Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp của phát ngôn hỏi cầu khiến trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.52 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Hương

Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng
Việt : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học : 5.02.08

HÀ NỘI - 2005
3


MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Suốt nửa đầu của thế kỉ XX, ngôn ngữ học truyền thống với quan điểm đề
cao vai trò của các yếu tố hình thức, hầu như đã quá coi nhẹ bản chất phương
tiện giao tiếp của đối tượng là ngôn ngữ. Nhưng đến những năm 60 của thế kỉ
trước, Ngữ dụng học đã ra đời. Hướng nghiên cứu này đã thổi một “luồng sinh
khí mới” cho ngôn ngữ học: Nó góp tiếng nói quyết định cho việc phải bằng
mọi cách trả lại cho ngôn ngữ cái chức năng cơ bản nhất, vốn có của nó:
phương tiện giao tiếp vạn năng của xã hội loài người. Cái mà ngôn ngữ học giờ
đây quan tâm phải là: Thực tế thì ngôn ngữ đã được các thành viên trong một
cộng đồng nói năng sử dụng như thế nào trong mọi cảnh huống giao tiếp khác
nhau? Và, cái quan trọng, suy cho cùng, phải là nằm ở hiệu năng của các
phương tiện chứ không phải là chỉ ở cái đặc trưng hình thức mà các biểu hiện
ngôn từ mang tới.
Thực tế là khi giao tiếp, chúng ta thường tạo ra và bắt gặp hơn một hình
thức để bộc lộ cho một ý tưởng. Cùng là một hành vi cầu khiến, ngoài cách
dùng lối trực tiếp, còn nhiều cách bộc lộ khác. Những hình thức này đều mang
lại các hiệu lực lời tương tự như lối nói trực tiếp, nhưng lại không kèm theo các


đặc trưng hình thức dễ nhận diện của dạng cầu khiến chính tắc. Chúng nấp sau
các dạng thức mà ngôn ngữ học cổ điển thường xếp chung vào các đặc trưng
của câu hỏi, câu trần thuật hay câu cảm thán. Ngôn ngữ học truyền thống do chỉ
chú ý đến tính hình thức nên đã không thể cắt nghĩa thấu đáo được các hiện
tượng kiểu này.
Luận văn này có nhiệm vụ khái quát là nghiên cứu các phát ngôn không
có hình thức câu cầu khiến đặc hữu nhưng lại hàm ý cầu khiến do điều kiện
riêng của các ngữ cảnh cụ thể. Cụ thể là các phát ngôn có đặc trưng hình thức
câu hỏi theo phép phân loại truyền thống nhưng lại mang ý nghĩa ra lệnh hoặc

4


sai khiến. Một cách giản dị hơn, có thể gọi đó là các phát ngôn cầu khiến gián
tiếp.
Những mô hình dạng này khi đã được khái quát hóa sẽ được chứng tỏ
thông qua các nét nghĩa cú pháp cụ thể mà chúng bao hàm. Đó chính là cách
nhìn nhận một cách đa chiều cho loại phát ngôn hỏi - cầu khiến. Do cách tiếp
cận mới, luận văn chắc sẽ có những đóng góp cụ thể hơn đối với khảo sát bản
chất hình thức cũng như chức năng của loại phát ngôn hỏi - cầu khiến. Qua đó
người viết muốn góp thêm những cứ liệu thực tế cho việc biên soạn những cuốn
ngữ pháp mới từ cách nhìn nhận theo chức năng luận. Những mô hình đã được
khái quát này, do vậy, cũng sẽ làm phong phú thêm danh sách các biểu hiện lời
của người Việt trong các tài liệu và sách giáo khoa dạy tiếng Việt với tư cách
ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng, tức là
nghiên cứu phát ngôn trong hoạt động hành chức, gắn trong mối quan hệ với
người nói, người nghe, thời gian, không gian, hay nói một cách khác là nghiên

cứu phát ngôn trong một ngữ cảnh (context) cụ thể; đồng thời nghiên cứu chúng
trong mối quan hệ với các hình thức ngôn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản có
hiện tượng ngôn ngữ được khảo sát, gọi là ngôn cảnh (co-text)1. Từ đó, chúng
1

