Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.11 KB, 9 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VIỆN TRIẾT HỌC

ĐẶNG MINH TIẾN

NHÂN TỐ CHỦ QUAN VÀ NHÂN TỐ KHÁCH
QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : TRIẾT HỌC
Mã số :

60 22 80

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2005


LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN TRIẾT HỌC
THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHƯƠNG KỲ SƠN - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


Phản biện 1:
PGS.TS NGUYỄN THẾ KIỆT - HỌC VIỆN CTQGHCM
Phản biện 2:
TS NGUYỄN HỮU ĐỄ - VIỆN TRIẾT HỌC

Luận văn sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn thạc sĩ triết học họp
tại Viện Triết học, Hội trường số: P.203, Gác 2 - 59 Láng Hạ - Ba Đình - Hà
Nội. Vào hồi: ….. giờ….. ngày….. tháng ….. năm 2005
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
- THƯ VIỆN VIỆN TRIẾT HỌC


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Nó hoạt
động và vận hành trong cơ chế thị trường. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng
phải tự đề ra cho mình một hệ thống các mục tiêu như: lợi nhuận, phát triển, an
toàn, kéo dài tuổi thọ, bảo đảm và không ngừng nâng cao thu nhập cho các thành
viên, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên… Mục tiêu cao nhất mà các doanh nghiệp hướng tới là tối đa hóa lợi
nhuận và phát huy thế mọi thế mạnh về nguồn lực con người để duy trì tối đa lợi
nhuận lâu dài đó. Một doanh nghiệp, để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, phải
biết tận dụng triệt để các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan nhằm tối đa
hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Thực tế đã chứng minh rằng, ở Việt Nam, trong những năm đổi mới trở lại
đây, sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước phụ thuộc rất lớn vào sự

phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp. Nếu như nền kinh tế quốc dân được
coi như một bức tranh tổng thể, thì các doanh nghiệp được xem như là các bộ phận
hữu cơ, các chi tiết cấu thành nên bức tranh tổng thể đó.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ta không thể đứng ngoài quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Hội nhập kinh tế
quốc tế, một mặt, tạo ra những cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp nước ta mở
rộng quan hệ, tiếp cận những phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu khoa học công nghệ mới của thế giới; mặt khác, buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với
nhiều cạnh tranh và thách thức không nhỏ. Quá trình hội nhập cũng sẽ là đòn bẩy
để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới, xóa bỏ tính trông
chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tạo động lực sản xuất trong nước phát triển. Vì vậy, vai trò của doanh


nghiệp trong sự phát triển kinh tế nói riêng, của đất nước nói chung là không thể
phủ nhận.
Vậy thì, làm thế nào để doanh nghiệp ngày càng trở lên vững mạnh và phát
triển bền vững trong quá trình toàn cầu hoá, cũng như góp phần vào công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay? Điều này trước hết phụ thuộc
rất lớn vào chính bản thân các doanh nghiệp trong việc phát huy nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan đem lại. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế - thương mại khu
vực và quốc tế. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ
và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Điều này được
khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội đánh dấu
quá trình đổi mới kinh tế đất nước từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nói cách khác, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đã trở thành chủ trương lớn trong đường lối, sách lược phát triển đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng
ta khẳng định: “ Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các
thành phần kinh tế: xoá bỏ phân biệt đối xử; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
bình đẳng minh bạch, ổn định chính sách, thông thoáng và thuận lợi hơn, bảo đảm
quyền của mọi người dân được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà
pháp luật không cấm “ 15, tr.81*
Có thể nói, việc nhận thức và đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của nhân tố
chủ quan và nhân tố khách quan và mối quan hệ giữa chúng, nhằm khai thác tác
động tích cực của nhân tố khách quan; đồng thời, phát huy tính chủ động, năng
động sáng tạo của nhân tố chủ quan trong hoạt động kinh doanh ở các doanh
nghiệp nước ta hiện nay sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển ổn định, lâu dài


-----------------------------------------------------* Từ đây:

- Số đầu chỉ nguồn tài liệu.
- Số giữa chỉ tập trong tài liệu trích dẫn (nếu có).
- Số cuối chỉ trang trong tài liệu trích dẫn.

