Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Có thể dùng PET scan để phát hiện sớm ung thư không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.61 KB, 2 trang )

Có thể dùng PET Scan để phát hiện sớm ung thư không?
Ám ảnh trước căn bệnh ung thư, nhiều người đang chia sẻ thông tin về việc đi chụp PET scan
để phát hiện sớm ung thư ngay từ trong "trứng nước".

Theo lập luận trong chia sẻ này, khối u ung thư có đặc điểm khác biệt đó là khả năng hấp thụ Glucose
gấp 20 lần tế bào bình thường.
Do đó, khi ở giai đoạn tiền ung thư - là lúc các tế bào hấp thụ Glucose mãnh liệt để phát triển thành
khối u sẽ xảy ra hiện tượng các phần trên cơ thể xuất hiện sự hấp thụ Glucose bất thường.
Chính nhờ việc phát hiện ở giai đoạn chuyển hóa của tế bào ung thư nên sẽ giúp các bác sỹ chẩn
đoán bệnh ung thư sớm và đề ra biện pháp chữa trị kịp thời.
Chia sẻ này được công đồng mạng rất hoan nghênh, nhiều người còn tìm hiểu các bệnh viện nào có
chụp PET scan.
PET ưu việt gì?
Tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng PET trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Theo Giáo sư Mai Trọng Khoa – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Giám đốc Trung tâm Y học hạt
nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai PET và PET/CT có giá trị to lớn trong việc phát hiện sớm ung
thư, tái phát, di căn do ung thư, đánh giá kết quả điều trị...
Ngoài ra người ta cũng sử dụng kỹ thuật PET để sàng lọc phát hiện ung thư với FDG (Cancer
Screening with FDG-PET), nhiều nước đã áp dụng phương pháp này.
Về mặt háo đường của tế bào ung thư, theo GS Khoa các khối u thường có hiện tượng phân huỷ
glucose kị khí và ưa khí hơn so với các tổ chức bình thường, do đó các khối u có nhu cầu sử dụng
glucose cao hơn tổ chức bình thường.
Khối u ác tính có tốc độ tổng hợp protein cao hơn so với tổ chức lành xung quanh, do đó việc vận
chuyển, sử dụng và kết hợp nhiều typ amin acid (ví dụ methionine, tyrosine ... ) trong tổ chức ung thư
sẽ tăng lên so với tổ chức bình thường
Chụp PET không chỉ có ích cho ung thư mà còn các bệnh khác như tim mạch, thần kinh, tâm thần…
nên 10 năm gần đây kỹ thuật PET và PET phát triển nhanh chóng vì lợi ích to lớn của nó nhất là đối
với ung thư.


Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), siêu âm...


chỉ phát hiện và đánh giá được các tổn thương đã có những thay đổi về cấu trúc, giải phẫu, mật độ
của tổ chức, dễ bỏ sót các tổn thương có đường kính < 1cm.
Còn PET có thể phát hiện các bất thường về chuyển hoá, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn
nhỏ khi chưa có thay đổi cấu trúc.
Ở các bệnh nhân ung thư, sau phẫu trị, xạ trị, hoá trị các tổn thương có thể bị biến dạng, thay đổi cấu
trúc nên hình ảnh CT, MRI có nhiều hạn chế trong việc xác định tổ chức còn sót, không phân biệt
được tổ chức xơ hoá với tái phát, di căn...
Kỹ thuật PET cho phép khắc phục nhược điểm đó của CT và MRI. Vì vậy độ nhạy, độ đặc hiệu để
chẩn đoán ung thư của PET cao hơn rất nhiều các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Trong điều trị ung thư, thông thường sau 1 hoặc 2 chu kỳ điều trị bằng hóa chất hay bằng các phương
pháp điều trị khác (xạ trị, xạ phẫu...) người ta thường chỉ định làm PET hoặc PET/CT.
Chẳng hạn sau 1 chu kỳ điều trị hoá chất, nếu ghi hình PET cho kết quả dương tính (+), nghĩa là hình
ảnh tổn thương vẫn còn hoặc không thay đổi hoặc thậm chí lớn hơn thì có tới 90% trường hợp sẽ bị
tái phát.
Như vậy người thầy thuốc sẽ có cơ sở để thay đổi phác đồ hóa chất đó hoặc thay bằng phương pháp
điều trị khác để có hiệu quả điều trị tốt hơn, tránh được lãng phí, độc hại... cho người bệnh.
Chỉ dùng phương pháp PET scan có đủ?
Giáo sư Nguyễn Bá Đức - Nguyên giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết phương pháp chụp PET
scan để phát hiện xem độ xâm lấn của ung thư, xem ung thư phát triển đến giai đoạn nào.
Ưu điểm của phương pháp này là phát hiện sớm được ung thư đã lan đến đâu. Còn để phát hiện sớm
ung thư, ngoài phương pháp chụp PET người ta còn phải tìm tế bào, sinh thiết.
Sở dĩ chỉ dựa vào PET CT chưa thể khẳng định được người bệnh có mắc ung thư hay không là vì đôi
khi PET CT báo bệnh ảo. Một tổ chức thông thường như viêm nhiễm khi tiến hành làm PET cũng có
thể báo hình ảnh đỏ - hình ảnh giống như ung thư.
Bác sĩ Đức nhấn mạnh phát hiện ung thư dương tính thật hay giả vẫn phải dựa vào chẩn đoán vàng
đó là giải phẫu bệnh.
Đồng quan điểm, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Xuân Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu
TP.HCM cho biết hiện nay chụp PET các bác sĩ sẽ tiêm một loại hoá chất có chứa thành phần
glucose.
Khi glucose vào các tế bào thì sự chuyển hoá glucose thể hiện rõ nhất nên người ta có thể tìm thấy vị

trí các tổn thương.
Nguyên tắc chụp PET/CT: Chụp PET cho thấy quá trình hấp thu đường trong cơ thể. Tất cả các tế bào
trong cơ thể đều cần tiêu thụ năng lượng và năng lượng này được tổng hợp từ đường trong cơ thể.
Nhiều loại tế bào ung thư cần được cung cấp nhiều đường hơn tế bào bình thường. Chụp PET được
dùng để phát hiện ra những vùng bị rối loạn chuyển hóa và các khối u ác tính trong cơ thể bệnh nhân
dễ dàng hơn.
Bác sĩ Dũng cho rằng còn chụp PET để phát hiện tiền ung thư cũng không chính xác 100%. Hiện nay
chi phí chụp PET rất cao từ 20 – 30 triệu đồng/lượt.



×