Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở thành phố huế năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.61 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC Y TẾ
Tên đề tài:

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG
ĐẦU CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI Ở THÀNH PHỐ HUẾ
NĂM 2016

NHÓM SINH VIÊN: Lớp YHDP3C – Nhóm: 3
1. Trần Thị Ngọc Ny

5. Đậu Bảo Quốc

2. Trương Thị Oanh

6. Phan Việt Sáng

3. Nguyễn Văn Phú

7. Hoàn Ngọc Thanh

4. Ngô Thị Quí Phương

8. Trần Xuân Thao

1




HUẾ, NGÀY……THÁNG….NĂM 2016

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A&T

Alive and Thrive

CBYT

Cán bộ Y tế

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
RSV

Respiratory Syncytial Virus - Vi rút Hợp bào Hô hấp

UNICEF

The United Nations Children’s Fund - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

WHO


World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm giúp cho
trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lợi ích của việc NCBSM
đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được thừa nhận. Sữa mẹ cung
cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết, những kháng thể chống bệnh tật giúp
trẻ khoẻ mạnh [1]. Cho trẻ bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm
trọng của các bệnh nhiễm trùng và do đó làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh. Theo
ước tính của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ
làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới. Tại
Việt Nam, NCBSM sẽ góp phần làm giảm 13% ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Cho trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 22%
các ca tử vong sơ sinh tại Việt Nam [2]. Ngoài ra những trẻ được bú mẹ hoàn toàn
và được nuôi bằng sữa mẹ khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type
II, béo phì, tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu thấp hơn
nhóm trẻ được nuôi bằng sữa ngoài [3]. Cho con bú không chỉ đem lại nhiều lợi ích
cho bé mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ. NCBSMHT trong 6 tháng đầu còn có thể
hạn chế có thai trở lại sớm [4]. Bên cạnh đó, cho bú sớm còn giúp bà mẹ co hồi tử
cung, giảm mất máu sau sinh và NCBSM còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung
thư vú, ung thư buồng trứng sau này [5]. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ
loãng xương khi đến thời kì mãn kinh. Ngoài ra, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong sáu tháng đầu có liên quan đến một phương pháp về kiểm soát sinh đẻ tự
nhiên (98% bảo vệ trong 6 tháng đầu sau khi sinh) [6,7].
NCBSM HT trong sáu tháng đầu đời là rất quan trọng đối với quá trình phát
triển của trẻ. UNICEF đã đưa ra thông điệp truyền thông về việc NCBSM: cho trẻ
bú ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh; cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu,
không uống nước, không ăn sữa bột, không ăn bổ sung; và trẻ càng bú nhiều, mẹ

càng tiết ra nhiều sữa [8]. WHO cũng khuyến nghị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ


trong 6 tháng đầu: sau 6 tháng, thức ăn đặc, như trái cây và rau nghiền, nên được sử
dụng làm thức ăn bổ sung bên cạnh sữa mẹ cho đến khi trẻ hai tuổi hoặc hơn. Thêm
vào đó: nên cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh; nên cho trẻ bú theo
“nhu cầu”, bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày và đêm; và không cho trẻ bú bình và
núm vú giả [7].
Mặc dù sữa mẹ là công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ 6 tháng đầu
đời của trẻ, hiện ở Việt Nam chỉ có 19,6% phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong giai
đoạn quan trọng này. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế giới
- 35% các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không cho con bú sớm,
không cho con bú hoàn toàn và không tiếp tục cho con bú lâu dài cũng như thiếu
chế độ ăn bổ sung phù hợp đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của
trẻ. Một phần ba trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thấp còi và cứ trong 5 trẻ lại có 1
trẻ bị thiếu cân [9].
Hiện nay, việc nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, không chỉ ở
thành phố lớn mà còn lan rộng đến các vùng nông thôn. Nhiều hội nghị về công tác
bảo vệ bà mẹ trẻ em cũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại này[10].
Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo các bà mẹ cần nuôi trẻ hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, nhưng trên thực tế, có nhiều bà mẹ vì
nhiều lí do như mẹ thiếu sữa, bận rộn công việc, mẹ bị bệnh, nhiễm HIV vẫn cho
trẻ ăn thêm sữa ngoài.


Từ những nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đúng cách và
hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn chưa cao, điều này có lẽ do nhiều nguyên nhân tác
động. Nhằm đánh giá lại thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở TP. Huế, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan

đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở
Thành phố Huế năm 2016”, với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở bà mẹ có con
dưới 1 tuổi ở TP. Huế.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi
con bằng sữa mẹ ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở TP. Huế.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. Khái niệm và những hiều biết cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ
1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
- Sữa đầu bữa: có màu hơi xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều protein,
-

lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác. [11]
Sữa cuối bữa: có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất
béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, điều quan trọng là cần để trẻ bú hết

-

sữa cuối, không để trẻ nhả vú sớm quá. [11]
Sữa non: Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong vài giờ đầu sau đẻ. Sữa
non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều protein hơn
sữa trưởng thành. [11]

-

Nuôi con bằng sữa mẹ: là là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa từ


-

vú mẹ vắt ra [15].
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc uống
sữa từ vú mẹ vắt ra, ngoài ra không không ăn bất kì loại thức ăn dạng lỏng

-

hay rắn nào khác trừ các dạng vitamin, khoáng chất bổ sung hoặc thuốc [14].
Nuôi con bằng sữa bình: cho trẻ bú bằng bình sữa, bất kể sữa gì trong bình,
kể cả sữa mẹ vắt ra [14].


