Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường cao đẳng du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.44 KB, 16 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa s- phạm

trần thị thu hiền

quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên chuyên ngành
ở tr-ờng cao đẳng du lịch hà nội

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Hà Nội - 2008


đại học quốc gia hà nội
khoa s- phạm

trần thị thu hiền

quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên chuyên ngành
ở tr-ờng cao đẳng du lịch hà nội

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Chuyên ngành: quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Hậu

Hà Nội - 2008



Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đứng tr-ớc ng-ỡng cửa thế kỷ XXI đ-ợc tiên đoán là Thế kỷ của đỉnh cao
trí tuệ thì sự phát triển của xã hội phải dựa vào sức mạnh của tri thức, phải bắt
nguồn từ khai thác và phát huy tiềm năng của nguồn lực con ng-ời. Nguồn lực
ng-ời muốn phát triển toàn diện và bền vững thì không thể thiếu yếu tố cơ bản là
GD&ĐT. Chính vì vậy, GD&ĐT trong các văn kiện của Đảng và Nhà n-ớc thời
gian qua luôn đ-ợc xác định là: Quốc sách hàng đầu, là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con ng-ời.
Trong GD&ĐT, lực l-ợng đóng vai trò nòng cốt bảo đảm chất l-ợng giáo
dục chính là đội ngũ nhà giáo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Trẻ
em nh- cái g-ơng trong sáng, thầy tốt thì ảnh h-ởng tốt, thầy xấu thì ảnh h-ởng
xấu [3, tr 129]. Cho nên, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo thời kỳ đổi mới
được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo
và CBQL giáo dục theo h-ớng chuẩn hoá, nâng cao chất l-ợng, bảo đảm đủ về
số l-ợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống, l-ơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của
nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công
cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc.[8]
Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội (trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch) thành lập ngày 24/7/1972, đến nay đã trải qua 36 năm xây dựng và phát
triển. Trong xu thế đổi mới giáo dục, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo tuy đã
có nhiều chuyển biến tích cực nh-ng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số yếu
kém nhất là trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành.
Do đó, việc xây dựng những biện pháp tích cực để chấn chỉnh lại công tác quản
lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành phải đ-ợc xem là cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.



Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn với
tên đề tài: Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng Cao
đẳng Du lịch Hà Nội làm luận văn thạc sỹ với mong muốn sẽ góp phần củng
cố và hoàn thiện hơn đội ngũ giảng viên chuyên ngành, nâng cao chất l-ợng đào
tạo của tr-ờng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên chuyên ngành, để từ đó đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng cao
chất l-ợng đào tạo và phát triển của nhà tr-ờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên
ngành ở tr-ờng đại học, cao đẳng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
chuyên ngành ở Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở
Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng
Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4.2. Đối t-ợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng
Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở
Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội đang tồn tại nhiều hạn chế và bất cập nên phần
nào ảnh h-ởng đến chất l-ợng và sự phát triển của Tr-ờng. Nếu đề xuất và thực
hiện đ-ợc biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành hữu

hiệu sẽ nâng cao đ-ợc chất l-ợng, tạo đà cho phát triển của Tr-ờng hiện tại và
t-ơng lai.


6. Ph-ơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các ph-ơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu những chuyên đề lý luận đã học và các tài liệu tham khảo
liên quan để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và Bộ GD&ĐT;
Các văn bản, luật, chủ tr-ơng, chính sách của Nhà n-ớc làm cơ sở pháp lý của đề
tài
6.2. Nhóm ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn

Các ph-ơng pháp dự báo về xây dựng và phát triển nhà tr-ờng nói chung
và đội ngũ giảng viên chuyên ngành nói riêng; Ph-ơng pháp tổng kết kinh
nghiệm, khảo sát các báo cáo thực tiễn; Ph-ơng pháp điều tra thử nghiệm, kiểm
định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.
6.3. Nhóm ph-ơng pháp bổ trợ khác
Ph-ơng pháp thống kê toán học để thống kê số l-ợng, chất l-ợng đội ngũ giảng
viên chuyên ngành và xử lý các số liệu đã thống kê; Ph-ơng pháp mô hình hóa.
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng Cao đẳng
Du lịch Hà Nội từ năm 2003 đến nay. Các biện pháp đề xuất chỉ mới đ-ợc khảo
nghiệm tính cần thiết và khả thi.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn đ-ợc trình bày trong 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên
ngành ở tr-ờng đại học, cao đẳng.

