MỤC LỤC
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BB
Bắt buộc
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
ASXH
An sinh xã hội
CNTT
Công nghệ thông tin
SXKD
Sản xuất kinh doanh
HTX
Hợp tác xã
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
HCSN
Hành chính sự nghiệp
TNLĐ
Tai nạn lao động
BNN
Bệnh nghề nghiệp
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Danh mục bảng biểu:
Danh mục đồ thị:
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội và
là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia. Bảo hiểm xã hội góp phần tạo ra
cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyển thống đoàn
kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội, ngoài ra Bảo hiểm xã hội còn có vai
trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia v.v... Thực hiện tốt chính
sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn
định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận
thức rõ được vai trò của BHXH nên sau khi thống nhất đất nước thì Nhà nước đã
nhanh chóng ban hành hệ thống các văn bản để tạo tiền đề thành lập nên hệ
thống BHXH vào năm 1995. Trải qua nhiều thời kỳ, hệ thống BHXH ngày càng
được hoàn thiện và phù hợp. Để BHXH thực hiện đúng vai trò bảo vệ người lao
động thì đòi hỏi phải có một nguồn quỹ vững chắc mà nguồn quỹ này có được là
nhờ sự đóng góp của các bên tham gia như: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Từ đó
đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác quản lý thu BHXH.
Thu BHXH đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
BHXH, chính vì vậy công tác quản lý thu lại càng phải chú trọng. Nếu quản lý
thu tốt thì sẽ tránh thất thoát cho BHXH, đảm bảo quỹ tăng trưởng, và phát triển,
tạo sự công bằng cho người tham gia, và góp phần vào củng cố hệ thống An sinh
xã hội. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện quản lý thu BHXH em đã chọn đề
tài “ Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Thái Bình giai đoạn
2013 - 2015 ” cho bài viết của mình.
Với phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn Thành phố Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2015, không đề
cập đến thu BHXH tự nguyện cũng như thu BHYT và đối tượng lực lượng vũ
trang. Nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá việc quản lý thu BHXH bắt buộc ở
thành phố Thái Bình, trên cơ cở đó bài viết sẽ đưa ra một số biện pháp để khắc
phục những mặt còn hạn chế cũng như giải pháp để phát triển BHXH tỉnh trong
giai đoạn tới.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 4
Kết cấu bài tiểu luận gồm có 3 phần chính (không kể phần mở đầu và kết
luận):
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý thu BHXH
Chương 2: Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành
phố Thái Bình
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu
BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Thái Bình
Trong quá trình làm bài tiểu luận, mặc dù rất cố gắng song do hạn chế về
kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu nên bài tiểu luận của em không thể
tránh khỏi những sai sót. Em kính mong Thầy (Cô) góp ý để em có thể rút kinh
nghiệm cho những bài viết sau này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Cô Bùi Thị
Thu Hà đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em một cách tận tình để em có thể hoàn
thành bài tiểu luận.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH
1.1 Khái niệm về quản lý thu và một số khái niệm có liên quan
Muốn tìm hiểu về khái niệm quản lý thu BHXH trước hết chúng ta phải
hiểu rõ “Quản lý” là gì và “Thu BHXH” là như thế nào?
Vậy trước hết là khái niệm quản lý, có thế hiểu như sau: Quản lý là sự tác
động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra
của các chỉ thể quản lý (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đối với các quá trình xã
hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt
được mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của Nhà nước quản lý với chu
phí thấp nhất.
Tiếp đến là khái niệm thu BHXH, Thu BHXH là việc Nhà nước dùng
quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức
quy định. Trên có sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục
đích đảm bảo cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động tổ chức sự nghiệp
BHXH.
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu được khái niệm quản lý thu BHXH
chính là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước sử
dụng biện pháp hành chính tổ chức kinh tế quản lý hoạt động thu nộp BHXH,
xác định việc thực hiện nghĩa vụ của NLĐ tham gia BHXH và động thời việc
xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi
đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy
định của pháp luật.