-

Bú mẹ chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính là sữa
mẹ, tuy nhiên trẻ có thể nhận thêm nước uống đơn thần, hoặc một số dung
dịch dinh dưỡng như nước hoa quả, nước đường hoặc các loại thức ăn lỏng

-

cổ truyền với số lượng ít [14].
Bú sớm: trẻ sẽ nhận được sữa non, là nguồn thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu
hóa của trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm khi sinh.
Bú sớm cũng giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu và việc nuôi con bằng

-

sữa mẹ dễ thành công [13, 16].
Cho trẻ bú sớm sau sinh: việc trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh


-

[16].
Hiện tượng xuống sữa: là hiện tượng số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà

-

mẹ đầy, căng cứng [16].
Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn: được tính bằng tỷ số giữa
số trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn trong 24 giờ trên tổng số trẻ 6

tháng [15].
 Cách ngậm bắt vú đúng của trẻ:
- Tư thế của trẻ:
+ Đầu, thân trẻ nằm trên một đường thẳng
+ Thân trẻ áp sát vào người mẹ
+ Trẻ được đỡ đầu và cổ
+ Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú
- Tình trạng vú:
+ Tình trạng tốt
+ Không đau, không khó chịu
+ Các ngón tay đặt xa núm vú để đỡ vú
- Ngậm bắt vú:
+ Quầng vú ở trên miệng trẻ còn nhiều hơn
+ Miệng trẻ mở rộng
+ Môi dưới dướng ra ngoài
+ Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
- Bú:
+ Bú chậm, sâu, có lúc ngừng nghỉ

+ Má căng phồng khi bú
+ Trẻ tự nhả vú khi bú xong
+ Bà mẹ nhận thấy các dấu hiệu của phản xạ oxytocin


1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ
Sữa mẹ được coi là một loại vắc-xin có thể phòng tránh tử vong cho trẻ, chi
phí thấp, an toàn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh [27]. Sữa mẹ
được bài tiết theo cơ chế phản xạ, khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não kích
thích cơ thể bà mẹ sản sinh ra hóc môn prolactin và oxytocin. Trong đó prolactin sẽ
kích thích tuyến sữa tạo sữa, oxytocin có tác dụng giúp sữa được phun ra [16,14].
Dựa vào thời điểm tiết và tính chất mà sữa mẹ được chia làm những loại như sau:
1.2.1. Sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được hình thành từ tuần 14-16 của thai kì và
được tiết ra từ lúc sinh đến 2-3 ngày sau khi sinh [2, 16]. Trẻ bú sớm sẽ nhận được
sữa non, là thức ăn phù họrp với bộ máy tiêu hóa của trẻ. Sữa non đặc sánh, màu
vàng nhạt, chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn và kháng thể để bảo vệ cơ thể cho
trẻ. Ngoài ra, sữa non còn có nhiều đặc tính khác như: có nhiều tế bào bạch cầu,
giàu Vitamin A, có yếu tố tăng trưởng biểu bì một, chất đạm lactalbumin dưới tác
dụng của dịch tiêu hóa sẽ biến đổi thành những phân tử nhỏ giúp trẻ dễ hấp thụ
[30].
Sữa non đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ trẻ. Sữa
non chứa nhiều tế bào bạch cầu, kháng thể hơn sữa trưởng thành nên giúp trẻ sơ
sinh phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và cung cấp khả năng miễn
dịch đầu tiên cho trẻ để chống nhiều bệnh mà trẻ có thể bị mắc sau đẻ [13,16].
Vitamin A trong sữa non có tác dụng làm giảm độ nặng của các bệnh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ, tăng bài tiết phân xu, phòng các bệnh


dị ứng và cũng có tác dụng thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ vàng da

sinh lý [13,16].
Sữa non tuy ít nhưng thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do
lượng protein cao gấp 2-3 lần sữa trưởng thành [13,14]. Hàm lượng kháng thể và
vitamin cao nhất trong sữa non trong vòng 60 phút sau khi sinh sau đó giảm dần.
Như vậy, trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là vô cùng quan
trọng. Chúng ta không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt
đầu bú sữa non.
1.2.2. Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày, số lượng sữa nhiều
hơn làm hai bầu vú bà mẹ căng đầy và cứng, người ta gọi đây là hiện tượng sữa về.
Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, Glucid, Lipid, Vitamin và
khoáng chất đủ cho trẻ phát triển trong 6 tháng đầu. Thành phần các chất dinh
dưỡng ở một tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ
[14,16]. Sữa mẹ luôn luôn tự nhiên, tinh khiết, sạch sẽ và thay đổi theo thời gian
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của trẻ. Sữa mẹ giúp cho trẻ tránh được
bệnh tật, dị ứng, béo phì và các bệnh tật khác [14,16]. Vì vậy, sữa mẹ là thức ăn
duy nhất mà trẻ nhỏ cần trong 6 tháng đầu.
1.3. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bang
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nhu cầu năng lượng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường nhìn
chung được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ có được
tình trạng dinh dưỡng tốt [14,16].
Việc sản xuất sữa của người mẹ được điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu của
trẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì việc sản xuất sữa
cũng tăng theo trong vòng vài ngày, thậm chí trong vòng vài giờ [13]. Mức tiêu thụ
sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng thứ 6, nếu
trẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi. Việc tiết sữa là linh hoạt vì vậy bà mẹ
tăng sản xuất sữa thông qua việc vắt sữa thường xuyên, và có khả năng cho bú lại
sau khi đã dừng [13,16].



