Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.69 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
*

LÊ THỊ THUỶ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
HỆ CỬ NHÂN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TẠI KHOA SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05

Hà Nội – 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là một tất yếu khách quan thể hiện quy luật về
quy định của xã hội đối với giáo dục. Một trong những khâu đột phá trong đổi mới giáo dục ở
nước ta hiện nay là đổi mới công tác quản lý giáo dục mà nòng cốt là công tác đối với cán bộ
quản lý giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng chính là tiền đề cho
đổi mới quản lý giáo dục trên quy mô quốc gia cũng như ở từng cơ sở giáo dục. Phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục gồm 3 khâu có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau: phát hiện, lựa
chọn - đào tạo; bồi dưỡng và sử dụng, trong đó đào tạo, bồi dưỡng là một trong những khâu
quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Thực hiện quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước về công tác phát triển cán bộ
quả lý giáo dục, trong thời gian quan, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đã
triển khai tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, khi
quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng phát triển theo xu hướng là một nghề trong xã hội,


khi yêu cầu về năng lực phẩm chất người cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao thì
các khoá bồi dưỡng ngắn hạn đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cần thiết
phải được đào tạo chuyên sâu từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ và tiến sĩ quản lý giáo dục.
Từ năm 1998, ở một số cơ sở đào tạo trong nước đã tiến hành đào tạo cử nhân quản lý
giáo dục, năm 2003 Khoa Sư phạm đã được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt cho đào tạo
chương trình cử nhân quản lý giáo, và Khoa Sư phạm đã triển khai đào tạo chuyên ngành này ở
hệ tại chức và chuyên tu. Tuy thời gian đào tạo chuyên ngành này chưa lâu nhưng hiện tại Khoa
đã triển khai 12 lớp ở một số địa phương trong cả nước. Trong thời gian qua, Khoa Sư phạm đã
đóng góp phần đáng kể trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo dục. Qua hình thức liên kết với
các đơn vị ở địa phương khác Khoa triển khai đào tạo cử nhân quản lý giáo dục phần nào đã tạo
ra nguồn lực tại chỗ, phục vụ nhu cầu cán bộ quản lý cho các địa phương, đồng thời nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện
mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Khoa sư phạm do mới được thành lập, các cán bộ quản
lý đào tạo trẻ về tuổi đời và tuổi nghề do đó vẫn còn lúng túng trong việc quản lý các lớp liên kết
đào tạo với các địa phương phần nào ảnh hướng tới chất lượng đào tạo. Xuất phát từ ý nghĩa và


tính cấp thiết trên tác giả quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo
hệ cử nhân quản lý giáo dục tại Khoa Sư phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội” để nghiên cứu
trong luận văn với hy vọng đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi trong hoạt
động đào tạo cử nhân quản lý giáo dục của Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội hợp lý góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc trưng của công tác quản lý đào tạo, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý, cũng như một quy trình quản lý hoạt đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tại Khoa Sư
phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân này trong hoàn cảnh hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động đào tạo cử nhân nói chung và
hoạt động đào tạo cử nhân quản lý giáo dục nói riêng có tác động để tìm ra một số biện pháp
quản lý hoạt động đào tạo phù hợp (đối tượng học, đặc thù công việc, địa bàn mở lớp...)

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý giáo dục
ở Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội – chỉ ra nguyên nhân của thực trạng.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo
hệ cử nhân quản lý giáo dục phù hợp, khả thi tại Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý hoạt động đào tạo.

-

Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý giáo

dục tại Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ cử nhân quản lý giáo dục cho
các hình thức đào tạo hiện nay tại Khoa và vận dụng đồng bộ các biện pháp đó vào trong thực tế
quản lý công tác giảng dạy và học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các lớp này,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
-

Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở một số khoá đào tạo cử nhân quản lý giáo

dục do Khoa Sư phạm đã triển khai từ năm 2003 hệ chuyên tu, tại chức.


-

Khảo sát và sử dụng các số liệu đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục tại Khoa Sư


phạm từ các năm 2003 trở lại đây.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ cử nhân quản lý giáo dục của
Khoa Sư phạm, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để
tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ cử nhân quản lý giáo dục
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các cơ sở khác trong cả nước đang đào tạo
cử nhân quản lý giáo dục. Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu, nghiên cứu các văn bản về
quản lý đào tạo nói chung và chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục nói riêng, tổng hợp
các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng
kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Phóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống
kê.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động đào tạo hệ cử nhân quản lý giáo dục
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tại
Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ cử nhân quản lý giáo dục tại
Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
2002
2. Chính phủ (2005), Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án „Xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn năm 20052010‟
3. Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết
định số 10/ĐT ngày 04/02/2004 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội).
4. Các Mác - Ăngghen (1993) toàn tập – tập 5, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội
5. Đặng Quốc Bảo (2006), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia.
6. Đặng Quốc Bảo (2005), Nghề thày người thày trong bối cảnh mới và việc quản
lý người thày, đội ngũ người thày, bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành
quản lý giáo dục.
7. Nguyễn Quốc Chí (1994-2004), Những cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, Tập
bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998-2000), Lý luận đại cương về
quản lý (giáo trình cao học quản lý giáo dục ĐHQGHN).
9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2001-2003), Những quan điểm
giáo dục hiện đại, tài liệu giảng dạy cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm ĐHQGHN.
10.Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11.Trần Khánh Đức (2005), đề cương bài giảng “quản lý nhà nước về giáo dục”,
Đại học Quốc gia Hà Nội.


12.Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong
điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07.14.
13. Đặng Xuân Hải (11/2005), Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường, tạp trí giáo dục số 126.
14.Đặng Xuân Hải (11-12/2001), Vận dụng phương thức đào tạo từ xa cho việc

bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, tạp trí phát triển giáo dục số 6.
15. Nguyễn Thị Phương Hoa (5/2005), Lý luận dạy học hiện đại, tài liệu giảng
dạy cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - ĐHQGHN
16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội.
17. Lưu Xuân Mới (2002), Kiểm định và quản lý chất lượng giáo dục, Bài giảng
cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
18. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Quang (1989), những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo TW1, Hà Nội
20. Vũ Văn Tảo (10/2003), Một vài đặc điểm về học tập của người lớn, tạp chí
giáo dục, số 70.
21. Trần Quốc Thành (2002), Chuyên đề Khoa học quản lý đại cương, bài giảng
cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục.
22. Trần Trọng Thuỷ (9/2003), Một số đặc điểm nhận thức của người lớn, tạp
chí giáo dục số 70.
23. Nguyễn Đức Trí (2002), Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường, Bài
giảng cao học chuyên ngành quản lý giáo dục.
24. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại. NXB Đại học Quốc gia, 2001.
25. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa (1995), Từ điển bách khoa Tiếng
Việt, NXB Văn hoá thông tin,



×