Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến giải pháp chỉ đạo triển khai nhanh đề án xây dựng mạng lưới giao thông của tỉnh đến năm 2015 trên địa bàn huyện u minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.5 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN NĂM 2013
“Giải pháp chỉ đạo triển khai nhanh Đề án xây dựng mạng lưới giao
thông của tỉnh đến năm 2015 trên địa bàn huyện U Minh”

Họ và tên: Lê Thanh Triều
Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện U Minh

U Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN NĂM 2013
“Giải pháp chỉ đạo triển khai nhanh Đề án xây dựng mạng lưới giao
thông của tỉnh đến năm 2015 trên địa bàn huyện U Minh”

1. Họ và tên: Lê Thanh Triều.
2. Chức danh, chức vụ hiện nay: Chủ tịch.
3. Đơn vị công tác: UBND huyện U Minh.
4. Tên sáng kiến: “Giải pháp chỉ đạo triển khai nhanh Đề án xây dựng
mạng lưới giao thông của tỉnh đến năm 2015 trên địa bàn huyện U Minh”.
5. Nơi áp dụng sáng kiến: Trên địa bàn huyện U Minh.
6. Thời gian áp dụng: Từ năm 2010 đến năm 2015.
7. Thuyết minh sáng kiến:
- Thuận lợi, khó khăn trong nhiệm vụ và sự cần thiết của sáng kiến:


U Minh là huyện vùng sâu của tỉnh Cà Mau, điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển còn chậm. Do xuất phát điểm thấp, đồng thời địa hình thấp, hệ thống kênh
rạch chằn chịt, nên đời sống của nhân dân còn khó khăn về nhiều mặt, nhất là việc
giao thông đi lại. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ
tầng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội, trong thời gian qua hệ thống giao thông của không ngừng được xây dựng, mở
rộng... đã phần nào giải quyết được những nhu cầu đó.

2


Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2012, trên toàn địa bàn huyện còn hàng
trăm kilomet lộ giao thông nông thôn cần được xây dựng mới, nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án xây dựng
mạng lưới giao thông của tỉnh đến năm 2015 và Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó, do chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tình
hình suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng của huyện gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời nhu cầu sử dụng đất đai, diện tích
giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, công trình là rất lớn và ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi, đời sống của nhân dân.
Một vấn đề đặt ra đối với huyện tại thời điểm đó, là làm thế nào để vừa để
vừa đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án xây dựng mạng lưới giao thông và không để
nợ đọng trong xây dựng cơ bản theo Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15 tháng 10 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
- Giải pháp thực hiện: Trước những yêu cầu đó, với chức trách, nhiệm vụ
được giao, bản thân nghiên cứu và đã có sáng kiến chỉ đạo thực hiện như sau:
+ Về kế hoạch thực hiện, căn cứ vào danh mục các công trình thuộc Đề án
được phê duyệt và nhu cầu đầu tư các tuyến đường bức xúc phát sinh ngoài kế
hoạch, kịp thời chỉ đạo các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn đưa vào kế
hoạch vốn đầu tư hàng năm, trình HĐND huyện thông qua tại các kỳ họp của

HĐND huyện và kịp thời tổ chức triển khai thực hiện.
+ Về công tác phối hợp, bản thân đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn có sự
phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện từ khâu lập kế hoạch,
3


