Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.83 KB, 5 trang )

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
Trung học phổ thông B Hải Hậu,
tỉnh Nam Định


Nguyễn Thị Dung


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Thành
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phát triển đội ngũ giáo viên trong
trường trung học phổ thông. Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ và các biện pháp
phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT B Hải Hậu Nam Định. Đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT B Hải Hậu Nam Định đáp ứng đổi
mới giáo dục THPT hiện nay.

Keywords. Giáo dục trung học; Giáo viên; Hải Hậu

Content
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, quá trình toàn cầu hoá đang diễn
ra một cách nhanh chóng, đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn trong tất cả các
ngành nghề, các lĩnh vực. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo,
trong văn bản chỉ đạo - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhấn mạnh - chủ đề năm học
2009-2010: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục".
Trong văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã khẳng định:
“Muốn tiến hành công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển GD-ĐT, phát huy


nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục
tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con
người là phát triển cả đức và tài”.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo luôn là trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo
dục. Vì thế, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề luôn được nhắc đến trong các văn
kiện của Đảng, các Hội nghị bàn về phát triển giáo dục.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nêu rõ:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Trong lịch sử nước ta, tôn
sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu
mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị
tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan
trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự phát
triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng GV còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ cấu GV đang mất cân đối giữa các môn học,
bậc học, các vung, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt
chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo
đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của sự
nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát
huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu
trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát
triển giáo dục2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và

cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề
của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [1]
Tại điều 2 Luật giáo dục ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23,
tr. 63]. Điều đó chứng tỏ rằng giáo dục là đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân
cách, những con người toàn diện về bốn phẩm chất “Đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không
ai có thể làm được ngoài những người quản lý giáo dục và những người thầy, người cô trực
tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy. cho nên đội ngũ giáo viên trong trường học là những nhân
tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. Chính vì lẽ đó việc người quản lý phải biết quan tâm
đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu, phải chú trọng đến
việc nâng cao chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết ban chấp hành TW2 khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định: “giáo viên
là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Cổ nhân từng
nói: “Không thầy đố mày làm nên” và “Thầy giỏi mới có trò giỏi”. Như vậy người thầy có vai
trò hết sức quan trọng. Bởi thế xây dựng bồi dưỡng ĐNGV là một việc làm tất yếu.
Trường THPT. B Hải Hậu tỉnh Nam Định là một trường công lập trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Trường đóng trên địa bàn của một xã của huyện Hải Hậu, nơi kinh tế kém phát triển,
trình độ dân trí còn hạn chế. Mặt bằng thu nhập chung của nhân dân rất thấp. Cơ sở vật chất của
nhà trường còn rất thiếu thốn, việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng như việc nâng cao chất
lượng trong giáo dục còn nhiều hạn chế. Đặc biệt ĐNGV của nhà trường còn nhiều bất cập: trình
độ GV còn yếu, còn có GV chưa đạt chuẩn đào tạo. Đội ngũ chưa đủ về số lượng, chưa đồng bộ
về cơ cấu, chất lượng còn nhiều vấn đề phải bàn.
Với ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo nhà trường, cùng với các lý do đã nêu
trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
Trung học phổ thông B Hải Hậu, tỉnh Nam Định”

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đội ngũ giáo viên, đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT. B Hải Hậu, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT. B Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT. B Hải
Hậu, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT
4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ và các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
trường THPT. B Hải Hậu, tỉnh Nam Định
4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT. B Hải Hậu, tỉnh
Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng và tìm kiếm các biện pháp phát triển ĐNGV
của trường THPT. B Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong phạm vi quyền hạn của Hiệu trưởng.
- Chỉ sử dụng các số liệu thống kê về đội ngũ giáo viên của trường THPT. B Hải Hậu
trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Các vấn đề khác về nhà trường chỉ để hỗ trợ cho việc lý
giải sự phát triển đội ngũ giáo viên, không phải nội dung chính của đề tài này.
6. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên trường THPT. B Hải Hậu đã được quan tâm phát triển nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường. Nếu phân tích rõ được thực trạng đội
ngũ giáo viên và các biện pháp mà nhà trường đã vận dụng trong những năm qua thì có thể đề
ra được những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế và phát triển được đội ngũ giáo viên
của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa

phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo như: Luật giáo dục, Điều lệ trường
Trung học, Chỉ thị năm học ; Các văn bản của Sở Giáo dục & Đào tạo về đội ngũ giáo viên
ở trường THPT.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng quản lý ĐNGV của cá nhân tại đơn vị; Trao
đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên lớp cao học Quản lý giáo dục
khoá 8 của Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để đánh giá thực trạng ĐNGV và các vấn
đề về phát triển ĐNGV của nhà trường. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng bảng hỏi để đánh
giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua ý kiến của các chuyên gia và giáo viên
trong trường.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng này dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu, để đánh giá chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục tại trường THPT. B Hải Hậu, tỉnh
Nam Định trong những năm học gần đây.
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, lập bảng biểu bằng toán thông kê
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung
học phổ thông B Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông
B Hải Hậu, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.


References
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Quản lý, Quản lý Giáo dục, tiếp cận từ những mô hình. Học viện
cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục khoá
8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2009), Phát triển con người và chỉ số phát triển con người. Bài giảng lớp
cao học Quản lý Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Quốc Chí (2007), Cơ sở khoa học quản lý. Giáo trình cao học quản lý giáo dục
ĐHQGHN.
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những quan điểm giáo dục hiện đại. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý Luận đại cương về quản lý. Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản
lý giáo dục, ĐHQGHN.
9. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển Giáo
dục và Đào tạo 2001-2010. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài
giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục. Bài
giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Trần Khánh Đức (2009), Một số vấn đề về quản lý và quản trị nhân sự trong Giáo dục và
Đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
14. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2001), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XII. Nam
Định.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Điều lệ - Quy chế trường học (2006). Nxb Thống kê. Hà Nội
17. Đặng Xuân Hải (2009), Quản lý sự thay đổi trong Giáo dục. Bài giảng lớp cao học Quản lý
Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb

Giáo dục.
20. Nguyễn Thành Long (2007), Những quy định mới nhất về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi
và nghĩa vụ của nhà giáo, nhà quản lý, cán bộ, công chức trong ngành Giáo dục - Đào tạo
(2007). Nxb Lao động, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý nguồn nhân lực. Bài giảng lớp cao học Quản lý
Giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 2009), Tâm lý quản lý. Bài giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục
khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Luật Giáo dục (2005). Nxb Tư pháp. Hà Nội.
24. C. Mác và Ph. Ăng ghen (1993): Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục. Nxb giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục. Học
viện cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định (2010). Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010.
28. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định (2006). Quy hoạch và phát triển Giáo dục và Đào tạo
Nam Định giai đoạn 2006-2010. Nam Định.
29. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý. Đề cương bài giảng dành cho học viên cao
học Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội
30. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
31. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học Hà
Nội – Đà Nẵng




×