của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.
Với lý do như trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vai trò của
chúng trong hoạt động của con người không đựơc các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác-Lênin bàn và viết trong những tác phẩm, bài viết riêng. Tuy nhiên, chúng ta
có thể tìm thấy những luận giải và chỉ dẫn hết sức quan trọng về vấn đề này trong
các tác phẩm kinh điển mà Mác, Ăngghen và Lênin để lại. Những tư tưởng đó của

các ông đã được các học giả Liên Xô (trước đây) tiếp tục kế thừa, nghiên cứu và
phát triển trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của
Đảng Cộng sản, Nhà nước XôViết và nhân dân lao động trong thập niên 70 của thế
kỷ XX. Có thể kể đến nhiều bài viết và tác phẩm quan trọng như: “Cái khách quan và
cái chủ quan ” cuả V.Ph.Cudơmin, Mátxcơva, 1975; “Biện chứng của cái khách
quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội ” của
A.Ph.Iaxkevích, Minxcơ, 1982; “Cái chủ quan và cái khách quan trong các quá trình
xã hội” của B.A.Vôrônôvích, Tạp chí khoa học Triết học, số 03/1984; “Phép biện
chứng duy vật - phương pháp luận của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
khoa học kỹ thuật ” của I.u.K.Pletnhicốp, Mátxcơva, 1983…
Các công trình nghiên cứu được nêu trên đã xem xét những nội dung cơ bản
của các khái niệm “chủ thể ”, “khách thể ” , “chủ quan” , “khách quan” , “nhân tố
chủ quan” , “nhân tố khách quan”. Tuy nhiên, về nội dung của các khái niệm này,
đặc biệt là các khái niệm “nhân tố chủ quan” , “nhân tố khách quan” cũng có nhiều
ý kiến chưa thống nhất hoàn toàn.


Ở Việt Nam, vấn đề nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan tuy cũng được
nghiên cứu và đề cập tới trên cả bình diện lý luận và thực tiễn nhưng chưa nhiều.
Vào những năm trước đổi mới, khi nói đến bệnh chủ quan duy ý chí thì vấn đề
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan được bàn đến nhiều ở nước ta. Sau này
trên các sách báo và tạp chí lý luận cũng đã có nhiều bài viết đề cập đến việc phát
huy nhân tố chủ quan. Nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến một số công trình
sau: “ Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn tác dụng năng động của nhân tố chủ
quan ” của Lê Hữu Tầng, trong cuốn “ Đại hội V, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1984; “ Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng
và trong hoạt động của các quy luật xã hội ” của Lương Việt Hải, Tạp chí Triết
học, số 04/1986; “ Những yếu tố cơ bản tăng cường chất lượng của nhân tố chủ
quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ” của Trần Bảo, Tạp chí Triết học, số
03/1991; “ Vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế tác động của quy luật

xã hội ” của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 03/1989; “ Về nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan: một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay ”,
Luận án tiến sỹ triết học của Phạm Ngọc Minh.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã xem xét rất nhiều khía cạnh và nội dung
khác nhau của mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan; giữa tác
động của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan… Tuy vậy, trong các công
trình nghiên cứu đó cũng có nhiều quan điểm chưa thống nhất.
Tóm lại, việc nghiên cứu nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan các tác
giả chỉ dừng lại ở bình diện nghiên cứu lý luận chung mà chưa nghiên cứu một
cách có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội. Vì
vậy, việc nghiên cứu nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động
doanh nghiệp ở nước ta hiện nay mang một ý nghĩa thiết thực; qua đó, góp phần
vào việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao, phát huy vai trò của nhân tố
chủ quan trong mối quan hệ với nhân tố khách quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ biện
chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề có liên
quan tới việc phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong loại hình
doanh nghiệp Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Làm rõ vị trí, vai trò của nhân tố khách quan và
nhân tố chủ quan đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta. Trên
cơ sở đó, góp phần xác định, luận chứng một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố
chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt là việc phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp Nhà nước ở nước
ta hiện nay.

Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ như sau :
1) Phân tích, làm rõ nội dung khái niệm nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan
và mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong hoạt động của con người nhằm phát triển
xã hội.
2) Phân tích, làm rõ khái niệm doanh nghiệp và vai trò của nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
3) Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố
khách quan ở các doanh nghiệp, trong đó tập trung vào việc phát huy nhân tố chủ
quan ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đó là sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc
biệt là các quan điểm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội; chủ thể và khách thể; nhân
tố chủ quan và nhân tố khách quan; kết hợp với các quan điểm, lý luận, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ biện chứng giữa


nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp Nhà nước để phân tích vai trò của nhân tố chủ quan và nhân tố
khách quan trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgíc; đồng thời, kết hợp với phương pháp của một số môn khoa học
khác như kinh tế học, khoa học quản lý...; qua đó, tạo ra cách tiếp cận tổng hợp để
nghiên cứu các hiện tượng xã hội cụ thể nhằm phân tích, làm rõ các nhân tố khách
quan và nhân tố chủ quan trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác, như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá…
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần:
Một là, xác định vai trò của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong

hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước đối với sự phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố
khách quan ở các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đường lối đổi mới và xây
dựng, phát triển kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay, đặc biệt là việc chú trọng và phát huy nhân tố con người trong hoạt động của
doanh nghiệp Nhà nước.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập và giảng dạy phục vụ
cho nghiên cứu về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, đồng thời góp phần
khai thác, phát huy nhân tố con người trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà
nước ở nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 4 tiết.



×