BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ VĂN KHÁNH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2009 – 2013 TẠI BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Chuyên ngành
: KINH TẾ HỌC
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Trường Văn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông nói riêng luôn chiếm tỷ trọng và đóng vai trò quan tr ọng trong vốn đầu tư
phát triển thuộc vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, như thực trạng chung tại Việt
Nam, các công trình đ ầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ vốn ngân sách tỉnh
Bình Thuận luôn đối diện với vấn đề chậm tiến độ hoàn thành so với kế hoạch dự án.
Trên cơ sở lý thuyết về vai trò của tiến độ trong sự thành công dự án và các yếu
tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án, nghiên cứu đã khảo sát với 102 dự án công
trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, từ các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận. Từ kết quả khảo sát, với 18 biến độc lập qua kết quả thống kê mô tả gồm 17
biến có giá trị mean lớn hơn 2,5, có 1 biến có giá trị Mean nhỏ hơn 2,5 nên bị loại
(Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư). Tiếp tục đưa các biến độc lập vào đánh giá độ
tin cậy của thang đo, kết quả tất cả các biến quan sát đều có giá trị Cronbach’s Alpha
lớn hơn 0,6 chứng tỏ Thang đo sử dụng trong nghiên cứu có độ tin cậy cao. Khi tiến
hành phân tích nhân tố (EFA) có 06 nhóm nhân tố (nhóm biến), các biến đều có hệ số
tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5. Khi đưa 06 nhóm này vào phân tích hồi quy,
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho 02 nhóm nhân tố tác động đến thời gian thực
hiện dự án là: F2 - Nhóm yếu tố tự nhiên và yếu tố bên trong dự án (hệ số hồi quy
= 1,620) có mức độ quan trọng đứng hàng thứ 1 (beta = 1,620); quan trọng thứ 2 là
nhóm nhân tố F6 – Nhóm yếu tố gián tiếp đến dự án (hệ số hồi quy = 1,452), các giả
thuyết được ủng hộ với mức ý nghĩa Sig. < 5%.
Nhóm yếu tố tự nhiên và yếu tố bên trong dự án bao gồm 03 nhân tố là: kế hoạch
bố trí vốn của dự án; ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và sự phối hợp giữa các bên tham
gia trong quản lý dự án.
Nhóm yếu tố gián tiếp đến dự án bao gồm nhân tố là: thủ tục hành chính liên
quan đến dự án và giá vật liệu xây dựng.
Kết quả nghiên cứu có thể tin cậy được thông qua các kiểm định về độ phù hợp
của mô hình, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phần dư. 02 nhóm nhân tố gồm 05
biến độc lập có thể giải thích 21,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc – thời gian thực
hiện dự án (% chênh lệch giữa tiến độ thực tế và kế hoạch).
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang iii
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Đề tài đã xây dựng mô hình về các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm cải thiện, giảm biến động tiến độ hoàn thành dự án, góp phần sử dụng hiệu quả
nguồn vốn đầu tư.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang iv
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..............................................................................................................
i
Lời cám ơn ..................................................................................................................
ii
Tóm tắt luận văn .........................................................................................................
iii
Mục lục ......................................................................................................................
v
Danh mục các hình .................................................................................................... viii
Danh mục các bảng ....................................................................................................
ix
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.........................................................................
x
Chương 1. Mở đầu ...................................................................................................... 01
1.1. Trình bày vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 01
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................. 02
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 02
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 03
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 03
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................... 03
1.5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 04
Chương 2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 05
2.1. Một số các khái niệm ........................................................................................... 05
2.1.1. Khái niệm về dự án........................................................................................... 05
2.1.2. Đặc điểm dự án ................................................................................................. 05
2.1.3. Khái niệm Quản lý dự án.................................................................................. 06
2.1.4. Chủ đầu tư dự án .............................................................................................. 06
2.1.5. Các bên tham gia dự án .................................................................................... 07
2.1.6. Nguồn vốn nhà nước ........................................................................................ 07
2.1.7. Dự án đầu tư xây dựng ..................................................................................... 07
2.1.8. Kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................................... 07
2.1.9. Vai trò của đầu tư công đối với phát triển - xã hội........................................... 08
2.1.10. Tiến độ hoàn thành dự án ............................................................................... 09
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang v
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
2.2. Cơ sở lý thuyết và các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng
09
2.2.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................. 09
2.2.2. Các nghiên cứu trước........................................................................................ 11
2.3. Mô hình đề xuất ................................................................................................... 13
2.3.1. Biến tiến độ thời gian thực hiện dự án ............................................................. 14
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án ...................... 14
2.3.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................ 15
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.2. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi: ................................................................... 21
3.2.1. Xây dựng thang đo ........................................................................................... 21
3.2.2. Lập Bảng câu hỏi .............................................................................................. 21