Ch-ơng 2: Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
chuyên ngành ở Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội .
Ch-ơng 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành
ở Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Ch-ơng 1
Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ


giảng viên chuyên ngành ở tr-ờng đại học, cao đẳng

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xu thế đổi mới trong giáo dục dẫn đến sự thay đổi về vị trí và vai trò của
ng-ời giáo viên/giảng viên. Trong thời kỳ đổi mới, nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề đổi mới giáo dục của các nhà khoa học nh- GS. Nguyễn Lân, GS. Hà
Thế Ngữ, GS. Đặng Vũ Hoạt, GS. Phạm Minh Hạc... đã góp thêm vào kho tàng
lý luận quản lý giáo dục ở n-ớc ta ngày một phong phú.
Bên cạnh các đóng góp của đội ngũ giáo s- đầu ngành thì cần kể đến đội
ngũ các tác giả nh-: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS Trần Khánh Đức
(Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS. Đặng Quốc Bảo (Học viện Quản lý giáo
dục), TS. Nguyễn Quốc Chí cũng đã có rất nhiều các công trình có liên quan đến
đội ngũ nhà giáo và quản lý nhân sự giáo dục.
Đặc biệt, cuốn Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà tr-ờng (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2007), của PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, PGS.TS.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Nguyễn Quốc Chí, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Cử
nhân Nguyễn Quang Kính và các cộng tác viên đã thiết thực giúp cho những
ng-ời đã, đang và sẽ làm công tác quản lý giáo dục nói chung có thể vận dụng
vào thực tiễn quản lý.
Thời gian qua, đã có nhiều luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên cứu
về đề tài quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở tr-ờng đại học và cao đẳng nhtác giả Đặng Hồng Thuỷ và Nguyễn Mạnh T-ờng... Trong các nghiên cứu này
các tác giả mới tập trung nghiên cứu về xây dựng và quản lý đội ngũ giảng viên

nói chung mà ch-a nghiên cứu sâu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
chuyên ngành. Hiện tại, đang là một giảng viên chuyên ngành của Tr-ờng Cao
đẳng Du lịch Hà Nội, tác giả nhận thấy quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
chuyên ngành hiện nay của Tr-ờng đang còn có những bất cập và hạn chế. Trên
cơ sở tiếp thu và chọn lọc những t- t-ởng quý báu về xây dựng và quản lý đội
ngũ giảng viên của các tác giả đi tr-ớc, tác giả luận văn chọn đề tài: Quản lý
phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà
Nội làm vấn đề nghiên cứu luận văn Thạc sỹ. Với mong muốn tìm ra đ-ợc
những biện pháp hữu hiệu để giúp công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
chuyên ngành của Tr-ờng ngày một hoàn thiện và hiệu quả hơn.


1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm
Ngày nay, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến diễn ra trên mọi
lĩnh vực, mọi cấp độ và đ-ợc nhiều ng-ời thừa nhận là nhân tố của sự phát triển
xã hội. Theo Các Mác, quản lý là một hoạt động tất yếu trong lịch sử của đời
sống xã hội: Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến
hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa
những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là
những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể
sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành
những cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ tự độc tấu thì tự điều khiển lấy mình,
nh-ng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc tr-ởng.[26, tr 1]
Do phạm vi hoạt động rộng nên đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về
quản lý. Tùy thuộc vào sự tiếp cận, góc độ nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế và chính
trị xã hội của từng tác giả nghiên cứu. D-ới đây là một số ví dụ:
- Theo từ điển Tiếng việt: Quản lý là trông coi, gìn giữ theo những yêu
cầu nhất định; là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất

định.[45, tr 800]
- Theo góc độ của tâm lý học thì quản lý đ-ợc hiểu: Quản lý là sự tác
động có định h-ớng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ
thể đến khách thể của nó.[15, tr 47]
- Theo Henry Fayol (1841 - 1925), ng-ời đầu tiên phân biệt quản lý thành
các chức năng: Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm
tra.[5, tr 17]
- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hoạt động
quản lý là hoạt động có định h-ớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ng-ời
quản lý) lên khách thể quản lý (ng-ời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt đ-ợc mục đích của tổ chức. Ngày nay, quản lý
được định nghĩa cụ thể hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức
bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
(lãnh đạo) và kiểm tra.[5, tr1]


