Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.67 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

TRẦN THỊ THÙY DƢƠNG

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:

60 31 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. LÊ DANH TỐN

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS.
Lê Danh Tốn.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2008.

Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................

1

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA
TRUNG QUỐC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.......................................................

5

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………………

5

1.1.1. Khái niệm và vai trò của môi trường sinh thái đối với sự phát triển bền
vững.........................................................................................................................

5


1.1.2. Quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường sinh thái………...

12

1.1.3. Nội dung, nguyên tắc, công cụ của bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.................................................

20

Kinh nghiệm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………….

26

1.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc hiện nay………………

26

1.2.2. Chiến lược bảo vệ môi trường của Trung Quốc.....................................

28

1.2.3. Triển vọng của chiến lược bảo vệ môi trường ở Trung Quốc.................

31

1.2.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN
ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM…………………………………………………...

34

2.1. Thực trạng môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá......................................................................................................................

34

2.1.1. Tác động của sự phát triển các ngành kinh tế trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đến môi trường sinh thái..................................

35

2.1.2. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam dưới tác động của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………………………….

51

2.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam......................................................

65


2.2.1. Những hoạt động bảo vệ môi trường.......................................................

65


2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng bảo vệ môi trường sinh thái và những
vấn đề đặt ra............................................................................................

72

Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT
NAM THỜI GIAN TỚI...........................................................................................

82

3.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đến bảo vệ môi trường sinh thái của
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.......................

82

3.1.1. Bối cảnh Quốc tế………………………………………………………….

82

3.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................................

84

3.2. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá................................................................

85

3.2.1. Quan điểm................................................................................................................


85

3.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ............................................................................................

86

3.3. Các giải pháp chủ yếu bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới.....................................................

91

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường sinh thái và bảo vệ môi
trường sinh thái………………………………………………………...

91

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy quản lý môi trường
sinh thái………………………………………………………………

92

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với bảo vệ môi trường sinh thái……………………...

95

3.3.4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục, đào tạo về
bảo vệ môi trường sinh thái……………………………………………


98

3.3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường……………………..

100

KẾT LUẬN.............................................................................................................................

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

103


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại của thế giới đang phát triển với nhịp độ ngày một nhanh, tạo ra
những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và quyết
định tới sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con người. Bên cạnh những
thành tựu rực rỡ về khoa học và công nghệ, loài người cũng đang phải đối mặt
với những thách thức lớn lao về chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là môi
trường.
Trong vài thập kỷ gần đây, do sức ép gắt gao về dân số và sự phát triển
kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi
trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí một số vùng còn bị phá huỷ hoàn
toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi trường như thay đổi khí hậu, suy thoái tầng
ôzôn, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tài nguyên đất và nước ngọt… đang
là những thách thức đối với sự tồn tại của loài người và của trái đất, Việt Nam

cũng không đứng ngoài những thách thức đó.
Theo quan điểm phát triển bền vững, Việt Nam đang đứng trước những
thử thách lớn. Một đất nước nghèo, điểm xuất phát thấp, lại bị 2 cuộc chiến tranh
tàn phá, nền kinh tế và môi trường đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Tuy
nhiên, nếu quá vội vàng trong việc áp dụng các giải pháp chính sách đầu tư, đổi
mới thiếu quy hoạch Kinh tế - xã hội và môi trường theo quan điểm phát triển
bền vững trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống thì tất yếu sẽ dẫn
đến những hậu quả đáng tiếc. Hậu quả đó có thể có lợi cho kinh tế trước mắt
nhưng lại có hại lâu dài, nền kinh tế sẽ bị suy thoái khi phát triển quá ngưỡng
chịu đựng của môi trường.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đất nước ta đã khởi sắc về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, nhận thức
về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, tài


nguyên thiên nhiên nước ta đang được khai thác ngày càng mạnh mẽ và có xu
hướng cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm. Vì vậy việc phân tích,
đánh giá và dự báo các tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi
trường của Việt nam, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách
bảo vệ môi trường mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Để thực hiện luận văn
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ
môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm hướng
tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tiêu biểu là:
- Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện
nay của TS. Nguyễn Văn Ngừng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của

GS. TSKH Vũ Hy Chương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
- Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền vững, Bộ kế hoạch và
đầu tư, 11/ 2005.
- Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của Trần Thanh Lâm, NXB
Lao động, Hà Nội, 2006.
- Phát triển nông thôn bền vững - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
Thế giới do TS. Trần Ngọc Ngoạn chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2008.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phạm Khôi Nguyên, tạp chí Khoa học
Xã hội Việt Nam, 4/ 2006.
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam của PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Tạp chí Phát triển bền
vững, số 4 (13) tháng 12/2006.