3.3. Phương pháp thu thập số liệu và số lượng mẫu quan sát .................................... 21
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 21
3.3.2. Số lượng mẫu quan sát ..................................................................................... 22
3.4. Các công cụ phân tích.......................................................................................... 22
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu.................................................................... 28
4.1. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................... 28
4.1.1. Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................................... 28
4.1.2. Kết quả Thống kê thông tin tổng quát về cá nhân .............................................. 28
4.1.3. Kết quả Thống kê thông tin tổng quát về dự án ................................................... 32
4.1.4. Kết quả Thống kê mô tả tổng hợp các biến .......................................................... 36
4.2. Đánh giá độ tin cậy của Thang đo ....................................................................... 38
4.3. Kết quả Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................ 40
4.4. Phân tích Hồi quy tuyến tính bội ......................................................................... 44
4.4.1. Biến tiến độ thời gian thực hiện dự án ............................................................. 44
4.4.2. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 45
4.5. Phân tích mô hình hồi quy ................................................................................... 46
4.6. Đề xuất các giải pháp và tham khảo ý kiến chuyên gia ...................................... 51
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang vi
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
4.6.1. Đề xuất các giải pháp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án ................................ 51
4.6.2. Tham khảo ý kiến các chuyên gia, xếp hạng các giải pháp.............................. 53
4.7. Xác nhận mức độ phù hợp của các giải pháp ...................................................... 60
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị ........................................................................... 63
5.1. Kết luận................................................................................................................ 63
5.2. So sánh các nghiên cứu trước .............................................................................. 64
5.3. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 71
5.3.1. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 71
5.3.2. Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 72
5.3.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 72
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 74
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ ...................................................................... 77
Phụ lục 2. Báo cáo nội dung khảo sát sơ bộ ............................................................... 81
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức .............................................................. 86
Phụ lục 4. Thống kê mô tả thông tin tổng quát về cá nhân ........................................ 90
Phụ lục 5. Thống kê mô tả thông tin tổng quát về dự án............................................ 92
Phụ lục 6. Tiến độ dự án ............................................................................................. 93
Phụ lục 7. Thống kê mô tả các biến............................................................................ 95
Phụ lục 8. Đánh giá độ tin cậy của Thang đo ............................................................. 96
Phụ lục 9. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................... 98
Phụ lục 10. Kết quả phân tích mô hình hồi quy ........................................................ 100
Phụ lục 11. Bảng câu hỏi khảo sát về các giải pháp ................................................... 102
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang vii
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 20
Hình 4.1. Vị trí cá nhân trong dự án đã tham gia ....................................................... 29
Hình 4.2. Số dự án cá nhân đã từng tham gia............................................................. 29
Hình 4.3. Cá nhân đã làm việc trong các lĩnh vực ..................................................... 30
Hình 4.4. Vai trò của các cá nhân tại đơn vị đang công tác ....................................... 31
Hình 4.5. Thời gian làm việc của các cá nhân ............................................................ 32
Hình 4.6. Cấp công trình ............................................................................................ 33
Hình 4.7. Đặc điểm dự án ........................................................................................... 34
Hình 4.8. Vị trí dự án .................................................................................................. 34
Hình 4.9. Hình thức quản lý dự án ............................................................................. 35
Hình 4.10. Biểu đồ Histogram ................................................................................... 49
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang viii
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 15
Bảng 4.1. Tổng hợp thống kê các biến ....................................................................... 36
Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy....................................................................... 38
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố .............................................................................. 40
Bảng 4.4. Ma trận nhân tố xoay .................................................................................. 42
Bảng 4.5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................................. 46
Bảng 4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (ANOVA) ........................................ 46
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy với các hệ số hồi quy riêng phần ..................................... 47
Bảng 4.8. Các yếu tố thuộc nhóm “yếu tố tự nhiên và yếu tố bên trong dự án” ........ 50
Bảng 4.9. Các yếu tố thuộc nhóm “yếu tố gián tiếp đến dự án” ................................ 50
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp................................. 54
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp .............................. 55
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các giải pháp ............. 57
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang ix
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DA
:
Dự án.
QLDA
:
Quản lý dự án.
TVTK
:
Tư vấn thiết kế.
TVGS
:
Tư vấn giám sát.
CTGT
:
Công trình giao thông.
NSNN
:
Ngân sách Nhà nước.
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc nội.
KCHT
:
Kết cấu hạ tầng.
CĐT
:
Chủ đầu tư.
KTXH
:
Kinh tế xã hội.
CSHT
:
Cơ sở hạ tầng.
NVL
:
Nguyên vật liệu.
MMTB
:
Máy móc thiết bị.
KCHTGT
:
Kết cấu hạ tầng giao thông.
