Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng giáo án điện tử ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện trần văn thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.63 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TT BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ

Huyện Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 12 năm 2013

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
“Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng Giáo án điện tử ở Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị Huyện Trần Văn Thời”
-----------

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên: Nguyễn Thị Diệp. Năm sinh: 1964, Nam, nữ : Nữ
- Quê quán : xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
- Thường trú: Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời - Trần Văn Thời - Cà Mau
- Nơi công tác: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
- Chức vụ chính quyền: Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
- Chức vụ công đoàn: UVBCH CĐCS Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế CT, Cử nhân hành chính
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: Cử nhân.

NỘI DUNG GIẢI PHÁP
“Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng Giáo án điện tử ở trung
tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện"
-----1



Trong thời đại bùng bổ thông tin nhiều chiều như hiện nay, trình độ dân trí
ngày càng nâng lên, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng không ngừng đổi mơi
phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu. Lực lượng làm công tác giảng dạy không
chỉ biết giảng theo lối truyền thống là dùng phấn, bảng mà phải biết sử dụng công
nghệ thông tin để có thể khai thác những tiện ích của nó, phục vụ cho công tác giảng
dạy ngày một hiệu quả hơn, đó là việc sử dụng, giảng dạy bằng giáo án điện tử.

1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng Giáo
án điện tử
Giáo án điện tử, về mặt kỹ thuật là kế hoạch giảng dạy được biên soạn trên
phần mềm Power Point với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác như
máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector ….,còn về mặt sư phạm thì giáo án điện tử là
một phương pháp dạy học, trong đó giảng viên khai thác tiện ích của công nghệ
thông tin để thiết kế các hoạt động học tập.
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lý luận chính trị là hết
sức cần thiết, để giúp học viên không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng phát triển tư
duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kỹ năng xử lý thông tin và
kỹ năng giao tiếp cho học viên, giúp học viên nắm vững các kiến thức đã học để áp
dụng về thực tiễn, phục vụ công tác địa phương ngày càng đáp ứng được yêu cầu
cách mạng trong tình hình mới

2


Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất coi trọng, đổi mới phương pháp dạy học có sự
hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã
khẳng định: “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học viên…”

Trong chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo (2011-2020) của Đảng và Nhà
nước cũng đã nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,
100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách
giáo khoa điện tử...”
Nhận thức rỏ tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy lý luận chính trị. Trung tâm BDCT huyện Trần Văn Thời đã thực hiện đổi
mới phương pháp giảng dạy kết hợp giáo án điện tử
2. Thực trạng áp dụng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng Giáo án điện
tử ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trần Văn Thời.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các
phương tiện hiện đại trong các hoạt động tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện
TVT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, ứng dụng công nghệ, phương tiện
hiện đại vào giảng dạy được Trung tâm hết sức quan tâm. Thực tế cho thấy, ứng
dụng công nghệ, phương tiện hiện đại gắn với việc đổi mới phương pháp giảng dạy
3


theo hướng tích cực đã không ngừng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trần Văn Thời trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, cần nghiêm túc nhìn nhận là việc đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường vẫn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của người học.
Một trong những bất cập đó là kỹ năng sử dụng các công nghệ, phương tiện
hiện đại của nhiều giảng viên vẫn còn hạn chế. Đa số giảng viên chưa được đào tạo
bài bản mà chủ yếu là “tự mò mẫm” hoặc “học chuyền tay” và sử dụng theo thói
quen.
Trong sử dụng giáo án điện tử, ban đầu một số giảng viên chưa sử dụng thành
thạo nên không phát huy hiệu quả của phần mềm trong giáo án điện tử. Năng lực sử
dụng và khả năng khai thác internet hạn chế, chưa vận dụng được nguồn tài nguyên

và kinh nghiệm soạn giảng rất phong phú đa dạng trên Internet. Hoặc giáo án điện tử
chỉ toàn là chữ và hình ảnh đơn điệu như thay thế bảng đen, phấn trắng. Sử dụng
phông chữ không phù hợp, lại nhỏ, chữ quá nhiều trong một Slide, phông màu nền
với phong màu chữ chưa phù hợp, học viên khó theo dõi, ghi chép.
3. Một số giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng giảng dạy bằng Giáo
án điện tử ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trần Văn Thời, theo tôi có 2 vấn đề quan
trọng nhất đó là: Chuẩn bị giáo án thật khoa học sẽ đạt yêu cầu bài giảng trên 60%,
còn là lại phần thể hiện khi giảng viên giảng bài. Ở để tài này chỉ gới hạn ở các giải
pháp soạn giáo án điện tử, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như sau:
4