1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên toàn
thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm
hàng đầu đó chính là chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức
khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời
[5,13,14,18]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát triển, kết quả học tập
và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai [29]. Đồng thời WHO
cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng
tránh tử vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên
toàn thế giới mỗi năm [7]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con
bú nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng tiết
nhiều sữa.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần ăn
thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [5, 16].
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh
Sau khi sinh, bà mẹ cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong một giờ
đầu vì trong giờ đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo, nhanh nhẹn
nhất dễ thực hiện hành vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn
ngủ hơn vì bắt đầu phục hồi sau quá trình thở [16].
Sữa mẹ tiết theo phản xạ và được tiết ra sớm hơn ở những bà mẹ cho con bú
sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh so với các bà mẹ chờ xuống sữa tự nhiên.
Khi bà mẹ được ngắm nhìn con, nghe thấy tiếng khóc của con và tin tưởng rằng
mình có sữa cho con bú thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này. Vì vậy ngay sau sinh bà
mẹ phải được nằm cạnh trẻ và cho trẻ bú sớm [16]. Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến
yên sản xuất oxytocin giúp bà mẹ co hồi tử cung nhanh hơn góp phần làm giảm
nguy cơ chảy máu sau đẻ [16].

Trẻ bú mẹ sớm sẽ bú được sữa non rất tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phòng tránh
được các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, vàng da, không dung nạp thức ăn khác [16].


1.3.4. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ tới sức khỏe của trẻ
Sữa mẹ mang lại cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ. Khi đứa trẻ vừa
được sinh ra, sữa mẹ bao gồm các kháng thể và các hoạt chất sinh học khác chính
là yếu tố miễn dịch đầu tiên có trong sữa non giúp trẻ chống lại bệnh tật [16].
Trong khi đó sữa bột không có đủ các yếu tố cần thiết trên. NCBSM là một trong
những thực hành có lợi nhất mà một bà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ con mình
khỏi nhiễm khuẩn và vi rút [16]. Sữa mẹ là duy nhất và được sản sinh để đáp ứng
nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ thay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ
trong các cữ bú. Khi đứa trẻ lớn lên, các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để
đáp ứng những nhu cầu của trẻ đang lớn, điều mà các sản phẩm thay thế sữa mẹ
không có được. Những trẻ được bú mẹ ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống
thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen
suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp [16]. Kết quả phân tích từ 7
nghiên cứu thuần tập của Bachrach và cộng sự cho thấy rằng trẻ được nuôi bằng
sữa công thức phải đối mặt với mối nguy nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp
dưới trong năm đầu tiên của cuộc sống cao gấp 3,6 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn
toàn hơn 4 tháng. Phần lớn các ca nhập viện hô hấp cho trẻ sơ sinh là kết quả của
nhiễm Vi rút Hợp bào Hô hấp - Respiratory Syncytial Virus (RSV). Chất béo trong
sữa mẹ có tác dụng kháng virus: chống lại RSV [19, 26].
Ngoài ra, việc trẻ không được bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo
đường type I và II cũng như bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Nghiên cứu của
Christopher G. Owen và cộng sự chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành chỉ bằng 0,87 lần so với những đứa trẻ được
nuôi bằng sữa công thức [24]. Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ
mắc tiểu đường type II chỉ bằng 0,61 lần so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa
công thức [25]. NCBSM làm tăng chỉ số thông minh và cải thiện kết quả học tập

sau này của trẻ. Trẻ bú mẹ càng lâu thì càng có khả năng trí tuệ cao hơn, điều này
được thể hiện qua những kỹ năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nhận


thức hoàn thiện hơn, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm IQ cao hơn 7,5
điểm so với những đứa trẻ không được bú mẹ [22].
1.3.5. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ
Các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít nguy cơ mắc
các bệnh như tiểu đường type II, ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương và
chứng trầm cảm sau khi sinh. Các bà mẹ cho con bú sẽ ít có nguy cơ bị thiếu máu
và có hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng thẳng [21,23].
NCBSM cũng giúp các bà mẹ tránh thai tốt hơn, các bà mẹ cho con bú hoàn
toàn thường không rụng trứng trong ít nhất sáu tháng sau khi sinh, trong khi đó đối
vớicác bà mẹ không cho con bú thì quá trình này có thể xảy ra ngay sau sáu tuần kể
từ khi sinh con [23]. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong
sáu tháng đầu và không có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại thì khả năng mang thai là
dưới 2% [20]. Ngoài ra, NCBSM giúp gắn bó, tăng cường tình cảm mẹ con.
1.3.6. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với gia đình, xã hội và doanh nghiệp
NCBSM giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc cho trẻ ăn sữa công
thức. Ước tính trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng 800.000- 1.200.000 đồng
mỗi tháng nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79%
thu nhập bình quân 1 năm của người Việt Nam (18.227.000 đồng) và một phần khá
lớn trong tổng thu nhập của một gia đình [19]. Ngoài ra nhờ các lợi ích về mặt sức
khỏe của NCBSM, các gia đình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho việc khám
chữa bệnh [23].
NCBSM không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe cho trẻ và mẹ mà còn mang
lại những lợi ích kinh tế to lớn. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ
sẽ tiết kiệm được 3,6 tỷ đô la mỗi năm trong việc chi trả gián tiếp cho chăm sóc sức
khỏe nếu như có ít nhất 75% bà mẹ cho con bú sớm sau sinh và 50% bà mẹ cho con
bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi [28].