XDCB
:
Xây dựng cơ bản
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang x
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Trình bày vấn đề nghiên cứu
Chi phí, tiến độ và chất lượng là các tiêu chí hàng đầu được đặt ra khi đánh giá sự
thành công của dự án. Tuy nhiên, để một dự án xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng đạt được các tiêu chí thành công đó là một
điều khó khăn và nhiều rủi ro. Theo Mac Callum M (2000), ngành xây dựng lại được
nhận xét như: “Một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia
phải nỗ lực và quyết tâm cao. Việc hoàn thành dự án đúng theo tiến độ và chi phí kế
hoạch thật khó khăn và đáng ngạc nhiên”. Sự biến động của các yếu tố tác động đến tiến
độ hoàn thành dự án trong thực tế có khác so với kế hoạch. Vì vậy, tiến độ hoàn thành
dự án, chi phí dự án và quản lý chất lượng công trình, là các vấn đề cần được hết sức
quan tâm. Nó có tác động trực tiếp đến thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững,
hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển kéo theo nhu cầu đầu
tư xây dựng hạ tầng kinh tế tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hiện nay tình
trạng chậm tiến độ của các dự án xây dựng thường xuyên xảy ra do năng lực tài chính,
năng lực quản lý của chủ đầu tư, nhà thầu thi công… yếu kém. Việc triển khai thực hiện
các dự án theo đúng tiến độ đã được hoạch định và lập trước phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2013), tình trạng các dự án chậm tiến độ vẫn còn
phổ biến, tổng hợp số liệu của các cơ quan có báo cáo gửi đến Bộ Kế hoạch & Đầu tư
cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2013 có 3.006 dự án chậm tiến độ, chiếm 11,20% số
dự án thực hiện trong kỳ (tỷ lệ các dự án chậm tiến độ 6 tháng đầu năm 2012 là 13,13%,
năm 2011 là 11,15%). Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là: do công tác giải
phóng mặt bằng (1.058 dự án, chiếm 3,94% số dự án thực hiện trong kỳ); do bố trí vốn
không kịp thời (665 dự án, chiếm 2,48% số dự án thực hiện trong kỳ); do năng lực của
chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (271 dự án, chiếm 1,01% số dự án thực
hiện trong kỳ); do thủ tục đầu tư (413 dự án, chiếm 1,54% số dự án thực hiện trong kỳ)
và do các nguyên nhân khác (501 dự án, chiếm 1,87% số dự án thực hiện trong kỳ).
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 1
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tìm ra các giải pháp giúp cải thiện mức độ
hoàn thành dự án. Giải quyết vấn đề đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng từ vốn ngân sách
nhà nước là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà các cơ quan Nhà nước ở
các địa phương hết sức quan tâm, là bài toán “nan giải” khi hàng loạt công trình bị “đắp
chiếu” và chậm tiến độ.
Bình Thuận cùng với cả nước đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển. Địa
phương cũng có chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo tiền
đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh những dự án mang lại hiệu quả kinh tế lớn như
tuyến đường ĐT 706B kết nối các khu du lịch, hình thành nên “Thủ đô Resort”, đẩy
mạnh phát triển du lịch tỉnh nhà, hoặc tuyến đường ĐT 720, ĐT 766 tạo nên “xương
sống” kết cấu hạ tầng giao thông của 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế địa phương, thuận lợi an toàn đi lại, giao thương hàng hóa giữa
miền xuôi với các địa phương miền núi. Tuy nhiên, rất nhiều dự án đã tạo nên những lo
lắng trong dư luận, vì những tồn đọng trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, nổi
bật lên là vấn đề chậm trễ trong thời gian thực hiện dự án.
Cho nên, Bình Thuận cần thiết phải có một nghiên cứu cụ thể dựa trên bằng chứng
thực nghiệm để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án từ vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh. Đó là lý do nghiên cứu chọn đề tài: “Các yếu tố
tác động đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
từ vốn ngân sách Nhà nƣớc 2009 – 2013 tại Bình Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ của người nghiên
cứu chính sách độc lập với mục tiêu nghiên cứu là:
Một là nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông gây nên lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả sử
dụng vốn.
Hai là nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án
góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và đồng bộ tạo điều
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 2
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, hành khách và kết nối giao thương kinh tế
giữa các vùng miền, địa phương trong cả nước.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ vốn ngân sách Nhà nước 2009 – 2013 tại Bình
Thuận ?
Câu hỏi 2: Những yếu tố này tác động như thế nào đến tiến độ hoàn thành dự án
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ vốn ngân sách Nhà nước 2009 – 2013 tại
Bình Thuận ?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nào giúp cải thiện tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ vốn ngân sách Nhà nước 2009 – 2013 tại Bình
Thuận ?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Thuận.
Phạm vi nghiên cứu là các dự án đã thực hiện và hoàn thành trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2009 – 2013.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu:
* Về mặt học thuật:
Nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu
tư kết cấu hạ tầng giao thông thuộc ngân sách nhà nước tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu cũng trình bày cách thức xác định những nhân tố quan trọng, mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đó trong điều kiện tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu cho các nghiên cứu tương
tự sau này.
* Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu giúp các cá nhân và tổ chức tham gia trực tiếp vào các dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông thuộc ngân sách tỉnh Bình Thuận như: chủ đầu tư, đơn vị tư
vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công… có một cái nhìn toàn cảnh về các
nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án mà họ đã và đang tham gia. Từ đó
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 3
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
rút ra những kinh nghiệm để đề phòng, hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố quan trọng
gây ra chậm tiến độ trong dự án tiếp theo.