Chúng tôi sử dụng hai khái niệm “ngữ cảnh” và “ngôn cảnh” theo như bản dịch của Trần Thuần
trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” của G. Brown và G. Yule, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Context theo như tinh thần của G. Jule trong Pragmatics. Oxford, 1997 như sau: context: the physical
environement in which a word is used (ngữ cảnh: môi trường thực hữu trong đó từ ngữ xuất hiện); co-text:
the linguistic environment in which a word is used (ngôn cảnh: môi trường ngôn ngữ trong đó từ ngữ xuất
hiện), sự đối lập nà y trong thuật ngữ tiếng Việt chỉ tương đối. (Theo trích dẫn của Trần Thuần)
Lấy trích đoạn sau để giải thích cho hai thuật ngữ “ngữ cảnh” và “ngôn
cảnh”:
 … Tất nhiên, Bel có nhỉnh hơn cô vì cô ấy tốt bụng và đôn hậu hơn.
- Anh có ra khỏi đây không?
Chà ng đủng đỉnh đi ra cửa, một bên lông mà y nhướn lên giễu cợt.
(Cuốn theo chiều gió, M. Mitcheln)
Ngữ cảnh của phát ngôn “Anh có ra khỏi đây không?” trên bao gồm: người nói (Xcáclét),
người nghe (Rét), thời gian (hiện tại), không gian (trực tiếp).
Ngôn cảnh của phát ngôn “Anh có ra khỏi đây không” là môi trường ngôn ngữ xung
quanh phát ngôn nà y, giúp cho người nghe hiểu đó là phát ngôn hỏi mang ý nghĩa cầu khiến, chứ
không phải là phát ngôn hỏi. Môi trường ngôn ngữ ở đây là “Tất nhiên, Bel có nhỉnh hơn cô vì cô

5


tôi có thể khai thác được tất cả những hình thức biểu hiện phong phú của các
phát ngôn có hình thức hỏi nhưng hành vi gián tiếp là cầu khiến và đưa ra nhận
xét có tính khái quát, tính quy tắc của phát ngôn hỏi - cầu khiến.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi có sử dụng các phương

pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân loại.
- Phương pháp thay thế.
- Phương pháp biến đổi.
- Phương pháp thống kê.
III. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn ngoài Mở đầu và Kết luận, gồm ba chương chính:
Chương I: Những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
I. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts)
II. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp - Phát ngôn hỏi và phát ngôn cầu khiến
1. Phát ngôn hỏi.
2. Phát ngôn cầu khiến.
III. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Phát ngôn hỏi - cầu khiến
1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
2. Hành vi cầu khiến gián tiếp.
3. Phát ngôn hỏi - cầu khiến.
IV. Hàm ngôn và ý nghĩa cầu khiến
V. Phát ngôn hỏi - cầu khiến và tính lịch sự
Chương II: Mô tả các dạng phát ngôn hỏi mang ý nghĩa cầu khiến
trong tiếng Việt.

ấy tốt bụng và đôn hậu hơn“ và “Chà ng đủng đỉnh đi ra cửa, một bên lông mà y nhướn lên giễu
cợt“.

6


A. Nhóm 1: Phát ngôn hỏi - cầu khiến có định hướng trả lời.

B. Nhóm 2: Phát ngôn hỏi - cầu khiến khuyên không nên hành động.
C. Nhóm 3: Phát ngôn hỏi - cầu khiến dạng thức có từ hỏi “có …
không?”.
D. Nhóm 4: Phát ngôn liên quan đến khả năng kêu gọi người tiếp nhận có
thể có một hành động cụ thể.
E. Nhóm 5: Phát ngôn hỏi - cầu khiến mang ý nghĩa phủ định.
F. Nhóm 6: Phát ngôn hỏi - cầu khiến chứa tiểu từ cầu khiến.
G. Nhóm 7: Phát ngôn hỏi - cầu khiến phát biểu nguyện vọng của người
nói.
Chương III: So sánh phát ngôn hỏi - cầu khiến với các phát ngôn hỏi
và cầu khiến.
I. Đặc điểm cấu trúc của phát ngôn hỏi - cầu khiến
II. Ngữ cảnh và ngôn cảnh của phát ngôn hỏi - cầu khiến
III. Phát ngôn hỏi - cầu khiến nhìn từ hành vi ngôn ngữ

