Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.33 KB, 11 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Tân, ngày 31 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
- Tên sáng kiến: Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông.
- Người thực hiện: Huỳnh Minh Luân.
- Đơn vị công tác: phòng Kinh tế và Hạ tầng.
- Chức vụ hiện nay: Trưởng phòng.


2
I- Lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài
1. Lý do chọn đề tài:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là chủ trương lớn và rất quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta, và từ lâu đã được Đảng bộ, chính quyền các cấp và
nhân dân quan tâm thực hiện. Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng
đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, trong
đó xác định ba khâu đột phá chiến lược là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực; và xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Riêng vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ, Ðại hội chỉ rõ: Phải phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng
giao thông, hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số
công trình hiện đại, coi đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội và cơ cấu lại nền kinh tế...
Đối với huyện Phú Tân, trong nhiều năm qua, tỉnh và huyện đã rất quan
tâm đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng với phương châm
“kết cấu hạ tầng đi trước một bước, bảo đảm phục vụ nhu cầu phát triển kinh


tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”. Trong đó, phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải giử vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Trên cơ sở phát huy nội lực của huyện, sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh
và sự đóng góp của nhân dân theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, đến nay, hệ thống giao thông vận tải của huyện đã cơ bản đáp ứng nhu


3
cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhu cầu dân sinh. Từ khi
huyện được tái lập đến nay, đường giao thông các loại đã được cải tạo, nâng
cấp và xây dựng mới gần 728km, trong đó có hơn 422km đường bê tông cốt
thép và đường bê tông đá (209 công trình GTNT). Tổng vốn đầu tư cho các
công trình giao thông nông thôn trên 365 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện còn nhiều hạn chế, thiếu
đồng bộ, tính kết nối thấp nên đã làm hạn chế việc khai thác tiềm năng và lợi
thế của huyện. Hệ thống hạ tầng giao thông còn thiếu và kém chất lượng, hiệu
quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém nêu trên, về khách quan là do
Phú Tân là huyện ven biển, có địa hình thấp trũng, địa chất yếu, chịu ảnh
hưởng rất lớn của chế độ thủy triều; không có vật liệu xây dựng tại chỗ, chi phí
đầu tư xây dựng cao so với các địa phương khác; đời sống nhân dân còn khó
khăn, nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Nguyên nhân chủ
quan là do tư duy về phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới, chưa phù hợp với
cơ chế thị trường; đầu tư vẫn dựa vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, chưa tạo
được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Công
tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập, phân cấp đầu tư chưa phù
hợp; có nơi, có lúc còn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ. Công tác quy hoạch yếu
cả về lập, quản lý và thực hiện quy hoạch; chất lượng thấp, chưa đồng bộ, ít
khả thi. Về cơ chế quản lý, có những yếu kém từ khâu xác định chủ trương, lập
dự án, thẩm định, phê duyệt, tới tổ chức triển khai thực hiện. Dự án đầu tư



4
không được cân nhắc đầy đủ về sự cần thiết, quy mô, khả năng nguồn lực, thời
điểm, hiệu quả kinh tế - xã hội, thứ tự ưu tiên. Bố trí vốn chưa hợp lý, còn dàn
trải, thiếu tập trung vào các công trình trọng điểm, thiết yếu; chưa có kế hoạch
phân bổ vốn trung và dài hạn, nhiều khi vẫn nặng về cơ chế xin - cho; chưa
phát huy được nhiều tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng;
thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm... Có những công trình xây
dựng xong nhưng chưa phát huy được công năng sử dụng.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, qua một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và
rút kinh nghiệm trong trong hoạt động thực tiễn cũng như trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao, tôi đề ra giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông.
2. Mục đích của đề tài:
Với vai trò làm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về xây dựng, giao thông; để góp phần thiết thực trong việc
đầu tư xây dựng các công trình giao thông đạt chất lượng cao, bản thân đã suy
nghĩ đúc kết kinh nghiệm, đưa ra các “giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông” với mong muốn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ
đạo tốt công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới
nhằm hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện
có khả năng kết nối cao, đảm bảo gắn kết với mục tiêu xây dựng nông thôn mới
và ứng phó với biến đổi khí hậu, coi đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.


5
II- Phạm vi triển khai thực hiện.
Kinh nghiệm này được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Phú Tân

(Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn – cấp quyết định đầu
tư).
III- Giải pháp thực hiện.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu
kém, tập trung phát triển mạnh mẽ hơn nữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông, đồng thời để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
BCH Đảng bộ huyện Phú Tân và tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 04NQ/HU của Huyện ủy về việc quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải
huyện Phú Tân đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong thời gian tới
cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
1. Tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin
đại chúng như hệ thống đài truyền thanh của huyện, các xã, thị trấn…để nâng
cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong huyện. Tăng cường sự phối hợp
với các cấp, ngành với Mặt trận tổ quốc và toàn thể nhân dân tạo sự thống nhất
về nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân
ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư xây dựng và phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng.


6
2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và quản
lý quy hoạch:
- Tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được
phê duyệt, trong đó có Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông - vận tải đến
năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây
dựng, quy hoạch sử dụng đất của huyện.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm
bảo khả thi, hiệu quả. Tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm quy hoạch.

- Thực hiện tốt công tác công khai thông tin quy hoạch về phát triển kết
cấu hạ tầng để dân biết, dân tham gia giám sát.
3. Tăng cường thu hút đầu tư, huy động tốt và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Thực hiện các giải pháp tích cực, phát triển nguồn thu để tạo nguồn cho
chi đầu tư phát triển. Phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán để bổ sung vốn cho
đầu tư phát triển.
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ, tập trung tháo gỡ khó khăn để thực hiện giải ngân đảm
bảo tiến độ.
- Tăng cường công tác xã hội hoá để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách.