1.2 Vai trò quản lý thu đối với hoạt động thu BHXH
- Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
Hoạt động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác, đó
là: Đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH
bao gồm tất cả các ngành nghề khác với nhiều độ tuổi khác, mức thu nhập
khác… thêm nữa họ lại rất khác về địa lý, vùng miền cho nên nếu không có sự
chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không thể đạt kết quả cao.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 6
Chính nhờ có yếu tố quản lý đã tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống
BHXH bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Sự thống
nhất trong những người bị quản lý với nhau và trong những người bị quản lý và
người quản lý. Chỉ có tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới có kết
quả và mới giảm chi phí tiền của và công sức
Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy định rõ sự
phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên,
để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hiệp tác trong các bộ phận tài
chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng… Như vậy, chính thông qua
hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động
thu BHXH đó là: thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu,
quy trình thu, nộp BHXH…
- Đảm bảo hoạt động thu BHXH bền vững, hiệu quả.
Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những mục
tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được.
Bởi vì, khi mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa là hệ thống ASXH được đảm
bảo đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế. Song những mục tiêu này chỉ
đạt được khi:
+ Hoạt động thu BHXH được định hướng 1 cách đúng đắn, phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ.
+ Thông qua quá trình quản lý đã định hướng công tác thu BHXH - cơ sở
xác định mục tiêu chung ở hoạt động thu BHXH, đó là thu đúng, thu đủ, không
để thất thu, từ đó hướng mọi nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó.
+ Hoạt động thu BHXH được điều hoà, phối hợp nhịp nhàng.
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH
Thu BHXH là 1 nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ
hoạt động nào liên quan đến tài đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô
ý hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm bảo đó là:
kiểm tra, hoạt động thu BHXH đã được đánh giá hoạt động 1 cách kịp thời và
toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn
được sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời
sau khi có sự đánh giá.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 7
- Tăng thu đảm bảo cân đối quỹ BHXH
Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ. Hơn thế nữa, thu
BHXH còn có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống
BHXH. Để tăng thu, có nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp chính sau
đây:
+ Tăng số người tham gia đóng BHXH. Đây là biện pháp có tính chất
quyết định. Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta chưa thể
tăng nhanh mức đóng BHXH, mà phải tăng từ từ. Từ thực tế đó việc tăng số
người tham gia đóng BHXH càng có ý nghĩa thực tế và có tính quyết định trong
việc cân đối quỹ BHXH.
+ Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy
định.
Nội dung này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tăng cường các biện pháp quản
lý hành chính, tổ chức thu khoa học kết hợp với các biện pháp kinh tế.
Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định trong luật BHXH.
Hiện nay theo quy định trong Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH có 2 loại
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong các đơn vị tham gia BHXH, đặc
biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh thường có số lao động có đủ điều kiện
tham gia BHXH bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các lý do (khách quan
hoặc chủ quan) kê khai danh sách đóng BHXH ít hơn số lao động đủ điều kiện
tham gia BHXH theo luật định. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các địa phương,
đặc biết là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đã ảnh hưởng đến quyền lợi
NLĐ và ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHXH.
Thu đủ số lượng và thu đúng thời gian quy định cũng phụ thuộc vào công
tác quản lý thu BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ số
lượng theo quy định hàng tháng. Tình trạng trốn tránh nộ BHXH, nợ đọng
BHXH còn xảy ra ở rất nhiều đơn vị, vì vậy phải bằng các biện pháp quản lý thu
khoa học, kết hợp với các biện pháp hành chính cứng rắn, phạt tiền đối với các
đơn vị cố tình nợ, không nộp BHXH đúng hạn. Có như vậy công tác quản lý thu
mới đem lại hiệu quả.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 8
1.3 Nội dung công tác quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH sẽ gắn chặt với những nội dung như: tổ chức quản lý
đối tượng tham gia đóng BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp, phương thức và
mức đóng góp
1.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH có một vai trò to lớn trong quản lý thu
BHXH, đây là cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ
số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy
định.
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ và
NSDLĐ là 1 trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu
BHXH.
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng tham gia
BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật
định, đang làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội
và tạo ra thu nhập cho bản thân”. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
bao gồm những NLĐ nằm trong diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật
định và có sự tham gia của NSDLĐ. Việc xác định NSDLĐ không gặp nhiều
khó khăn như việc xác định NLĐ, do NSDLĐ phần lớn là các doanh nghiệp, tổ
chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan cấp
phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽ nắm được những NSDLĐ.