- Giải quyết tốt các vấn đề môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế của TS. Đoàn Văn Khải, Tạp chí Lý luận chính trị, 10/ 2007.
Hầu hết các công trình nói trên đều nghiên cứu môi trường sinh thái dưới
góc độ của Khoa học Môi trường và Khoa học phát triển mà chưa nghiên cứu tập
trung và hệ thống tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh
thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị. Đây là lý do chủ yếu để
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu các tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến
môi trường sinh thái, phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường sinh thái
ở Việt Nam thời gian qua, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm bảo vệ môi

trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời
gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường
sinh thái.
- Phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phân tích thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.


* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong những năm gần đây dưới góc độ của
khoa học kinh tế chính trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời kết hợp một số phương pháp cụ thể khác
như: Trừu tượng hoá khoa học, phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh,
thống kê....
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá, phân tích và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo
vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi
trường sinh thái trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm của Trung Quốc
về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời gian tới.


Chƣơng1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM
CỦA TRUNG QUỐC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1.

Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ môi trƣờng sinh thái

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Khái niệm và vai trò của môi trường sinh thái đối với sự phát triển bền vững

1.1.1.1. Khái niệm và chức năng của môi trường sinh thái.
Từ khi cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, các nước Châu Âu đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trong những thế kỷ thực hiện công

nghiệp hoá. Họ khai thác mạnh tài nguyên trong nước để mở mang công nghiệp
và phát triển kinh tế, cho đến nay sau hơn 300 năm, thế giới đã hình thành một
cục diện phát triển không đồng đều, chia thành hai nhóm nước chủ yếu: những
nước công nghiệp, hay còn gọi là những nước phát triển, nước giàu; và những
nước đang phát triển, nói chung là những nước nghèo. Nhưng dù là nước phát
triển hay đang phát triển, là nước giàu hay nước nghèo, một vấn đề chung đặt ra
hiện nay cho tất cả các nước là làm thế nào để có mối quan hệ hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi vì, muốn tăng trưởng tất nhiên phải
khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và phát thải cũng nhiều hơn, tất nhiên là
không tránh được gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Tại các nước
đang phát triển, mối quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi trường đã tạo nên
một vòng luẩn quẩn vì còn sống dựa nhiều vào nguồn lợi thiên nhiên, lại bị hạn
chế nhiều bởi sự thiếu tri thức, thiếu vốn, thiếu công nghệ, năng suất lao động
thấp, sử dụng năng lượng và nguyên liệu với hiệu suất và hiệu quả thấp, tốn
nhiều tài nguyên và còn nhiều vấn đề môi trường không xử lý được… Thậm chí,
tại nhiều nơi, người dân vẫn còn phải tìm mọi cách để sống được bằng cách thức
đơn thuần là khai phá tài nguyên.


Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng vậy, cũng có
những yêu cầu tăng trưởng nhanh để cải thiện và nâng cao đời sống, nhưng cũng
nổi lên rất nhiều vấn đề về môi trường. Dường như càng phát triển kinh tế-xã
hội, càng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề môi trường càng trở
nên bức xúc gay gắt hơn. Kinh tế - xã hội càng phát triển lại càng thấy rõ sự liên
quan ràng buộc với điều kiện tự nhiên và môi trường. Một đòi hỏi tất yếu với
Việt Nam là phải giải quyết hài hoà vấn đề bảo vệ môi trường với yêu cầu tăng
trưởng kinh tế trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội, nhất là vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiều báo cáo khoa học của các nước khác nhau đã nêu lên những vấn đề mới
trên phạm vi toàn cầu liên quan đến các cơ chế điều tiết của sinh quyển như: lỗ
hổng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, tính đa dạng sinh học bị suy giảm…Nhưng