Tại Việt Nam, nếu các bà mẹ NCBSMHT trong 6 tháng đầu họ có thể tiết
kiệm một khoản tiền tương đương 11.435.670.000.000 đồng từ việc không chi tiêu
cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Tuy nhiên, một nửa của khoản tiền này đang bị
lãng phí do tỷ lệ NCBSMHT thấp ở Việt Nam, điều này làm tăng chi phí y tế chung


của quốc gia. Mỗi năm, Việt Nam phải chi khoảng 208.300.000.000 đồng cho
khám chữa các bệnh do nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém [17]. Bên cạnh lợi ích kinh tế
mang lại cho gia đình NCBSMHT còn có lợi cho doanh nghiệp về mặt lâu dài vì
các bà mẹ ít phải nghỉ làm để chăm con ốm, điều này cũng có nghĩa là tạo ra một
lực lượng lao động ổn định [20]. Sữa mẹ cũng là một nguồn lực hữu ích đảm bảo
an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ và các gia đình trên toàn thế giới khi có thiên tai
hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong những trường hợp nguy cấp, NCBSM giúp bảo vệ
trẻ khỏi các bệnh gây ra do nguồn nước nhiễm bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng
thân nhiệt thấp [21].
2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và Việt Nam
2.1 Trên thế giới
Lợi ích và sự cần thiết của NCBSM đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình
và xã hội đã được thừa nhận. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới tỷ lệ cho con bú
sớm rất thấp: 17% ở các nước Đông Âu-Trung Á, 33% ở các nước châu Á Thái
Bình Dương và cao nhất là khu vực Mỹ La Tinh- Caribe -Bắc và Đông Phi là 50%
[31]. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trên thế giới là 39% và
không đồng đều giữa các quốc gia [34], như vậy phần lớn số trẻ còn lại được nuôi
bằng các thức ăn hoặc nước uống khác ngoài sữa mẹ ngay từ những tháng đầu.
Theo số liệu từ 64 nước đang phát triển chiếm 69% số trẻ em được sinh ra
trên toàn thế giới từ năm 1996-2006, tỷ lệ trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu tăng từ 33% lên 37%. Tăng nhanh nhất ở vùng cận sa mạc Sahara-châu
Phi với tỷ lệ tăng từ 22% -30%, và châu Âu với tỷ lệ tăng từ 10% -19%. Ở châu Mỹ
Latinh và Caribean ngoại trừ Brazil và Mexico, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn tăng
từ 30% đến 45% [14,30].

Theo số liệu tổng hợp của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tỷ lệ
NCBSMHT trong 6 tháng đầu là rất khác biệt giữa các nước và khu vực khác nhau,
tỷ lệ này khá cao ở một số nước như Rwanda 83,3%, Uganda 63% nhưng lại thấp ở
Nigeria 0,8% [33]. Tỷ lệ NCBSM tại Mỹ cũng có nhiều thay đổi tích cực trong


những năm gần đây tỷ lệ bú sớm sau sinh tăng từ 74,6% năm 2008 lên 76,9% năm
2009, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu tăng từ 44,3% năm 2008 lên 47,2% năm
2009 [32]. Tại Châu Á tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu cũng khá chênh lệch
giữa các nước: Nepal là 68%, Ấn Độ là 46%, Campuchia là 68%, Philippin 33,5%,
Bangladesh 43%...[14,33]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa non trong 3
ngày đầu rất cao đạt 94%, tuy nhiên sau đó trẻ lại được cho uống nước, sữa bột,
đường hoặc thức ăn thay thế khác, vì vậy mà chỉ có 35% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu và tại thời điểm 6 tháng thì tỷ lệ này chỉ còn 28% [35].
2.2. Tại Việt Nam
Mặc dù sữa mẹ là công thức hoàn hảo nhất cho 6 tháng đầu đời của trẻ, tuy
nhiên thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy một thực tế là tỷ lệ nuôi
con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời chỉ đạt 19,6%.. Tỉ lện này thấp
hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Thế Giới – 35% bà mẹ cho con bú hoàn toàn
trong 6 tháng đầu. Và tỷ lệ trẻ được bú tới 24 tháng tuổi (22%) vẫn còn thấp.
Không cho con bú sớm, không cho con bú hoàn toàn và không cho con tiếp tục bú
lâu dài cũng như thiếu chế độ ăn phù hợp dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về
sức khỏe cho trẻ. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách các nước có số
trẻ thấp còi trên toàn cầu, với 30% trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi (khoảng 2,5 triệu trẻ)
và không đạt được sự tiềm năng phát triển tối ưu, cứ 5 trẻ thì 1 trẻ bị thiếu cân [8].
Tuy đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng phần lớn số trẻ tử vong dưới 1
tuổi vẫn xảy ra trong tháng đầu tiên, chiếm 60% các ca tử vong dưới 1 tuổi và 40%
các ca dưới 5 tuổi. Nguyên nhân đáng chú ý của trẻ tử vong trong tháng đầu là vì
nhiều phụ nữ sống ở miền núi, gia đình nghèo không tiếp cận được với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh, tiêm phòng và tiếp cận các được các

dịch vụ chăm sóc và điều trị thường ngày. Ngoài ra tỷ lệ tử vong ở trẻ miền núi,
nông thôn và gia đình nghèo vẫn cao hơn 3-4 lần so với miền xuôi, thành thị và các
gia đình khá giả khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vấn đề tử vong ở trẻ liên
quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như NCBSM. Tỷ lệ trẻ em bú sữa mẹ còn


