Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.29 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

LÊ THỊ LAN

KINH TẾ TRI THỨC VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ LAN

KINH TẾ TRI THỨC VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY
Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA
DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số:
5. 01. 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

TS. DƯƠNG THỊ LIỄU

Hà Nội - 2005

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình này là của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Dương Thị Liễu. Những số
liệu, cứ liệu được trích dẫn trong luận văn là có xuất xứ rõ
ràng và đáng tin cậy.
Học viên

Lê Thị Lan


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I: KINH TẾ TRI THỨC VÀ YÊU CẦU CỦA NÓ VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI

1.1 Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức
1.1.1 Quan niệm về tri thức và kinh tế tri thức
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế tri thức

5

12

1.1.3 Vai trò của kinh tế tri thức

17

1.2 Yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn lực con người Việt
Nam
1.2.1 Khái niệm nguồn lực con người.
20
1.2.2 Vai trò của nguồn lực con người trong phát triển và trong nền 31
kinh tế tri thức
1.2.3 Yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn lực con người Việt 35
Nam.
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.1 Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam trước yêu cầu của
kinh tế tri thức
2.1.1 Sự cần thiết từng bước xây dựng kinh tế tri thức ở Việt Nam
2.1.2 Khái quát về việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam
những năm qua

39
45

2.1.3 Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam trước yêu cầu của 49
nền kinh tế tri thức.
2.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người
Việt Nam theo hướng từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức

2.1.1. Phát triển trí tuệ con người Việt Nam
2.2.2. Cải thiện sức khoẻ, tăng cường thể chất cho người Việt Nam
2.2.3. Thực hiện đồng bộ biện pháp để phát huy tính tích cực của con
người Việt Nam.

56
71
75

PHẦN KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


KTTT

Kinh tế tri thức

LLSX

Lực lượng sản xuất

CNH - HĐH


Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Cùng với nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của
những thay đổi to lớn và rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới. ở mọi nơi từ
các diễn đàn Liên hợp quốc, các hội nghị thượng đỉnh tới các cuộc tiếp xúc
song phương, các hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia v.v đều có thể bắt gặp
ngày càng nhiều những khái niệm rất mới về giai đoạn phát triển hiện nay. Đó
là các khái niệm: toàn cầu hóa, kinh tế học hỏi, xã hội thông tin và đặc biệt là
kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức thực sự là khái niệm khá mới mẻ, hiện nay
các nhà khoa học đang có những quan niệm khác nhau về kinh tế tri thức. Tuy
nhiên đã có thể thống nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản của nó và đều
thừa nhận kinh tế tri thức đang làm cho diện mạo và cơ cấu kinh tế thế giới
thay đổi một cách căn bản và sâu sắc trong thế kỷ tới.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển của đất
nước bằng cách tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức và điều đó đã được thể
hiện trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX: "Con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy lợi thế của đất nước, tận
dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn và
phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát
triển kinh tế tri thức” 12, 91. Tuy nhiên, trong điều kiện đi lên từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/2

mức bình quân chung của toàn thế giới và được xếp vào nhóm các nước
nghèo nhất thế giới hiện nay, chúng ta còn nhiều khó khăn trước mắt trên con
đường xây dựng một nền kinh tế tri thức. Xét toàn cục, đến nay nước ta chưa
thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, trình độ chung còn thấp
kém, khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực không những
chậm được thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng. Trong tình hình ấy nếu ta
không rút ngắn quá trình CNH- HĐH kết hợp hợp lý giữa bước tuần tự với bước nhảy vọt, mạnh dạn và táo bạo đi ngay vào trình độ hiện đại từng bước


phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình chuyển nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp thì bản thân chúng ta ngày càng tụt hậu.
Mặt khác để xây dựng đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức
chúng ta phải quan tâm tới con người, nguồn lực con người. Bởi vì kinh tế tri
thức và nguồn lực con người luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ mật thiết
với nhau là cơ sở, là ngọn nguồn của nhau. Có thể nói con người là hạt nhân,
là mục đích của hoạt động tri thức, hoạt động kinh tế. Như vậy con người là
nguồn vốn quý giá nhất, tài nguyên lớn nhất trong tất cả các nguồn lực để tiến
hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển nguồn lực con người sẽ phát
huy được lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công
nghệ tiên tiến, từng bước phát triển kinh tế tri thức và để kinh tế tri thức phát
huy vai trò của mình. Vấn đề là làm thế nào phát triển nguồn lực con người
Việt Nam để bằng sức mạnh con người Việt Nam, đưa Việt Nam từng bước đi
vào kinh tế tri thức? Đó là một vấn đề cần được giải đáp thấu đáo cả về mặt lý
luận và thực tiễn.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực
con người Việt Nam hiện nay " nhằm đáp ứng đòi hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói vấn đề kinh tế tri thức cũng như vấn đề nguồn lực con người
thời gian qua đã được rất nhiều người quan tâm, nhiều hội nghị, hội thảo khoa
học trong và ngoài nước bàn đến. Đặc biệt mấy năm gần đây vấn đề đó càng