Trong hoạt động quản lý thu BHXH, khi quản lý việc đăng ký tham gia vào
hệ thống BHXH của NSDLĐ, cơ quan BHXH cần đưa ra các tiêu thức yêu cầu
bắt buộc NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp như: Tên NSDLĐ, Loại hình hoạt
động kinh doanh theo pháp luật, số lượng lao động thuộc đơn vị quản lý, quỹ
lương…
Việc quy định như trên sẽ giúp cơ quan BHXH thống nhất trong công tác
quản lý thu BHXH bắt buộc.
Về phía NLĐ lần đầu tham gia hệ thống BHXH cần phải cung cấp cho cơ
quan BHXH những thông tin như: đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi
sinh, giới tính,địa chỉ, tên NSDLĐ….
Ngoài ra, NLĐ cũng có thể cung cấp thêm những thông tin như: tên của
cha, mẹ, số chứng minh thư, tên của chồng hoặc vợ…
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 9
Mục tiêu của việc cung cấp những thông tin này nhằm để tránh sự trùng lặp.
Số đăng ký của NLĐ và người tham gia BHXH cũng phải là duy nhất, không thể
sảy ra trường hợp 2 người tham gia có cùng 1 số đăng ký. Thông thường, số đăng
ký được mã hoá bằng một dãy ký tự. Trong quá trình quản lý, mã số được sử dụng
để kiểm tra, số đăng ký càng ngắn càng tốt.
1.3.2 Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Mức đóng BHXH bắt buộc thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ và quỹ
lương toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp.
Theo quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tại Điều 6 của
Quyết định 1111/QĐ-BHXH, tiền lương tiền công được chia thành 2 loại bao
gồm tiền lương do Nhà nước quy định và tiền lương do NSDLĐ quy định:
- Tiền lương, tiền công của những người lao động hưởng lương theo thang
bảng lương do Nhà nước quy định căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu chung.
Theo quy định trong Nghị định số 66/2013/NĐ-CP quy định về mức lương tối
thiểu chung thực hiện từ ngày 01/07/2013 cho đến hết năm 2015 mức lương tối
thiểu chung vẫn chưa có sự thay đổi. Như vậy trong giai đoạn nghiên cứu của bài
viết từ 2013 – 2015 thì mức lương tối thiểu chung đối với NLĐ hưởng lương
theo thang bảng lương do Nhà nước quy định là mức 1.150.000 đồng.
Loại trợ cấp tính đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước thì bao gồm có 3
loại: trợ cấp chức vụ, trợ cấp thâm niên nghề và trợ cấp thâm niên vượt khung
(nếu có).
- Tiền lương, tiền công do NSDLĐ là mức tiền lương, tiền công ghi trên
hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc
mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Bảng 1: Lương tối thiểu vùng giai đoạn 2013 – 2015
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV
(Đơn vị tính: VNĐ)
Năm 2014
Năm 2015
2.700.000
3.100.000
2.400.000
2.750.000
2.100.000
2.400.000
1.900.000
2.150.000
(Nguồn Thư viện pháp luật)
Năm 2013
2.350.000
2.100.000
1.800.000
1.650.000
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 10
Trong trường hợp mức tiền lương, tiền công trong 2 trường hợp trên mà cao
hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thừ mức tiền lương, tiền công tháng
đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
1.3.3 Phương thức và mức đóng BHXH
Quản lý mức đóng BHXH
Theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định về quản lý mức đóng
BHXH bắt buộc như sau:
Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác định đối
tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH bắt buộc đối với người
tham gia và đơn vị sử dụng lao động theo phương thức đóng của đơn vị và người
tham gia.
Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất
01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng thì tính đóng BHXH bắt buộc
đối với NLĐ và NSDLĐ như sau:
- Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14
ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH bắt buộc của tháng đó: NLĐ
tăng mới thì tính đóng từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm
việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng. NLĐ
ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề
tháng ngừng việc, nghỉ việc. Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và NLĐ
đề nghị đóng cho cả tháng mà người lao động có ít nhất một ngày làm việc và
hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.
- Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14
ngày trong tháng thì tính đóng đối với đơn vị và NLĐ cả tháng đó: NLĐ tăng
mới thì tính đóng từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu
lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng. NLĐ ngừng việc, nghỉ việc
thì tính đóng đến ngày cuối cùng của tháng nghỉ việc, ngừng việc.
Phương thức đóng BHXH bắt buộc
- Phương thức đóng trực tiếp là phương thức đóng bảo hiểm mà các đơn vị
sử dụng lao động trực tiếp đóng tiền mặt vào quỹ BHXH. Địa điểm đóng có thể
là Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Phương thức đóng gián tiếp là phương thức đóng bảo hiểm mà đơn vị nộp
thông qua tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Ngân hàng Kho bạc nhà nước.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 11
Nguyên tắc đóng BHXH đối với NSDLĐ
Theo Quyết Định 1111/QĐ-BHXH quy định về Phương thức đóng như sau:
- Đóng hằng tháng:
+ Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH
bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia
BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt
buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài
khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà
nước.
- Đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần):
+ Đơn vị là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản
xuất, kinh doanh có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký
phương thức đóng với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ
đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho
người lao động, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng
một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng
của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào
thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan
BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy
phép kinh doanh cho chi nhánh.
1.3.4 Quản lý quy trình tổ chức thu BHXH
1.3.4.1 Phân cấp thu
Theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 và
Quyết định số 959/QĐ-BHXH có hiệu lực thu hành từ ngày 01/12 năm 2015 quy
định như sau:
BHXH huyện: tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH; cấp sổ BHXH đối
với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 12
1.3.4.2 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
Theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 quy
định như sau:
BHXH cấp huyện:
- Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng mở
rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH sau
(mẫu K011-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 10/6 hằng năm.
- Lập 02 bản kế hoạch Ngân sách địa phương đóng, gửi kịp thời cho cơ
quan tài chính cùng cấp theo phân cấp Ngân sách địa phương để tổng hợp trình
UBND huyện quyết định, hoặc gửi BHXH tỉnh để lập kế hoạch chung toàn tỉnh.
- Căn cứ kế hoạch thu năm sau, bộ phận thu phối hợp với bộ phận kế hoạch
và các bộ phận liên quan, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu năm
sau để gửi BHXH tỉnh.
1.3.4.3 Quản lý tiền thu BHXH
- BHXH tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất
cứ mục đích gì (Trường hợp đặc biệt phải được tổng giám đốc BHXH Việt Nam
chấp thuận bằng văn bản.)
- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính quyết toán số tiền
2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi
thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để được thực hiện thu kịp
thời số tiền NSDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc
hàng năm đối với BHXH tỉnh.
1.3.4.4 Thông tin báo cáo
- BHXH tỉnh mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 07 – TBH);
thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu.
- BHXH tỉnh thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắt buộc (mẫu
số 09, 10, 11 – TBH) định kỳ như sau: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng;
báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02
năm sau.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 13
1.3.4.5 Quản lý hồ sơ, tài liệu
- BHXH tỉnh cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT
để kịp thời phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
- BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu
BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng. Thực hiện ứng dụng
CNTT để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH cho người tham gia.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH
Như các hoạt động kinh tế - xã hội khác, hoạt động quản lý thu BHXH cũng
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Công tác quản lý thu BHXH thực
hiện dễ dàng hay không, đạt được kết quả tốt hay xấu là phụ thuộc vào sự tác
động của nhân tố chủ yếu sau:
1.4.1 Thay đổi về chính sách tiền lương, tiền công
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu
BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương là
tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở tính toán mức
đóng và mức hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào mức lương
tối thiểu do nhà nước quy định, như vậy khi nhà nước nâng mức lương tối thiểu
lên đồng nghĩa với việc mức BHXH cũng phải tăng lên. Nhưng hầu hết các
doanh nghiệp đều nộp BHXH theo mức lương tối thiểu chứ không nộp theo mức
thu nhập thực tế của NLĐ. Việc các doanh nghiệp không lấy mức thu nhập thực
tế của NLĐ làm cơ sở tính phần trăm nộp BHXH đã không chỉ làm thiệt thòi về
quyền lợi cho NLĐ mà còn gây thất thu quỹ BHXH.