Nghiên cứu giúp phân định phần trách nhiệm của các bên liên quan trong việc
chậm tiến độ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc ngân sách tỉnh Bình
Thuận. Điều này sẽ giúp cho tất cả các bên liên quan có trách nhiệm hơn trong vai trò
của mình.
1.5. Kết cấu của đề tài: Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của đề
tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trình bày các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trên cơ sở đó, xây
dựng mô hình nghiên cứu đề nghị và nêu các giả thuyết của Mô hình nghiên cứu đề ra.
Chương 3: Trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, xác định phương
pháp chọn mẫu điều tra, cách xác định cỡ mẫu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi.
Đồng thời, nghiên cứu đề xuất mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các biến, định nghĩa
các biến và cách tính của từng biến.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trên nguồn dữ liệu đã thu thập và mô hình đề xuất, sử dụng các phần mềm phân
tích SPSS 22 for window để đưa ra các kết quả. Phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ
tin cậy của thang đo thông qua phân tích độ tin cậy của thang đo bằng công cụ
Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và phân
tích hồi quy bội, nhằm xác định các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ vốn ngân sách nhà nước 2009 – 2013 tại Bình
Thuận. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án
và tham khảo ý kiến chuyên gia, xác nhận mức độ phù hợp của các giải pháp bằng việc
sử dụng các công trình đã thi công hoàn thành trong thực tế tại Bình Thuận.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 4
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 trình bày định nghĩa các khái niệm quan trọng trong quá trình nghiên
cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trước và mô hình
nghiên cứu đề nghị bao gồm các biến phụ thuộc (tiến độ hoàn thành dự án) và các biến
độc lập có tác động đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông.
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm Dự án
Có nhiều quan niệm khác nhau về dự án tùy theo cách tiếp cận dự án theo các mục
tiêu khác nhau:
Dự án (Project) là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với
nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời
gian, nguồn lực và ngân sách (Cao Hào Thi & Nguyễn Thúy Huỳnh Loan, 2013).
Tại Việt Nam, dự án đầu tư phát triển được Luật đấu thầu (2013) định nghĩa “Dự
án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư
xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án
mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp
tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự
án, đề án đầu tư phát triển khác”.
2.1.2. Đặc điểm dự án
Theo Cao Hào Thi & Nguyễn Thúy Huỳnh Loan (2013) các dự án gồm các đặc
điểm như sau:
Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng, mỗi dự án là một quá trình
tạo ra một kết quả cụ thể.
Mỗi dự án đều có một thời gian nhất định, nghĩa là có thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời và thường trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi đầu dự án, triển khai dự án, kết thúc dự án.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 5
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Mỗi dự án đều sử dụng nguồn lực và các nguồn lực này bị hạn chế. Nguồn lực
gồm: nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách.
Mỗi dự án đều mang tính độc đáo đối với mục tiêu và phương thức thực hiện dự
án. Không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án.
2.1.3. Khái niệm Quản lý dự án
Quản lý dự án (Project Management): Quản lý dự án là một quá trình hoạch định
(Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra
(Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Quản lý dự án là một công việc phức tạp, theo Viện Quản lý dự án PMI (Project
Management Institute) thì quản lý dự án được chia thành 9 lĩnh vực như sau:
- Quản lý tổng thể (Integrated Project Management)
- Quản lý quy mô dự án (Project scope management)
- Quản lý thời gian dự án (Project time management)
- Quản lý chi phí của dự án (Project cost management)
- Quản lý chất lượng của dự án (Project quality management)
- Quản lý nguồn nhân lực của dự án (Project human resource management)
- Quản lý thông tin của dự án (Project communication management)
- Quản lý rủi ro của dự án (Project risk management)
- Quản lý cung ứng của dự án (Project procurement management)
Do vậy việc quản lý thời gian của dự án (Project time management) có 3 vấn đề
chính cần làm: ước lượng thời gian hoàn thành công tác (Duration); thiết lập tiến độ
(Grant chart) và kiểm soát tiến độ.
Trong lĩnh vực quản lý thời gian của dự án, rõ ràng rằng việc kiểm soát tiến độ là
công việc khó khăn nhất để đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn. Lúc này bản kế
hoạch tiến độ có vai trò quan trọng đặc biệt, là công cụ đắc lực không thể thiếu đối với
ban quản lý dự án trong việc kiểm soát tiến độ.
2.1.4. Chủ đầu tƣ dự án
Luật đấu thầu (2013) định nghĩa “Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức
được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực
hiện dự án”.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 6
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Hình thức chủ đầu tư dự án có 2 hình thức là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và
chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ
quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản
lý dự án do mình lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp
đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ
đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ
máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực
hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2.1.5. Các bên tham gia dự án
Là tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án.
