Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.23 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ THỊ THẮM

TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
ĐẾN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ THỊ THẮM

TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
ĐẾN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số:
5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIẾT THÔNG

HÀ NỘI - 2005



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Viết Thông. Các số
liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2005
Tác giả luận văn

Lê Thị Thắm


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu..........................................................................................................

2

Chương 1. Khái lược về sự phát triển của khoa học và công nghệ Việt Nam

7

1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ............................................

7


1.2. Những đặc điểm cơ bản của khoa học và công nghệ hiện đại.......

15

1.3. Khái quát tình hình phát triển khoa học và công nghệ ở Việt
Nam

19

Chương 2. Ảnh hưởng của khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát
triển

của

con

người

Việt

36

2.1. Khái quát chung về con người Việt Nam truyền thống..................

36

2.2. Một số biến đổi của con người Việt nam trước sự tác động của
khoa
học


công
nghệ
hiện
đại.....................................................

43

Nam..................................................................

Chương 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học và công nghệ hiện
đại....

3.1. Mẫu hình con người Việt Nam trong thời đại khoa học và công
nghệ hiện đại..................................................................................
3.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của thời đại khoa học và công nghệ hiện
đại....................

76

76

85

Kết luận..................................................................................................................

108

Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................


110


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNH, HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

GD & ĐT:

Giáo dục và đào tạo

KH & CN:

Khoa học và công nghệ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu như nguồn năng lượng chủ yếu của thiên niên kỷ thứ nhất là than đá,
sức nước, sức gió, sức mạnh cơ bắp của người và gia súc, thì tới gần cuối thiên
niên kỷ thứ hai lại là dầu khí, máy hơi nước, điện, năng lượng nguyên tử, phân
hạch. Hiện nay, nhân loại đang ở vào thiên niên kỷ thứ ba dựa trên nền tảng của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ, gây nên những biến động sâu sắc tới
mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới. Những biến động này không dừng
lại ở sự bùng nổ về số lượng, đa dạng về quan hệ mà chứa đựng tính vượt cấp về
chất lượng, làm sụp đổ các bức tường thời gian và khoảng cách, làm biến đổi cả

phương thức sản xuất, và phong thái tư duy,... Những biến đổi này đem đến nhiều
hiệu quả, tạo nên niềm kinh ngạc và đôi khi gây ra những bối rối thậm chí cả
những khủng hoảng...
Việt Nam hiện nay tuy chưa phải là một nước có nền khoa học và công
nghệ phát triển, song chúng ta lại đang sống trong thời đại khoa học và công
nghệ, đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, với chủ trương chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế với thế giới. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhất là các lĩnh vực kinh tế, văn hó a, khoa học
và công nghệ... Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã và đang có
sự tác động rất lớn đến con người Việt Nam, gây nên rất nhiều biến đổi, đặc biệt
là trong lối sống, đạo đức, trí tuệ, niềm tin, thói quen sinh hoạt ... Trong các biến
đổi đó có nhiều biến đổi có tính tự giác, tích cực song cũng có không ít các biến
động xảy ra một cách tự phát và tác động không tốt đến sự phát triển toàn diện,
lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay. Điều đó gây cản trở lớn đến công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung và sự
phát triển toàn diện của con người nói riêng.


Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm như thế nào để vừa tận dụng được
những thành tựu to lớn trong khoa học và công nghệ hiện đại nhằm thúc đẩy sự
phát triển mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và con người Việt Nam nói
riêng, vừa hạn chế được những tác động tiêu cực. Đó là một yêu cầu vô cùng cấp
thiết đặt ra đối với nhận thức khoa học, đặc biệt là khoa học triết học. Chính vì lí
do đó mà tác giả luận văn Thạc sĩ Triết học chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của
khoa học và công nghệ hiện đại đến con người Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vì tính cấp bách và tầm quan trọng cũng như sự phức tạp và lý thú của vấn
đề mà cho đến nay đã có nhiều học giả, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
ở những khía cạnh khác nhau.
* Trong nước:

- Nhóm các nhà khoa học: Nguyễn Duy Thông (chủ biên), Nguyễn Trọng
Chuẩn, Đỗ Long có công trình “Cách mạng khoa học công nghệ với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”. Trong công trình này, các tác giả đã đề
cập đến nhiều vấn đề quan trọng như quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin về
cách mạng kỹ thuật, vai trò của khoa học kỹ thuật trong sự ng hiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
- Giáo sư Đặng Ngọc Dinh với công trình “Công nghệ năm 2000 đưa con
người về đâu”, đề cập tới vai trò chìa khoá của công nghệ trong phát triển kinh tế,
mô tả các công nghệ cao cấp: vi điện tử, tin học - viễn thông - rôbốt thúc đẩy tăng
trưởng nhanh và tạo lập bộ mặt hoàn toàn mới lạ cho cuộc sống con người.
- Năm 1996, Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường công bố “Một số kết
quả điều tra tiềm lực khoa học công nghệ của các đơn vị khoa học công nghệ
thuộc bộ, ngành Trung ương”.
- Năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ xuất bản cuốn “Khoa học và công
nghệ Việt Nam năm 2001”; năm 2004 xuất bản cuốn “Khoa học và công nghệ
Việt Nam 2003”.v.v...


