Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN KỲ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN KỲ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Đình Hợi

Hà Nội, 2014


i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Nguyễn Văn Kỳ


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo, các cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học của TS Nguyễn Đình Hợi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện Cao
phong, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Cao phong, UBND các xã
Dũng phong, Xuân phong, Thung Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn tới cán bộ đồng nghiệp và bạn bè
đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng năm 2013
Tác giả

Nguyễn Văn Kỳ


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan……………………………….………………………………………..i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….…….ii

Mục lục…………………………………………………………………………………….iii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………………...…….vi
Danh mục các bảng………………………………………………………………………..vii
Danh mục các hình……………………………………………………………………..…viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................5
1.1. Cơ sở lý luận. ...................................................................................................5
1.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: ..................6
1.1.2.3. Các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới: .............................................10
1.1.3. Những quan điểm cơ bản về vai trò của người dân trong lịch sử xây
dựng và bảo vệ đất nước ....................................................................................13
1.1.4. Cơ chế phát huy vai trò của người dân trong phát tiển kinh tế xã hội hiện
nay ......................................................................................................................16
1.1.5. Những nội dung người dân có thể tham gia vào việc thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. .......................................19
1.1.6. Những điều kiện cơ bản để phát huy vai trò của người dân: ..................19
1.1.6.1. Điều kiện từ việc thực hiện cơ chế Đàng lãnh đạo, Nhà nước quản lý
và nhân dân làm chủ
1.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của người dân trong việc tham gia thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. ................................................25
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới. ....25
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN CAO PHONG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................40


iv


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ...................40
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................40
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................41
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện ...................................................44
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế
- xã hội ...............................................................................................................46
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................47
2.1.4.1. Điều tra thu thập thông tin ...................................................................47
2.1.4.2. Chọn địa điểm nghiên cứu ....................................................................48
2.1.4.3. Phương pháp tổng hợp sử lý số liệu .....................................................48
2.1.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ...........................................49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................50
3.1. Đánh giá thực trạng vai trò của người dân trong chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong. ........................................50
3.1.1. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2010 - 2012. .............................50
3.1.1.1. Công tác kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo và bộ phân giúp việc Ban chỉ
đạo ở các cấp huyện, xã: ...................................................................................50
3.1.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động ..........................................................53
3.1.1.3. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới .....................53
3.1.1.4 .Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân .........54
3.1.1.5. Công tác đào tạo, tập huấn...................................................................54
3.1.2. Vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Cao Phong. ..........................57
3.1.2.1. Đánh giá sự tham gia của người dân vào kết quả xây dựng phong trào
xây dựng nông thôn
3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong việc thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa
Bình .......................................................................................................................85



v

3.2.1. Mục tiêu chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao
Phong đến năm 2020. ........................................................................................85
3.2.2. Định hướng nhằm nâng cao vai trò của người dân trong chương trình
chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong ...........97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CP

Chính phủ

BCĐ DA

Ban chỉ đạo dự án

NTM


Nông thôn mới

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

TTCN

Thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã Hội


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
2.1


Bảng tổng hợp mục tiêu phát triển giáo dục huyện Cao
Phong.

Trang
45

3.1

Bảng tổng hợp kết quả điều tra

57

3.2

Các hoạt động tham gia của người dân

63

3.3

3.4

3.5

Người dân tham gia lao động xây dựng các công trình XD
NTM trên địa bàn
Người dân hiến đất xây dựng các công trình XD NTM trên
địa bàn
Kết quả xác định và công nhận xã đạt các tiêu chí nông

thôn mới

66

67

72


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

3.1

Sơ đồ vấn đề nguyên nhân hạn chế vai trò của người dân

85

3.2

Sơ đồ cây vấn đề nâng cao vai trò của người dân

101



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc,
để khẳng định sức mạnh vĩ đại và vai trò quyết định của của nhân dân trong
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
" Dễ mười lần không dân cũng chịu.
Khó trăm lần dân liệu cũng xong" (1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Lực lượng của nhân dân rất to,
Nhân dân có hàng chục triệu đôi tay, nhân dân rất hăng hái, nhân dân rất
anh hùng, có lực lượng của nhân dân thì việc to mấy cũng làm được"

(2)

.

Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện nổi bật vai trò, sức mạnh,
niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của
nhân dân đó là nền tảng đi đến thắng lợi.
Ngày nay, trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực Đảng ta luôn coi trọng vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lấy
nông nghiệp làm khâu đột phá, lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm. Nghị
Quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: "Giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên
của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời

sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân" (3).
Đáp ứng quá trình đổi mới và hội nhập, thực hiện thành công Nghị
Quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12,NXBCTQG, HN.2002,tr.212.
Sdd, tập 5 tr.212.
(3)
Nghị Quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
(1)
(2)


2

nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và
Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để hướng tới mục tiêu
thực hiện và hoàn thiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đặc thù của
từng vùng miền với phương châm: Chỉ đạo, điều hành, có cơ chế, chính sách
hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện để xây dựng Nông thôn mới có kinh tế phát
triển theo quy hoạch, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, kết cấu hạ
tầng từng bước hiện đại, bảo tồn được bản sác văn hóa tốt đẹp, môi trường
sinh thái được bảo vệ.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020. Ngày 05/11/2010 Uỷ ban nhân dân huyện Cao
Phong đã ban hành Quyết định số 1938/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 về việc
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các phó

Trưởng ban là các phó Chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện, thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Mặt trận
Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện cùng tham gia.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về
Xây dựng Nông thôn mới của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2010-2020. Về cơ bản các xã của huyện Cao Phong đã triển khai thực hiện
theo tiến độ được phê duyệt, bước đầu đạt kết quả tốt, việc đầu tư, xây dựng
được huy động từ các nguồn lực được triển khai thực hiện theo phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” và “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” tuy nhiên đây là một chương trình lớn, thực hiện trên nhiều phương diện,


3

nhiều lĩnh vực vì vậy chưa phát huy hết được vai trò của cộng đồng trong việc
tham gia xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của
cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự chủ, chủ động, tự giác tham gia một cách
sáng tạo trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông
thôn mới thì việc nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao vai trò của người
dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” là vấn đề cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn xác định vai trò của
người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông

thôn mới.
- Đánh giá thực trạng vai trò của người dân trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện
Cao Phong.
- Đề xuất thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người
dân trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn
mới trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu Vai trò của người dân trong việc xây dựng Nông thôn
mới trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của người dân trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa
Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến
năm 2013 và đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện chương trình xây
dựng Nông thôn mới đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong
thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng về vai trò của người dân trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn
huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong

việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1.

Cơ sở lý luận.

1.1.1. Khái niệm Nông thôn:
Là khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh sống có hoạt động
nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, thích ứng với hoạt
động nông nghiệp là kiểu tổ chức sinh hoạt quần cư của người dân dưới hình
thức đặc thù theo xóm, bản, làng, phun, sóc… khu vực nông thôn có cơ sở
hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp
so với thành thị ,diện tích rộng, mức đầu tư cho nông thôn không lớn. Thu
nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói thì cao. Khu vực
nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
Nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh tế
- xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau. Cho đến nay chưa có một
khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Để có được
khái niệm nông thôn, thông thường người ta so sánh nông thôn và thành thị.
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009. "Nông thôn
là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn

được quản lý bởi cấp hành chính là UBND cấp xã" .
Khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian
nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên
cứu để có khái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn.
Xét về bản chất kinh tế - xã hội, định nghĩa nông thôn cần được xem
xét trên nhiều mặt và từ đó hình thành nên những tiêu chí tổng hợp để xác


