và
năng lực sư phạm của tập thể đội ngũ giáo viên. Người quản lý phải biết tổ

8


chức, chỉ đạo chặt chẽ, sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý để tạo động lực
thúc đẩy người thầy say mê, yêu nghề, yên tâm công tác, phát huy khả năng
của mình và cống hiến nhiều nhất cho công tác giảng dạy và giáo dục.
Sau đây là phần trình bày tóm tắt những khái niệm cơ bản làm khung lý
luận của đề tài.
1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu
cầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại. Có nhiều quan điểm
khác nhau về quản lý:
Tác giả của “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý, Frederik Winslon Taylo
(1856 - 1915), người Mỹ đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý
là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải
quản lý chặt chẽ”; "Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm và
sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Có thể dẫn ra một vài quan niệm khác nữa về quản lý như sau: "Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
(chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), kiểm tra" [9, tr. 01].
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục năm 1998
thì: “Quản lý là tổ chức và điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá
trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định” [24, tr. 29].
Như vậy, quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kỳ trình độ phát triển
nào. Bản chất của quản lý là một loại lao động, xã hội càng phát triển, các loại
hình lao động càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu suất lao động. Dù quản lý được

9


quan niệm thế nào chăng nữa, về tổng quan có thể khái quát: quản lý là sự tác
động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra.
Quản lý có bốn chức năng cơ bản, đó là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,

kiểm tra. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các chức năng quản lý
KÕ ho¹ch
hãa

Tæ chøc

Qu¶n lý

ChØ ®¹o

KiÓm tra
Chức năng của quản lý được diễn đạt theo nhiều cách:
- “Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải
thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra” [31, tr. 141].
- “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý thông qua đó chủ
thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định” [27, tr. 58].
Các chức năng cơ bản của quản lý gắn kết với nhau, chi phối lẫn nhau tạo
thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển xã hội. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý giáo dục, ở
đây chúng ta chỉ đề cập đến khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý
một hệ thống giáo dục chung mà hạt nhân là hệ thống các trường học.

10



Hầu hết các tác giả nước ngoài đã thống nhất quan điểm cơ bản về quản
lý giáo dục. Theo M.I.Kondakop: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện
pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan
trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống cả về số
lượng lẫn chất lượng" [48, tr. 17].
P.V. Khuđôminxki cũng khẳng định: "Quản lý giáo dục là tác động có
hệ thống, có kế hoạch , có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà
trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ
trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ" [23, tr. 50].
Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan
tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý
tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt
tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [15, tr. 50].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục
đạt được kết quả mong muốn”.
Các định nghĩa về quản lý giáo dục nêu trên tuy có những cách diễn đạt
khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung về quản lý giáo dục đó là quá
trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý,
phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Đó
thực chất là những tác động trực tiếp đến nhà trường giúp nhà trường tổ chức một
cách khoa học, có kế hoạch cho quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Nhà trường là tổ chức cơ sở của các cấp quản lý giáo dục, cho nên
quản lý nhà trường là nội dung quan trọng của quản lý giáo dục. Tại khoản 2,
điều 48, Luật giáo dục 2005 đã khẳng định: “Nhà trường trong hệ thống giáo

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam
hướng tới tương tai vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn
Quang Kính - Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực
quản lý Nhà trường. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý
nhà trường. Tập bài giảng lớp Cao học QLGD, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. (Ban
hành kèm theo quyết định số 0712007QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, SGK lớp 10 THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị nhiệm vụ năm học ( từ năm học 20052006 đến năm học 2008- 2009).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 49/TT-GD ngày 29/11/1979 của
Bộ Giáo dục quy định chế độ công tác của Giáo viên trường Phổ thông.
8. Nguyễn Hữu Chí (2004), Đổi mới chương trình THPT và những yêu cầu
đổi mới công tác quản lý của hiệu trưởng. Tạp chí GD số 98, tr. 9-12.
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản
lý. Tập bài giảng lớp Cao học QLGD, Hà Nội.
10. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010. (Ban hành kèm theo quyết định số 201-2001/QĐ-TTg
ngày 28/12/2001của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính (2007), Đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng
lớp Cao học QLGD, Hà Nội.

12



12. Chỉ thị 401CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư về Nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
13. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học. Nxb
Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH
Trương ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

16. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo
dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2007), Lí luận dạy học hiện đại. Tập bài
giảng lớp Cao học QLGD, Hà Nội.
19. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại- Lí luận biện pháp kĩ thuật.
Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Đại cương về quản lý giáo dục. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
22. M.Y. Kônđakôp (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục.
Trường CBQLGD Trung ương, Hà Nội.
23. P.V.Khudo Minxky (1982), Về công tác hiệu trưởng. Trường
CBQLGD Trung ương Hà Nội.
24. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.


13


25. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội .
26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục,
Tập bài giảng SĐH. Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản
lý giáo dục. Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục.
Nxb Chính trị Quốc gia.
29. Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện NQ
TW2 khóa VIII về GD&ĐT.

30. Ngô Quang Sơn (2008), Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.
Tập bài giảng lớp Cao học QLGD, Hà Nội.
31. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên) (2000), Giáo trình khoa học quản lý. Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
32. Trƣờng THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết
năm học (từ năm học 2002-2003 đến năm học 2007-2008).
33. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Đề án phát triển GD&ĐT tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006-2010.
34. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

14



×