Đối với nghiên cứu này, ngoài chủ đầu tư, các bên tham gia dự án bao gồm: Nhà thầu
chính thi công xây dựng công trình, cá nhân Tư vấn Thiết kế, cá nhân Tư vấn Giám sát,
cá nhân tư vấn quản lý dự án, nhà cung ứng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị thi
công. Một số các đối tượng khác như Tư vấn kiểm định chất lượng, kiểm toán và các cơ
quan quản lý nhà nước cũng tham gia dự án nhưng ở những công đoạn khác nhau trong
quá trình thực hiện do đó không phải là đối tượng của nghiên cứu này.
2.1.5. Nguồn vốn nhà nƣớc
Bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, nguồn vốn NSNN là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó
chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và
nông thôn.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Thuận là vốn đầu tư XDCB trong
NSNN tỉnh Bình Thuận, bao gồm ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 7
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Theo quy định tại Nghị định Chính phủ (2009):
* Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần,
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư,
lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng
đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;
* Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
* Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự
quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý
hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong
tổng mức đầu tư.
2.1.7. Dự án đầu tƣ xây dựng
Theo Luật Xây dựng (2014) quy định “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn
bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư
xây dựng”.
2.1.8. Kết cấu hạ tầng giao thông
Theo Nghị định Chính phủ (2013) quy định “Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ (sau đây gọi tắt là tài sản hạ tầng đường bộ) gồm: Công trình đường bộ, bến
xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình khác phục vụ
giao thông và hành lang an toàn đường bộ”.
2.1.9. Vai trò của đầu tƣ công đối với phát triển kinh tế - xã hội
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 8
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vào việc
cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi nhuận. Những hàng hoá công này thường là
các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường sá, cầu cống,
bến xe, trường học, bệnh viện… Vai trò của những hàng hóa công này vô cùng quan
trọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được,
không có hệ thống công trình trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ phát triển con
người thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không đáp ứng… Hoạt động đầu tư công của
nhà nước là nhằm cung cấp những hàng hóa công do đó vai trò của hoạt động này đối
với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được. Tác động của việc sản xuất
những hàng hóa công không thể đo trực tiếp bằng các chỉ tiêu thông thường như đối với
hàng hóa do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mà phải thông qua ích lợi đem lại cho
toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Chính vì thế việc đánh giá kết quả của đầu tư công của một
địa phương phải thông qua kết quả phát triền kinh tế - xã hội của chính địa phương đó.
2.1.10. Tiến độ hoàn thành dự án xây dựng
Tiến độ hoàn thành dự án xây dựng được đo lường bằng thời gian thực tế hoàn
thành một dự án đầu tư xây dựng công trình tính từ khi có chủ trương đầu tư cho đến
khi nghiệm thu, bàn giao kết thúc đưa dự án vào khai thác và sử dụng.
Như vậy sự thành công của dự án phải bảo đảm tiêu chí thời gian, chi phí và chất
lượng. Điều đó có nghĩa một dự án hoàn thành đúng tiến độ nhưng phải đạt yêu cầu về
chất lượng và đảm bảo chi phí cho phép.
2.2. Cơ sở lý thuyết và các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Trong ngành xây dựng, trễ tiến độ được xác định khi thời gian thực tế thực hiện dự
án xây dựng kéo dài hơn thời gian được các bên ký kết trong hợp đồng thi công. Theo
Aibinu & Jagboro (2002), thì trễ tiến độ được mô tả như một khoảng thời gian khi nhà
thầu và chủ đầu tư dự án không thực hiện đúng như qui định hoặc đúng như thỏa thuận
trong hợp đồng.
Bramble và Callahan (1987) cho rằng trễ tiến độ là khoảng thời gian mà các hạng
mục của dự án thi công kéo dài hoặc hoàn thành không đúng hạn.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 9
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Vấn đề chậm trễ tiến độ xảy ra ở hầu hết các dự án xây dựng. Nghiên cứu của
Sambasivan and Yau (2007), ở Malaysia trong năm 2005 có 17,3% trong tổng số 417
dự án chính phủ nước này trễ tiến độ hơn 3 tháng hoặc thực hiện dở dang.
Arditi, R.D., Akan, G.T. & Gurdamar, S. (1985), thì sự chậm trễ của các dự án
xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công
nghiệp xây dựng nói riêng và ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế khác.
Theo Jong (1996), tiến độ dự án là một kế hoạch để hoàn thành một dự án dựa
trên các điều kiện của dự án, chẳng hạn như một trình tự logic của các hoạt động, các
nguồn lực sẵn có, các ràng buộc về thời gian cũng như ngân sách. Tiến độ là tài liệu
thiết kế, được lập dựa trên cơ sở biện pháp tổ chức thi công đã xác định nhằm ấn định
các yêu cầu sau: trình tự tiến hành các công tác; quan hệ ràng buộc giữa các công tác
khác nhau; thời gian hoàn thành từng hạng mục và toàn bộ công trình; nhu cầu về nhân
tài, vật lực cần thiết cho việc thi công tại những thời điểm nhất định; tiến độ xác thực
là một trong những tiêu chí hàng đầu cho sự thành công của dự án.
Shen (1997), việc chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng là nguyên nhân lớn
nhất làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận hoặc các yếu tố lợi ích khác của dự án.