1.4.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
Điều kiện phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu
BHXH nói riêng và chính sách an ninh toàn ngành BHXH nói chung, khi kinh tế
xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ
điều kiện để đóng BHXH cho NLĐ, nguồn thu BHXH sẽ bị giảm sút, đồng thời
khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt
động dẫn tới người lao động mất việc làm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng
phát. Nguồn thu bị giảm sút nhưng chế độ về chính sách cho NLĐ như: thất
nghiệp, ốm đau, thai sản, hưu trí... vẫn phải tiếp tục, nguồn thu BHXH không đủ
cho nguồn chi các chế độ BHXH sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, dẫn
tới sự đổ vỡ của cả hệ thống ngành BHXH.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 14
1.4.3 Công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về luật
Bảo hiểm xã hội
Đóng vai trò quan trọng trong việc thu BHXH, hiện nay còn nhiều doanh
nghiệp và NLĐ còn chưa hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH
đẫn đến các doanh nghiệp và NLĐ chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH. NLĐ
chưa ý thức được những quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHXH,
trong khi đó NSDLĐ lại muốn tiết kiệm một phần chi phí SXKD đáng lẽ ra phải
đóng góp BHXH cho NLĐ của mình. Có lúc, có nơi NLĐ và NSDLĐ đồng tình
với nhau để không tham gia BHXH, họ mong có thêm một khoản thu nhập từ
nguồn tiền đóng BHXH, họ dùng tiền đóng BHXH để chia nhau. Cũng có tình
trạng một số doanh nghiệp (trong đó có cả doanh nghiệp Nhà nước) đã cố tình
chiếm dụng tiền đóng BHXH cho NSDLĐ làm vốn hoạt động SXKD, từ đó gây
nên tình trạng né tránh, nợ đọng tiền đóng BHXH. Đây là nguyên nhân chủ yếu
làm công tác thu BHXH không đạt được hiệu quả cao.
1.4.4 Trình độ năng lực cán bộ quản lý thu của ngành Bảo hiểm xã hội
Công tác quản lý thu BHXH rất phức tạp, khối lượng công việc nhiều, đa
phần là quá tải đối với mỗi cán bộ, các văn bản pháp luật được cập nhật thường
xuyên, liên tục đòi hỏi người cán bộ phải chuyên tâm nghiên cứu, cần cù, trách
nhiệm với công việc đồng thời phải có một trình độ nhất định về toán học, kế
toán cũng như sự hiểu biết về hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, đảm
bảo được công tác quyết toán thu hàng tháng với đơn vị phải chính xác, đúng với
hướng dẫn của luật BHXH, kịp thời xử lí các phát sinh làm trái với luật BHXH
ban hành.
1.4.5 Trình độ dân trí
Có thể nói, một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát
triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân
dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào
đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.
Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người
dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn
giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của
chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 15
BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người
SDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH,
giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho
công tác quản lý thu BHXH.
1.4.6 Công nghệ thông tin
Khi xã hội phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu
BHXH là một việc làm tất yếu. Công nghệ thông tin đươc sử dụng để quản lý
mức đóng, số tiền đóng,.. của NLĐ cũng như đơn vị sử dụng lao động một cách
hiệu quả nhất.
Công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH đảm bảo được tính đồng bộ,
hiện đại, các phần mềm chuẩn xác, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của các cơ
chế chính sách, đảm bảo sự kết nối, cập nhật được thông tin, đồng thời có tính
bảo mật cao.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
2.1 Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình và BHXH thành phố
Thái Bình
2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình
Tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 21/03/1890, chính thức đánh dấu Thái
Bình trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Nhà nước Trung ương. Trải qua
chặng đường hơn 120 năm, Thái Bình không ngừng đổi thay, phát triển, ngày
càng lớn mạnh, sánh vai với các tỉnh, thành phố trong khu và nhà nước.