6

định khái niệm nông thôn. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất một số tiêu
chí cơ bản sau đây:
- Về địa lý, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn tạo thành vành đai bao
quanh các khu vực đô thị.
- Về kinh tế, nông thôn là địa bàn trên đó diễn ra chủ yếu các hoạt động
nông, lâm, thủy sản và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn kết
khá chặt chẽ với nông, lâm, thủy sản.
- Về dân số học, gia đình nông dân là bộ phận chủ yếu của cơ cấu dân
cư và có mật độ dân cư thấp.
- Về mặt văn hoá, là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá, phong
tục tập quán, và những di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia, dân tộc.
- Về phương diện môi trường sinh thái, là nơi mà về cơ bản môi trường
thiên nhiên vẫn còn được giữ gìn tốt, sự huỷ hoại về môi sinh chưa trở thành
những vấn đề gay gắt.
- Về cơ sở hạ tầng, là nơi mà cơ sở hạ tầng thấp kém hơn đô thị, cả về
hạ tầng xã hội và hạ tầng vật chất - kỹ thuật { 18, tr. 5}.
Như vậy, kinh tế nông thôn là một khu vực kinh tế gắn liền với địa bàn
nông thôn. Khu vực này có những đặc thù nhất định, mà đặc thù lớn nhất gắn
liền với những đặc điểm riêng có của nông thôn.
1.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

1.1.2.1. Khái niệm về Nông thôn mới:
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về Nông thôn mới. Tuy
nhiên, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì Nông
thôn mới được hiểu là:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.


7

- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dụng nông thôn mới:
Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm
hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu
xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”4
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy
(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một
cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị
quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì
vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp,
nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có

hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải
phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực
nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng
4

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


8

nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông
thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân
cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các
vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang
bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai
trò làm chủ nông thôn mới.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính
phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,
hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng
văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với

phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương
trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu
chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh


9

thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan
trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại
hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng
nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững
chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông
thôn Việt Nam.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây
dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước,
thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.
Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu
buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng
tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có

hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật
chất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và
tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Những thành tựu đó đã góp phầ n thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ
sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Nghị quyết 26-NQ/TW đã coi việc "Xây dựng nông thôn mới là công
việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa


10

phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng..."

5

nhằm thực

hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
1.1.2.3. Các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới:
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg - Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Trên cơ sở Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới áp dụng
cho vùng trung du miền núi phía bắc (gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí):
Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).
- Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Đạt
+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội- môi trường theo chuẩn mới:

Đạt
+ Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp: Đạt
Nhóm II: Hạ tầng Kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí).
- Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn.
+ Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: Đạt 100%.
+ Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT: Đạt 50%.
+ Tỷ lệ km đạt ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: 100% (50%
cứng hóa).
+ Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện: Đạt 50%.
5

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


11

- Tiêu chí thứ 3: Thủy lợi.
+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Đạt.
+ Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa: Đạt từ 50% trở lên.
- Tiêu chí thứ 4: Điện nông thôn.
+ Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Đạt
+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: Đạt từ 95% trở lên
- Tiêu chí thứ 5: Trường học.
+ Tỷ lệ trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở
vật chất đạt chuẩn quốc gia: Đạt 70%.
- Tiêu chí thứ 6: Cơ sơ vật chất văn hóa.

+ Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao –
Du lịch: Đạt tiêu chuẩn.
+ Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn
hóa – Thể thao – Du lịch: Đạt 100%.
- Tiêu chí thứ 7: Chợ nông thôn.
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng: Đạt.
- Tiêu chí thứ 8: Bưu điện.
+ Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: Đạt
+ Internet đến thôn: Đạt
- Tiêu chí thứ 9: Nhà ở dân cư.
Về nhà ở dân cư, bộ tiêu chí nông thôn mới xác định rõ sẽ không còn
nhà tạm, dột nát.
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng đạt 75%.
Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).
- Tiêu chí thứ 10: Thu nhập.
+ Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của
tỉnh: Gấp 1,2 lần so với mức bình quân chung của tỉnh.