Eric (1999) đã đưa ra những yêu cầu về một tiến độ thực tế như sau: bao gồm một
kiến thức sâu sắc về công việc cần hoàn thành; thể hiện trình tự công tác theo trật tự
đúng đắn; kể đến những ràng buộc bên ngoài, bên cạnh sự kiểm soát trong nội bộ
nhóm; có thể được hoàn thành kịp thời gian với sự cung cấp nhân sự có năng lực và
thiết bị đầy đủ.
Trần Chủng (2004), tiến độ là một công cụ thực sự quan trọng trong công tác
quản lý dự án. Không có một tiến độ đầy đủ, trình tự kỹ thuật đúng đắn của công việc
sẽ không được thể hiện, sẽ không có cơ sở để tuân thủ các thời điểm bắt đầu và kết
thúc dự án, từ đó người quản lý dự án sẽ không thể biết chính xác thời hạn hoàn thành
dự án. Việc chậm trễ trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí dự án.
Phần lớn các dự án xây dựng bị chậm tiến độ đều làm cho chi phí dự án tăng lên, thậm
chí tăng từ 20% đến 30% tổng chí phí. Chậm bàn giao công trình đưa vào sử dụng làm
cho vốn đầu tư quay vòng chậm, gây thiệt hại về vốn của chủ đầu tư.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 10
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án luôn tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự
án, kể từ khi xác định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, cho đến khi kết thúc đưa dự
án vào khai thác và sử dụng. Theo trình tự về thời gian của dự án có giai đoạn trước
đấu thầu, sau đấu thầu (K. Divakar & K. Subramanian, 2009).
2.2.2. Các nghiên cứu trƣớc
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro, tác động và ảnh hưởng
đến thời gian hoàn thành dự án xây dựng nói chung và giao thông nói riêng bằng nhiều
cách tiếp cận khác nhau.
Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông luôn có các điểm cơ bản như tính
chất bất ổn định, chi phí đầu tư lớn, thời gian dài, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, đòi hỏi thi công phức tạp và chịu tác động, chi phối của môi trường kinh tế - xã
hội – pháp luật – văn hóa là không thể tránh khỏi.
Theo Pinto & Slevin (1987) đã cho rằng sự thành công của một dự án phụ thuộc
vào mười nhân tố, đó là nhiệm vụ và mục tiêu dự án, sự ủng hộ của lãnh đạo, lập kế
hoạch dự án, tham vấn với khách hàng, vấn đề đội ngũ, vấn đề kỹ thuật, sự chấp nhận
của khách hàng, kiểm soát và phản hồi, trao đổi thông tin và xử lý trở ngại. Nghiên cứu
này xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng mà không đo lường mức độ ảnh hưởng
của chúng lên thành công của dự án.
Nghiên cứu của Belassi & Tukel (1996), các yếu tố thuộc về tổ chức bao gồm sự
hỗ trợ của bộ phận quản lý cấp cao, sự hỗ trợ của cấu trúc tổ chức dự án, sự hỗ trợ của
nhà quản lý chức năng và sự hỗ trợ của người đứng đầu dự án. Nhưng theo
B.Mulholland & J.Christian (1999) cho rằng các bộ phận chức năng tham gia vào dự án
có các yếu tố rủi ro liên quan đến thiết kế kỹ thuật, thu mua, công trường xây dựng,
quản lý dự án.
Ngoài ra, tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
còn chịu tác động nhiều của các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị có liên
quan. Theo Chan và cộng sự (2004), cho rằng các bên liên quan của dự án có ảnh hưởng
rất lớn đến thành công của dự án xây dựng, bao gồm các năng lực của chủ đầu tư, tư
vấn, Ban quản lý dự án cho đến năng lực nhà thầu, nhà cung cấp.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 11
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Trong quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng thì nhiều dự án có những đặc trưng
khác nhau. Nghiên cứu Pollaphat Nitithamyong (2006) thì nhóm yếu tố về đặc trưng dự
án bao gồm: quy mô của dự án, hình thức chủ đầu tư của dự án, loại hình dự án, vị trí
của dự án, mức độ phức tạp của thiết kế, yêu cầu về chủng loại vật tư, chất lượng, kỹ
thuật thi công, tiến độ thực hiện dự án và loại hợp đồng và các điều khoản cam kết.
Đến năm 2006, qua kết quả từ các nghiên cứu trước trên thế giới, Cao Hào Thi
(2006) đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công dự án là năng lực nhà
quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia dự án và môi trường bên ngoài với mức
độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong
vòng đời dự án.
Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi (2010) qua phân tích 150 dự án xây dựng
dân dụng ở các khu vực trọng điểm phía nam là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng
Tàu và Bình Dương phản ánh có 4 nhân tố ảnh hưởng đến thành công dự án là nhân tố
sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý dự án, nhân tố năng lực
các thành viên tham gia quản lý dự án, nhân tố ổn định của môi trường bên ngoài và
nhân tố năng lực của nhà quản lý dự án. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng
định mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với sự thành công của dự án xây dựng dân dụng,
các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%.