Thành phố Thái bình nằm ở trung tâm tỉnh Thái Bình có diện tích khoảng
6.771 ha (Năm 2013) với dân số khoảng hơn 269.000 người (Năm 2013) trong
đó dân thường trú khoảng hơn 190.000 người
Năm 2013 thành phố Thái Bình được công nhận là đô thị loại II, thành phố
trực thuộc tỉnh Thái Bình.
Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố đang trên đà phát triển với 6 Khu công
nghiệp và 2 Cụm công nghiệp tạo việc làm cho hàng chục nghìn người.
2.1.2 Giới thiệu chung về BHXH thành phố Thái Bình
Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Bình là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh
Thái Bình đặt tại thành phố có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH tỉnh tổ
chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ
bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tụ nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y
tế tự nguyện trên địa bàn thành phố Thái Bình theo quy định của pháp luật và
quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
BHXH thành phố chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Ủy ban Nhân
dân thành phố Thái Bình.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 17
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành
phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
2.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một phần quan trọng trong
công tác thu của BHXH bắt buộc tại địa bàn thành phố Thái Bình, đặc biệt là
nguồn thu từ người lao động và người sử dụng lao động.
- Quản lý đơn vị sử dụng lao động
Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc của thành phố Thái Bình giai đoạn
2013 – 2015 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên toàn thành phố tại
BHXH thành phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
Năm
NSDLĐ
2013
2014
2015
Lượng tăng
(giảm)
tuyệt đối
385
392
458
Tốc độ tăng
(giảm) liên
hoàn
7
1,82%
66
16,84%
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Năm 2015 là năm có lượng tăng số đơn vị tham gia BHXH đột biến nhất
trong 3 năm (458 đơn vị).
Kinh tế đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, dẫn tới sự xuất
hiện của hàng loạt các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, các doanh nghiệp
có xu hướng tăng lên, tham gia vào nền kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú.
Đây là 1 trong những nguyên nhân chính của việc số lượng đơn vị thuộc diện
tham gia BHXH tăng đáng kể, làm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 18
Cơ cấu về các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo từng khối ngành được
thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 3: Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối, ngành tại
BHXH thành phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
Khối ngành
Khối DNNN
Khối DN ngoài
quốc doanh
Khối HCSN, Đảng,
Đoàn
Khối ngoài công
lập
Khối HTX
Khối phường, thị
xã
Số đơn vị sử dụng lao động tham gia
2013
2014
2015
Số đơn Cơ cấu Số đơn Cơ cấu Số đơn
Cơ
vị
(%)
vị
(%)
vị
cẩu(%)
22
5,7
25
6,4
26
5,7
221
57,4
224
57,1
276
60,3
100
26
102
26
115
25,1
7
1,8
5
1,3
6
1,3
10
2,6
8
2,0
7
1,5
10
2,6
10
2,6
10
2,2
Khối SXKD cá thể
15
3,9
18
4,6
18
3,9
Tổng
385
100
392
100
458
100
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Như vậy :
+ Số đơn vị tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh
và khối HCSN, Đảng, Đoàn. Do kinh tế ngày càng phát triển, trên địa bàn thành
phố đang tiến hành xây dựng nhiều khu công nghiệm và cụm công nghiệp mới
thu hút được thêm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiến hành đầu tư phát
triển.
+ Khu vực có ít biến động nhất là khối HTX, khối phường thị xã. Do khu
vực này chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 19
- Quản lý NLĐ
Đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thành phố trong nhưng năm qua
tăng lên đáng kể. Điều này phản ánh nhận thức của người lao động về BHXH
cũng tăng lên, công tác tuyên truyền phổ biến, chỉ đạo hướng dẫn công tác thu
tại thành phố Thái Bình đã có kết quả tốt.
Tổng số người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2013 – 2015 được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 4: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên toàn thành
phố tại BHXH thành phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
Năm
2013
2014
2015
Số lao động
7948
8173
8745
Lượng tăng
Tốc độ
(giảm) tuyệt tăng giảm
đối
(%)
225
2,8
572
7,0
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Số NLĐ không ngừng tăng lên qua các năm 2013 - 2015. Tăng mạnh nhất
là năm 2015 số lao động lên tới 8745 lao động.