đặc biệt các nhà khoa học chú ý đến là những vấn đề về sự biến đổi của môi
trường, nguồn sống của loài người đang dần bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị
huỷ hoại.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự
tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương
đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận
của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một
yếu tố trong hệ thống, thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ
bồi đắp cho thiên nhiên. "Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật" [20, tr.5]. Theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam thì môi trường sinh thái là tập hợp các


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
(2001), Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Báo cáo hiện trạng môi
trường Việt Nam năm 2001.

3.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2005), Chính sách công nghiệp định hướng
phát triển bền vững ở Việt Nam.

4.

TS. Đỗ Minh Cao (2007), “Chiến lược bảo vệ môi trường ở Trung Quốc”,
Nghiên cứu Trung Quốc, (6-76).

5.

Nguyễn Thế Chinh (12/2006), “Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Nghiên cứu phát triển bền
vững, (4-13).

6.

Vũ Hy Chương (2007), Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7.

Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng
và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Cục bảo vệ Môi trường (2000), Chiến lược bảo vệ môi trường 2001- 2010.

9.


Cục bảo vệ Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
2004: Chất thải rắn.

10.

Cục Môi trường (2000) - Dự án “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản
lý môi trường Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị thương mại quốc tế và
môi trường.

11. Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo (2001), Khảo quả bước đầu khảo sát
khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận các tỉnh Lai Châu, Sơn La. Báo cáo Hội
thảo quốc tế về sinh học Hà Nội, Tập 1.


12. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Hồng Hà (2004), Nghiên cứu các quy định pháp luật về môi trường
trong tiến trình hội nhập với các tổ chức quốc tế, NXB. Lao Động, Hà Nội.
15. Lưu Đức Hải, TS. Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Đắc Hy, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Tài (1999), Công cụ
kinh tế trong quản lý môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
17. Đoàn Văn Khát (2007), “Giải quyết tốt vấn đề môi trường trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10).
18. Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB.
Lao Động, Hà Nội.

20. Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành (2005), NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường ở Việt Nam (2001), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Ngọc Ngoạn (Chủ biên - 2008), Phát triển nông thôn bền vững:
những vấn đề lý luận và kinh nghiệm Thế giới, NXB. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
23. Phạm Hữu Nghị (2007), “Tổ chức Thương mại Thế giới với vấn đề thương
mại- môi trường và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam về thương
mại - Môi trường”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2).


24. “Phát triển kinh tế trong xu thế tự do hoá và vấn đề ô nhiễm môi trường ở
Bắc Ninh” (2006), Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, (8), tr.124. 2006.
25. Nguyễn Danh Sơn (3/2007), “Tiêu dùng bền vững ở Việt Nam - một cái
nhìn từ giác độ quản lý tổng hợp chất thải bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu
Phát triển bền vững, (1-14).
26. Võ Quý, “Phát triển bền vững một chiến lược toàn cầu”, Tài liệu giảng
dạy của Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Từ Thanh Thuỷ (2004), “Một số quan điểm hoàn thiện chính sách thương
mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí những vấn đề kinh tế
thế giới, (4).
28. Nguyễn Đức Tiến (2002), Thương mại và môi trường, NXB. Thế giới.
29. Trương Đình Tuyển (2005), “Toàn cầu hoá kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội
và thách thức”, Báo nhân dân điện tử.
30. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Vấn
đề và giải pháp”, Tạp chí thương mại (3).
31. Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp (7/2004),
Tăng trưởng và bảo vệ môi trường ở Trung Quốc.
32. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Thực trạng pháp luật môi

trường và giải pháp”, Tạp chí Thương mại, (3).
33. Viện nghiên cứu và quản lý Trung ương (2004), Kinh tế Việt Nam 2003,
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. VIE/01/021 (2006), “Phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội.
35. Đặng Hùng Võ (2007), “Tác động của môi trường đất và nước tới nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá
và hội nhập”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, (4 & 5).



×