12

- Tiêu chí thứ 11: Tỷ lệ hộ nghèo.
+ Tỷ lệ hộ nghèo: Dưới 10%
- Tiêu chí thứ 12: Cơ cấu lao động.
+Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp: Đạt dưới 45%.
- Tiêu chí thứ 13: Hình thức tổ chức sản xuất.
Xã có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả.
- Nhóm IV: Văn hóa – xã hội – môi trường (có 04 tiêu chí).
- Tiêu chí thứ 14: Giáo dục.

+ Phổ cập giáo dục trung học: Đạt.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học
(phổ thông, bổ túc, học nghề). Đạt 70% trở lên.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Đạt trên 20%.
Tiêu chí thứ 15: Y tế.
+ Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế : Đạt chuẩn từ 20%
trở lên.
+ Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.
- Tiêu chí thứ 16: Văn hóa.
Xã có từ 70% số thôn bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy
định của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch.
- Tiêu chí thứ 17: Môi trường.
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia :
Đạt từ 70% trở lên.
+ Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: Đạt
+ Không có các hoạt động suy giảm môi trường và các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp: Đạt
+ Nghĩa trang được xây dựng đúng quy hoạch: Đạt


13

+ Nước thải và chất thải được thu gom và xử lý theo quy định: Đạt
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
- Tiêu chí thứ 18: Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh.
+ Cán bộ xã đạt chuẩn: Đạt.
+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định: Đạt.
+ Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”: Đạt.
+ Các tổ chức đoàn thể trong xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
- Tiêu chí thứ 19: An ninh trật tự xã hội.

An ninh trật tự xã hội được giữ vững.
1.1.3. Những quan điểm cơ bản về vai trò của người dân trong lịch sử xây
dựng và bảo vệ đất nước
- Quan điểm lịch sử về vai trò của người dân.
+ Khái niệm về vai trò:
Định nghĩa: Vai trò thường là tính từ tính chất của sự vật, sự việc hiện
tượng, dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự
việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó.
+ Khái niệm về vai trò xã hội:
Định nghĩa: Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi
được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ
thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân. Hay
nói cách khác vị thế là chỗ đứng của vài trò.
+ Khái niệm quần chúng nhân dân:
Định nghĩa: Quần chúng nhân dân là một cộng đồng liên kết những con
người trong xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chức
chính trị xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội.
Lực lượng cơ bản tạo thành quần chúng nhân dân bao gồm:


14

Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh
thần, đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân.
Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột đối kháng
với cộng đồng nhân dân. - Các giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã
hội thông qua hoạt động của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại
nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mối thời đại,

mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của mỗi
cộng đồng nhân dân chính là những người lao động; ngoài ra, tùy theo mối
điều kiện lịch sử nhất định còn bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp
xã hội khác.
Các nhà tư tưởng trước C.Mác đều không nhận thức đúng vai trò sáng
tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng
tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử, do đó lịch sử trước
hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử
của quần chúng nhân dân được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi
xã hội, trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người và xã hội.
Thứ hai, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị tinh
thần của xã hội. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực và là
cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội; mọi giá trị
sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ


15

hoạt động của quần chúng nhân dân, chỉ có ý nghĩa hiện thực khi được vật
chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi
cuộc cách mạng và cải cách trong lịch sử. Cách mạng xã hội hoặc cải cách xã
hội chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, do nhân dân thực hiện. Với ý nghĩa đó có thể nói: “cách mạng là ngày
hội của quần chúng”, nhờ đó làm cho lịch sử tiến được những bước dài.

+ Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của người dân.
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của
cách mạng nước ta trong 5 năm tới trong đó có nội dung: Đối với nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta xác định: Không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn
ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ ngang
bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai
trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện
theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực trước mắt cũng như lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp
lý, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố
liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế xã
hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người dân.
Ngày 18-1-1967, nói chuyện với Lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp
huyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:


×