thấp, chỉ khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong giờ đầu và 17% trẻ được bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. [37]
Thực tế cho thấy trước nhiều thông tin quảng cáo về các chất bổ sung vào
sữa bột giúp trẻ phát triển tốt về cân nặng và chiều cao, thông minh cùng với nhận
thức chưa đúng của một số bà mẹ trẻ, gia đình khiến nhiều bà cho rằng sữa công
thức có thể thay thế được sữa mẹ, thậm chí tốt hơn sữa mẹ. Kiến thức về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ của người dân bị ảnh hưởng bởi niềm tin, thói quen của cộng đồng
và lời khuyên của cán Bộ y tế..
Báo cáo của UNICEFF cũng chỉ ra rằng, các bà mẹ làm việc ở bên ngoài
thường gặp khó khăn trong việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Họ đi làm và cho
trẻ ăn bổ sung sau khi hết thời gian nghỉ đẻ thường là 4 tháng. Trong Luật Lao
động Việt Nam có quy định về nghỉ đẻ và NCBSM. Tuy nhiên, trên thực tế Luật
Lao động chỉ áp dụng cho phụ nữ làm việc ở cơ quan tổ chức chính thống. Hơn
nữa, nhiều bà mẹ đi làm ở khu vực thành thị có khả năng mua sữa bột và thương
xuyên bị tiếp xúc với các hình thức quảng cáo về sản phẩm thay thế sữa mẹ. Các
sản phẩm thay thế sữa mẹ xuất hiện nhiều ở các bệnh viện và rất ít nhân viên y tế
nhận thức về lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Nhân viên y tế cũng chịu ảnh hưởng từ các công ty sữa, và chỉ cần thanh
kiểm tra ở mức hạn chế cũng đã phát hiện nhiều vi phạm Luật quảng cáo sản phẩm
thay thế sữa mẹ của Chính phủ trong năm 2007.
Nội dung nuôi dưỡng trẻ nhỏ được xây dựng dựa trên cơ sở kết luận và
khuyến nghị của các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, với mục tiêu chủ yếu là
bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ NCBSMHT trong 6 tháng đầu cho trẻ ăn bổ sung
hoàn toàn, hợp lý và tiếp tục cho con bú tới 2 tuổi hoặc nhiều hơn.

Trên thực tế, còn nhiều trẻ nhỏ nuôi dưỡng không đúng cách. Nhiều bà mẹ
dù bắt đầu cho con bú tốt nhưng sau đó vẫn cho trẻ ăn bổ sung sớm hoặc chi cho bú
vài tuần sau đẻ. Có những trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu nhưng cũng không
nhận được đủ các thức ăn bổ sung. Hậu quả là trẻ là bị suy dinh dưỡng , một vấn đề


đang gia tăng ở nhiều nước. Hơn 1/3 trẻ bị suy dinh dưỡng ở các thể gầy còm, còi
cọc, thiếu vitamin A, sắt hoặc các vi chất khác; suy dinh dưỡng chiếm hơn một nữa
trong số 10,5 triệu trẻ tử vong ở các nước đang phát triển hàng năm.
Theo đánh giá của bộ y tế và UNICEFF, 58% các bà mẹ cho con bú trong
giờ đầu sau sinh và 88% bắt đầu cho bú trong vòng 24h giờ đầu. Tính trên toàn
quốc, chỉ có 17% trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khoảng
70% trẻ từ 6-9 tháng được bú mẹ kết hợp với ăn bổ sung với thức ăn đặc hoặc
loãng. Ở 12-15 tháng tuổi có 78% trẻ em vẫn bú mẹ. Trẻ em trai thường được bú
mẹ hoàn toàn tới 6 tháng nhiều hơn trẻ em gái. [9]
Chế độ nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong năm đầu đời cũng được đánh giá trong
MICS 2006. Chế độ nuôi dưỡng được coi là đầy đủ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi được
bú mẹ hoàn toàn, trẻ từ 6-8 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn dặm ít nhất hai lần một
ngày, và trẻ 9-11 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn dặm ít nhất 3 lần một ngày. Ở Việt
Nam, chỉ có, 42% trẻ từ 0-11 tháng tuổi được nuôi dưỡng theo định nghĩa trên. Trẻ
em trai bình quân được nuôi dưỡng đầy đủ hơn trẻ em gái (45% so với 38%) [12]
3. Các yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là các yếu tố
rào cản
3.1. Trên thế giới
Tại Trung Quốc năm 2012, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cho trẻ em dưới 6 tháng
chỉ có khoảng 28%. Thực hành NCBSM bị cản trở bởi nhiều yếu tố: niềm tin
truyền thống là sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc quan niệm sai lầm về sữa mẹ
của bạn bè và gia đình; thiếu các phương tiện công cộng để giải thích tầm quan
trọng của NCBSM; chế độ nghỉ thai sản chỉ có ba tháng và sự tiếp thị và sự phóng
đại về lợi ích của sữa bột của các hãng sữa [36].