Nguyên nhân dẫn đến số lượng lao động tăng lên là do có sự gia tăng số
đơn vị sử dụng lao động yêu cầu đòi hỏi mở rộng quy mô số lao động. bên cạnh
đó còn có sự nhận thức của NLĐ cũng như NSDLĐ về vấn đề tham gia BHXH
được nâng cao.
Đặc biệt ở 2 khối ngành : Khối DN ngoài quốc doanh; Khối HCSN, Đảng,
Đoàn có cơ cấu lao động cao nhất. Cụ thể qua bảng cơ cấu số lao động tham gia
BHXH bắt buộc theo khối ngành tại BHXH thành phố Thái Bình:
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 20
Bảng 5: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối, ngành
tại BHXH thành phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
Khối ngành
Khối DNNN
Khối DN ngoài quốc
doanh
Khối HCSN, Đảng,
Đoàn
Số lao động tham gia
2013
2014
2015
Số lao Cơ cấu Số lao Cơ cấu Số lao Cơ cấu
động
(%)
động
(%)
động
(%)
1760
22,14
1873
22,92
1902
21,75
2873
36,15
2933
35,89
3256
37,23
2805
35,29
2842
34,77
3017
34,50
56
0,7
42
0,51
51
0,58
Khối HTX
170
2,14
152
1,86
163
1,87
Khối Xã, phường,
thị trấn
242
3,04
265
3,24
283
3,24
Khối SXKD cá thể
42
0,54
66
0,81
73
0,83
7948
100
8173
100
8745
100
Khối ngoài công lập
Tổng
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy: Mặc dù số lao động tăng qua các năm, nhưng cơ
cấu lao động của từng khối có sự biến động. Cụ thể như các khối DNNN, khối
HTX, Khối SXKD cá thể giảm. Các khối còn lại có tăng nhưng lượng tăng
không nhiều.
Với việc Luật BHXH ra đời và những văn bản hướng đẫn thi hành luật
đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia BHXH, có những quy định cụ thể rõ
ràng và những chế tài xử phạt vi phạm luật BHXH. Chính vì thế số người và
số đơn vị tham gia BHXH đã tăng lên, tuy nhiên lượng tăng còn chưa nhiều.
Như vậy, xét một cách toàn diện thì số người đã tham gia BHXH so với
tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố là chưa cao. Vì vậy
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 21
cần chú trọng tới vấn đề này để có thể khai thác thêm mới được số lao động tham
gia BHXH trong những năm tới.
2.2.2. Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
Quản lý quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN: trong suốt
những năm qua, BHXH Thành phố đã làm tốt công tác quản lý tiền lương, tiền
công, không để xảy ra sai sót, đem lại nhiều lợi ích cho cả NLĐ và các đơn vị sử
dụng lao động.
Qũy tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH được quản lý theo từng
đơn vị sử dụng lao động. Việc quản lý tốt quỹ tiền lương, tiền công là cơ sở để
mọi hoạt động khác diễn ra ổn định: công tác thu, chi, quản lý quỹ… Hàng tháng
cơ quan BHXH yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT,
BHTN cho NLĐ đồng thời cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật về
quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng.
