Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cán bộ hội nông dân việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.82 KB, 11 trang )

Đại học quốc gia hà Nội
Khoa s- phạm
---------------

Nguyễn thị loan

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
tr-ờng cán bộ hội nông dân việt nam
trong giai đoạn hiện nay

Đề c-ơng luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành: Quản Lý Giáo dục
Mã số:

60 14 05

Hà Nội 2008


Đại học quốc gia hà Nội
Khoa s- phạm
---------------

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
tr-ờng cán bộ hội nông dân việt nam
trong giai đoạn hiện nay

Đề c-ơng luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành: Quản Lý Giáo dục


Mã số:

60 14 05

Học viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp 1, K6, Cao học Quản lý Giáo dục
Giảng viên h-ớng dẫn: PGS.TS Đặng Xuân Hải

Hà Nội - 2008


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định
t-ơng lai của mỗi ng-ời và của cả xã hội. Từ xa x-a đã có nhiều quan điểm, tt-ởng khẳng định vai trò của giáo dục đối với mỗi con ng-ời và đối với xã hội.
Giáo dục đ-ợc coi là một trong những nhân tố quan trọng xây dựng xã hội an
lạc, phú c-ờng.
Nhân loại đã b-ớc sang thế kỷ XXI và đang ở thiên niên kỷ thứ 8. Đây là
thời kỳ mà cuộc cách mạng khoa học-công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những
b-ớc tiến nhảy vọt, đ-a thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ
nguyên thông tin và kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực,
làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Tr-ớc đây, khoa học-kỹ thuật liên quan chủ yếu tới yếu tố năng l-ợng và vật
chất, thì ngày nay lại tập trung chủ yếu vào yếu tố thời gian, không gian và tri
thức con ng-ời. Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của
giáo dục trong việc duy trì và phát triển nguồn cung cấp các tài sản trí tuệ.
Nhận thức đ-ợc tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục, nên Đảng và Nhà
n-ớc ta đã có nhiều chủ tr-ơng, chính sách đúng đắn để phát triển giáo dục.
Quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu được đề ra trong Đại hội Đảng
khóa VIII, đ-ợc ghi vào Hiến pháp 1992 (Điều 35). Nội dung của quan điểm

Giáo dục là quốc sách hàng đầu đã thể hiện: giáo dục là nhân tố cơ bản quyết
định sự phát triển nhanh và bền vững của đất n-ớc, giáo dục là bộ phận quan
trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đối với từng địa ph-ơng,
từng khu vực và cả n-ớc, phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tếxã hội.
Hiện nay, trên đất n-ớc ta, sự nghiệp đổi mới tiếp tục đ-ợc phát triển cả
chiều rộng lẫn chiều sâu; công cuộc CNH-HĐH đất n-ớc đ-ợc đẩy mạnh nhằm
thực hiện mục tiêu chiến l-ợc đ-a n-ớc ta cơ bản trở thành một n-ớc công
nghiệp theo h-ớng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó,


công tác đào tạo, bồi d-ỡng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) của Đảng, trong đó cán bộ
các đoàn thể nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những khâu có
ý nghĩa quyết định. Lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo phong trào quần chúng, đ-a
chủ tr-ơng, chính sách của Đảng đến với quần chúng, Đảng không những phải
đào tạo, bồi đ-ỡng ĐNCB làm công tác Đảng, công tác chính quyền, còn phải
đào tạo, bồi d-ỡng ĐNCB làm tốt công tác vận động quần chúng và chất l-ợng
ĐNCB là yếu tố quyết định chất l-ợng, hiệu quả công tác vận động nông dân.
Với t- cách là một Tr-ờng của một đoàn thể chính trị-xã hội, Tr-ờng Cán bộ
Hội Nông dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi d-ỡng đội ngũ
cán bộ Hội các cấp từ T.Ư đến cơ sở đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn và
năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
Tr-ớc yêu cầu nâng cao chất l-ợng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNHHĐH đất n-ớc, đặc biệt là sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, công
tác đào tạo, bồi d-ỡng cán bộ của Tr-ờng còn nhiều bất cập. Để đạt đ-ợc mục
tiêu đào tạo, bồi d-ỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có trình độ, có năng lực thực
hành, kỹ năng hoạt động thực tiễn, tự chủ, năng động, sáng tạo phục vụ cho
sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thì tr-ớc hết Tr-ờng Cán bộ Hội
Nông dân Việt Nam cần nâng cao chất l-ợng đào tạo, bồi d-ỡng cán bộ.
Trong bất cứ Tr-ờng đại học, cao đẳng hay Tr-ờng cán bộ nào thì đội ngũ
giảng viên đóng vai trò quan trọng và quyết định đến quy mô và chất l-ợng đào
tạo, bồi d-ỡng; là đội ngũ giữ vai trò chủ đạo trong việc đào tạo, bồi d-ỡng

nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực, có tay nghề cho xã hội. Sau nhiều năm
xây dựng và tr-ởng thành, Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đã có b-ớc
phát triển đáng kể, đội ngũ giảng viên của Tr-ờng ngày một tăng lên cả về số
l-ợng và chất l-ợng, công tác phát triển đội ngũ này có nhiều b-ớc tiến đáng
kể, đời sống vật chất và tinh thần của giảng viên ngày một cải thiện, nhờ đó đã
góp phần mở rộng quy mô, nâng cao chất l-ợng. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề
phát triển đội ngũ giảng viên so với yêu cầu phát triển của Tr-ờng trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế còn


nhiều bất cập: Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số l-ợng và trình độ, chất l-ợng
ch-a cao, công tác phát triển đội ngũ giảng viên ch-a đ-ợc quan tâm đúng mức.
Chính từ nhận thức đó, là một cán bộ quản lý cấp phòng, trực làm nhiệm
vụ xây dựng, triển khai các kế hoạch đào tạo, bồi d-ỡng của Tr-ờng, tôi luôn
trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp khả thi để tham m-u cho Ban Giám hiệu
giải quyết vấn đề này. Vì vậy, tôi chọn Đề tài: Các biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay làm luận văn tốt nghiệp cho mình với mong muốn góp phần nâng cao chất
l-ợng đội ngũ giảng viên và chất l-ợng đào tạo, bồi d-ỡng của Tr-ờng cán bộ
Hội Nông dân Việt Nam nói riêng và các Tr-ờng bồi d-ỡng cán bộ nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giảng viên của
Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, đề xuất các biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Tr-ờng trong giai đoạn
hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
3.2. Nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Tr-ờng
Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.
3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Tr-ờng Cán bộ Hội

Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên của Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam
4.2. Đối t-ợng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân
Việt Nam.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
- Nhóm ph-ơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
phân loại


- Nhóm ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn,
ph-ơng pháp xin ý kiến chuyên gia, ph-ơng pháp phỏng vấn, ph-ơng pháp
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
- Ngoài ra còn sử dụng các ph-ơng pháp xử lý số liệu thống kê để hỗ trợ,
bổ sung việc xử lý kết quả.
6. Giả thuyết khoa học
Đ-a ra đ-ợc các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Tr-ờng Cán
bộ Hội Nông dân Việt Nam phù hợp, khả thi góp phần mở rộng quy mô, nâng
cao chất l-ợng đào tạo, bồi d-ỡng của Tr-ờng.
7. Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả chỉ tập trung đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của Tr-ờng
Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam từ 2003-2008 và công tác phát triển đội ngũ
giảng viên của Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam từ khi thành lập đến
nay.
8. Đóng góp của Đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Tổng quan đ-ợc một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác phát triển đội
ngũ giảng viên của Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.