Trước hết; là phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính hiệu
quả hơn hẳn của việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy:
- Phải tháy rằng sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy là một việc làm thể
hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến của những người dạy, phù hợp với xu thế hướng giáo
dục hiện đại. Sử dụng giáo án điện tử để dạy học là một trong những hướng thay đổi
phương pháp dạy học, tận dụng được tối đa tính ưu việt của nó, nhằm cung cấp
thông tin cho người học, tạo sự hấp dẫn của của bài giảng
- Giáo án điện tử chỉ là một phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học chứ không
phải là “một phương pháp mới” trong dạy học. Nếu không nhận thức đúng đắn vấn
đề này thì việc sử dụng giáo án điện tử sẽ không phát huy những ưu điểm của nó mà
còn không tạo ra một bước đột phá gì về mặt phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi
mới. Phải thấy được tính đặc thù của từng môn học, từng bài giảng, từng tiết dạy…
để từ đó điều chỉnh việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học một cách đúng đắn,
mang lại hiệu quả cao nhất.
- Phải hiểu rằng bài giảng không giống bài thuyết trình hay bài báo cáo để
trình bày trước hội nghị, hội thảo và đối tượng dạy học lại hoàn toàn không giống

như các đối tượng hội nghị, hội thảo.
- Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng bằng giáo án điện tử không chỉ đảm
bảo nội dung mang tính khoa học mà còn phải thể hiện tính sư phạm rất cao; nó phải
phù hợp tâm sinh lý học viên, tính thẩm mỹ của trang trình chiếu, sự kết hợp nhuần
nhuyễn các nguyên tắc và các phương pháp dạy học. Do vậy, giảng viên muốn sử
5


dụng giáo án điện tử để dạy học có hiệu quả thì phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng
phần mềm, đồng thời cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lý luận dạy học và về
các phương pháp dạy học tích cực.
Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm
dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý.
Cũng không nên quan niệm rằng; trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, phấn
trắng, cho nên trên thực tế có một số thầy dạy bằng giáo án điện tử nhưng cuối cùng
học viên chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được những kiến thức cơ bản
của bài
Để có một giáo án điện tử khoa học thì chú ý phương pháp soạn giáo án. Đây
là nội dung quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng
giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm. Do vậy, công việc soạn giảng phải được
tiến hành nghiêm túc, đúng quy định, có cải tiến, phù hợp với từng đối tượng và
từng loại lớp.
Thứ hai, là việc lựa chọn nội dung bài giảng hoặc phần bài giảng phù hợp
với giáo án điện tử: Trên thực tế, tất cả các bài giảng về lý luận chính trị đều có thể
soạn dưới dạng giáo án điện tử để trình chiếu diễn giảng thay thế giáo án truyền
thống giảng bằng phấn, bảng. Tuy nhiên, sử dụng trình chiếu cũng phải kết hợp với
diễn giảng theo kiểu truyền thống và các phương pháp dạy học tích cực khác, tùy
theo từng đối tượng. Thực tiễn cho thấy việc sử dụng tổng hợp các phương pháp
mang lại hiệu quả cao hơn cho bài giảng của giảng viên..