Theo một nghiên cứu năm 2013 tại Los Angeles, Mỹ: có gần 28% bà mẹ
ngừng cho con bú khi được 3 tháng, dừng lại bởi vì họ đã gặp khó khăn khi nuôi
dưỡng em bé, 32,3% cho rằng sữa mẹ một mình không đáp ứng các em bé, 33,0%


cho rằng họ không có đủ sữa cho con bú, và 14,3% nói rằng họ bị nứt, đau hoặc
chảy máu núm vú khi cho con bú [38].
Theo báo cáo “Chăm sóc Mẹ & Con Philips - triển vọng toàn cầu cho con
bú năm 2011”, tại các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Ai Cập, các rào cản
chính dừng cho trẻ bú khi đang ở nhà là lượng sữa cung cấp giảm, việc cho trẻ bú
khiến bà mẹ bị đau núm vú, thiếu thời gian cần thiết cho con bú, phải quay trở lại
làm việc, tâm lý e ngại khi phải cho con bú bên ngoài nhà, không có thời gian cho
con bú suốt cả ngày. Tính trung bình có 40% bà mẹ cảm thấy rằng lượng cung ứng
sữa của họ giảm, tỷ lệ này ở các nước phát triển như Mỹ là 70% và Trung Quốc
58%, trái ngược với Nam Phi 9% và Ai Cập 17%. Lý do quan trọng khác là đau
núm vú khi cho ăn (15%), đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Có 7% bà mẹ trong
nghiên cứu cho con bú sữa bằng bình. Lý do nổi bật khác bao gồm sự cần thiết phải
trở lại làm việc (10%) và cảm thấy lúng túng cho con bú bên ngoài nhà (9%).
Trong nghiên cứu này có 28% phụ nữ lấy lý do đi làm lại để dừng việc cho con bú.
Các lý do dẫn tới việc này là tại nơi làm việc không có cơ sở vật chất tốt để vắt sữa,
xấu hổ khi vắt sữa tại nơi làm việc [39].
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, hầu hết
phụ nữ ở Hoa Kỳ nhận thức được rằng con bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất
cho trẻ sơ sinh, nhưng thường họ không được hướng dẫn về lợi ích cụ thể của nó và
các rủi ro liên quan nếu không cho con bú. Các cán bộ y tế thường nhận được ít đào
tạo, và nhiều người cảm thấy không tự tin để cung cấp thông tin hữu ích, chính xác
để hỗ trợ bệnh nhân của họ. Bên cạnh đó là những rào cản về kỹ thuật cho con bú
và việc kết hợp cho con bú và làm việc [40].
Yếu tố môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới cho con bú. Tại Hoa Kỳ, bú
bình là vấn đề bình thường hoặc thích hợp để nuôi một trẻ sơ sinh. Nhận thức và

thái độ về cho con bú không chính xác hoặc tiêu cực vẫn còn phổ biến trong cộng
đồng và các phương tiện truyền thông. Thông tin sai lệch phổ biến là thông tin dinh
dưỡng về sữa mẹ và các loại thực phẩm khác. Nhiều hãng sữa thổi phồng về lợi ích


của sữa bột thay thế sữa mẹ. Mọi người tin rằng phụ nữ nên cho con bú kín đáo ở
nơi công cộng, nhiều bà mẹ đã bị chỉ trích vì cho con bú ở nơi công cộng và bị yêu
cầu ngừng cho con bú [41].
3.2. Tại Việt Nam
Mặc dù Bộ Y Tế đã khuyến cáo “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ”, và theo công văn 1477/BHXH-CSXH có hiệu lực từ ngày
1/5/2013 thì thời gian nghỉ sinh con đã tăng lên 6 tháng để người mẹ có điều kiện
nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [42].Tuy nhiên tỷ lệ NCHTBSM
vẫn thấp do một số rào cản vẫn tồn tại. Đó chính là nhận thức sai lầm cho rằng “bà
mẹ chưa có sữa để có thể cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và không
đủ lượng sữa để cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu” của người nhà và nhân
viên y tế. Chính nhận thức này đã ngăn cản các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa
của mình theo khuyến cáo của WHO. Tại một số trung tâm y tế, thậm chí ở một số
bệnh viện lớn vẫn tồn tại thực trạng các bà mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh
được nhân viên y tế khuyên nên cho trẻ bú thêm sữa bột. Đem theo sữa bột khi đưa
thai phụ sắp sinh đến bệnh viện là một hình ảnh quen thuộc của các gia đình Việt
Nam. Quan niệm cho trẻ từ sau 2 tháng tuổi uống thêm nước lọc sau mỗi lần bú mẹ
để “sạch miệng”, để “không bị đẹn” bởi nhiễm trùng do nấm candida albican của
các bà mẹ khiến trẻ bị no lâu, không bú được đủ số lượng sữa mà trẻ có thể và cần
được bú. Ngoài ra, tâm lý e ngại trẻ bú mẹ không đủ no, sữa mẹ không đủ chất dinh
dưỡng đã khiến nhiều bà mẹ chuyển sang cho trẻ dùng sữa công thức, cho trẻ bú
sữa bột pha với nước cháo, hoặc cho trẻ ăn dặm ngay khi mới 4 tháng tuổi. Việc
làm này vừa làm tiêu tốn kinh phí của các gia đình vừa tước mất đi nguồn dinh
dưỡng quý báu của trẻ [43].
Nhóm nguyên nhân cũng rất quan trọng đó chính là từ phía cộng đồng , ít

người dân tin rằng bà mẹ có thể đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng, trong
khi đó lại tin tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho trẻ cứng cáp.