7
- Nhanh chóng triển khai Quỹ bảo trì đường bộ. Nghiên cứu hình thành
Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng:
- Nâng cao trách nhiệm và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng, tập trung vào các công trình trọng điểm và
kịp thời đề xuất tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
- Hoàn thiện đề án bố trí sắp xếp lực lượng làm công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng để chủ động trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
5. Phân bổ vốn đầu tư ưu tiên tập trung:
- Tiếp tục đổi mới trong phân cấp quản lý vốn đầu tư.
- Bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tập trung không
dàn trải, đảm bảo dứt điểm công trình hoàn thành trong năm, và chỉ bố trí vốn
cho những công trình thật sự cần thiết, bức xúc và đã chuẩn bị tốt mặt bằng (đã
giải phóng mặt bằng; mặt bằng đã được san lấp đúng cao độ).

- Lựa chọn những dự án, công trình quan trọng, tạo sự đột phá và có tác
động lan tỏa lớn để tập trung đầu tư: Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương,
phấn đấu đến năm 2020 đầu tư nâng cấp xây dựng hoàn thành tuyến đường Cái
Nước – Cái Đôi Vàm đạt cấp III đồng bằng; hoàn thành tuyến đường trên đê


8
Tây (đường hành lang ven biển phía Nam) và cầu vượt sông Cái Đôi Vàm để
đấu nối thị trấn Cái Đôi Vàm với thị trấn Sông Đốc.
- Ưu tiên vốn cho các công trình quan trọng tại khu vực Trung tâm hành
chính huyện và đô thị Cái Đôi Vàm; xây dựng hoàn thành 11 tuyến đường
trong khu hành chính của huyện và tuyến đường bờ Bắc sông Cái Đôi Vàm
đúng theo quy hoạch và xây dựng các tuyến đường về trung tâm xã đạt cấp IV
đồng bằng.
6. Tăng cường cải cách hành chính; rà soát, kiện toàn các cơ quan
chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh; cụ thể hoá
các chế độ chính sách của Trung ương, của Tỉnh áp dụng vào tình hình thực tế
của Huyện.
- Tập trung ưu tiên giải quyết nhanh nhất thủ tục hành chính đối với các
dự án trọng điểm, cấp bách để đẩy nhanh tiến độ. Tăng cường trách nhiệm lãnh
đạo, cán bộ công chức trong giải quyết thủ tục hành chính một cửa, một cửa
liên thông.
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư; sự lãnh đạo của
các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của các chính quyền trong phát triển
kết cấu hạ tầng:


9

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến
xã trong việc kiểm tra giám sát quản lý dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông có
hiệu quả.
- Tăng cường giám sát chất lượng công trình và quản lý khai thác sử dụng
sau đầu tư.
- Các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm, tập trung cao
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kết cấu hạ tầng.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý,
xây dựng, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng giao thông.
IV- Kết quả, hiệu quả mang lại:
Trong ba năm qua, Huyện đã khắc phục cơ bản tình trạng phân bổ vốn
đầu tư dàn trải, quy mô và suất đầu tư chưa hợp lý. Việc kiểm soát chất lượng,
tiến độ các dự án đầu tư được siết chặt, nhiều công trình đưa vào khai thác phát
huy hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động lớn nhất từ
trước đến nay, đã góp phần khai thông nguồn vốn đầu tư các dự án, giảm gánh
nặng ngân sách và tạo cơ sở vững chắc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát
triển.
V- Kiến nghị, đề xuất:
Từ thực tế và những giải pháp nêu trên, chúng tôi kiến nghị với các cấp,
các ngành như sau:


10
Một là, Công tác xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành,
và nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện có giới
hạn. Do đó, để thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và với các ngành đoàn thể của các xã, thị trấn tuyên

truyền trong toàn bộ cán bộ, công chức đến các tổ chức chính trị - xã hội, hội
nghề nghiệp và toàn thể nhân dân hiểu rõ Nghị quyết của Huyện uỷ về phát
triển giao thông - vận tải, về sự cần thiết và tầm quan trọng trong công tác xây
dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là công tác GTNT; quán triệt
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của BCH Đảng
bộ huyện Phú Tân để có sự nhất trí cao, quyết tâm thành phong trào hành động
cách mạng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đã đề ra.
Hai là, Đảng ủy, chính quyền các xã, thị trấn tích cực vận động nhân dân
đóng góp vốn, ngày công xây dựng lộ GTNT, làm cống xuyên qua đường, hiến
đất làm đường cấp V, cấp VI đồng bằng và GTNT; huy động các nguồn vốn từ
các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông.
Ba là, Xây dựng và phát triển giao thông đảm bảo theo quy hoạch, mang
tính phát triển, mở rộng, nâng cấp về sau; đồng thời kết hợp phát triển các khu
dân cư, cụm kinh tế, trung tâm huyện lỵ, trung tâm các xã, thị trấn, khu công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các khu di tích lịch sử,…


11
Bốn là, Phát triển GTNT phải trở thành phong trào quần chúng thi đua
góp công sức, tiền của cùng nhà nước làm cầu, đường; bảo vệ hành lang đường
bộ, đường sông; chống sạt lở bờ sông; đảm bảo an toàn giao thông thuỷ, bộ.
Năm là, Hàng năm, phải lập kế hoạch vốn cụ thể đối với từng công trình,
không đầu tư dàn trải; phải thực hiện dứt điểm từng công trình, không để tình
trạng kéo dài thời gian thi công hay không đủ vốn để thi công; phối hợp chặt
chẽ giữa nạo vét thuỷ lợi và đắp nền đường giao thông để giảm chi phí đầu tư
làm nền đường đất đen./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO


Huỳnh Minh Luân



×