Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.62 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Đề nghị công nhận Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh)

Giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới

Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Thắng
Chức vụ: Uỷ viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện Ngọc Hiển
Đơn vị công tác: Phòng Nội vụ huyện Ngọc Hiển

I. Phần thứ nhất
Đặt vấn đề
Ngọc Hiển là huyện cuối cùng của cực nam Tổ quốc được chia tách theo Nghị
định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 và chính thức đi vào hoạt động ngày
01/01/2004. Với diện tích tự nhiên là 72.803ha, dân số 79.560 người, có 07 đơn vị
hành chính xã, thị trấn với 88 ấp khóm. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có bờ biển
dài khoảng 100km, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy, tiềm năng phát triển
kinh tế của nông dân chủ yếu là đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Đặc thù của huyện là
phát triển kinh tế thủy sản, lâm nghiệp. Qua triển khai quán triệt thực hiện Nghị quyết


số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được
các cấp, các ngành và người dân tham gia thực hiện, bước đầu đã được nâng cao và
nhận thức. Lĩnh vực tổ chức sản xuất nhìn chung được thay đổi theo hướng phát triển,
cơ cấu kinh tế theo hướng Ngư – Lâm – Nông, hình thức sản xuất của người dân theo
kiểu truyền thống từng biến chuyển dần sản xuất cải tiến như: Nuôi tôm quảng canh
cải tiến, nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm công nghiệp. Công tác chuyển đổi ngành nghề


khai thác biển cũng được người dân quan tâm thực hiện. Kinh tế tập thể hàng năm
được nâng lên có hiệu quả tạo quan hệ hợp tác giữa nông dân giúp đỡ lẫn nhau phù
hợp với phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong
toàn huyện.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch có vai trò rất
quan trọng, đi tiên phong tạo tiền đề cho đầu tư xây xựng theo từng phân khu, từng
vùng tháo nút thắc để thực hiện một số tiêu chí tiếp theo, tạo sự thay đổi tích cực, toàn
diện cho vùng nông thôn.
Quy hoạch nông thôn mới gồm: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất
và quy hoạch sản xuất. Ba nội dung đều quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của nông thôn. Song trên thực tế do năng lực của địa phương, đơn vị thực hiện
quy hoạch còn khó khăn, hạn chế. Quy hoạch nông thôn mới bắt buộc phải có sự tham
gia của người dân ở địa phương mới đảm bảo sát thực tế, hiệu quả, qua đó giúp huyện


hình thành và định hướng những giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt trong năm 2012 và
những năm tiếp theo. Đây là một trong những nội dung quan trọng thể hiện sự quyết
tâm, nổ lực cao của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở góp phần hoàn thành công
tác lập đồ án quy hoạch nông thôn mới của các xã trong huyện
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển kinh tế xã hội có quy
mô lớn lâu dài, nhưng phải xác định được kết quả cụ thể, thiết thực phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân, phải đảm bảo phát triển hài hòa giữa các yếu tố theo điều
kiện thực tế và từng khả năng của nhân dân. Xây dựng nông thôn mới phải xác định
đúng nội lực của địa phương do cộng đồng dân cư (cụm dân cư, ấp) chủ động xây
dựng kế hoạch trên cơ sở thảo luận dân chủ và quyết định những nội dung tiêu chí,
biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương và chính sách của Nhà
nước. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều
hành trong quá trình thực thi chính sách cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn,
nguồn nhân lực, tạo điều kiện động viên tinh thần cho người dân với vai trò nhân dân
làm chủ. Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã

hội, do vậy đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải xây dựng kế hoạch, nghị quyết
cụ thể.
Trước hết phải phát động phong trào toàn dân tích cực thi đua thực hiện theo
tình hình cụ thể, đưa ra mục tiêu phấn đấu để hoàn thành một số chỉ tiêu cho từng
năm và giai đoạn, phải khơi dậy tinh thần tự lực tự cường để vươn lên của nhân dân


để quyết tâm xây dựng bằng được mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới trong giai
đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo.

II. Phần thứ hai
Những biện pháp giải quyết vấn đề
Sau khi tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Quyết định số
800/TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010; Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 54/TT-BNN ngày 21/8/2009
của Bộ NN&PTNT; Thông tư Liên tịch số /TTLT-BNN-BKHĐT-BTC ngày
28/10/2011 và các văn bản chỉ đạo của tỉnh như Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày
12/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2011 – 2015 và những năm kế tiếp. Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày
20/10/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Qua đó Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã quán triệt Nghị quyết số 04
của tỉnh sau đó huyện Ngọc Hiển ban hành kế hoạch số 18/KH-UBND ngày
25/4/2011 về việc phát động phong trào thi đua thực hiện đạt tiêu chí xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011 -2015. Đồng thời ban hành Quyết định phê duyệt đề án nông