- Theo tác giả Trần Kiểm thì: Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
ng-ời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã
hội.[25, tr 15]
Các khái niệm quản lý ở trên mặc dù đ-ợc diễn đạt khác nhau nh-ng đều
mang những dấu hiệu chung nh-:
- Hoạt động quản lý là những hoạt động có h-ớng đích.
- Hoạt động quản lý là những hoạt động có mục tiêu và kế hoạch định tr-ớc
của chủ thể quản lý (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) lên
đối t-ợng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý) với mục đích cuối cùng của quản lý
là hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Hoạt động quản lý đ-ợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
Tóm lại, hoạt động quản lý bao hàm các công việc hoạch định, tổ chức, bố
trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc. Bản chất của nó là sự tác động có mục
đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ

chức đã đề ra. Chính vì vậy, một tổ chức dù có cơ cấu và quy mô nh- thế nào đều
cần phải có sự quản lý và ng-ời quản lý để tổ chức và điều hành các hoạt động đạt
hiệu quả mục tiêu theo mong muốn.
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý
Quản lý ngày nay có bốn chức năng cơ bản là: (1) kế hoạch hóa
(planning); (2) tổ chức (organizing); (3) chỉ đạo/lãnh đạo (leading) và (4) kiểm
tra (controlling).
(1) Kế hoạch hoá: có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành
tựu t-ơng lai của tổ chức và các con đ-ờng, biện pháp, cách thức để đạt đ-ợc
mục tiêu, mục đích đó. Nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá gồm: xác
định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc
chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của các tổ chức để đạt đ-ợc mục tiêu;
quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt đ-ợc mục tiêu. lựa chọn
ph-ơng án và tổ chức các ph-ơng tiện để thực hiện mục tiêu.
(2) Tổ chức: xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình
thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một
tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt đ-ợc mục
tiêu tổng thể của tổ chức. Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu của tổ chức
phải đạt các yêu cầu: tính tối -u, tính linh hoạt, độ tin cậy và tính kinh tế.


(3) Chỉ đạo: chỉ đạo thực chất là tác động của chủ thể quản lý vào các
hoạt động và các thành viên của tổ chức để đạt đ-ợc mục tiêu đề ra. Trong chức
năng chỉ đạo, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân
viên d-ới quyền. H-ớng dẫn, quan sát, phối hợp, động viên... để thuyết phục,
thúc đẩy họ làm việc đạt đ-ợc các mục tiêu đề ra bằng nhiều biện pháp khác
nhau.
(4) Kiểm tra: là việc theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến
hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Mọi kết quả hoạt động
phải phù hợp với chi phí bỏ ra, nếu không t-ơng ứng thì phải tiến hành những

hành động điều chỉnh, uốn nắn.
Tất cả các chức năng cơ bản trên khi vận hành không thể thiếu yếu tố đ-ợc
xem là nền tảng, huyết mạch, đó chính là thông tin. Thông tin quản lý đ-ợc xem
nh- là hệ thần kinh của hệ thống quản lý, có tác động đến tất cả mọi khâu của
quá trình quản lý. Mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết
định quản lý và đạt mục tiêu quản lý. Ng-ợc lại, bất cứ một quyết định quản lý
nào cũng phải chứa đựng thông tin và sản phẩm của quyết định quản lý cũng là
thông tin.
Quá trình quản lý có thể đ-ợc cụ thể hoá qua mô hình sau:

Kế hoạch hóa

Kiểm tra

Thông tin quản lý

Chỉ đạo

Tổ chức


Sơ đồ 1.1: Mô hình các chức năng trong quá trình quản lý
(Nguồn: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Cơ sở
khoa học quản lý. Khoa S- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996/2004).
Qua sơ đồ 1.1 ta thấy, từng chức năng của quản lý vừa có tính độc lập
t-ơng đối lại vừa có mối quan hệ phụ thuộc với các chức năng khác và có mối
quan hệ rất chặt chẽ với thông tin quản lý. Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một
chức năng nào trong chuỗi các chức năng này đều gây ảnh h-ởng xấu tới sự
thành công của quá trình quản lý trong hệ thống.
1.2.2. Phát triển