thủ tục đầu tư, đến giai đoạn thi công, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử
dụng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là nhân dân trên tuyến công trình đi qua nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân;
thông qua đó huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư để thực hiện các dự
án, công trình (như vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng;
ban gạt, chuẩn bị nền đường đất đen; xây dựng bờ kè chống sạt lở; đóng góp vốn
đối ứng…).
+ Về nguồn vốn đầu tư, bên cạnh nguồn vốn ngân sách được giao hàng năm
rất hạn hẹp, bản thân cùng với tập thể lãnh đạo UBND huyện tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ có mục tiêu của tỉnh (nguồn vốn ngoài kế hoạch), đồng thời thành lập
các Đoàn công tác vận động các nhà Công ty, Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong
và ngoài tỉnh, đặc biệt là các nhà hão tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ vốn để
thực hiện các công trình. Song song đó, còn đề xuất cho các chủ đầu tư vận động
các nhà thầu hỗ trợ một phần vốn đối ứng trong dân (từ 10% đến 20% trong tổng
giá trị hợp đồng).
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí đầu tư cho các công trình, bản thân đã
tham mưu Chủ tịch UBND huyện thống nhất chủ trương giao cho chủ đầu tư vận
động các nhà thầu tư vấn có pháp nhân và năng lực hỗ trợ lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật và chỉ tính chi phí xây dựng vào tổng mức đầu tư công trình (không tính chi
phí tư vấn đầu tư và các khoản chi phí khác). Qua đó có thể giảm được từ 20% đến
30% trên tổng mức vốn đầu tư của mỗi công trình. Kết quả năm qua huyện đã triển
khai thực hiện thí điểm như trên được 01 công trình với chiều dài hơn 1,2 km (trong
4



đó đã tiết kiệm được khoảng 25% tổng mức đầu tư của công trình này, tương đương
157 triệu đồng) và hiện nay Chủ tịch UBND huyện đã cho chủ trương triển khai
nhân rộng hình thức này đối với tất cả các công trình xây dựng lộ giao thông nông
thôn năm 2014.
+ Về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, để
tránh tình trạng nợ đọng vốn trong đầu tư xây dựng, trong đó có công trình lộ giao
thông nông thôn, bản thân đã có văn bản thống nhất cơ chế chung đối với những
công trình lộ giao thông nông thôn, chủ đầu tư chỉ được khởi công khi đảm bảo đầy
đủ các điều kiện khởi công theo đúng quy định và phải thu đủ vốn đối ứng. Huyện
chỉ đảm bảo cấp đủ phần vốn ngân sách, phần còn lại chủ đầu tư (Chủ tịch UBND
các xã, thị trấn) tự chịu trách nhiệm huy động để thanh toán cho nhà thầu.
+ Về chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng, bản thân đã chỉ đạo các chủ đầu tư
lập bảng tiến độ triển khai từng dự án, công trình, có kế hoạch rút ngắn thời gian
thực hiện đối với một số công tác. Chỉ đạo thực hiện chặt chẽ công tác quản lý chất
lượng công trình, nhất là khâu ghi chép nhật ký công trình, chất lượng các vật tư,
vật liệu đưa vào công trình…
+ Chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả
hoạt động của các tổ giám sát cộng đồng. Thông qua những tổ giám sát này, đã giúp
cho UBND huyện kịp thời nắm bắt được những thông tin, những hạn chế, thiếu sót
của các chủ đầu tư và các tổ chức liên quan, để có chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời,
nhằm ngăn chặn những sai phạm (nếu có).
5


8. Kết quả thực hiện:
Với sáng kiến đó, bản thân đã chỉ đạo thực bước đầu đã mang lại hiệu quả
tích cực. Kết quả, trong năm qua huyện đã triển khai xây dựng hoàn thành đưa vào
sử dụng 17 công trình, với tổng chiều dài 53.754 mét, đạt 132% Nghị quyết HĐND