thôn mới ở 6/6 xã Tân Ân, Tân Ân Tây, Tam Giang Tây, Viên An Đông, Viên An và
Đất Mũi, và ban hành những văn bản khác chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã và các
Ban phát triển của ấp, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cơ bản theo chương
trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015. Ban chỉ đạo tổ chức
nhiều cuộc hội nghị từ huyện đến cơ sở, phân công các thành viên ban chỉ đạo phụ
trách địa bàn và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã thực hiện các tiêu chí, qua đó các
xã xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương . Mặt khác chỉ đạo cho mỗi thành viên Ban chỉ đạo có kế hoạch riêng phù hợp
với chức năng nhiệm vụ ngành mình và điều kiện của địa phương để giúp các xã thực
hiện các tiêu chí theo kế hoạch đề ra.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực sự
là cuộc cách mạng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, xây dựng nông thôn mới
là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân nông thôn. Để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, trong đó
cần chú trọng phát huy nội lực trong nhân dân như: tiền, đất đai, vật tư xây dựng,
công lao động… việc huy động vốn trong nhân dân phải được nhân dân đồng thuận,
quyết định, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện tổ chức tập huấn về công tác xây
dựng nông thôn mới cho 6 xã với 203 lượt người tham dự và tập huấn về nâng cao


năng lực quản lý tài chính dự án đầu tư đối với các xã theo chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 38 lượt người tham dự. Hướng dẫn cho ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, tổ công tác ấp tổ chức tuyên truyền trong
nhân dân để hiểu biết về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm động viên nhân
dân tự nguyện đăng ký thực hiện nững nội dung nêu trên. Thông qua công tác tuyên
truyền, đào tạo, tập huấn và các Hội thảo chuyên đề nhận thức của cán bộ và người
dân có bước chuyển biến rõ rệt về nội dung cũng như mục đích, ý nghĩa của chương

trình. Đặc biệt người dân nhận thấy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới từ
đó đã lay động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và quần chúng nhân
dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình
thức như: tuyên truyền thông tin truyền thanh, tuyên truyền bằng băng rol, pano, áp
phích trên toàn địa phương trong huyện. Công tác phối hợp với các ngành có liên
quan tổ chức đóng góp các đề án của các địa phương, đồng thời trình UBND huyện
phê duyệt, tính đến nay đã hoàn thành công tác phê duyệt đề án trên. Ban chỉ đạo
huyện đã chỉ đạo cho các xã tổ chức công bố quy hoạch trong cộng đồng dân cư theo
Thông tư số 13/2011/TT-Liên tịch của Bộ xây dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên
Môi trường, quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới và
chỉ đạo rà soát điều chỉnh các tiêu chí thực hiện từ nay đến năm 2015 để trình cấp phê
duyệt.

II. Phần thứ ba


Kết quả thực hiện
Đến nay, UBND huyện Ngọc Hiển đã phê duyệt, chỉ đạo các ngành liên quan
và UBND các xã công bố Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã. Nhìn
chung, việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được UBND các
xã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, bàn bạc trước dân, đảm ảo công khai dân
chủ và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xây dựng
nông thôn mới đến nay đã có 01 xã đạt 10/19 tiêu chí (Tân Ân Tây); 01 xã 08/19 tiêu
chí (xã Đất Mũi); 02 xã 07/19 tiêu chí (Viên An, Viên An Đông)…
Công tác xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, coi
đó thật sự là cuộc cách mạng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, xây dựng nông
thôn mới là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn ở tỉnh Cà Mau nói chung, Ngọc Hiển nói riêng.
Để thực hiện tốt chương trình xây dựng đề án về nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng đạt hiệu quả cao nhất trong đó cần chú

trọng phát huy nội lực trong nhân dân như: tiền, đất đai, vật tư xây dựng, công lao
động… việc huy động vốn trong nhân dân phải được nhân dân thảo luận và đồng
thuận, quyết định, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
Về nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn các xã, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đến nay là 694,153 tỷ đồng trong
đó: vốn ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 900


triệu đồng. Các chương trình dự án khác 127,388 tỷ đồng, vốn trong dân đóng góp
395,867 tỷ đồng, vốn khác 169,998 tỷ đồng.
Từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chương trình nông thôn mới trên phạm vi
toàn tỉnh, riêng huyện Ngọc Hiển từng bước có thay đổi về diện mạo của địa phương
như: phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản nơi làm việc, trường học, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, cũng như về nhận thức của
người dân được thay đổi theo hướng tích cực. Một số công trình như: đê ngăn triều
cường, lộ giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, các khu văn hóa ấp, trạm y tế xã
bước đầu được quan tâm đầu tư, nâng dần đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới.
Thuận lợi: Xuất phát từ những nội dung yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên và được sự
quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Sự hỗ trợ tích
cực của các sở, ban ngành tỉnh có lien quan, sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy giúp cho
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, xã củng cố lại bộ máy tổ chức nhằm thực
hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp luôn được củng cố tăng cường,
thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ
sở . Đây là chương trình lớn, mang tính toàn diện, liên quan đến tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Công tác tuyên truyền được quan tâm chú trọng, thực hiện bằng
nhiều hình thức đa dạng, với nhiều cuộc vận động nhân dân cùng chung tay góp sức
xây dựng nông thôn mới có những chuyển biến tích cực. Nhìn chung thời gian qua