Trong Từ điển Tiếng Việt, phát triển là: Biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Theo quan điểm triết học, phát triển là sự biểu hiện thay đổi tăng tiến về chất,
không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện t-ợng và con ng-ời trong xã hội. Vào những
năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển được hiểu đơn giản là phát triển
kinh tế. Đến nay, phát triển đ-ợc hiểu một cách toàn diện hơn nhằm vào ba mục
tiêu cơ bản là: phát triển con ng-ời, bảo vệ môi tr-ờng, tạo ra hòa bình và ổn định
chính trị.
Phát triển trong tr-ờng đại học, cao đẳng phải gắn liền với việc phát triển
giáo dục, với phát triển đội ngũ giảng viên. Đây là những vấn đề đang đ-ợc xem là
nhiệm vụ trọng tâm và đ-ợc -u tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Tác giả
Menger cho rằng phát triển đội ngũ giáo viên là: Nhằm mục đích tăng c-ờng hơn
nữa đến sự phát triển toàn diện của ng-ời giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp
đã bao hàm ý nghĩa của phát triển đội ngũ giáo viên một mặt là tạo nguồn, nh-ng
mặt khác là bồi d-ỡng, phát triển nghề nghiệp giúp họ phát triển chính bản thân và
cũng chính là đóng góp vào phát triển của nhà tr-ờng.
Đối với các tr-ờng đại học, cao đẳng thì phát triển đội ngũ giảng viên hiện
nay phải đảm bảo mục tiêu: Theo h-ớng chuẩn hoá, nâng cao chất l-ợng, bảo
đảm đủ về số l-ợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, l-ơng tâm nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn của nhà giáo.[35]
Tóm lại, phát triển là một quá trình nội tại, b-ớc chuyển từ thấp đến cao.
Trong cái thấp đã chứa đựng d-ới nền tảng những khuynh h-ớng dẫn đến cái
cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Sự phát triển nhà tr-ờng phải gắn kết


với sự phát triển giáo dục và đội ngũ giáo viên là hạt nhân của sự phát triển. Phát
triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội.
1.2.3. Quản lý phát triển
Quản lý phát triển là quá trình quản lý bảo đảm sự phát triển diễn ra một

cách hiệu quả nhất và ít xáo trộn nhất. Nó phải là sự phát triển của một quá trình
nội tại, b-ớc chuyển tiếp từ thấp đến cao về cả số l-ợng và chất l-ợng. Quản lý
phát triển thực chất là kế hoạch hoá, điều hành và chỉ đạo triển khai phù hợp với
quy luật khách quan để đạt đ-ợc mục tiêu đề ra cho phù hợp với sự phát triển đó.
Khác với lập kế hoạch, tổ chức thông th-ờng, quá trình quản lý phát triển
diễn ra theo xu h-ớng của sự phát triển không phải theo đ-ờng thẳng tắp, cũng
không phải theo vòng tròn khép kín mà theo đ-ờng xoáy trôn ốc. Quản lý phát
triển không phải là phát triển quản lý. Quản lý phát triển cần đi từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
1.2.4. Giảng viên
Nhà giáo là tên gọi chung thường sử dụng để chỉ tất cả những người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà tr-ờng, cơ sở giáo dục. Tuy nhiên ở
từng cơ sở giáo dục cụ thể các nhà giáo lại đ-ợc quy định tên gọi khác nhau.
Luật Giáo dục 2005 đã quy định tại điều 70 tên gọi cụ thể của nhà giáo ở các cơ
sở giáo dục như sau: Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là
giảng viên.[32] Nh- vậy, giảng viên là tên gọi dùng để chỉ những ng-ời đang
làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học (các tr-ờng đại
học, cao đẳng). Hiện nay, chức danh giảng viên có ba ngạch cơ bản bao gồm:
giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
Giảng viên phải đạt các yêu cầu tiêu chuẩn của nhà giáo đã đ-ợc Luật
Giáo dục 2005 quy định tại Điều 70 là:
- Phẩm chất đạo đức t- t-ởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn đ-ợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng.[32]
Bên cạnh các tiêu chuẩn trong Luật Giáo dục thì tiêu chuẩn trình độ của
các ngạch giảng viên đ-ợc quy định cụ thể trong Quyết định số 538/TCCP -TC
của Bộ tr-ởng, Tr-ởng ban tổ chức - cán bộ Chính phủ ngày 18/12/1995 nh- sau:



Giảng viên:
- Có bằng cử nhân trở lên
- Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành
- Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi d-ỡng sau đại học
+ Ch-ơng trình chính trị- triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao
học
+ Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc
đại học
- Sử dụng đ-ợc 1 ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ
thứ hai đối với giảng viên ngoại ngữ)
Giảng viên chính
- Có bằng thạc sĩ
- Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm


Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết của Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, 2003, 2004, 2005,
2006, 2007.
2. Đặng Quốc Bảo, Giáo dục nhà tr-ờng ng-ời thầy, một số góc nhìn, Tài liệu
giảng dạy cao học QLGD, Khoa S- phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn
Quang Kính- Phạm Đỗ Nhật Tiến và các cộng tác viên, Cẩm nang nâng cao
năng lực quản lý nhà tr-ờng, NXB Chính trị Quốc gia Hà nội, 2007.
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bài giảng đại c-ơng lý luận quản
lý, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa S- phạm Đại học Quốc gia Hà Nội,
1996/2004.
5. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bài giảng Cơ sở khoa học quản
lý, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa S- phạm Đại học Quốc gia Hà Nội,
1996/2004.

6. Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 03/10/2008 của Bộ GD&ĐT về nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2008 - 2009.
7. Chỉ thị số 53/2007/CT-BGDDT ngày 07/09/2007 của Bộ GD&ĐT về nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007 - 2008.
8. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc
Xây dựng, nâng cao chất l-ợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Nguyễn Đức Chính, Bài giảng chất l-ợng giáo dục, đánh giá, quản lý, kiểm
định chất l-ợng giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa S- phạm Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2007.
10.Nguyễn Đức Chính, Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học
QLGD, Khoa S- phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
11.Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất l-ợng trong giáo dục đại học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2002.
12. Chiến l-ợc phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, NXB giáo dục, 2002.
13. Chiến l-ợc phát triển Tr-ờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội 2008- 2012.
14. Đỗ Minh C-ơng - Nguyễn Thị Doan, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục,
NXB Chính trị Quốc gia, 2000.
15. Vũ Dũng, Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Đại học S- phạm Hà Nội, 2006.
16.Vũ Cao Đàm, Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ
thuật, 2002.


17. Điều lệ Tr-ờng cao đẳng, ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐBGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ GD&ĐT
18.Trần Khánh Đức, Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực, NXB Giáo dục, 2002.
19.Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất l-ợng đào tạo nhân lực theo
ISO& TQM, NXB giáo dục, 2004.
20.Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con ng-ời thời ký công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. NXB Chính trị quốc gia, 2001.
21. Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong quản lý giáo

dục/nhà tr-ờng, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa s- phạm đại Khoa Sphạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22.Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức, Hệ thống giáo dục hiện đại trong những
năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới), NXB Giáo dục, 2003.
23.Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, NXB
Đại học S- phạm Hà Nội, 2000.
24.Trần Bá Hoành, Vấn đề giáo viên- Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
NXB Đại học S- phạm Hà Nội, 2006.
25.Trần Kiểm, Giáo trình Quản lý giáo dục và tr-ờng học, giáo trình dành cho
học viên cao học Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội 1997.
26. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Giáo dục, 2006.
27.Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực, công nghệ ở n-ớc ta
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. NXB Giáo dục, 2002.
28.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Giáo trình cao học Quản lý nhân lực, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003.
29.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bài giảng văn hoá tổ chức, Tài liệu giảng dạy cao học
QLGD, Khoa S- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30.Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Lâm Quang Thiệp - Lê Viết Khuyến - Đặng Xuân
Hải, Một số vấn đề về giáo dục học đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2004.
31. Đặng Ngọc Lợi cùng nhóm tác giả, Giáo trình khoa học quản lý. NXB Lý
luận chính trị, 2007.
32. Luật Giáo dục và các văn bản h-ớng dẫn thi hành, NXB Thống kê, Hà Nội,
2006.


33. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020.
34. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất l-ợng giáo dục tr-ờng cao đẳng ban
hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDDT ngày 01/11/ 2007 của Bộ

tr-ởng Bộ GD&ĐT.
35.Quyết định số 09/ 2005/ QĐ- TTg ngày 11/ 01/2005 của Thủ t-ớng Chính
phủ về việc Phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giai đoạn 2005- 2010.
36. Quyết định số 538/TCCP-TC ngày 18/12/ 1995 của Ban Tổ chức chính phủ
về thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch trong tr-ờng đại học- cao đẳng.
37. Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007 của Bộ GD&ĐT ban
hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất l-ợng giáo dục tr-ờng đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
38. Quyết định số 2846/QĐ- BVHTTDL ngày 26/06/08 của Bộ văn hoá, Thể
thao và Du lịch ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tr-ờng Cao đẳng du lịch Hà Nội.
39. Quyết định số 571/QĐ-CĐDL ngày 04/07/2007của Tr-ờng Cao đẳng Du
lịch Hà Nội Quy định tạm thời tiêu chuẩn đánh giá xếp loại lao động.
40. Quyết định số 1135/QĐ-CĐDL ngày 08/11/2007của Tr-ờng Cao đẳng Du
lịch Hà Nội về Quy chế tạm thời chế độ công tác của giáo viên, giảng viên.
41.Quyết định về phê duyệt mạng l-ới các tr-ờng ĐH, CĐ Việt Nam giai đoạn
2001- 2010 ngày 04/04/2001 của Thủ t-ớng Chính phủ.
42.Nguyễn Quốc Thân. Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 2006.
43.Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt
Nam tập 1, 1995.
44.Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2002.
45.Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001.





×