8.2. Về mặt thực tiễn
Đánh giá đ-ợc thực trạng đội ngũ giảng viên của Tr-ờng Cán bộ Hội
Nông dân Việt Nam; Đề xuất các biện pháp mang tính hiện thực và khả thi
nhằm phát triển đội ngũ giảng viên tại Tr-ờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam
nói riêng và Tr-ờng bồi d-ỡng cán bộ nói chung.
9. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụ
lục; luận văn dự kiến đ-ợc trình bày làm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên
Ch-ơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên Tr-ờng Cán
bộ Hội Nông dân Việt Nam


Ch-¬ng 3: C¸c biÖn ph¸p ph¸t triÓn ®éi ngò gi¶ng viªn Tr-êng C¸n bé
Héi N«ng d©n ViÖt Nam trong giai ®o¹n hiÖn nay


Ch-ơng 1:
cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Đội ngũ giảng viên
1.1.1.1. Giảng viên
Theo Luật Giáo dục năm 2005 thì giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ
giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các tr-ờng cao đẳng, đại học và sau
đại học.
Giảng viên (nhà giáo) là nhân tố ảnh h-ởng chính và quyết định đến chất
l-ợng của giáo dục. Lao động của họ tạo ra sản phẩm là con ng-ời đ-ợc giáo
dục, đào tạo về kiến thức cơ bản, có chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng lao
động đáp ứng nhu cầu của kinh tế-xã hội. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa hội
nhập của đất n-ớc ta hiện nay, lao động của nhà giáo trực tiếp đáp ứng nhu cầu

về nguồn nhân lực, nhân tài cho đất n-ớc. Lao động của nhà giáo đồng thời hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất n-ớc. Với nguồn nhân lực hùng hậu đ-ợc đào tạo sẽ góp phần
vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi d-ỡng nhân tài mà Đảng và
Nhà n-ớc đang h-ớng tới.
Không chỉ ý nghĩa xã hội kể trên, lao động của nhà giáo còn có ý nghĩa
kinh tế quan trọng. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và
công nghệ tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất vật chất và tinh thần khiến
ng-ời lao động phải đáp ứng tr-ớc những thách thức mới. Ng-ời lao động buộc
phải có những năng lực thích ứng, phải phù hợp với những thay đổi nhanh chóng
của khoa học và công nghệ; những thay đổi về môi tr-ờng lao động đến hệ
thống quản lý điều hành sản xuất. Nó buộc ng-ời lao động phải có kỹ năng lao
động sâu hơn, rộng hơn, phải có năng lực đổi mới thích ứng nhanh chóng, cập
nhật nhanh các kỹ thuật công nghệ mới. Nhà giáo sẽ góp phần không nhỏ vào
việc tạo ra sự thay đổi kỹ năng, cách tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới tạo ra


chất l-ợng giáo dục, đào tạo tốt hơn đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế
ngày một cao hơn.
Điều 14, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ vai trò của nhà giáo: Nhà giáo có
vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất l-ợng giáo dục. Nhà giáo phải không
ngừng học tập, rèn luyện, nêu g-ơng tốt cho người học. Hiện nay trong bối
cảnh giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, giáo dục phải liên tục được đổi
mới để đáp ứng với những thay đổi không ngừng trong các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, kỹ thuật, văn hóa và xã hội thì yêu cầu đối với đội ngũ nhà giáo cũng
ngày một cao hơn.
Để làm tròn vai trò quyết định của mình đối với việc đảm bảo chất l-ợng
giáo dục, nhà giáo phải có tiêu chuẩn, nhiệm vụ sau:
* Tiêu chuẩn giảng viên:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập tr-ờng t- t-ởng chính trị vững vàng. Phẩm

chất, lập tr-ờng t- t-ởng của nhà giáo là lòng yêu n-ớc, giác ngộ chủ nghĩa xã
hội. Nó thể hiện ở niềm tin cách mạng trong sáng và cao th-ợng. Tình cảm này
xuất phát từ lòng yêu n-ớc, lý t-ởng cách mạng làm cho dân giàu, n-ớc mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh. Điều đó còn thể hiện ở lòng yêu nghề, tâm
huyết với nghề và có nhu cầu làm việc tại các cơ sở đào tạo; có trách nhiệm, yêu
th-ơng học sinh, kiên trì, vị tha và chủ động trong mọi tình huống ứng xử với
học sinh; có lối sống giản dị, khiêm tốn, lịch sự.
- Về trình độ chuyên môn: Phải có bằng cấp đạt chuẩn, trình độ của thầy
phải t-ơng ứng với nhiệm vụ đào tạo đ-ợc giao, có chuyên môn sâu trong lĩnh
vực mình phụ trách, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống. Luôn luôn trau
dồi, đổi mới ph-ơng pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, ch-ơng trình nhằm
đạt đ-ợc mục tiêu đào tạo. Đồng thời, giảng viên phải có nghiệp vụ s- phạm, thể
hiện sự độc đáo không chỉ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn cả việc xử lý
những tình huống khó đòi hỏi có tính tâm lý giáo dục, nhân cách phát triển phù
hợp với các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Muốn có chất l-ợng dạy học tốt thì
nhà giáo phải có trình độ s- phạm tốt, phải có hệ thống tri thức giỏi về chuyên
môn, phải nắm đ-ợc một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, phải rèn luyện