Nghiên cứu Mai Xuân Việt & Lương Đức Long (2011) thông qua khảo sát 200 dự
án xây dựng trong khoảng thời gian từ những năm 2005 – 2010 phản ánh mức độ tác
động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm tiến độ là nhân tố về trễ hạn,
nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị
trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn vốn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng
đến chậm tiến độ hoàn thành dự án. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định
mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với chậm trễ tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở
mức ý nghĩa 5%.
Nghiên cứu Trịnh Thùy Anh & Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011) đã xây dựng mô
hình nghiên cứu đối với 156 dự án giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng
lân cận; kết quả thu được cho thấy có 4 nhóm yếu tố chính đại diện cho 16 biến độc lập
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 12
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
tác động đến tiến độ thực hiện dự án là: yếu tố phi kỹ thuật bên trong dự án; yếu tố kinh
tế xã hội; yếu tố kỹ thuật bên trong dự án và yếu tố chính sách pháp luật.
Theo Châu Ngô Anh Nhân (2011) nghiên cứu “cải thiện tiến độ hoàn thành dự án
xây dựng thuộc ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2009”. Thông
qua khảo sát 165 dự án thuộc tất cả các loại công trình, từ các cấp ngân sách trên địa
bàn tỉnh. Từ kết quả khảo sát cho thấy có 7 nhóm yếu tố có quan hệ với biến động tiến
độ hoàn thành dự án, gồm: Nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài, chính sách, hệ thống
thông tin quản lý, năng lực nhà thầu chính, năng lực chủ đầu tư, phân cấp thẩm quyền
cho chủ đầu tư và năng lực nhà tư vấn.
Nguyễn Thanh Long (2014) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến thời gian thực
hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách tại thành phố Cao Lãnh”. Thông qua
khảo sát 134 mẫu với 26 biến quan sát, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ chủ đầu tư,
nhà quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trình, đội trưởng thi công…đã tham gia các dự
án hoàn thành tại địa bàn thành phố Cao Lãnh trong khoản thời gian 5 năm (20082013). Từ kết quả khảo sát cho thấy có 5 nhóm yếu tố, với 26 biến độc lập tác động đến
thời gian thực hiện dự án, gồm: Nhóm yếu tố chính sách pháp luật; nhóm yếu tố tự
nhiên, cơ sở hạ tầng; nhóm yếu tố kinh tế xã hội; nhóm yếu tố kỹ thuật bên trong dự án
và nhóm yếu tố phi kỹ thuật bên trong dự án.
Nguyễn Minh Sang (2014) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Tiền Giang”. Thông qua khảo sát 165 dự án
thuộc tất cả các loại công trình xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Tiền Giang. Từ kết quả
khảo sát cho thấy 06 nhóm yếu tố với 31 biến độc lập ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành
dự án, gồm: nhóm yếu tố chủ đầu tư; nhóm yếu tố nhà thầu; nhóm yếu tố nhà tư vấn;
nhóm yếu tố hợp đồng; nhóm yếu tố về điều kiện dự án và nhóm yếu tố bên ngoài.
2.3. Mô hình đề xuất
Phần này trình bày về mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu bao gồm biến
phụ thuộc là biến tiến độ hoàn thành dự án và các yếu tố về lý thuyết có tác động đến
tiến độ hoàn thành dự án, đồng thời phát biểu các giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên
cứu đề xuất.
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 13
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
2.3.1. Biến tiến độ thời gian thực hiện dự án
Để đo lường tiến độ hoàn thành dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông,
mô hình sử dụng biến phụ thuộc là Biến tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng
công trình giao thông tính bằng sai lệch giữa thời gian thực hiện thực tế và thời gian kế
hoạch của dự án chia cho thời gian kế hoạch của dự án.
Xác định theo công thức sau: Y
TR TP
100%
TP
Trong đó: Y : Biến tiến độ thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông (%)
TR : Thời gian thực hiện thực tế của dự án (ngày)
TP : Thời gian kế hoạch của dự án (ngày)
Các trường hợp có thể xảy ra:
+ Y > 0 : Tiến độ thời gian thực hiện thực tế chậm hơn tiến độ thời gian
kế hoạch của dự án.
+ Y = 0 : Tiến độ thời gian thực hiện thực tế bằng tiến độ thời gian kế
hoạch của dự án.
+ Y < 0 : Tiến độ thời gian thực hiện thực tế nhanh hơn tiến độ thời
gian kế hoạch của dự án.
Đề tài nghiên cứu được giả định:
- Tiến độ thời gian kế hoạch của dự án được lập là chuẩn.
- Nếu tiến độ thời gian thực hiện bằng hoặc nhanh hơn tiến độ thời gian kế hoạch
với giả định là chi phí dự án không đổi (không vượt mức).