chú ý nhiều hơn vì nó gắn liền với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng, Nhà nước ta. Trên thực tế đã có một số công trình lớn như:
(1) Ngô Quý Tùng: "Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI".
(2) Ban khoa giáo Trung ương - Bộ khoa học công nghệ môi trường - Bộ
ngoại giao: Hội thảo "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam".
(3) Tiến sĩ Trần Văn Tùng "Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo
dục Việt Nam ".
(4) Trường đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Những


vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức".
(5) Phạm Minh Hạc: "Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH- HĐH".
(6). Mai Thế Hởn: "Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH
ở nước ta".
(7) Trần Kim Hải: "Nguồn nhân lực, vấn đề chuẩn bị nguồn lực cho
CNH, HĐH ở nước ta".
Các công trình đó nhìn chung đã đề cập đến yêu cầu của nền KTTT đối
với nguồn lực con người. Tuy nhiên chúng mới đề cập ở những khía cạnh cụ
thể với một mức độ nhất định, chưa tiếp cận từ góc độ phương pháp luận triết
học và chưa chỉ ra một cách có hệ thống yêu cầu của KTTT đối với việc phát
triển nguồn lực con người Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Trên cơ sở phân tích vấn đề KTTT, yêu cầu của phát triển
KTTT và việc phát triển nguồn lực con người, luận văn đề ra một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người Việt Nam để từng bước phát
triển KTTT.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn giải quyết một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ lý luận cơ bản về kinh tế tri thức về vai trò nguồn lực con
người trong phát triển kinh tế tri thức

- Sự cần thiết của việc từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
và những yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người Việt
Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nguồn lực con người Việt
Nam để tiến tới phát triển KTTT.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn bàn về KTTT và vấn đề phát triển nguồn lực con người. Trên


cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính định hướng cho việc phát triển nguồn
lực con người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tri thức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến, nguyên lý về sự phát triển, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, vấn đề
con người, bản chất con người và sự phát triển con người. Luận văn còn sử
dụng các quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời luận
văn cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu của các tác giả liên quan tới
phạm vi nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, phương
pháp lịch sử và lôgic
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về tri thức và vai
trò của kinh tế tri thức.
* Thực tiễn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy nghiên cứu những vấn đề: Triết học, kinh tế học, quản lý xã
hội v.v...

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Ph. Ăng-ghen (1971): Biện chứng của tự nhiên, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

2

Ph. Ăng-ghen (1991): Biện chứng của tự nhiên, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

3

Ban khoa giáo Trung ương, Bộ khoa học - công nghệ và môi trường, Bộ
ngoại giao (2000): Kỷ yếu hội thảo: Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt
ra đối với Việt Nam.

4

Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội

5

Nguyễn Trọng Chuẩn (1991): Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công cuộc đổi
mới, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.


6

Hồ Anh Dũng (1998): Nâng cao hơn nữa tính tích cực xã hội của nhân
dân lao động nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạp
chí Khoa học xã hội, số 37

7

Nguyễn Văn Đáng (2003): Thách thức từ thực trạng cơ cấu dân số trẻ của
Việt Nam hiện nay, Thông tin Chuyên đề Dân số và phát triển, dự án
VIE/01/P09, tr 34 -45.

8

Đảng cộng sản Việt nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9

Đảng cộng sản Việt Nam (1991): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

10

Đảng cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

11

Đảng cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp

hành Trung ương khoá VIII, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12

Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13

Trần Bạch Đằng (9/2002): Hướng phát triển nguồn lực cho công nghiệp


hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, tạp chí Cộng sản, số 654, tr 28 - 32.
14

Phạm Văn Đức (1999): Một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng
nguồn lực con người, tạp chí Triết học, số 6 (112).

15

Phạm Văn Đức (2000): Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục đào tạo trong
việc phát triển nguồn lực con người, tạp chí Triết học, số 6 (118), tr 9 - 13.

16

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2004), nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội

17


Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm) (1996): Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18

Phạm Minh Hạc (2002): Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, tạp chí
Cộng sản, số 654, tr 22 - 28

19

Phạm Minh Hạc (2003): Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp và phát
triển nguồn nhân lực, tạp chí Lao động & Xã hội, số 218, tr 40-49

20

Trần Kim Hải (1997): Nguồn nhân lực, vấn đề chuẩn bị nguồn lực cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nghiên cứu lý luận - thực tiễn,
số 7, tr 8

21

Nguyễn Thị Hằng (1999): Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến
năm 2010, tạp chí Cộng sản, số 565, tr 29 - 60.