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thủy An, 2002, Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sỹ Ngữ
văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban, 1992, Ngữ pháp tiếng Việt, T2, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
3. G. Brown & G. Yule, 2002, Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu, 2001, Đại cương ngôn ngữ học, T2: Ngữ dụng học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hoàng Chi, 1998, Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu
thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn,

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Thùy Chi, 2002, Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của câu hỏi cầu
khiến trong tiếng Việt, Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên
cứu khoa học”.
7. Nguyễn Đức Dân, 1998, Ngữ dụng học, T1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Độ, 2004, Hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng
Việt (dưới ánh sáng đối liên văn hóa), Ngôn ngữ, tr. 30 - 40.
9. Lê Đông, 1996, Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên cứ
liệu tiếng Việt), Luận án Phó tiến sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội.
10. Đinh Văn Đức, 1998, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp, 2000, Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.

8


12. Cao Xuân Hạo, 1991, Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng - quyển
I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Cao Xuân Hạo, 1998, Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Chí Hòa, 1991, Phát ngôn ngữ cảnh, Tạp chí Khoa học số 6, tr.
51 - 53.
15. Bùi Mạnh Hùng, 1999, Những hình thức thể hiện hành động cảnh báo
trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3, tr. 31 - 38.
16. Vũ Thị Thanh Hương, 1999, Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến
tiếng Việt, Ngôn ngữ số 1, tr. 34 - 43.
17. Vũ Thị Thanh Hương, 1999, Giới tính và lịch sự, Ngôn ngữ số 8, tr. 17
- 30.

18. Vũ Thị Thanh Hương, 2000, Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi thiệt
trong lời cầu khiến tiếng Việt, Ngôn ngữ số 10, tr. 39 - 48.
19. Lương Văn Hy & các tác giả khác, 2000, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội
từ thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán, 1992, Tiếng Việt tập 2, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Vụ giáo viên.
21. Đào Thanh Lan, 2004, Ý nghĩa cầu khiến của các động từ nên, cần,
phải trong câu tiếng Việt, Ngôn ngữ số 11, tr. 23 - 29.
22. Nguyễn Thị Lương, 1995, Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với
phép lịch sự trong giao tiếp, Ngôn ngữ số 2, tr. 58 - 68.
23. Tôn Nữ Mỹ Nhật, 1999, Bước đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ văn
hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt, Ngôn ngữ số 8, tr. 31 - 37.
24. Hoàng Phê, 1997, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
25. Hoàng Phê, 2003, Lôgic - Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ
điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
26. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9


27. Trần Kim Phượng, 2000, Khảo sát phương tiện từ vựng (động từ) biểu
thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Trần Kim Phượng, 2001, Về các điều kiện của động từ ngôn hành tiếng
Việt, Ngôn ngữ số 2, tr. 39 - 44.
29. Võ Đại Quang, 2004, Lịch sự: chiến lược giao tiếp hướng cá nhân hay
chuẩn mực xã hội, Ngôn ngữ số 8, tr. 30 - 38.
30. Nguyễn Anh Quế, 1988, Hư từ trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Quy, 1996, Vị từ hành động trong tiếng Việt và các tham tố

của nó, NXB Khoa học Xã hội.
32. Nguyễn Kim Thản, 1964, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, T2, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Kim Thản, 1977, Động từ tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
34. Phạm Thị Thành, 1995, Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các
phát ngôn: Chào - cảm ơn - xin lỗi, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thuận, 1999, Phương tiện dụng học (hành động ngôn ngữ)
của các động từ tình thái nên, cần, phải, Ngôn ngữ số 1, tr. 60 - 77.
36. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, 1983, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Như Ý, 1990, Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp,
Ngôn ngữ số 3, tr. 1 - 5.
38. G.Yule, 2003, Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10



×