Tổng quỹ lương của các đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Bình thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tổng quỹ lương của các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
trên toàn thành phố tại BHXH thành phố Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Quỹ lương
(triệu đồng)
Quỹ lương
(triệu đồng)
Lượng Tăng
(giảm)
liên hoàn
Tốc độ
tăng giảm
(%)
Quỹ lương
(triệu đồng)
267.117
364.377
97.260
36,41
495.829
Lượng
Tốc độ
Tăng (giảm) tăng giảm
Liên hoàn
(%)
131.452
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 22
36,08
Bảng 7: Tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ theo khối, ngành tại BHXH tp Thái Bình Giai đoạn 2013 – 2015
2013
Năm
Khối
Quỹ lương
(triệu đồng)
1. DN Nhà nước
1.1 DN Trung Ương
1.2 DN Tỉnh
1.3 DN Quận Huyện
2. DN Ngoài quốc
doanh
3. HCSN, Đảng, Đoàn
3.1 Khối Trung Ương
2014
Quỹ lương
(triệu đồng)
2015
Lượng Tăng
(giảm)
liên hoàn
Tốc độ
tăng giảm
(%)
Quỹ lương
(triệu đồng)
Lượng Tăng
(giảm)
Liên hoàn
Tốc độ
tăng
giảm (%)
24.918
19.162
25.503
31.902
23.949
34.154
6.984
4.787
8.651
28,03
24,98
33,92
38.059
28.255
39.412
6157
4.306
5.258
19,30
17,98
15,39
67.822
128.091
60.269
88,86
214.718
86.627
67,63
38.899
48.130
9.231
23,73
56.423
8.293
17,23
3.2 Khối tỉnh
39.156
46.003
6.847
17,49
54.653
8.650
18,80
3.3 Khối quận huyện
4. Khối ngoài công lập
5. Khối HTX
6. Khối xã phường thị
trấn
7. Hộ SXKD
38.007
1.089
3.442
36.171
915
3.323
(1.836)
(174)
(119)
-
45.770
1.277
3.742
9.599
362
419
26.54
39,56
12,61
8.235
10.280
2.045
24,83
11.856
1.576
15,33
884
1.459
575
65,05
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 23
1.664
205
14,05
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)
Nhận xét: qua bảng thống kê ta thấy:
- Tổng quỹ lương của đơn vị tăng qua các năm, nguyên nhân là do:
+ Số lao động hàng năm của doanh nghiệp tăng, bản thân tiền lương của
NLĐ cũng tăng lên.
+ Do có sự thay đổi về tiền lương tối thiểu chung 7/2013 và mức tiền lương
tối thiểu vùng đều có biến động tăng qua 3 năm 2013, 2014, 2015 làm cho tổng
quỹ lương có biến động tăng.
+ Các doanh nghiệp đã có những biện pháp thích hợp để không ngừng
nâng cao hiệu quả lao động.
- Qũy lương cao nhất tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
khu vực HCSN, Đảng, Đoàn. Kết quả này có được là do các doanh nghiệp cũng
đã tuân thủ các quy định về chế độ tiền lương, tiền công với các thang lương,
bảng lương cụ thể và chi tiết; có biện pháp làm tăng mức tiền lương của NLĐ.
- Đối với khu vực ngoài công lập, khối hợp tác xã hay các hộ sản xuất kinh
doanh thì quỹ lương chung không cao do các đơn vị này hoạt động với quy mô
nhỏ, sử dụng ít lao động hơn.
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 24
Bảng 8: Mức tiền lương bình quân của NLĐ theo khối, ngành tại BHXH tp Thái Bình Giai đoạn 2013 –
2015
Năm
Khối
2013
TLBQ
(Đồng/tháng)
1. DN Nhà nước
1.1 DN Trung Ương
1.2 DN Tỉnh
1.3 DN Quận Huyện
2. DN Ngoài quốc
doanh
3. HCSN, Đảng, Đoàn
3.1 Khối Trung Ương
2014
TLBQ
(Đồng/tháng
)
2015
Lượng
Tốc độ
Tăng (giảm)
tăng giảm
liên hoàn
(%)
TLBQ
(Đồng/tháng)
Lượng Tăng
(giảm)
Liên hoàn
Tốc độ
tăng
giảm (%)
3.349.250
3.285.621
3.249.655
4.186.563
3.975.601
3.867.089
837.313
689.980
617.434
25
21
19
4.940.143
4.571.942
4.408.481
753.581
596.340
541.393
18
15
14
2.967.230
3.639.375
672.145
23
5.495.457
1.856.082
51
3.786.869
4.354.899
568.030
15
4.877.487
522.588
12
3.2 Khối tỉnh
3.452.940
3.729.175
276.235
08
4.400.426
671.252
18
3.3 Khối quận huyện
4. Khối ngoài công lập
5. Khối HTX
6. Khối xã phường thị
trấn
7. Hộ SXKD
3.154.629
1.620.589
1.687.052
3.375.453
1.815.060
1.822.016
220.824
194.471
134.964
07
12
08
3.746.753
2.087.319
1.913.117
371300
272.258
91.100
11
15
05
2.835.682
3.232.677
396.995
14
3.491.291
258.614
08
1.754.873
1.842.617
87.743
05
1.897.895
55.278
03
Phạm Thị Thu Trang – D9.BH6
Trang 25