22

Nguyễn Đình Hoà (2004): Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí Triết học, số 1 (152), tr 40 - 20

23


Mai Thế Hởn (2002): Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 295, tr
54-60

24

Đặng Thị Thanh Huyền (1998): Giáo dục với tăng trưởng kinh tế, tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 11 (246), tr 66 -72

25

Đặng Hữu (2000): Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với nước ta,
tạp chí Triết học, số 8


26

Đặng Hữu (2004): Nắm bắt thời cơ phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tài liệu tham khảo dùng cho các giảng
viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các Trường Đại học, Cao đẳng,
Hà Nội, tr 76 - 78.

27

Vũ Minh Khương (2001): Việt Nam: để vượt lên với sức bật của nền
KTTT, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8 (279).

28


Trần Xuân Kiên (Chủ biên) (2002): Chiến lược kinh doanh trong kinh tế
tri thức, nhà xuất bản Hà Nội.

29

Thảo Lan (2003): Thu hút và trọng dụng nhân tài, tạp chí Lao động & Xã
hội, số 223.

30

VI. Lênin (1977): Toàn tập, tập 38, nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva

31

VI. Lênin (1977): Toàn tập, tập 39, nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva

32

Trương Giang Long (2004): Đào tạo nguồn nhân lực qua kinh nghiệm
phát triển giáo dục ở một số nước, tạp chí Cộng sản, số 712, tr 70 - 75

33

Đinh Xuân Lý (2000): Một vài khía cạnh về đào tạo nguồn nhân lực cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí Triết học, số 3, tr 37-40

34

C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995): Toàn tập, tập 3, nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


35

Vũ Minh Mão - Hoàng Xuân Hoà (2004): Dân số và chất lượng nguồn
nhân lực ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, tạp chí Cộng sản,
số 709, tr 65.

36

Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 9, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37

Lê Thị Ngân (2001): Nguồn nhân lực Việt Nam với nền kinh tế tri thức, tạp
chí Nghiên cứu kinh tế số 5(276), tr 55 - 63.

38

Niên giám thống kê 1998, nhà xuất bản Thống kê 1999.

39

Phạm Quang Phan (Chủ nhiệm) (2002): Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri
thức, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


40

Phạm Ngọc Quang (2004): Kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri
thức, tài liệu tham khảo dùng cho giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các trường Đại học, Cao đẳng, tr 69 - 76.

41

Đỗ Văn Quân (2003): Chất lượng dân số ở Việt Nam – vấn đề và giải
pháp, tạp chí thông tin chuyên đề Dân số và phát triển, Dự án VIE/01/P09,
tr 29-38.

42

Nguyễn Duy Quý (1998): Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, tạp chí Cộng sản, số 553,
tr 10 - 14.

43

Nguyễn Ngọc Sơn (2000): Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ,
tạp chí Triết học Số 5 (117), tr 27 - 31.

44

Lê Thế Tiệm (1994): Tội phạm ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

45

Nguyễn Tiệp (2004): Chất lượng dân số và nguồn nhân lực quốc gia, tạp
chí Lao động & Xã hội, số 233.


46

Bùi Tất Thắng (2003): Kinh tế tri thức những cơ hội và thách thức mới
của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 305.

47

Bích Thuỷ (2004): Đào tạo nghề thực trạng và những vấn đề đặt ra, tạp
chí Con số và sự kiện (373).

48

Đặng Hữu Toàn (1998): Công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì sự phát triển
con người toàn diện, tạp chí Khoa học xã hội, số 37, tr 154.

48

Tổng cục thống kê - vụ tổng hợp và thông tin ISID (1999): tài liệu thống
kê kinh tế xã hội 61 Tỉnh và Thành phố, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

50

Tổng cục thống kê (2000): Niên giám thống kê 1999, Nhà xuất bản thống
kê, Hà Nội.


51

Lưu Ngọc Trịnh (Chủ biên) (2002): Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức
ở một số nước trên thế giới hiện nay, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.


52

Lê Văn Tuấn (2004): Những phẩm chất cơ bản cần có của người cán bộ
trong sự nghiệp đổi mới, tạp chí Triết học, số 2 (153), tr 5 - 11.

53

Nguyễn Kế Tuấn (chủ nhiệm) (2002): Phát triển kinh tế tri thức để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Trường đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.

54

Trần Văn Tùng (2001): Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục
Việt Nam, nhà xuất bản Thế giới.

55

Ngô Quý Tùng (2000): Kinh tế tri thức và xu thế mới của xã hội thế kỷ
XXI, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

56

Tần Ngôn Tước (2001): Thời đại kinh tế tri thức, nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

57

Nghiêm Đình Vỳ (2003): KTTT và những vấn đề đặt ra cho giáo dục đào

tạo nước ta, tạp chí Công tác khoa giáo, số 9.

58

Nguyễn Hoàng Xanh (2004): Phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài,
tạp chí Cộng sản, số 18



×