các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tập trung thực
hiện với quyết tâm cao.
Khó khăn: Công tác tuyên truyền vận động về thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên công tác
này chưa toàn diện, nhận thức về chương trình của một bộ phận cán bộ, đảng viên ,
nhân dân chưa đầy đủ, chưa phát huy vai trò, cần phải tiếp tục thực hiện sâu rộng hơn
nữa trong thời gian tới. Công tác triển khai hướng dẫn rà soát, đánh giá tiêu chí nông
thôn mới chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc xác định tiêu chí đạt ở xã còn chưa chính
xác. Triển khai công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới còn chồng chéo, chưa
đồng bộ gây lúng túng trong quá trình thực hiện. Một số thành viên Ban chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới chưa quan tâm về đầu tư công sức, thời gian vào công tác xây
dựng nông thôn mới, chưa có chế độ phụ cấp cho Ban chỉ đạo huyện, xã và tổ giúp
việc trong quá trình thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động chưa được thường
xuyên liên tục, một số cán bộ cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến vai trò trách nhiệm
của mình trong công tác xây dựng nông thôn mới, nhất là công tác tuyên truyền vận
động. Một số bộ phận nhỏ người dân chưa nắm được mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc xây dựng nông thôn mới, còn trông chờ ỷ lại vào nguồn lực đầu tư của
nhà nước nên chưa chủ động góp sức cùng với nhà nước thực hiện. Cán bộ làm công
tác xây dựng nông thôn mới đa phần là kiêm nhiệm, chưa có sự tập trung trong lĩnh
vực về nông thôn mới, kỹ năng trong quản lý còn hạn chế, nguồn kinh phí tuyên


truyền chưa đáp ứng yêu cầu thực tế ở cơ sở làm ảnh hưởng đến mục tiêu và giải
pháp, nhiệm vụ đặt ra.

IV. Phần thư tư
Kết luận, kiến nghị, đề xuất
Chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ chương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, việc thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ đem lại

lợi ích rất lớn cho người dân, vì vậy trong thực hiện đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận
trọng, quan tâm đến vấn đề, tránh tình trạng đánh giá sai lệch và thống kê không đầy
đủ sẽ gây ra tác hại rất lớn. Do đó bản thân luôn ý thức trách nhiệm, không ngừng học
tập, tìm hiểu nghiên cứu các quy định, hướng dẫn của các cấp và xem xét tình hình
thực tế của từng địa phương, để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của huyện nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy, khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn.
Đối với UBND tỉnh xem xét hỗ trợ vốn để thực hiện các hạng mục công trình
ưu tiên phục vụ kết cấu hạ tầng, điện, chợ nông thôn, dân cư và cơ sở vật chất…hỗ trợ
kinh phí triển khai thực hiện các nội dung của Đề án của các xã được phê duyệt, đồng
thời có cơ chế lồng ghép các chương trình dự án trên cùng địa bàn để đầu tư theo quy


hoạch giúp đơn vị thực hiện theo hướng từng bước đạt được tiêu chí nông thôn mới
trên từng xã.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng
khác đối với cán bộ cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới đạt hiệu quả.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng
khác cho Ban chỉ đạo các cấp và đối với cán bộ cơ sở, nhằm tham mưu tốt cho Ban
chỉ đạo trong chỉ đạo triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ
trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những mặt hạn chế về tiến độ, thời
gian, các tiêu chí trong mục tiêu của Đề án và cũng có những hạn mục triển khai thực
hiện không theo giai đoạn của Đề án, tiêu chí nào ít vốn, dễ thực hiện thì làm trước,
tiêu chí khó cần vốn lớn thì từng bước thự hiện theo lộ trình tùy theo điều kiện thực tế
của địa phương trong từng giai đoạn để các cấp thẩm quyền điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp.

Trên đây là phần trình bày một số biện pháp về xây dựng nông thôn mới, trong
quá trình nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn không sao tránh khỏi những hạn chế, tồn
tại Kính trình Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm tỉnh Cà Mau xem xét./.

Thủ trưởng đơn vị xác nhận

Người báo cáo sáng kiến


Nguyễn Hoàng Thắng



×