2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng biến động tiến độ hoàn thành dự án
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan nêu trên kết hợp với quy định và đặc
thù các dự án sử dụng vốn NSNN tại Việt Nam. Đồng thời thông qua phỏng vấn chuyên
gia, đề tài nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết với 18 biến độc lập tác động đến biến tiến
độ hoàn thành dự án gồm: Công tác giải phóng mặt bằng; Công tác đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu; Cơ chế chính sách của nhà nước; Thủ tục hành chính liên quan đến dự án; Các
thủ tục hành chính liên quan đến dự án; Các yếu tố tự nhiên, địa chất, thổ nhưỡng; Ảnh
hưởng của thời tiết khí hậu; Giá vật liệu xây dựng; Vật liệu khan hiếm; Kế hoạch bố trí
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 14
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
vốn của dự án; Thủ tục tạm ứng và thanh toán được thực hiện kịp thời ngay khi có khối
lượng hoàn thành; Nhà thầu thi công luôn có đủ năng lực (về nhân sự, máy móc, thiết bị
và kinh nghiệm) để phục vụ thi công; Nhà thầu thi công luôn có đủ vốn để tự ứng trước
cho việc thi công trước khi được thanh toán; Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của chỉ
huy trưởng công trình; Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư; Năng lực, kinh nghiệm của
đơn vị tư vấn thiết kế; Năng lực, kinh nghiệm đơn vị tư vấn giám sát; Sự phối hợp giữa
các bên tham gia trong dự án; Công tác nghiệm thu công trình.
2.3.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan nêu trên, chủ yếu dựa trên cơ sở
mô hình của PMBOK 1987 (Project Management Body of Knowledge do OMI xuấat
bản); Cao Hào Thi (2006); Tumi, Omran, Pakir (2009); Frank et al. (2010); Trịnh Thùy
Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011); Nguyễn Tiến Thức (2011); Nguyễn Thanh
Long (2014); Nguyễn Minh Sang (2014), đề tài nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình
hồi quy bội với biến phụ thuộc là tiến độ hoàn thành dự án và 18 biến độc lập tác động
đến tiến độ hoàn thành dự án.
Kết hợp với các yếu tố rủi ro, các tiêu chí thành công của dự án, các yếu tố tác
động đến tiến độ hoàn thành dự án, mô hình đề xuất như Bảng 2.1 với các giả thuyết
nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1: Các Giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết
Mô tả
Quan hệ giữa công tác giải phóng mặt bằng với tiến độ hoàn thành dự án đầu tư
H1
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là quan hệ đồng biến. Dự án cáng bị tác
động nhiều bởi công tác giải phóng mặt bằng thì công trình càng trễ/chậm tiến
độ (Y tăng).
Quan hệ giữa công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu với tiến độ hoàn thành dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là quan hệ đồng biến. Công tác
H2
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu không tốt, chọn được đơn vị thi công càng không
đủ năng lực, đảm bảo tiêu chí theo đúng hồ sơ mời thầu thì công trình càng
trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 15
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn
Quan hệ giữa cơ chế chính sách của nhà nước với tiến độ hoàn thành dự án đầu
H3
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là quan hệ đồng biến. Các yếu tố về cơ
chế chính sách thay đổi, ít ổn định càng tác động nhiều thì công trình càng
trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa thủ tục hành chính liên quan đến dự án với tiến độ hoàn thành dự
H4
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là quan hệ đồng biến. Các thủ tục
hành chính liên quan đến dự án càng phức tạp, luôn thay đổi thì công trình
càng trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, địa chất, thổ nhưỡng với tiến độ hoàn thành
H5
dự án là quan hệ đồng biến. Các yếu tố tự nhiên, địa chất, thổ nhưỡng không
ổn định càng tác động nhiều thì công trình càng trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu với tiến độ hoàn
H6
thành dự án là quan hệ đồng biến. Các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng của thời
tiết, khí hậu không ổn định càng tác động nhiều thì công trình càng trễ/chậm
tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa giá vật liệu xây dựng (nhựa đường, giá thép, giá dầu, giá xi
H7
măng, đá các loại) với tiến độ hoàn thành dự án là quan hệ đồng biến. Giá vật
liệu không ổn định, biến động nhiều thì công trình càng trễ/chậm tiến độ (Y
tăng).
Quan hệ giữa vật liệu xây dựng khan hiếm với tiến độ hoàn thành dự án là
H8
quan hệ đồng biến. Vật liệu trên thị trường càng không ổn định, khan hiếm
nhiều thì công trình càng trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa kế hoạch bố trí vốn của dự án với với tiến độ hoàn thành dự án
H9
là quan hệ đồng biến. Mức độ bố trí kế hoạch vốn của dự án không hợp lý,
kịp thời thì công trình càng trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
Quan hệ giữa thủ tục tạm ứng và thanh toán được thực hiện kịp thời ngay khi có
H10
khối lượng hoàn thành với tiến độ hoàn thành dự án là quan hệ đồng biến. Thủ
tục tạm ứng và thanh toán được thực hiện không kịp thời ngay khi có khối
lượng hoàn thành thì công trình càng trễ/chậm tiến độ (Y tăng).
SVTH: Ngô Văn Khánh – Lớp ME06
Trang 16