đ-ợc những phẩm chất, nhân cách đặc tr-ng cho nghề dạy học. Điều kiện để
hình thành trình độ s- phạm là nhà giáo phải biết tích luỹ kiến thức khoa học ở
trình độ cao, phải biết nghiên cứu hoa học, phải tích cực tham gia vào các hoạt
động dạy học để tích luỹ thêm kinh nghiệm và phát huy sáng tạo trong việc giải
quyết các nhiệm vụ giảng dạy.
* Nhiệm vụ giảng viên:
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh đ-ờng lối, chủ tr-ơng của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà n-ớc, thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
điều lệ tr-ờng cao đẳng và quy chế tổ chức và hoạt động nhà tr-ờng.
- Giảng dạy theo đúng nội dung, ch-ơng trình đã đ-ợc Bộ Giáo dục và Đào
tạo và nhà tr-ờng đã quy định: viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng

dạy, học tập theo sự phân công của nhà tr-ờng, khoa, bộ môn.
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất l-ợng, nội dung, ph-ơng
pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển
giao công nghệ theo sự phân công của nhà tr-ờng, khoa, bộ môn.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
ng-ời học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ng-ời học, h-ớng dẫn ng-ời
học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện t- t-ởng, đạo đức, tác phong,
lối sống.
- Không ngừng tự bồi d-ỡng nghiệp vụ, cải tiến ph-ơng pháp giảng dạy để
nâng cao chất l-ợng đào tạo.
- Hoàn thành tốt công tác đ-ợc tr-ờng, khoa, bộ môn giao.
* Quyền của giảng viên:
- Đ-ợc bố trí giảng dạy theo chuyên môn đ-ợc đào tạo, xác định nội dung
các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Lựa chọn ph-ơng pháp giảng dạy và ph-ơng tiện giảng dạy nhằm phát
huy năng lực cá nhân, đảm bảo chất l-ợng và hiệu quả đào tạo.


- Đ-ợc tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi d-ỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đ-ợc thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viên,
theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Đ-ợc h-ởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ, chính
sách cho nhà giáo, đ-ợc h-ởng các chế độ nghỉ lễ theo quy định của Nhà n-ớc
và đ-ợc nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Đ-ợc ký hợp đồng giảng dạy và NCKH tại các cơ sở giáo dục, NCKH
ngoài tr-ờng, theo quy định của Bộ Luật lao động và quy chế thỉnh giảng do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tham gia thực hiện quy chế dân chủ trong nhà tr-ờng.
- Đ-ợc Nhà n-ớc xét tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu
tú, huy chương Vì sự nghiệp giáo dục và các danh hiệu thi đua khác.
1.1.1.2. Vai trò giảng viên
Trong giáo dục, chất l-ợng giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định đến chất l-ợng đào tạo. Giảng viên đóng vai trò của chiếc máy cái
trong quá trình đào tạo. Chất l-ợng giảng viên là vấn đề then chốt để nâng cao
chất l-ợng đào tạo của cơ sở đào tạo. Để xác định đ-ợc chất l-ợng giảng viên
cần tiến hành đánh giá giảng viên nói chung và hoạt động giảng dạy của giảng
viên nói riêng. Vậy, cần phải có tiêu chí nào để đánh giá chất l-ợng giảng viên?
Đây là vấn đề không phải dễ, bởi cho đến nay, ch-a có th-ớc đo chi tiết, mang
tính chuẩn chung cho tất cả các tr-ờng cao đẳng, đại học để tiến hành đánh giá



×