huyện năm 2013, tổng mức vốn đầu tư là hơn 48 tỷ đồng (nguồn vốn nhà nước đầu
tư 70% - tương đương 34 tỷ 160 triệu đồng; nhân dân đóng góp và các nguồn vốn
tài trợ khác 30% - tương đương 13 tỷ 840 triệu đồng). Ngoài ra nhân dân còn đóng
góp hàng nghìn ngày công lao động để ban gạt nền đường đất đen, gia cố chống sạt
lở; hiến hơn 215.000 m2 đất để xây dựng các tuyến đường, với tổng giá trị hơn 19 tỷ
đồng (tạm tính theo giá trị nếu lập phương án bồi thường, hỗ trợ).
Như vậy, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đến thời điểm hiện nay huyện
đã hoàn thành đưa vào sử dụng hơn 177/221,4 km lộ giao thông nông thôn, đạt gần
80% chỉ tiêu Đề án xây dựng hệ thống giao thông đến năm 2015 của tỉnh trên địa
bàn huyện; nâng tổng chiều dài các tuyến đường giao thông nông thôn hiện có của
huyện U Minh lên gần 300 km và 100 km đường ô tô đạt cấp V, cấp VI… Từ đó đã
tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc đi lại của nhân dân, góp phần tích cực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời sẽ tác động tích cực đến nhiều
địa phương khác trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án của tỉnh về xây
dựng hệ thống giao thông nông thôn đến năm 2015.
Cũng từ sáng kiến này đã giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ
thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
nợ đọng trong xây dựng cơ bản đối với địa bàn huyện U Minh.
6


- Cá nhân phân loại sáng kiến: Loại A.
9. Từ cơ sở trên, kính đề nghị Hội đồng thu đua khen thưởng huyện, UBND
huyện xét công nhận./.

Xác nhận của UBND huyện U Minh

U Minh, ngày 10/02/2014
Người báo cáo


Lê Thanh Triều

7


8


ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN U MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

U Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2014

TÓM TẮT THUYẾT MINH SÁNG KIẾN NĂM 2013

Họ và tên

Chức vụ,

Tên sáng kiến

đơn vị công
Lê Thanh Triều

tác

Chủ tịch

Nơi áp dụng

Thời gian

Kết quả thực hiện

áp dụng
“Giải pháp chỉ

UBND huyện đạo triển khai

Huyện U Minh Năm 2010
- 2015

Phân
loại

Với sáng kiến đó, bản thân đã chỉ đạo thực
bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Kết quả,

Loại
A


nhanh

Đề


án

trong năm qua huyện đã triển khai xây dựng hoàn

xây dựng mạng

thành đưa vào sử dụng 17 công trình, với tổng

lưới giao thông

chiều dài 53.754 mét, đạt 132% Nghị quyết

của

đến

HĐND huyện năm 2013, tổng mức vốn đầu tư là

năm 2015 trên

hơn 48 tỷ đồng (nguồn vốn nhà nước đầu tư 70%

địa bàn huyện

- tương đương 34 tỷ 160 triệu đồng; nhân dân

U Minh”

đóng góp và các nguồn vốn tài trợ khác 30% -


tỉnh

tương đương 13 tỷ 840 triệu đồng). Ngoài ra nhân
dân còn đóng góp hàng nghìn ngày công lao động
để ban gạt nền đường đất đen, gia cố chống sạt lở;
hiến hơn 215.000 m2 đất để xây dựng các tuyến
đường, với tổng giá trị hơn 19 tỷ đồng (tạm tính
theo giá trị nếu lập phương án bồi thường, hỗ trợ).
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đến thời
điểm hiện nay huyện đã hoàn thành đưa vào sử

10


dụng hơn 177/221,4 km lộ giao thông nông thôn,
đạt gần 80% chỉ tiêu Đề án xây dựng hệ thống
giao thông đến năm 2015 của tỉnh trên địa bàn
huyện; nâng tổng chiều dài các tuyến đường giao
thông nông thôn hiện có của huyện U Minh lên
gần 300 km và 100 km đường ô tô đạt cấp V, cấp
VI… Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho
việc đi lại của nhân dân, góp phần tích cực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng
thời sẽ tác động tích cực đến nhiều địa phương
khác trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Đề
án của tỉnh về xây dựng hệ thống giao thông nông
thôn đến năm 2015.
Cũng từ sáng kiến này đã giúp UBND huyện
chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 1792/CT-TTg


11


của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế đến mức thấp
nhất tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản đối
với địa bàn huyện U Minh.

12



×