Có 4 khó khăn được nêu ra làm cản trở việc NCBSMHT. Theo nghiên cứu
của Lưu Ngọc Hoạt, những khó khăn cản trở NCBSMHT trong 6 tháng đầu là: mẹ
phải đi làm sớm, mẹ thiếu sữa, bà mẹ cần sự hổ trợ của người thân để có thời gian
nghỉ ngơi, điều kiện kinh tế tốt [44]. Khó khăn mẹ thiếu sữa có lẽ là vấn đề của
nhiều địa phương chứ không riêng gì của mẫu nghiên cứu. Người thân có vai trò rất
lớn trong việc hỗ trợ bà mẹ và đặc biệt là có tác động lớn đến quyết định nuôi
dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ.
Bà mẹ không vắt sữa cho con bú khi đi làm nên phải tập cho con bú sữa bột.
Nguyên nhân không tin tưởng sự an toàn của sữa vắt cũng được ghi nhận trong báo
cáo của A&T, Chỉ có 5,1% số người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng vắt và bảo
quản sữa mẹ trong tủ lạnh dưới 3 ngày vẫn an toàn. Niềm tin này khiến 63% bà mẹ
đồng ý rằng nếu bà mẹ đi làm sớm thì trẻ phải bú sữa bột [45]. Có lẽ thông tin và
hướng dẫn bảo quản sữa vắt chưa đến được nhiều bà mẹ. Vấn đề này cũng còn chịu
tác động của yếu tố văn hóa khi có quan niệm rằng việc trữ đồ ăn trong tủ lạnh sẽ
làm mất ngon và mất chất. Một vấn đề cần được ghi nhận nữa là việc vắt sữa mẹ
không được thuận tiện. Có lẽ với quảng cáo sữa bột được cho là ưu việt như hiện
nay thì bà mẹ dễ dàng chọn lựa sữa bột cho con.
Nhìn chung, các rào cản khi NCBSM trên thế giới cũng như tại Việt Nam là
rào cản từ cá nhân bà mẹ, những người thân xung quanh, chất lượng dịch vụ chăm
sóc bà mẹ và các yếu tố từ môi trường.
4. Những nghiên cứu trước đây về nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
4.1. Trên thế giới
Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1979 trong một nghiên cứu của Annie Cherian về thái độ thực hành cho
trẻ ăn ở Zaria, Nigeria cho thấy hầu như tất cả các đứa trẻ đều được bú ngay sau
sinh, 34% các bà mẹ tin tưởng vào sữa của mình, tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ các bà



mẹ cho con bú muộn hơn vì họ cho rằng sữa non là không tốt cho sức khỏe sơ sinh
[46].
Năm 1987 điều tra ở Bangkok (Thái Lan) thời gian cho con bú trung bình là
4 tháng, trong khi đó ở nông thôn là 17 tháng [53]. Theo báo cáo của WHO (1993):
Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn
toàn ở thành thị thấp hơn ở nông thôn (7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng
tăng cường NCBSM. Tỷ lệ các bà mẹ NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari
và Thụy Sỹ dao động quanh 90%. NCBSM ở các nước Tây Âu thấp hơn, ví dụ:
67% ở Anh, 50% ở Pháp, 35% ở Ireland [54]. Gần đây vấn đề NCBSM vẫn được
nhiều nước quan tâm nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho
thấy: tỉ lệ bắt đầu NCBSM là 93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một
nửa số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ yếu
[50,51].
Ở một bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứu được tiến hành trong ba năm liên
tiếp từ 1999 đến 2001 cho thấy: tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn duy trì được ở
mức cao: 87% (1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác
nhau: 34% (1999), 26% (2000), 25% (2001) [47]. Trong một nghiên cứu dọc tại
Anh cũng chỉ rõ NCBSM giảm dần trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì
giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2 tháng (43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5
tháng (1,6%) [48].
Ở Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70, xuống đến
mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong những năm
90. Các chỉ số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so với khu vực nông
thôn [49]. Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải – Trung Quốc cũng cho
thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác nhau giữa các vùng thành phố, ngoại ô và
nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn ở vùng ngoại ô và nông thôn
cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố (63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở



cả 3 vùng trên tương ứng là 96,5%, 96,8% và 97,4% [52]. Một nghiên cứu khác đã
so sánh NCBSM giữa những năm 1994-1996 và 2003-2004 ở một vùng thuộc Tây
Bắc của Trung Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷ lệ NCBSM năm 2003-2004 giảm
hơn so với năm 1994-1995. Tỷ lệ NCBSMHT ban đầu cao, nhưng sau 3 tháng thì tỉ
lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc về NCBSM đều không
đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [49].
4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy và Erika Lutz về
thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 6 tỉnh
dự án IFEN II Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2005 và xã Dân Hòa tỉnh Hà Tây
năm 2006 cho thấy: tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh tại cảc
tỉnh dự án cũng khá chênh lệch nhau: Nghệ An (21,8%), Hà Tĩnh (62,3%), Quảng
13 Bình (72,7%), Quảng Ngãi (38,2%), Điện Biên (48,1%), Lai Châu (32,1%) và tỷ
lệ chung của 6 tỉnh là 45,8%, riêng kết quả điều tra ở Hà Tây năm 2006 là 69,4%.
Tỷ lệ trẻ được bú hoàn toàn sữa mẹ tại 6 tỉnh dự án 45,5%, trong khi ở Hà Tây nơi
không có dự án là 38,5%. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là tỷ lệ mong muốn theo
khuyến nghị của WHO và UNICEF. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
hầu như 100% bà mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài 6-11 tháng và 12-17 tháng [57].
Năm 2006, tác giả Đinh Thị Phương Hòa tiến hành nghiên cứu tại 4 bệnh
viện ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết và thực hành cho con bú trong vòng 1 giờ
sau sinh chỉ là 44,1%, có 78,3% bà mẹ biết về sữa non và 64% bà mẹ thực hành
cho con bú sữa non trong vài ngày sau sinh [56]. Bên cạnh đó việc ăn dặm của trẻ
là phổ biến trong 6 tháng đầu tăng từ 16,4% vào tuần 1 lên 56,5% lúc 16 tuần và
gần 100% ở tuần 24. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và Đỗ Hữu Hanh tại Yên Bái
năm 2008 cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh
khá cao (gần 90%). Tuy nhiên trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến 4 tháng chỉ dao động
từ 17,8% đến 23% và 6 tháng là 18,3% đến 19,8% [60]. Cũng vào năm 2008, một