6


Thứ ba, là lập dàn ý trình bày và liên kết hợp lý các Slide nội dung bài
giảng: Đây là vấn đề quan trọng nhất mà người soạn phải hình dung ra trên bản thảo
bao gồm: phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng.
Các câu hỏi, hoạt động kích thích tư duy, suy nghĩ của học viên. Các hình ảnh, âm
thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học viên
thực hiện hoạt động học tập. Ví dụ:
Slide1: Cương lĩnh là gì? (nhằm kích thích tư duy suy nghĩ của học viên, có
thể hỏi một vài học viên để xem thử họ hiểu nội dung nầy như thế nào)
Slide2: Cô đọng phần khái niệm của cương lĩnh minh họa bằng sơ đồ (trình
bày chậm có giải thích để học viên tự ghi)
Slide3: Trình bày rõ khái niệm cương lĩnh (để học viên theo dõi đối chiếu)
Trong lúc hình thành dàn ý bài soạn dưới dạng các Slide cần chú ý mối liên hệ
về nội dung giữa các slide. Nếu không, giáo án điện tử có thể trở thành một tập các
chữ và ảnh hơn là một bài soạn. Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học viên
có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng
lúc.
Thứ tư, là lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền cho các Slide bài
giảng
- Phông chữ: Sử dụng các phông chữ phổ biến, đơn giản, rõ ràng, không nên
chọn các phông chữ quá cầu kỳ.

7


- Cở chữ: Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ, đối với các lớp
học có số lượng đông (khoảng từ 70 học viên trở lên), hội trường rộng; để những
người ở phía sau cùng có thể nhìn thấy ghi chép được chúng ta nên thiết kế cỡ chữ

sao cho mỗi Slide chỉ nên bao gồm từ 7 đến 9 dòng (Font size khoảng 32-40)
- Màu chữ: Cần chọn màu chữ (Font color) phù hợp với màu nền (Fill color) của
các Slide, tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi của người học. Về màu sắc của nền
hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (Contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm
(đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng
màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
Thứ năm, là sử dụng hợp lý hình ảnh, âm thanh, các đoạn video, lập sơ đồ,
bảng biểu trong các Slide bài giảng: Có thể thấy, các Slide chỉ thực sự phát huy
được ưu thế của nó so với bảng phấn khi khai thác được các yếu tố đặc thù như hình
ảnh, video hoặc các sơ đồ, bảng biểu gắn với nội dung bài giảng.
Mặc khác bản thân người thầy phải có sự mong muốn, đam mê của mình để
khai thác triệt để nguồn tư liệu, hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
có trên Internet hay các nguồn tài liệu khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim
ảnh… để phục vụ tốt cho công tác biên soạn của giảng viên.. Hình ảnh đưa vào phải
phù hợp nội dung nhằm minh họa tạo sự hứng thú cho người học, tránh lạm dụng sẽ
phản tác dụng bài giảng
Thứ sáu, là cần nắm được kỹ năng sử dụng và khắc phục sự cố trình chiếu.
Khi sử dụng giáo án điện tử, giảng viên có thể gặp phải những sự cố nhất định như:
8


sự không tương thích giữa máy tính và Projector; thiết đặt chế độ trình chiếu không
đúng, góc chiếu, tiêu cự không hợp lý… Vì vậy, trước khi tiến hành giảng dạy bằng
giáo án điện tử, cần phải có sự chuẩn bị trước hoặc được người có chuyên môn
hướng dẫn cụ thể về kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc và cách khắc phục các
sự cố thông thường.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy bằng giáo án điện tử.
Để áp dụng việc dạy học lý luận chính trị bằng giáo án điện tử tại các Trung
tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện chúng tôi xin đề xuất với lãnh đạo các cấp

một số vấn đề sau đây:
-Tất cả các đồng chí giảng viên kiêm chức mạnh nên dạn ứng dụng công nghệ
thông tin vào bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho huyện nhà.
- Lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện về kinh phí để trang bị phương tiện, công cụ
như máy tính, máy chiếu, máy ảnh… để giảng viên thực hiện tốt cho việc biên soạn
giáo án và diễn giảng đạt hiệu quả.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường chính trị Tỉnh có chương trình tập huấn,
hội thi, hội thảo hằng năm cho giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin và sử
dụng giáo án điện tử để giảng dạy tại các Trung Tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp
huyện. Chắc chắn chất lượng giảng dạy lý luận chính trị sẽ không ngừng nâng cao

9


đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cơ sở ở các địa
phương hiện nay.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Chung Quy Nhơn

Nguyễn Thị Diệp

10




×