Với các công trình này, bức tranh về thực trạng phát triển và ứng dụng
khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã được phác thảo ở góc độ khái quát nhất.
- Ngoài ra, trên các tạp chí, cũng có nhiều bài viết của các tác giả như:
PGS. TS Phan Thanh Phố, PGS. TS Phạm Thị Ngọc Trầm, ông Nguyễn Quang
Uẩn, Nguyễn Văn Thu... đề cập tới khoa học và công nghệ, nêu lên những tác
động của khoa học và công nghệ đến môi trường, đến đời sống xã hội, đến nhân
cách con người.
* Ngoài nước
Alvin Toffler - nhà tương lai học người Mỹ - với bộ ba tác phẩm “Thăng
trầm quyền lực”, “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba” đã đề cập sự tác động của
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới đời sống xã hội loài người trên
nhiều lĩnh vực, miêu tả và chỉ ra khung cảnh những thay đổi đến mức kỳ lạ làm

đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người. Alvin Toffer cũng rút ra nh ững đặc
điểm của thời đại chúng ta đang sống, đưa ra các giải pháp nhiều mặt cả về vật
chất, tinh thần, cả về khoa học tự nhiên, xã hội. Tuy nhiên tác phẩm còn có nhiều
điểm cần phải xem lại cả về mặt nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp
luận.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có nhiều bài viết của các học giả trong
và ngoài nước có liên quan tới đề tài này. Tuy nhiên việc nghiên cứu tác động của
khoa học và công nghệ hiện đại đến con người Việt Nam thì hầu như chưa có một
công trình nào đề cập một cách hệ thống, sâu sắc và đầy đủ. Do đó, vấn đề này
cần thiết phải được nghiên cứu sâu hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
- Tìm hiểu sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát
triển con người Việt Nam.
- Đề xuất đến một số giải pháp nhằm xây dựng con người Việt Nam, đáp
ứng được yêu cầu của thời đại khoa học và công nghệ hiện đại.


* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khái quát tình hình phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
- Phân tích sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến
con người Việt Nam.
- Đưa ra các đề xuất dưới dạng phác thảo một chiến lược xây dựng con
người Việt Nam phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ, với truyền thống
văn hóa của người Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Những biến đổi của con người Việt Nam trước sự tác động của khoa học và

công nghệ hiện đại.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến con người Việt
Nam hiện nay” được nghiên cứu dưới góc độ triết học, được triển khai ở những
khía cạnh chung nhất, khái quát nhất.
Vì đề tài có nội dung rộng lớn, trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ tác
giả không có tham vọng vạch ra hết được những tác động của cuộc cách mạng
khoa và công nghệ hiện đại đến con người Việt Nam mà chỉ tập trung làm rõ
những biến động về lối sống, đạo đức, trí tuệ, thói quen sinh hoạt... c ủa con người
Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là dựa vào chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; những
văn bản pháp lý đã được phát hành về khoa học và công nghệ.
* Phương pháp nghiên cứu


Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin. Đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác, như phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, lôgíc lịch sử...
6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở khái quát những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại
luận văn đã chỉ ra một số biến đổi của con người Việt Nam dưới tác động của
khoa học và công nghệ hiện đại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của thời đại khoa học và công nghệ hiện đại.
- Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc củng cố, khẳng định tính chất đúng đắn của triết học mác xít: lấy con người
làm điểm xuất phát, coi con người là trung tâm của lịch sử, đồng thời góp phần
đấu tranh chống lại các học thuyết, quan điểm sai lầm, phiến diện về con người.

- Luận văn khái quát những nét cơ bản nhất về cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại trên thế giới và tình hình phát triển khoa học và công nghệ
ở Việt Nam, xu hướng biến đổi tất yếu của con người Việt Nam trong thời đại
khoa học và công nghệ hiện đại.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các
nhà hoạch định chiến lược, chính sách phát triển con người và xã hội. Đồng thời
luận văn là một tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề
triết học về con người, văn hoá, khoa học và công nghệ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Khái lược về sự phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Chương 2: Ảnh hưởng của khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát
triển của con người Việt Nam hiện nay.


Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học và công nghệ hiện đại.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Ban Khoa giáo Trung ương - Ban Tổ
chức Trung ương (2001), Các kết luận Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoáIX), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2001.

Hà Nội.

3.

Nguyễn Trọng Chuẩn (1991), Về sự phát triển của xã hội ta hiện nay, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.

4.

Đặng Ngọc Dinh (1992), Công nghệ năm 2000 đưa con người về đâu, NXB
Khoa học Công nghệ, Hà Nội.

5.

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội X của Đảng (2005), Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


9.

Phạm Minh Hạc (2002),. Nghiên cứu con người

-Đối tượng và những

phương hướng chủ yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá và xây
dựng con người thời kỳ CNH, HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển cá nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bùi Thị Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Luật Khoa học và Công nghệ (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. “Những nhân tố của sự phát triển bền vững” (1996), Thông tin chiến lược
phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, (8).
16. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
17. Nguyễn Văn Phúc (1996), “Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH, HĐH
nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1).
18. Alin Toffler (1992), Cú sốc tương lai, NXB Thông tin lý luận.
19. Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), Khoa học công nghệ với nhận thức biến đổi
thế giới và con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Nghiên cứu con
người (2003), Trở lại với con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Dương Tùng (1998), “Xây dựng ý thức sinh thái - vấn đề hôm nay và mãi
mãi”, Tạp chí Cộng sản, (13).

22. Đỗ Công Tuấn (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. “Về đời sống văn hoá - xã hội nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh” (1998), Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, (2).
25. Esther Warning (1992), Sốc văn hoá Mỹ, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.
Tiếng Pháp
26. Pierre Auger Tendences actuelles deda rechercher scienifique UEESCO, Pari
1961.
Tiếng Nga
27. Filoxofxkaă \nqiklopeđiă, idđatel]xtvo “Xovetxkaă \nqiklopeđiă”, Moxkva, 1996.



×