nghiên cứu khác của tác giả Lê Thị Hương tiến hành cắt ngang trên 400 cặp bà mẹ,
trẻ em dưới 2 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ bà
mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh là 88%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ
hoàn toàn đến 4 tháng là 27,5% và đến 6 tháng là 18,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ bà mẹ
cho trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi là 31,9% [59].
Năm 2008, tác giả Từ Mai tiến hành nghiên cứu tìm hiểu“Thực trạng
NCBSM và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện
Dinh dưỡng”. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 300 bà mẹ có con dưới
24 tháng tuổi đến khám lần thứ nhất. Ket quả cho thấy: tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu là 16,2%, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 28,4%. Tỷ lệ
trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh là 49,3%, trong đó có 34,3% trẻ được
bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh. Nghiên cứu cũng cho biết một số yếu tố
ảnh hưởng đến NCBSMHT như: thời gian nghỉ đẻ quá ngắn (61,3% bà mẹ phải đi
làm trước 4 tháng sau khi sinh con); Bà mẹ thiếu kiến thức về sữa mẹ: vai 14 trò
của sữa mẹ, các biểu hiện của trẻ khi bú đủ sữa mẹ, chỉ có 10,6% bà mẹ biết vắt sữa
để ở nhà cho con bú khi mẹ phải đi làm [61].
Năm 2009, nghiên cứu về kiến thức và thực hành NCBSM của Bùi Thu
Hương tại 2 phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội cũng cho thấy, tỷ lệ bà mẹ
cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ NCBSMHT trong 6
tháng đầu là 23%, ngoài ra có 28% các bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú
lần đầu [12]. Cũng trong năm này, nghiên cứu của Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ
Linh tại Bệnh viện Phụ sản Nhi đồng bán công Bình Dương cho tỷ lệ trẻ bú mẹ
trong giờ đầu chỉ là 29,7%, tỷ lệ đối tượng NCBSMHT trong thời gian nằm viện
sau sinh là 19,8% và có tới hơn 75% số đối tượng nuôi con bằng cả 2 loại sữa: sữa
mẹ và sữa thay thế trong thời gian nằm viện sau sinh [64].
Năm 2011, tác giả Hà Thị Thu Trang và Trần Thị Phúc Nguyệt tiến hành
nghiên cứu tìm hiểu một số tập tính NCBSM của các bà mẹ dân tộc Dao có con


dưới 24 tháng tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho biết

có 47,5% bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ dùng
thức ăn hoặc đồ uống khác trước khi cho bú lần đầu là 22,5% [63].
Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Thị Phúc Nguyệt và cộng sự thực hiện
tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2012 trên 220 bà mẹ có con dưới
24 tháng tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bà mẹ bằng bộ câu hỏi thiết
kế sẵn. Kết quả cho thấy có 42,3% các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh. Thức ăn/ đồ uống trước khi cho bú lần đầu bao gồm sữa bột (86,6%), sữa
bò (10%) và nước đường (3,4%). Tỷ lệ bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho con bú
lần đầu tiên là 10%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 15,5%.
Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn vì mẹ không đủ sữa (61,3%) và mẹ
phải đi làm (57,5%) [62].
Cũng trong năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và
cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 370 trẻ dưới 24 tháng tuổi và
các bà mẹ của trẻ ở huyện Tam Nông, Phú Thọ nhằm mục tiêu mô tả thực trạng
dinh dưỡng và đánh giá thực hành nuôi tò của bà mẹ theo các chỉ số IYCF-2010.
Ket quả nghiên cứu cho thấy: có 94,3% trẻ đã và đang được bú mẹ; 46,7% trẻ được
15 bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 27,8% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa
mẹ hoàn toàn; tại thời điểm 1 tuổi có 60,6% trẻ tiếp tục còn được bú sữa mẹ, tại
thời điểm 2 tuổi có 11,1% trẻ tiếp tục còn được bú sữa mẹ; và tỷ lệ trẻ được cho ăn
bổ sung đúng thời điểm là 65,2% [55].
5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ( thành phố Huế )
5.1 .Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh
Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương
Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ
hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km, cách biển


Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu
Chân Mây 50 km.

Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người[65].
5.2 . Đặc điểm kinh tế ,văn hoá ,xã hội
a. Kinh tế
Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền
trung. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn
18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách
từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc
trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2009 vượt qua 1.000 USD/năm
[65].
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại,
chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành
thị
b. Văn hoá
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa
Thiên Huế có 2 di sản văn hoá thế giới là:


Quần thể di tích Cố đô Huế.



Nhã nhạc cung đình Huế.

c.Xã hội



×